Tổng hợp Bài tập và Tập đọc môn Tiếng Việt Lớp 5

Tổng hợp Bài tập và Tập đọc môn Tiếng Việt Lớp 5

Câu 1: Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào?

 A. Người đàn ông, mẹ của ông ta, cô bé.

B. Người đàn ông, cô bé.

C. Người đàn ông, cô bé và mẹ của cô.

Câu 2: Người đàn ông dừng xe định làm gì?

A. Mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện .

B. Mua hoa đem tặng mẹ mình .

C. Hỏi han cô bé đang khóc

Câu 3: Người đàn ông đã làm gì giúp cô bé?

A. Mua cho cô một bông hồng để cô tặng mẹ.

B. Chở cô bé đến chỗ cô sẽ tặng hoa cho mẹ.

C. Cả 2 việc trên.

Câu 4: Vì sao cô bé lại đem hoa ra ngôi mộ ở nghĩa trang để tặng mẹ?

A. Vì mẹ cô đã mất, ngôi mộ như là nhà của bà.

B. Vì cô rất yêu mẹ.

C. Vì cả 2 lí do trên.

 

doc 241 trang loandominic179 6701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp Bài tập và Tập đọc môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FULL BỘ TOÁN + TIẾNG VIỆT lớp 2345 CỰC ĐẸP VÀ HAY GIÁ RẺ LIÊN HỆ NGAY ZALO O937-351-107
Điểm
Link Xem Thử: 
Họ và tên: .
Lớp: 4 .
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 – MÔN TIẾNG VIỆT
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
HOA TẶNG MẸ
	 Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm km.Vừa bước ra khỏi ô tô anh thấy một cô bé đầm đìa nước mắt đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc.Cô bé nức nở:
	- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đôla.
	Người đàn ông mỉm cười:
	- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.
	Người đàn ông cẩn thận chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp . Cô bé chỉ ngôi mộ và nói:
	- Đây là nhà của mẹ cháu.
	Nói xong cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ.
	Ngay sau đó, người đàn ông vội vã quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? 
 A. Người đàn ông, mẹ của ông ta, cô bé. 
B. Người đàn ông, cô bé. 
C. Người đàn ông, cô bé và mẹ của cô.
Câu 2: Người đàn ông dừng xe định làm gì? 
A. Mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện .
B. Mua hoa đem tặng mẹ mình . 
C. Hỏi han cô bé đang khóc
Câu 3: Người đàn ông đã làm gì giúp cô bé?
A. Mua cho cô một bông hồng để cô tặng mẹ.
B. Chở cô bé đến chỗ cô sẽ tặng hoa cho mẹ.
C. Cả 2 việc trên.
Câu 4: Vì sao cô bé lại đem hoa ra ngôi mộ ở nghĩa trang để tặng mẹ?
A. Vì mẹ cô đã mất, ngôi mộ như là nhà của bà.
B. Vì cô rất yêu mẹ.
C. Vì cả 2 lí do trên.
Câu 5: Vì sao người đàn ông quyết định không gửi hoa tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện nữa?
A. Vì ông không muốn gửi hoa tươi qua dịch vụ bưu điện.
B. Vì ông muốn thăm mẹ.
C. Vì qua việc làm của cô bé, ông cảm động và thấy cần phải tự trao bó hoa tặng mẹ.
Câu 6: Em thích nhận vật nào nhất? Vì sao?
II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN: 
Bài 1: Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n:
	Lũ .. lúc .. nước 
	 .. nao lo 	 náo ..
	Nặng 	 .. lỉu 	 .. lo
Bài 2: Lập mô hình cấu tạo cho các tiếng sau:
	Ta, quà, oan,ưa,đầm, sen, huyền
Bài 3: Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì?
	Làm gì, giữ gìn, giặc giã,giết giặc, tháng giêng, gia đình,giếng khơi.
Bài 4: Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với những từ sau:
	Dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh
Bài 5: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp.
	Sắp nở nụ mai mới phô vàng khi nở cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt mượt mà một mùi hương thơm lựng như nếp hương ngọt ngào bay ra
Bài 6: Đọc dòng thơ cuối trong khổ thơ sau:
Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật với hai luống cà
Em trồng thêm một cây na
Lá xanh vẫy gió như là gọi chim.
( Vườn em / Trần Đăng Khoa)
Dòng cuối có những hình ảnh sinh động. Theo em bằng cách nào nhà thơ đã tạo nên được những hình ảnh sinh động ấy?
Bài 7: Cho tình huống sau:
	Trên đường đi học về, Tuấn và các bạn suýt ngã vì vấp phải mấy hòn đá khá to nằm ở lòng đường.
	Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo hai hướng sau:
A, Tuấn và các bạn chuyển những hòn đá vào lề đường.
B,Tuấn và các bạn chỉ nhìn rồi bỏ đi.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
CÂU
1
2
3
4
5
ĐÁP ÁN
B
A
C
C
C
Câu 6: HS nêu được nhân vật mình thích và giải thích được lí do:
	- Em thích em bé trong câu chyện trên vì đó là một người con rất hiếu thảo
	- Em thích em bé trong câu chyện trên vì đó là một người có tấm lòng nhân hậu và biết quan tâm đến người khác
II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN: 
Bài 1: Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n:
	Lũ lượt .. lúc ..lắc .. nước lũ 
	 nôn .. nao lo lắng 	náo nức..
	Nặng nề 	lúc.. lỉu 	 líu .. lo
Bài 2: Lập mô hình cấu tạo cho các tiếng 
	Ta, quà, oan,ưa,đầm, sen, huyền
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Ta
T
a
ngang
Quà
Qu
a
huyền
Oan
oan
ngang
Ưa
ưa
ngang
Đầm
Đ
âm
huyền
Sen
S
en
ngang
Huyền
H
uyên
huyền
Bài 3: Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm 
Làm gì, giữ gìn, giặc giã,giết giặc, tháng giêng, gia đình,giếng khơi. Là âm “dờ” . Nó được ghi bằng “gi” đọc là “di”
Bài 4: Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với những từ sau:
	Dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh
Từ
Từ cùng nghĩa
Từ trái nghĩa
Dũng cảm
Gan dạ, gan góc, can đảm, 
Hèn nhát, hèn hạ, đớn hèn, 
Cần cù
Chịu khó, siêng năng, chăm chỉ, 
Lười biếng, biếng nhác, lười nhác, 
Giản dị
Đơn giản, lập dị, 
Cầu kì, màu mè, 
Thông minh
Giỏi giang, sáng tạo, nhanh trí, 
Ngu dốt, đần độn, ngu đần, 
Bài 5: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp.
	Sắp nở nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi hương thơm lựng như nếp hương ngọt ngào bay ra.
Bài 6:
 Dòng cuối có hình ảnh : Lá xanh vẫy gió như là gọi chim. Là hình ảnh rất sinh động. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “ Lá xanh vẫy gió” và so sánh “ như là gọi chim” người đọc như tưởng tượng ra được hình ảnh những cánh tay nhỏ xíu của các bạn nhỏ đang giơ lên nền trời xanh thẳm và thỏa thích vui đuà cùng chị gió. Những cánh tay ấy cũng như đang mời gọi các chú chim đến góp vui cho khu vườn nho nhỏ. Phải là người có sự quan sát rất tỉ mỉ và tinh tế tác giả mới tạo nên được những hình ảnh xinh động như vậy.
Bài 7: 
	Hs có thể chọn 1 trong 2 cách phát triển câu chuyện. Yêu cầu:
	Bài viết phải đủ cấu trúc 3 phần của 1 bài văn kể chuyện. Có mở bài, thân bài và kết bài.
	Phần mở bài cần giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
	Phần thân bài cần nêu được diễn biến câu chuyện một cách logic, hợp lý.
	Phần kết bài nêu được kết thúc của câu chuyện và bài học kinh nghiệm rút ra
 Bài mẫu:
	Buổi học thứ 6 hôm đó trên đường đi học về Tuấn và các bạn đang trò chuyện rất vui vẻ vì mai là được nghỉ. Các bạn đang rủ nhau sáng mai ra sân vận động đá bóng. Bỗng “ úi” người Tuấn lao về phía trước. Rất may là Tuấn đã kịp bấu vào tay bạn Nam không thì hôm đó mặt Tuấn đã chạm xuống lòng đường. Tuấn bực mình hét lớn:
	- Có việc gì thế này ?
	Các bạn đi phía trước thấy Tuấn la vậy cũng quay lại hỏi han. Rồi các bạn nhìn thấy có mấy hòn đá rất to đang nằm ở lòng đường.
	Khang nói:
	- Sao lại có mấy hòn đá to như vậy nằm trên lòng đường chứ ? Mọi khi bọn mình có thấy gì đâu?
	Hoàng tiếp lời:
	- Ừ nhỉ. Lạ thật đấy !
Tuấn vẫn chưa bình tĩnh trở lại sau cú vấp liền lên tiếng:
	- Hay là ai cố ý để đây để hãm hại bọn mình ?
	Thấy Tuấn nói vậy Hoàng và Nam cũng đồng thanh:
- Có lẽ là như vậy thật.
Khang từ tốn nói:
- Theo phán đoán của mình thì không phải như vậy đâu các bạn ạ. Có lẽ đó là do xe chở đất làm rơi thôi. Các cậu nhìn xem có một ít đấy đỏ vương ở đằng kia nữa kìa.
Ba bạn gật gù đồng ý. “ Cậu thật không hổ danh là thám tử” - Tuấn nói.
Các bác chở đất vô ý quá. Nhỡ hòn đá to này mà rơi vào người đi đường thì có phải rất nguy hiểm không nhỉ các ban? – Khang từ tốn giải thích.
Hoàng tiếp lời: “Cậu nói đúng đấy Khang ạ.”
May mà cậu không sao. Thôi chúng mình về đi để sáng mai còn ra sân đá bóng - Nam nói.
Các bạn nhỏ đang chuẩn bị bước đi bỗng Tuấn lên tiếng: “ Các bạn ơi tớ có ý này”
- Để mấy hòn đá ở đây sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường.Hay mình chuyển chúng vào một xó trên lề đường, chỗ bãi đất trống đi ? Các bạn thấy sao?
Thế là mấy bạn nhỏ cùng xúm lại khiêng những hòn đá bỏ đi.
Xong việc các bạn lại tiếp tục vừa đi vừa bàn luận vui vẻ vể việc đá bóng ngày mai.
Qua câu chuyện trên em thấy rằng Tuấn và các bạn đã có hành động đúng để bảo đảm an toàn cho người đi đường. Em sẽ học tập và rèn thói quen tốt như các bạn.
Họ và tên: .
Điểm
Lớp: 4 .
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 2 – MÔN TIẾNG VIỆT
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
 	BA ANH EM
Nghỉ hè, Ni – ki – ta, Gô – sa và Chi – ôm – ca về thăm bà ngoại.
Ăn cơm xong, Ni – ki – ta chạy vội ra ngõ, hòa vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô – sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi – ôm – ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh mì vụn đem cho bầy chim gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà, bà nói:
	- Ba cháu là ba anh em ruột mà chẳng giống nhau.
	Ni – ki – ta thắc mắc:
	- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà?
	Bà mỉm cười :
	- Bà nói về tính nết các cháu cơ.Ni – ki – ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình,ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô – sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi – ôm – ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? 
 A. Ni – ki – ta, Gô – sa và bà. 
B. Ni – ki – ta, Gô – sa , Chi – ôm – ca và chim bồ câu. 
C. Ni – ki – ta, Gô – sa , Chi – ôm – ca và bà.
Câu 2: Vì sao ăn cơm xong,Ni – ki – ta lại chạy vội ra ngõ? 
A. Vì Ni – ki – ta không thích làm việc dọn dẹp bát đĩa.
B. Vì Ni – ki – ta thích đi chơi cùng các bạn . 
C. Vì Ni – ki – ta chỉ nghĩ đến mình và làm theo ý thích của mình.
Câu 3: Vì sao Gô– sa liếc nhìn bà rồi mới nhanh tay phủi những mẩu bánh vụn xuống đất ?
A. Vì Gô – sa biết rằng không nên làm như vậy.
B. Vì Gô – sa sợ bà thấy sẽ mắng.
C. Vì cả 2 lí do nêu trên.
Câu 4: Vì sao Chi – ôm – ca ở lại giúp bà dọn dẹp?
A. Vì Chi – ôm – ca biết quan tâm, giúp đỡ bà.
B. Vì Chi – ôm – ca thích làm việc.
C. Vì Chi – ôm – ca bé nhất.
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện?
A. Cần quan tâm , giúp đỡ mọi người xung quanh ta và quan tâm, chăm sóc những con vật.
B. Cần quan tâm , giúp đỡ người thân và mọi người.
C. Cần quan tâm , chăm sóc chim bồ câu và các con vật mình yêu thích.
Câu 6: Em thích nhận vật nào nhất? Vì sao?
II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN: 
Bài 1: Điền vào chỗ trống s hay x?
 áng nay em dậy ớm, ửa oạn ách vở, em lại bài một lượt rồi ang nhà bạn Nam rủ bạn đi học.Trường em không a, ây bằng gạch, ân bằng i măng. Ngoài ân có cây oài. Học sinh úm quanh cô giáo. Tiếng kẻng vang lên. Chúng em ách cặp, ếp hàng vào lớp.
Bài 2: Tìm từ có tiếng Nhân điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
a. Nhà tình thương đã mở rộng vòng tay . Đón nhận những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn.
b. Hội đã lập quỹ để giúp đỡ những người gặp khó khăn.
c. Chị ấy là một phụ nữ rất ..
Bài 3: Dấu hai chấm có tác dụng gì?Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong những trường hợp sau:
a. Tôi đang đứng trên mũi thuyền bỗng có tiếng gọi:
- Mau ra coi , An ơi! Gần tới sân chim rồi.
b. Trong cái vườn này hoa cũng đủ loại:hồng, cúc, đỗ quyên, 
c. Mặt biển sáng hẳn ra: trăng đã lên rồi.
d.Bà lão cười hiền hậu:
- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà.Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi.
Bài 4: Em hiểu như thế nào về nội dung 2 câu thơ cuối trong đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
( Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Bài 5: Em đã từng giúp đỡ bạn bè( Hoặc người thân trong gia đình) một việc, dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
CÂU
1
2
3
4
5
ĐÁP ÁN
C
C
B
A
A
Câu 6: HS nêu được nhân vật mình thích và giải thích được lí do:
	- Em thích nhân vật Chi – ôm – ca trong câu chyện trên vì đó là một em bé biết quan tâm đến mọi người và có tấm lòng nhân hậu.
	- Em thích nhân vật Gô– sa trong câu chyện trên vì đó là một em bé rất thông minh và lém lỉnh.
II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN: 
Bài 1: Điền vào chỗ trống s hay x?
Sáng nay em dậy sớm, sửa soạn sách vở,xem lại bài một lượt rồi sang nhà bạn Nam rủ bạn đi học.Trường em không xa, xây bằng gạch, sân bằng xi măng. Ngoài sân có cây xoài. Học sinh xúm quanh cô giáo. Tiếng kẻng vang lên. Chúng em sách cặp, xếp hàng vào lớp.
Bài 2: Tìm từ có tiếng Nhân điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
a. Nhà tình thương đã mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn.
b. Hội đã lập quỹ nhân đạo để giúp đỡ những người gặp khó khăn.
c. Chị ấy là một phụ nữ rất nhân hậu.
Bài 3:
a. Tác dụng của dấu 2 chấm:
– Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật ( Dấu 2 chấm thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng)
– Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
– Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là phần liệt kê.
b. Tác dụng của dấu 2 chấm trong từng trường hợp:
Câu a: Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật 
Câu b: Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là phần liệt kê.
Câu c: Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu d: Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật 
Bài 4:Qua 2 câu thơ: Chỉ còn truyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình tác giả muốn diễn đạt ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách thời gian dài dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ và hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói Truyện cổ đã C chúng ta nhận biết được gương mặt của cha ông ngày xưa.
Bài 5: Yêu cầu viết thành bài văn kể chuyện có cấu trúc đủ 3 phần
Chuyện kể về một việc làm tốt
Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì?
Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ lúc mở đầu đến lúc kết thúc:
- Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì?
- Những sự việc tiếp theo lần lượt diễn ra như thế nào? kể rõ từng hành động, chi tiết cụ thể của việc làm giúp đỡ bạn hay người thân của em: làm việc gì, làm như thế nào?...nêu rõ thái độ,hành động của nhân vật khác trước việc làm của em 
- Sự việc kết thúc ra sao?
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình
Bài mẫu :
	Một buổi sáng, tôi cùng bạn bè đang vui chơi trước nhà thì một đám mây đen kéo đến. Tất cả chúng tôi chạy vội về nhà mình. Phút chốc, cơn mưa rào ập tới.
Ngồi trong nhà ấm áp,nhìn ra ngoài mưa rơi lạnh buốt, tôi chợt nhớ ra một điều : sáng nay chị tôi đi học không mang áo mưa. Giờ này cũng là lúc tan đến nơi.Tôi vội đội nón,khoác tấm ni lông , tay cầm áo mưa, chạy vội đến trường chị. Vừa vặn lớp chị tôi đang cho học sinh ra. Thấy tôi, chị tôi mừng quýnh, cầm áo mưa mặc vào người và cảm ơn tôi rối rít. hai chị em tôi ra về dưới trời mưa xối xả. Chân chúng tôi bấm chặt xuống đất cho đỡ trơn. Gió thổi mạnh từng cơn như muốn giằng chiếc nón tôi đội trên đầu. Những giọt mưa gõ lộp bộp xuống nón tôi nghe rất vui tai
	Về đến nhà trong lòng tôi rất vui sướng vì đã giúp đỡ được chị của mình.Câu chuyện xảy ra đã lâu rồi nhưng đến nay tôi còn nhớ mãi vì đó là một kỉ niệm đẹp của chị em chúng tôi.
Họ và tên: .
Điểm
Lớp: 4 .
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 3– MÔN TIẾNG VIỆT
I. ĐỌC HIỂU
	TẤM LÒNG THẦM LẶNG
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
–Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? 
– Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
	 Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
–Chào chị! Bố tôi lên tiếng trước .– Chị có phải là mẹ của cháu Giêm–mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm – mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
–Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả.–Mẹ Giêm– mi nghi ngờ nói.
	Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng hai người cũng đồng ý cho Giêm – mi phẫu thuật.
	Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân của Giêm – mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm – mi may mắn trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm – mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó 
Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “ Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”.
 ( Bích Thủy) 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì?
a. Bị tật ở chân.
b. Bị ốm nặng.
c. Bị khiếm thị.
2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé?
a. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn, buôn bán.
b. Đến nhà chữa bệnh cho cậu. 
c. Cho người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh.
3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó?
a.Vì ông không có thời gian.
b.Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình.
c. Vì ông ngại xuất hiện.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn.
b.Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có.
c. Hãy giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật.
II.LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TẬP LÀM VĂN
Bài 1: Tìm
– 5 từ láy chứa tiếng có ch
– 5 từ láy chứa tiếng có tr
Bài 2: Dùng gạch chéo(/) tách các từ trong 2 câu sau:
	Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm( ) Cứ chốc chôc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu.
Bài 3.
a. Phân biệt nghĩa của 2 từ : đoàn kết, câu kết.
b. Đặt câu với mỗi từ ở trên.
Bài 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước các thành ngữ không nói về lòng nhân hậu , đoàn kết.
a. Môi hở răng lạnh.
b.Thương người như thể thương thân.
c.Cháy nhà ra mặt chuột
d. Máu chảy ruột mềm
e. Lá lành đùm lá rách .
g. Đèn nhà ai nhà đấy rạng.
h. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Bài 5: Đọc đoạn truyện sau:
	Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
	Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
	Người ăn xin vẫn đợi tôi.Tay vẫn chìa ra , run lẩy bẩy.
	Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
	– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
	Hành động và lời nói ân cần của nhân vật “ tôi” với ông lão người ăn xin cho em hiểu điều gì về nhân vật này?
Bài 6: Một bức thư thường gồm những nội dung gì?
Em hãy viết một bức thư ngắn để thăm hỏi và chúc mừng thầy ( cô) giáo cũ của em nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20–11.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu
1
2
3
4
Đáp án
a
c
b
a
II.LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TẬP LÀM VĂN
Bài 1: Tìm
– 5 từ láy chứa tiếng có ch: chang chang, chập chờn, chói chang, chan chứa, chắc chắn, chằm chằm, chằng chịt, chặt chẽ, 
– 5 từ láy chứa tiếng có tr: Tròn trịa, Trắng trẻo, trơ trẽn, trùng trục, tráo trở, tròng trành, 
Bài 2: Dùng gạch chéo(/) tách các từ trong 2 câu sau:
	Bởi/ tôi/ ăn uống/ điều độ/ và/ làm việc/ có /chừng mực /nên /tôi/ chóng/ lớn/ lắm/( ) Cứ/ chốc chôc /tôi/ lại /trịnh trọng/ và /khoan thai/ đưa/ hai /chân /lên /vuốt/ râu.
Bài 3.
a. Phân biệt nghĩa của 2 từ : đoàn kết, câu kết.
– Đoàn kết: Hợp tác với nhau để cùng làm một việc gì đó( thường là việc tốt , chính nghĩa)
– Câu kết: Hợp tác với nhau hòng mưu hại người khác.
b. Đặt câu .
– Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
– Các thế lực thù địch đang câu kết với bọn phản động để phá hoại đất nước.
Bài 4: Đáp án c,g
Bài 5: Hành động và lời nói ân cần của nhân vật “ tôi” với ông lão người ăn xin cho thấy nhân vật tôi là một người rất thương người, có lòng nhân hậu và biết đồng cảm với nỗi đau của người khác.
Bài 6: Một bức thư thường gồm những nội dung sau:
1. Phần đầu thư:
– Địa điểm và thời gian viết thư.
– Lời thưa gửi
2. Phần chính:
– Nêu mục đích, lí do viết thư.
– Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
– Thông báo tình hình của người viết thư.
– Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
3. Phần cuối thư.
– Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn.
– Chữ kí và tên hoặc họ, tên.
Bài văn viết đúng thể loại văn viết thư, cấu trúc đủ 3 phần và có từng phần được thể hiện rõ rệt. Nội dung đúng yêu cầu thăm hỏi và chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11 đồng thời thể hiện được tình cảm và cảm xúc của người viết đối với thầy ( cô) đã dạy mình.
Bài mẫu 1 :
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Cô Dung kính mến!
Đã lâu không có dịp đến thăm cô, hôm nay nhân ngày 20 tháng 11, em viết thư gửi thăm cô.
Thưa cô, dạo này cô có khỏe không? Cô đang dạy lớp mấy? Học trò của cô có ngoan không? Năm nay em đang học lớp Bốn, em luôn nhớ lời cô dạy bảo nên tháng nào em cũng được xếp vào bảng danh dự. Ba mẹ em rất vui và em nghĩ cô cũng hài lòng khi biết tin này.
Cô kính mến! Hình ảnh cô em không bao giờ quên được. Ngay từ buổi đầu tiên bước chân vào lớp Một, khi mẹ đưa em tới trường, lạ bạn, lạ thầy, ngồi trong lớp một mình, nước mắt em như muốn trào ra. Bỗng cô xuất hiện nhẹ nhàng ngồi cạnh em dỗ dành và đưa em xem những tranh vẽ lớp Một. Cô bày cả lớp hát và chơi trò chơi. Từ đó bạn nào cũng thích học. Em nhớ có lần đến lớp, cô bị cảm, mặt đỏ bừng mà vẫn cố gắng giảng bài cho chúng em. Không hiểu chứng nhức đầu của cô có thuyên giảm chút nào không? Bé Lan, con cô chắc năm nay đã vào mẫu giáo rồi, cô nhỉ?
Mỗi lần lười học, nhớ đến những lời khuyên của cô, em vội ngồi vào bàn học bài, làm bài. Hình ảnh cô, giọng nói, cử chỉ dịu dàng làm cho em thích thú và nhớ mãi.
Thôi thư đã dài, em xin ngừng bút. Em chúc cô và gia đình sức khỏe. Em xin hứa sẽ là một học sinh giỏi và đứa con ngoan để cô vui lòng.
Học sinh của cô
Nguyễn Vĩnh Anh
Bài mẫu 2 :
Pleiku, ngày tháng năm ..
Cô Thanh kính mến!
Con tên là Nguyễn Ngọc Anh, học sinh lớp 4B. Cô vẫn còn nhớ con chứ? Năm nay con đã lên lớp 4 rồi cô ạ! Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 con viết bức thư này để hỏi thăm sức khoẻ của cô và chúc mừng cô nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam.
Cô vẫn khoẻ chứ? Sức khoẻ của gia đình cô như thế nào? Con vẫn khoẻ. Con vẫn nhớ những ngày cô dạy chúng con những bài toán nâng cao. Những bài nào khó cô đã giảng kĩ chúng con. Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam con xin chúc cô mạnh khoẻ và dạy thật tốt.
Thư đã dài rồi con xin dừng bút tại đây. Chúc cô mạnh khoẻ và nhiều niền vui trong cuộc sống.
Học sinh cũ của cô
Nguyễn Ngọc Anh 4B
Họ và tên: .
Điểm
Lớp: 4 .
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 4– MÔN TIẾNG VIỆT
I. ĐỌC HIỂU
BÀI VĂN BỊ ĐIỂM KHÔNG
Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa ba?
Tôi ngạc nhiên: "Đề bài khó lắm sao?"
- Không. Cô chỉ yêu cầu "Tả bố em đang đọc báo." Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm.
Tôi thở dài:
- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài?". Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo: "Thưa cô, con không có ba". Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó hi sinh từ lúc nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ. Cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi: "Sao mày không tả ba đứa khác?" Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống má.
Chuyện về cậu học sinh có bài văn bị điểm không đã để lại trong tôi một nỗi đau, nhưng cũng để lại một bài học về lòng trung thực
( Nguyễn Quang Sáng, theo Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục, 2006)
	Dựa theo bài đọc, trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Đề bài văn cô giáo yêu cầu tả ai?Viết câu trả lời vào chỗ trống:
 .
Câu 2:Vì sao bài văn của cậu học trò trong câu chuyện lại bị điểm không? Chọn ý đúng:
a. Vì cậu học trò không chịu làm bài, nộp giấy trắng.
b.Vì đề bài quá khó, cậu học trò không làm được.
c. Vì cậu học trò không còn ba, cậu không muốn bịa ra, không muốn nói sai sự thật.
Câu 3: Vì sao cả lớp ai cũng thấy buồn.
a. Vì bạn mình có bài văn bị điểm không, ảnh hưởng đến thi đua của lớp.
b. Vì thương cảm với hoàn cảnh của bạn.
c. Vì thấy bạn không chịu tả ba của đứa khác để lấy điểm
Câu 4: Từ “ sững” trong câu Nghe nó nói, cô con sững người có nghĩa là:
a. Dừng lại một cách đột ngột vì bất ngờ.
b. Ngạc nhiên và xúc động.
c. Cả 2 ý nêu trên.
Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện là gì?
a. Câu chuyện là bài học về lòng trung thực
b. Câu chuyện là bài học về lòng trung thực và tình cảm cha con.
c. Câu chuyện là bài học về tình cảm giữa các bạn trong lớp.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN
Bài 1 : Điền vào chỗ trống r/d/gi :
 ung inh ộn ã au iếp
 a iết áo ục ục ã
 ùng ằng ấu iếm õ àng
Bài 2: Tìm 3 từ ghép, 3 từ láy
a. Chứa tiếng sáng
b. Chứa tiếng mờ
c. Chứa tiếng trắng
Bài 3: Gạch bỏ từ không cùng nhóm với những từ còn lại trong nhóm từ sau:
a. nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn,nơm nớp
b.lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh, lạnh tanh, lành lặn
c.đi đứng, tóc tai, mặt mũi, đứng đắn, rổ rá
d. lạnh toát, lạnh lẽo,lạnh giá, lạnh nhạt
e.ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật
g.thật lòng, thật thà, thành thật, chân thật.
Bài 4: Dùng một từ láy thay cho từ gạch chân dưới đây để câu văn sau thêm sinh động. Chép lại các câu văn sau khi đã thêm từ.
a. Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh.
b.Mưa kéo dài suốt ngày đêm, mưa làm tối mặt mũi.
Bài 5: Đọc đoạn thơ sau:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
	Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh đó gợi cho em nghĩ gì về con người Việt Nam?
Bài 6: Hãy viết thư cho bạn kể lại một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với em đúng như ý nghĩa của câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
 Câu 1: Cô giáo yêu cầu "Tả bố em đang đọc báo.
Câu
2
3
4
5
Đáp án
c
b
c
a
Bài 1 :2đ Điền vào chỗ trống r/d/gi :
rung rinh rộn rã rau diếp
da diết giáo giục giục giã
dùng dằng dấu diếm rõ ràng
Bài 2: 1,5đ Tìm 3 từ ghép, 3 từ láy
Từ ghép
Từ láy
a. Chứa tiếng sáng
Sáng trong, sáng tỏ, sáng choang, 
Sang sáng, sáng sủa, sáng láng, sáng suốt, 
b. Chứa tiếng mờ
Mờ nhạt, phai mờ, mờ tối, 
Mờ mờ, mờ mịt, mập mờ, lờ mờ, 
c. Chứa tiếng trắng
Trắng trong, trắng sáng, trắng bóng, 
Trăng trắng, trắng trẻo, trắng trắng, 
Bài 3:1,5đ Gạch bỏ từ không cùng nhóm với những từ còn lại trong nhóm từ sau:
a.nứt nẻ
b.lạnh tanh
c. đứng đắn
d. lạnh lẽo
e.ngay ngắn
g.thật thà
Bài 4: 1đ Dùng một từ láy thay cho từ gạch chân dưới đây để câu văn sau thêm sinh động. Chép lại các câu văn sau khi đã thêm từ.
a. Gió thổi ào ào, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay vun vút.
b.Mưa rả rích suốt ngày đêm, mưa tối tăm mặt mũi.
Bài 4: 1,5đ
	Đoạn thơ có những hình ảnh đẹp:
	1.Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường là hình ảnh đẹp. Thông qua đó tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam.
	2. Hình ảnh : “Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con” nói lên sự dãi đầu chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương, nhường nhịn, che chở con của cây tre. Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyedenf thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài 5: 2,5đ
	Bài viết đúng thể loại Văn viết thư
	Có đủ các phần quy định của 1 bức thư.Nội dung bức thư thể kể được 1 việc làm thể hiện sự hy sinh của bố mẹ đối với mình như chăm sóc mình khi mình bị ốm, bố( mẹ) đã động viên, lo lắng, an ủi cho mình ra sao khi mình tham dự 1 cuộc thi hoặc khi mình vấp ngã hay phạm lỗi gì đó, Nội dung bài viết thể hiện được sự bao dung, độ lượng, những hy sinh to lớn của bố mẹ với mình
Bài mẫu 1:
 . ngày . tháng năm 
Lan thân mến!
Vậy là đã được ba tháng rồi kể từ ngày bạn chuyển trường. Hôm nay, mình viết thư hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học tập của bạn và muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với mình.
 Đầu thư mình chúc bạn mạnh khoẻ, học tập tốt nhé. Dạo này bạn và gia đình vẫn khoẻ phải không ? Việc học tập của bạn thế nào? Bạn vẫn giữ được vị trí dẫn đầu lớp chứ ? ở lớp bọn mình vẫn nhắc đến bạn luôn và noi gương bạn về tinh thần học tập đấy.
 Bây giờ mình kể cho bạn nghe chuyện của mình nhé :
 	Trời đã chuyển mùa, những cơn gió lạnh làm cho ai cũng rét. Cái áo len của mình mua từ năm trước, nay đã cộc. Hôm rét đầu mùa mình phải mặc ra ngoài một chiếc áo dài. Mẹ nhìn thấy nhưng không nói gì, mình chỉ thấy mắt mẹ ướt.
 Sáng hôm sau đi học về, mình dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm chờ bố mẹ về ăn. Mẹ bước vào nhà, mình đã thấy trên tay mẹ những búp len màu xanh da trời. Nhìn nét mặt mẹ, mình biết mẹ rất vui. Từ hôm đó, tối nào cũng vậy, bên ngọn đèn lờ mờ, mẹ lấy cặp que đan, lấy len ra để đan áo. Mình như thấy mẹ gầy bớt đi, nét mặt xanh xao. Có lẽ mẹ đã thức khuya, dậy sớm nên mới hại sức khoẻ. Mẹ vừa đan xong một chiếc áo thì hết len. Mẹ gọi hai chị em lại.Cái Na vừa mặc xong chiếc áo liền chạy đi khoe ngay. Mẹ nói với mình :
Mẹ không có đủ tiền để mua nhiều len đan áo cho cả hai con. Nhìn thấy con không có áo m

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_bai_tap_va_tap_doc_mon_tieng_viet_lop_5.doc