Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học môn Đạo đức Lớp 5 hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu chương trình mới
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT (GDPT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện với sự hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới (WB). Mục tiêu của Dự án là nâng cao kết quả học tập của HS thông qua các hoạt động: (i) Điều chỉnh và thực hiện Chương trình (CT) theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực; (ii) Nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa (SGK) phù hợp với CT điều chỉnh. Tổng số vốn của Dự án là 80 triệu USD, trong đó vốn vay là 77 triệu USD từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) và vốn ngân sách đối ứng là 3 triệu USD. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2016 đến hết năm 2020.
Dự án gồm 4 thành phần:
Thành phần 1: Hỗ trợ phát triển CT
Kết quả đầu ra của thành phần 1 gồm: (i) CT GDPT mới, gồm CT tổng thể và các CT môn học, hoạt động giáo dục (sau đây môn học và hoạt động giáo dục gọi chung là môn học) với các năng lực được tích hợp theo yêu cầu được ban hành; (ii) Hướng dẫn cho các nhà xuất bản mong muốn phát triển SGK theo CT mới; (iii) Một hệ thống tập huấn, bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý GD qua mạng toàn diện và đầy đủ chức năng; (iv) Tất cả GV được tập huấn, bồi dưỡng và hỗ trợ thông qua tập huấn trực tiếp và qua mạng cũng như hỗ trợ của GV cốt cán và cán bộ CT ở trường học để có được sự hiểu biết đầy đủ về CT mới và những gợi ý đối với những thực hành trong lớp học nhằm thực hiện thành công CT và SGK mới.
Thành phần 2: Hỗ trợ biên soạn và thực hiện SGK theo CT.
Kết quả đầu ra của thành phần 2 gồm: (i) Bộ SGK mới do Bộ GDĐT tổ chức biên soạn được phê duyệt cho phép sử dụng, Tài liệu hướng dẫn sử dụng SGK và các tài liệu sư phạm khác phù hợp với CT mới cho các trường khó khăn; (ii) Tăng tính sẵn có của SGK cho HS ở các trường khó khăn có thể mượn; (iii) SGK điện tử một số môn học được biên soạn và thử nghiệm; (iv) SGK song ngữ (tiếng Việt - tiếng một số tiếng dân tộc thiểu số có chữ viết) được biên soạn đối với một số môn học.
Thành phần 3: Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến CT và chính sách GDPT.
Kết quả đầu ra thành phần 3 gồm: (i) Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng GDPT quốc gia (NCSDGEQ) và Trung tâm Khảo thí ngoại ngữ quốc gia (NCFLT) được thành lập và xây dựng với các trung tâm chính ở Hà Nội và các văn phòng vệ tinh ở 4 địa điểm khác trên cả nước; (ii) Một nhóm chuyên gia kỹ thuật và quản lý chịu trách nhiệm phát triển CT và đo lường chất lượng GD phổ thông được tích hợp và đào tạo, tập huấn trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của NCSDGEQ; (iii) Hệ thống đánh giá diện rộng quốc gia mở rộng sẽ được phù hợp với CT mới và chính sách mới của Bộ GDĐT về khảo sát HS dựa trên mẫu ở từng cấp học; (iv) Cải thiện tính hiệu lực và tính tin cậy của các kỳ thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và kỳ thi vào Cao đẳng/Đại học), tạo thuận lợi cho việc phát triển và phê duyệt đánh giá dựa vào năng lực tích hợp; (v) Bộ phân tích kết quả học tập của HS một cách toàn diện theo CT mới, với sự quan tâm đặc biệt đến tiến bộ của HS nghèo và HS có hoàn cảnh khó khăn, (vi) hệ thống khảo thí tiếng Anh cho HS Việt Nam, tương đương với các công cụ kiểm tra tiếng Anh học thuật và chuyên nghiệp như TOEIC, TOEFL, IELTS,.; (vii) Truyền thông dự án được thực hiện để chuyển tải thông điệp đến các bên liên quan bảo đảm đúng thời hạn và chính xác.
Thành phần 4: Quản lý Dự án
Dự án được quản lý, kiểm toán, đánh giá, giám sát tốt bảo đảm quy định của Chính phủ Việt Nam và WB; các chuyên gia tư vấn quốc tế/Việt Nam và các thành viên Ban Quản lý Dự án được bố trí văn phòng làm việc tập trung với đầy đủ thiết bị văn phòng theo quy định; Khung chính sách quản lý an toàn môi trường và xã hội (ESMF), Khung đánh giá tác động xã hội khi thực hiện đổi mới CT, SGK và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) được xây dựng và áp dụng trong quá trình thực hiện Dự án.
Cả bốn thành phần trên đóng góp vào việc thay đổi các mức độ đối với mục tiêu chung của Dự án là tạo ra một CT được điều chỉnh, SGK và các công cụ đánh giá rõ ràng, nhất quán và phù hợp với các mục tiêu học tập đối với hệ thống trường học tại Việt Nam.
Triển khai thực hiện Thành phần 1 của dự án, ngày 26/12/2018, Bộ GDĐT đã ban hành CT GDPT tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là CT mới), trong đó quy định lộ trình áp dụng CT mới như sau:
- Năm học 2020-2021: Lớp 1
- Năm học 2021-2022: Lớp 2, lớp 6
- Năm học 2022-2023: Lớp 3, lớp 7, lớp 10
- Năm học 2023-2024: Lớp 4, lớp 8, lớp 11
- Năm học 2024-2025: Lớp 5, lớp 9, lớp 12
Như vậy, đến năm học 2024-2025 cả nước mới áp dụng đại trà CT mới ở tất cả các lớp. Trong giai đoạn “chuyển tiếp” từ CT hiện hành sang CT mới theo lộ trình trên, cần hướng dẫn điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học các môn học, hoạt động giáo dục CT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của CT mới, nhất là đối với các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc ở các lớp cuối cấp tiểu học và cuối cấp THCS; cụ thể:
- Cần triển khai thực hiện nội dung và phương pháp dạy học (sau khi đã điều chỉnh) đối với HS học lớp 5 CT hiện hành từ năm học 2020-2021 để những HS này học lớp 6 CT mới từ năm học 2021-2022.
- Cần triển khai thực hiện nội dung và phương pháp dạy học (sau khi đã điều chỉnh) đối với HS học lớp 9 CT hiện hành từ năm học 2021-2022 để những HS này học lớp 10 CT mới từ năm học 2022-2023.
Để thực hiện được mục tiêu này, dự án tổ chức biên soạn Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học các môn học, hoạt động giáo dục CT hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, trong đó có môn Đạo đức lớp 5.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Hợp đồng số 89/2020/HĐKT-RGEP/ĐT-1.2/IC/14_3 ------------------------------- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5 HIỆN HÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH MỚI Hà nội 12.2020 MỤC LỤC Trang Các chữ viết tắt 3 I. Giới thiệu tổng quan 4 II. Mục tiêu 7 III. Nội dung 8 Nội dung 1. Rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học Đạo đức lớp 5 hiện hành theo Chương trình Đạo đức lớp 5 mới 8 Nội dung 2. Tổ chức dạy học nội dung điều chỉnh, bổ sung Đạo đức lớp 5 hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS. 30 Phụ lục 68 Danh mục tài liệu tham khảo 82 Các từ viết tắt GDĐT Giáo dục và Đào tạo CT Chương trình GD Giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông GV GV HĐ Hoạt động HS Học sinh KN Kỹ năng KNS Kỹ năng sống KT Kĩ thuật PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách GV THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông XH Xã hội I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT (GDPT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện với sự hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới (WB). Mục tiêu của Dự án là nâng cao kết quả học tập của HS thông qua các hoạt động: (i) Điều chỉnh và thực hiện Chương trình (CT) theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực; (ii) Nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa (SGK) phù hợp với CT điều chỉnh. Tổng số vốn của Dự án là 80 triệu USD, trong đó vốn vay là 77 triệu USD từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) và vốn ngân sách đối ứng là 3 triệu USD. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2016 đến hết năm 2020. Dự án gồm 4 thành phần: Thành phần 1: Hỗ trợ phát triển CT Kết quả đầu ra của thành phần 1 gồm: (i) CT GDPT mới, gồm CT tổng thể và các CT môn học, hoạt động giáo dục (sau đây môn học và hoạt động giáo dục gọi chung là môn học) với các năng lực được tích hợp theo yêu cầu được ban hành; (ii) Hướng dẫn cho các nhà xuất bản mong muốn phát triển SGK theo CT mới; (iii) Một hệ thống tập huấn, bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý GD qua mạng toàn diện và đầy đủ chức năng; (iv) Tất cả GV được tập huấn, bồi dưỡng và hỗ trợ thông qua tập huấn trực tiếp và qua mạng cũng như hỗ trợ của GV cốt cán và cán bộ CT ở trường học để có được sự hiểu biết đầy đủ về CT mới và những gợi ý đối với những thực hành trong lớp học nhằm thực hiện thành công CT và SGK mới. Thành phần 2: Hỗ trợ biên soạn và thực hiện SGK theo CT. Kết quả đầu ra của thành phần 2 gồm: (i) Bộ SGK mới do Bộ GDĐT tổ chức biên soạn được phê duyệt cho phép sử dụng, Tài liệu hướng dẫn sử dụng SGK và các tài liệu sư phạm khác phù hợp với CT mới cho các trường khó khăn; (ii) Tăng tính sẵn có của SGK cho HS ở các trường khó khăn có thể mượn; (iii) SGK điện tử một số môn học được biên soạn và thử nghiệm; (iv) SGK song ngữ (tiếng Việt - tiếng một số tiếng dân tộc thiểu số có chữ viết) được biên soạn đối với một số môn học. Thành phần 3: Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến CT và chính sách GDPT. Kết quả đầu ra thành phần 3 gồm: (i) Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng GDPT quốc gia (NCSDGEQ) và Trung tâm Khảo thí ngoại ngữ quốc gia (NCFLT) được thành lập và xây dựng với các trung tâm chính ở Hà Nội và các văn phòng vệ tinh ở 4 địa điểm khác trên cả nước; (ii) Một nhóm chuyên gia kỹ thuật và quản lý chịu trách nhiệm phát triển CT và đo lường chất lượng GD phổ thông được tích hợp và đào tạo, tập huấn trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của NCSDGEQ; (iii) Hệ thống đánh giá diện rộng quốc gia mở rộng sẽ được phù hợp với CT mới và chính sách mới của Bộ GDĐT về khảo sát HS dựa trên mẫu ở từng cấp học; (iv) Cải thiện tính hiệu lực và tính tin cậy của các kỳ thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và kỳ thi vào Cao đẳng/Đại học), tạo thuận lợi cho việc phát triển và phê duyệt đánh giá dựa vào năng lực tích hợp; (v) Bộ phân tích kết quả học tập của HS một cách toàn diện theo CT mới, với sự quan tâm đặc biệt đến tiến bộ của HS nghèo và HS có hoàn cảnh khó khăn, (vi) hệ thống khảo thí tiếng Anh cho HS Việt Nam, tương đương với các công cụ kiểm tra tiếng Anh học thuật và chuyên nghiệp như TOEIC, TOEFL, IELTS,...; (vii) Truyền thông dự án được thực hiện để chuyển tải thông điệp đến các bên liên quan bảo đảm đúng thời hạn và chính xác. Thành phần 4: Quản lý Dự án Dự án được quản lý, kiểm toán, đánh giá, giám sát tốt bảo đảm quy định của Chính phủ Việt Nam và WB; các chuyên gia tư vấn quốc tế/Việt Nam và các thành viên Ban Quản lý Dự án được bố trí văn phòng làm việc tập trung với đầy đủ thiết bị văn phòng theo quy định; Khung chính sách quản lý an toàn môi trường và xã hội (ESMF), Khung đánh giá tác động xã hội khi thực hiện đổi mới CT, SGK và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) được xây dựng và áp dụng trong quá trình thực hiện Dự án. Cả bốn thành phần trên đóng góp vào việc thay đổi các mức độ đối với mục tiêu chung của Dự án là tạo ra một CT được điều chỉnh, SGK và các công cụ đánh giá rõ ràng, nhất quán và phù hợp với các mục tiêu học tập đối với hệ thống trường học tại Việt Nam. Triển khai thực hiện Thành phần 1 của dự án, ngày 26/12/2018, Bộ GDĐT đã ban hành CT GDPT tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là CT mới), trong đó quy định lộ trình áp dụng CT mới như sau: - Năm học 2020-2021: Lớp 1 - Năm học 2021-2022: Lớp 2, lớp 6 - Năm học 2022-2023: Lớp 3, lớp 7, lớp 10 - Năm học 2023-2024: Lớp 4, lớp 8, lớp 11 - Năm học 2024-2025: Lớp 5, lớp 9, lớp 12 Như vậy, đến năm học 2024-2025 cả nước mới áp dụng đại trà CT mới ở tất cả các lớp. Trong giai đoạn “chuyển tiếp” từ CT hiện hành sang CT mới theo lộ trình trên, cần hướng dẫn điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học các môn học, hoạt động giáo dục CT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của CT mới, nhất là đối với các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc ở các lớp cuối cấp tiểu học và cuối cấp THCS; cụ thể: - Cần triển khai thực hiện nội dung và phương pháp dạy học (sau khi đã điều chỉnh) đối với HS học lớp 5 CT hiện hành từ năm học 2020-2021 để những HS này học lớp 6 CT mới từ năm học 2021-2022. - Cần triển khai thực hiện nội dung và phương pháp dạy học (sau khi đã điều chỉnh) đối với HS học lớp 9 CT hiện hành từ năm học 2021-2022 để những HS này học lớp 10 CT mới từ năm học 2022-2023. Để thực hiện được mục tiêu này, dự án tổ chức biên soạn Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học các môn học, hoạt động giáo dục CT hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, trong đó có môn Đạo đức lớp 5. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 5 trong CT hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS nhằm cung cấp, hướng dẫn cụ thể cho GV trường Tiểu học nói chung, GV dạy môn Đạo đức lớp 5 nói riêng những hiểu biết về sự cần thiết, cách thức điều chỉnh nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học để phát triển phẩm chất, năng lực HS theo yêu cầu của CT mới, góp phần triển khai đúng tiến độ và có chất lượng Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT và Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội. CT mới thay đổi căn bản hướng tiếp cận dạy học từ việc tập trung chủ yếu vào mục tiêu trang bị kiến thức sang ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn và phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Sự thay đổi về mục tiêu này đặt ra yêu cầu đối với GV đang dạy CT hiện hành: (i) Điều chỉnh nội dung dạy học của CT xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS; (ii) Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Như vậy, tài liệu này nhằm mục tiêu kép là hướng dẫn GV khắc phục hạn chế của CT, SGK hiện hành theo yêu cầu của CT mới và nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu dạy học môn Đạo đức ở lớp 5 theo CT mới. 2. Mục tiêu cụ thể: Tài liệu hướng dẫn sẽ giúp GV dạy môn Đạo đức lớp 5 CT hiện hành: a) Biết cách phân tích, so sánh các nội dung, yêu cầu cần đạt (chuẩn đầu ra) của CT môn Đạo đức lớp 5 trong CT GDPT 2018 với nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng CT môn Đạo đức lớp 5 hiện hành, trong đó tập trung phân tích mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các chủ đề nội dung làm cơ sở cho điều chỉnh nội dung dạy học của CT môn Đạo đức lớp 5 hiện hành; lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học; phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS đáp ứng yêu cầu CT mới. b) Biết cách lập ma trận tổng thể đối chiếu quan hệ giữa: các chủ đề nội dung; yêu cầu cần đạt; các chỉ báo phẩm chất, năng lực; phương pháp dạy học; kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức lớp 5 trong CT mới làm cơ sở điều chỉnh nội dung dạy học CT môn Đạo đức lớp 5 hiện hành. c) Vận dụng được hiểu biết về cơ sở lý thuyết, nguyên tắc về dạy học phát triển năng lực để dạy học môn Đạo đức lớp 5 CT hiện hành đáp ứng yêu cầu của CT mới. d) Vận dụng được mô hình cấu trúc bài học và các tiêu chí đánh giá bài học phát triển phẩm chất, năng lực HS để thiết kế bài học ứng với các chủ đề nội dung của môn Đạo đức lớp 5 CT hiện hành. III. NỘI DUNG NỘI DUNG 1 Rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học Đạo đức lớp 5 hiện hành theo Chương trình Đạo đức lớp 5 mới Hoạt động 1: Phân tích, so sánh giữa cấu trúc, nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 5 mới với chương trình Đạo đức hiện hành. Mục tiêu hoạt động: HV phân tích, so sánh được giữa cấu trúc, mạch nội dung và các nội dung của Chương trình Đạo đức lớp 5 mới với các chủ đề nội dung của Chương trình môn Đạo đức hiện hành. Thông tin cơ bản: 1) Về cấu trúc và các mạch nội dung của chương trình Đạo đức mới và chương trình Đạo đức hiện hành. - Chương trình Đạo đức trong Chương trình GDPT mới gồm các lĩnh vực: giáo dục đạo đức, giáo dục KNS, giáo dục pháp luật, giáo dục kinh tế. Các nội dung trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, lại được cấu trúc thành các mạch theo 5 phẩm chất chủ yếu, đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Chương trình Đạo đức hiện hành gồm các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật. Các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật trong chương trình được cấu trúc thành các mạch nội dung theo năm mối quan hệ của HS với bản thân, với người khác, với công việc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại và với môi trường tự nhiên. Tuy trong chương trình Đạo đức hiện hành không đề cập đến nội dung giáo dục KNS và giáo dục pháp luật nhưng những nội dung này cũng đã được tích hợp vào các bài trong chương trình. 2) Chương trình môn Đạo đức lớp 5 mới ( CT năm 2018) Chương trình mới (2018) Mạch nội dung Nội dung lớp 5 GD ĐẠO ĐỨC Yêu nước Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước Nhân ái Tôn trọng sự khác biệt của người khác Chăm chỉ Vượt qua khó khăn Trung thực Bảo vệ cái đúng, cái tốt Trách nhiệm Bảo vệ môi trường sống GD KỸ NĂNG SỐNG KN nhận thức, quản lí bản thân Lập kế hoạch cá nhân KN tự bảo vệ Phòng, tránh xâm hại GD KINH TẾ HĐ tiêu dung Sử dụng tiền hợp lí GD PHÁP LUẬT Chuẩn mực hành vi pháp luật 3) Nội dung Chương trình môn Đạo đức lớp 1 – lớp 5 hiện hành (CT 2006) Chương trình hiện hành (2006) Mạch nội dung Nội dung các lớp Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Quan hệ với bản thân Em là HS lớp 1 Học tập, sinh hoạt đúng giờ Tự làm lấy việc của mình Trung thực trong học tập Em là HS lớp 5 Gọn gàng, sạch sẽ Biết nhận lỗi và sửa lỗi Biết bày tỏ ý kiến Có trách nhiệm về việc làm của mình Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập Gọn gàng, ngăn nắp Tiết kiệm tiền của Tiết kiệm thời giờ Quan hệ với người khác Gia đình em Trả lại của rơi Giữ lời hứa Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ Nhớ ơn tổ tiên Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ Quan tâm, giúp đỡ bạn Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em Biết ơn thầy giáo, cô giáo Tình bạn Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo Biết nói lời yêu cầu, đề nghị Chia sẻ vui buồn cùng bạn Kính trọng, biết ơn người lao động Kính già, yêu trẻ Em và các bạn Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng Lịch sự với mọi người Tôn trọng phụ nữ Cảm ơn và xin lỗi Lịch sự khi đến nhà người khác Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác Hợp tác với những người xung quanh Chào hỏi và tạm biệt Giúp đỡ người khuyết tật Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế Tôn trọng khách nước ngoài Tôn trọng đám tang Quan hệ với công việc Đi học đều và đúng giờ Chăm làm việc nhà Tích cực tham gia việc lớp, việc trường Vượt khó trong học tập Có chí thì nên Trật tự trong trường học Chăm chỉ học tập Yêu lao động Giữ gìn trường lớp sạch đẹp Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại Nghiêm trang khi chào cờ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng Kính yêu Bác Hồ Giữ gìn các công trình công cộng Em yêu Tổ quốc Việt Nam Đi bộ đúng quy định Biết ơn thương binh, liệt sĩ Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo Em yêu quê hương Tôn trọng Luật Giao thông UBND xã (phường) em Em yêu hòa bình Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc Quan hệ với môi trường tự nhiên Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng Bảo vệ loài vật có ích Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Bảo vệ môi trường Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Chăm sóc cây trồng, vật nuôi Nhiệm vụ : 1) Hãy nghiên cứu, so sánh giữa cấu trúc, các mạch nội dung, cách tiếp cận trong xây dựng các mạch nội dung của Chương trình Đạo đức mới 2018 với cấu trúc, các mạch nội dung, cách tiếp cận trong xây dựng các mạch nội dung của Chương trình Đạo đức hiện hành. 2) So sánh nội dung môn Đạo đức lớp 5 theo chương trình mới với nội dung chương trình Đạo đức lớp 1 – lớp 5 hiện hành và cho biết: - Những chủ đề nào của Đạo đức lớp 5 theo Chương trình mới là hoàn toàn chưa có, cần bổ sung vào trong Chương trình Đạo đức hiện hành? - Những bài nào, ở lớp nào của Chương trình Đạo đức hiện hành (từ lớp 1 – lớp 5) có liên quan đến các chủ đề của Chương trình môn Đạo đức lớp 5 mới? - Những bài nào của Chương trình Đạo đức lớp 5 hiện hành mặc dù không liên quan đến các chủ đề nội dung của Chương trình Đạo đức lớp 5 mới nhưng vẫn nên giữ lại vì phù hợp với yêu cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của Chương trình Đạo đức mới? - Những bài nào của Chương trình Đạo đức lớp 5 hiện hành đã được giảm tải theo hướng dẫn trước đây của Bộ GD&ĐT? - Những bài nào của Chương trình Đạo đức lớp 5 hiện hành còn thiên về lý thuyết, ít tính thực hành và vận dụng thực tiễn, chưa thể hiện rõ được yêu cầu phát triển năng lực của Chương trình mới, do vậy nên tích hợp vào các bài khác trong chương trình? Hoạt động 2: Phân tích, so sánh giữa yêu cầu cần đạt của các chủ đề nội dung môn Đạo đức lớp 5 mới với yêu cầu cần đạt của các chủ đề nội dung có liên quan của chương trình Đạo đức hiện hành. Mục tiêu hoạt động: HV phân tích, so sánh được các yêu cầu cần đạt (chuẩn đầu ra) của CT môn Đạo đức lớp 5 trong Chương trình mới với chuẩn kiến thức, kĩ năng của các bài có liên quan trong Chương trình môn Đạo đức lớp 1- lớp 5 hiện hành. Thông tin cơ bản: 1) Yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù của môn Đạo đức cấp Tiểu học theo chương trình mới 2018. Năng lực đặc thù Năng lực thành phần Yêu cầu cần đạt NL điều chỉnh hành vi Nhận thức chuẩn mực hành vi – Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. –Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. – Nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác – Nhận xét được tính chất đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt. – Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. – Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác. Điều chỉnh hành vi – Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn; không dựa dẫm, ý lại người khác. – Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. – Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. – Bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lí. NL phát triển bản thân Tự nhận thức bản thân Nhận biết được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo chỉ dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân. Lập kế hoạch phát triển bản thân – Nêu được các loại kế hoạch cá nhân, sự cần thiết phải lập kế hoạch cá nhân, cách lập kế hoạch cá nhân. – Lập được kế hoạch cá nhân của bản thân. Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân – Thực hiện được các công việc của bản thân trong học tập và sinh hoạt theo kế hoạch đã đề ra với sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân. – Có ý thức học hỏi thầy giáo, cô giáo, bạn bè, người khác và học tập, làm theo những gương tốt để hoàn thiện, phát triển bản thân. NL tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội – Bước đầu nhận biết được một số khái niệm cơ bản về xã hội và quan sát xã hội như: cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, tốt – xấu... – Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử trong đời sống hằng ngày với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và người thân. – Nhận biết được vai trò của tiền; sự cần thiết phải bảo quản, tiết kiệm, sử dụng hợp lí tiền. Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội – Bước đầu nêu được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề đơn giản, phù hợp với lứa tuổivề đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. – Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt. – Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn. – Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức. 2) Yêu cầu cần đạt của các chủ đề nội dung môn Đạo đức lớp 5 mới Chương trình mới (2018) lớp 5 Chủ đề: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước Yêu cầu cần đạt: – Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. – Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. – Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. Chủ đề: Tôn trọng sự khác biệt của người khác Yêu cầu cần đạt: – Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc ) của người khác. – Biết vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. – Thể hiện được bằng lời nói và hành động thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác. – Không đồng tình với những hành vi phân biệt đối xử vì sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc . Chủ đề: Vượt qua khó khăn Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được những khó khăn cần phải vượt qua trong học tập và trong cuộc sống. – Kể được một số biểu hiện của vượt qua khó khăn. – Biết vì sao phải vượt qua khó khăn. – Biết vượt qua một số khó khăn của bản thân trong học tập và sinh hoạt. – Quý trọng gương vượt khó trong học tập và cuộc sống. Chủ đề: Bảo vệ cái đúng, cái tốt Yêu cầu cần đạt: – Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ. – Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. –Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt. – Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt. Chủ đề: Bảo vệ môi trường sống Yêu cầu cần đạt: – Nêu được các loại môi trường sống. – Biết vì sao phải bảo vệ môi trường sống. – Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. – Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường; nhắc nhở người thân, bạn bè bảo vệ môi trường sống. Chủ đề: Lập kế hoạch cá nhân Yêu cầu cần đạt: – Nêu được các loại kế hoạch cá nhân. – Biết vì sao phải lập kế hoạch cá nhân. – Biết cách lập kế hoạch cá nhân và lập được kế hoạch cá nhân để thực hiện các công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống. Chủ đề: Phòng, tránh xâm hại Yêu cầu cần đạt: – Nêu được một số biểu hiện xâm hại. – Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại. – Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em. – Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại. Chủ đề: Sử dụng tiền hợp lí Yêu cầu cần đạt: – Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. – Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí. – Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. – Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí. – Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí. Nhiệm vụ: 1) Dựa trên kết quả Hoạt động 1 và thông tin cơ bản đã được cung cấp ở trên, hãy điền nội dung và chuẩn kiến thức, kĩ năng các chủ đề nội dung của Chương trình Đạo đức hiện hành có liên quan đến các chủ đề nội dung của Chương trình Đạo đức lớp 5 mới vào bảng theo mẫu sau: Chương trình lớp 5 mới (1) Chương trình lớp 5 hiện hành (2) Nhận xét (3) Chủ đề: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước Yêu cầu cần đạt: – Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. – Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. – Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. Ví dụ: Lớp 3, Bài 1. Kính yêu Bác Hồ Yêu cầu cần đạt: - Nêu được công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Lớp 3, Bài 8. Biết ơn thương binh, liệt sĩ Yêu cầu cần đạt: - Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước. - Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Chủ đề: Tôn trọng sự khác biệt của người khác Yêu cầu cần đạt: – Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc ) của người khác. – Biết vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. – Thể hiện được bằng lời nói và hành động thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác. – Không đồng tình với những hành vi phân biệt đối xử vì sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc . Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Chủ đề: Vượt qua khó khăn Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được những khó khăn cần phải vượt qua trong học tập và trong cuộc sống. – Kể được một số biểu hiện của vượt qua khó khăn. – Biết vì sao phải vượt qua khó khăn. – Biết vượt qua một số khó khăn của bản thân trong học tập và sinh hoạt. – Quý trọng gương vượt khó trong học tập và cuộc sống. Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Chủ đề: Bảo vệ cái đúng, cái tốt Yêu cầu cần đạt: – Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ. – Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. –Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt. – Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt. Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Chủ đề: Bảo vệ môi trường sống Yêu cầu cần đạt: – Nêu được các loại môi trường sống. – Biết vì sao phải bảo vệ môi trường sống. – Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. – Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường; nhắc nhở người thân, bạn bè bảo vệ môi trường sống. Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Chủ đề: Lập kế hoạch cá nhân Yêu cầu cần đạt: – Nêu được các loại kế hoạch cá nhân. – Biết vì sao phải lập kế hoạch cá nhân. – Biết cách lập kế hoạch cá nhân và lập được kế hoạch cá nhân để thực hiện các công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống. Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Chủ đề: Phòng, tránh xâm hại Yêu cầu cần đạt: – Nêu được một số biểu hiện xâm hại. – Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại. – Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em. – Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại. Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Chủ đề: Sử dụng tiền hợp lí Yêu cầu cần đạt: – Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. – Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí. – Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. – Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí. – Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí. Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - Lớp , Bài Yêu cầu cần đạt: - - 2) Dựa vào bảng đã lập, hãy so sánh yêu cầu cần đạt của các chủ đề môn Đạo đức lớp 5 mới với chuẩn kiến thức, kĩ năng các chủ đề Đạo đức tương ứng của Chương trình hiện hành và xác định: - Những chủ đề nào của môn Đạo đức lớp 5 mới mà yêu cầu cần đạt đã được chuyển tải đầy đủ (hoặc về cơ bản là đầy đủ) qua các bài Đạo đức của Chương trình hiện hành? - Những chủ đề nào của môn Đạo đức lớp 5 mới mà yêu cầu cần đạt mới chỉ được chuyển tải một phần qua Chương trình Đạo đức hiện hành? - Những chủ đề nào của môn Đạo đức lớp 5 mới mà yêu cầu cần đạt hoàn toàn chưa được chuyển tải qua Chương trình Đạo đức hiện hành? 3) Ghi kết quả so sánh vào cột (3) của bảng trên Hoạt động 3: Điều chỉnh nội dung dạy học môn Đạo đức lớp 5 hiện hành theo yêu cầu của Chương trình mới Mục tiêu hoạt động: GV điều chỉnh được nội dung dạy học môn Đạo đức lớp 5 hiện hành theo yêu cầu của Chương trình mới và giải thích được lí do. Thông tin cơ bản: 1) Định hướng điều chỉnh: Dựa trên kết quả phân tích, so sánh cấu trúc, nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình Đạo đức lớp 5 mới với Chương trình Đạo đức hiện hành, việc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 5 hiện hành cần được thực hiện theo những định hướng sau: - Giữ nguyên cấu trúc các mạch nội dung trong CT, SGK môn Đạo đức lớp 5 hiện hành. - Sử dụng được SGK môn Đạo đức lớp 5 hiện hành để tạo thuận lợi cho GV thực hiện. - Đảm bảo thời lượng 35 tiết/năm theo quy định của CT môn Đạo đức hiện hành. - Lược bỏ những bài của chương trình môn Đạo đức lớp 5 hiện hành đã giảm tải theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trước đây, đó là bài Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. - Tích hợp những bài trong chương trình lớp 5 hiện hành có nội dung nặng về lý thuyết, ít tính thực hành, vận dụng thực tiễn như các bài: Em lả HS lớp Năm, Nhớ ơn tổ tiên vào các bài có liên quan trong chương trình. - Bổ sung thêm những chủ đề nội dung, những yêu cầu cần đạt mà chương trình hiện hành hoàn toàn chưa có như: + Chủ đề Bảo vệ cái đúng, cái tốt. + Chủ đề Phòng, tránh xâm hại - Riêng chủ đề Lập kế hoạch cá nhân, tuy chưa có trong chương trình Đạo đức các lớp hiện hành nhưng không cần thiết phải thêm một chủ đề mới vào chương trình lớp 5 hiện hành mà có thể tích hợp vào trong quá trình dạy học một số bài Đạo đức khác thông qua việc yêu cầu HS lập kế hoạch dự án hoặc kế hoạch hành động cá nhân để thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức. - Bổ sung thêm một số đơn vị kiến thức, yêu cầu cần đạt còn thiếu so với chương trình lớp 5 mới vào các bài có liên quan của chương trình lớp 5 hiện hành, để đảm bảo phát triển cho HS những năng lực chung và năng lực đặc thù theo yêu cầu của môn Đạo đức lớp 5 mới. 2) Điều chỉnh cụ thể: Tên bài dạy Cách thức điều chỉnh Ghi chú Em là HS lớp năm Tích hợp vào bài Có trách nhiệm về việc làm của mình Có trách nhiệm về việc làm của mình Ngoài nội dung, yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình lớp 5 hiện hành, cần bổ sung thêm: - yêu cầu cần đạt về lập kế hoạch cá nhân để thực hiện nhiệm vụ của mình. - yêu cầu cần đạt của bài Em là HS lớp 5 Bài trong chương trình lớp 5 hiện hành, có bổ sung thêm YCCĐ Có chí thì nên Ngoài nội dung, yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình lớp 5 hiện hành, cần bổ sung thêm yêu cầu cần đạt về: - Vượt qua khó khăn trong cuộc sống. - Lập được kế hoạch để thực hiện mục tiêu trong một ngày/một tuần/một tháng/một năm của bản thân. Bài trong chương trình lớp 5 hiện hành, có bổ sung thêm YCCĐ của 2 chủ đề có liên quan trong chương trình mới Sử dụng tiền hợp lí Chủ đề mới. Tuy nhiên khi dạy cần: – Bổ sung yêu cầu lập kế hoạch sử dụng tiền hợp lí. - Khai thác nội dung “tiết kiệm tiền của” mà HS đã được học ở lớp 4. Bài mới được bổ sung Phòng tránh xâm hại Chủ đề mới. Tuy nhiên khi dạy cần liên hệ với những kiến thức, kĩ năng HS đã được học ở môn Khoa học lớp 5. Hoặc có thể xây dựng nội dung này thành một chủ đề liên môn Đạo đức – Khoa học Bài mới được bổ sung. Nhớ ơn tổ tiên Tích hợp vào bài “Kính già, yêu trẻ” Tình bạn Ngoài nội dung, yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình lớp 5 hiện hành, cần nhấn mạnh thêm yêu cầu cần đạt về tôn trọng sự khác biệt trong tình bạn, cụ thể là: tôn trọng, không phân biệt đối xử với bạn khác giới, bạn khuyết tật, bạn nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn khác, bạn người dân tộc khác Bài trong chương trình lớp 5 hiện hành, có bổ sung thêm YCCĐ của chủ đề Tôn trọng sự khác biệt của chương trình lớp 5 mới Kính già, yêu trẻ Ngoài nội dung, yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình lớp 5 hiện hành, cần: - Nhấn mạnh thêm yêu cầu cần đạt về tôn trọng sự khác biệt về lứa tuổi - Liên hệ, bổ sung thêm nội dung
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_dieu_chinh_noi_dung_va_phuong_phap_day_ho.docx