Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh Lớp 4 lồng ghép dạng Movers - Cambridge - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Thanh Hương

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh Lớp 4 lồng ghép dạng Movers - Cambridge - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Thanh Hương

Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta trong thời đại công nghiệp hóa-hiện đại hóa đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh. Đất nước ta ngày càng phát triển đỏi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi, những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin. Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học nó mang một nội dung cụ thể nhằm hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện. Đối với bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình Tiếng Anh vào dạy ở cấp tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà phát triển cho các em sau này.

 Hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong các trường phổ thông. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.

 Tại trường tiểu học Triệu Thị Trinh, đối với học sinh lớp 4 các em bước đầu làm quen với nội dung Movers, chương trình tiếng Anh Cambridge nên các em còn hạn chế trong cách giao tiếp dù các em vẫn hiểu bài nắm được cấu trúc câu nhưng muốn diễn đạt ý còn ngại ngùng, lúng túng khi nói.

 Để đáp ứng được yêu cầu học sinh phải sử dụng được dữ liệu đã học vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả tại trường Triệu Thị Trinh. Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và tích lũy kinh nghiệm của bản thân, tôi đã vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 4 nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp lồng ghép chương trình Movers của Cambridge.

 

docx 27 trang cuongth97 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh Lớp 4 lồng ghép dạng Movers - Cambridge - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỆU THỊ TRINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 4 LỒNG GHÉP 
DẠNG MOVERS - CAMBRIDGE
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Thanh Hương
Năm học: 2020-2021
Mục lục:	
Đề tài: Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 4 lồng ghép dạng Movers - Cambridge.
Đặt vấn đề: 	3	
Cơ sở khoa học: 	4
2.1. Cơ sở lý luận:	4
2.2. Cơ sở thực tiễn:	4
Thuận lợi và khó khăn: 	5
3.1. Thuận lợi: 	5
3.2. Khó khăn: 	5
Nội dung nghiên cứu: 	6
 Các loại hình rèn luyện thường được luyện tập cho việc phát triển kỹ năng nói 	6
4.1. Dạng ‘Yes/No questions’ (Câu hỏi ‘có/không’ để đoán thông tin)	6
4.2 Dạng ‘Ask and Answer the questions’ (Đặt câu hỏi và trả lời)
	9
 Dạng ‘Suggestions questions with How’ (Câu hỏi gợi ý với How) .......................................................................................................................9
Các bước luyện nói cho học sinh:	11
Các yếu tố cần rèn luyện thêm để giúp học sinh nói tốt hơn: 
	17
6.1 Rèn luyện cách phát âm cho học sinh: 	17
6.2. Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh
	18
 6.3 Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu:	19
6.4. Các hoạt động nói bổ trợ nhằm thu hút, khuyến khích học sinh rèn kỹ năng nói:	20	
6.4.1. Information gap: 	20
6.4.2. Role play:	20
6.4.3. Story telling:	21
6.4.4. Interview and Survey:	21
6.4.5. Speaking Cards:	21
	6.5 Các phương pháp khuyến khích học sinh tự tin khi nói tiếng Anh trước lớp đông: 	22
	6.5.1. Tạo môi trường nói thoải mái	22
	6.5.2. Không sửa lỗi khi học sinh đang nói	22
 VII. Kết quả: 	23
Kết luận: 	24
Đề tài: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 4 LỒNG GHÉP DẠNG MOVERS - CAMBRIDGE.
I. Đặt vấn đề: 
	Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta trong thời đại công nghiệp hóa-hiện đại hóa đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh. Đất nước ta ngày càng phát triển đỏi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi, những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin. Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học nó mang một nội dung cụ thể nhằm hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện. Đối với bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình Tiếng Anh vào dạy ở cấp tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà phát triển cho các em sau này.
	Hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong các trường phổ thông. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. 
	Tại trường tiểu học Triệu Thị Trinh, đối với học sinh lớp 4 các em bước đầu làm quen với nội dung Movers, chương trình tiếng Anh Cambridge nên các em còn hạn chế trong cách giao tiếp dù các em vẫn hiểu bài nắm được cấu trúc câu nhưng muốn diễn đạt ý còn ngại ngùng, lúng túng khi nói. 
	Để đáp ứng được yêu cầu học sinh phải sử dụng được dữ liệu đã học vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả tại trường Triệu Thị Trinh. Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và tích lũy kinh nghiệm của bản thân, tôi đã vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 4 nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp lồng ghép chương trình Movers của Cambridge.
II. Cơ sở khoa học
	2.1. Cơ sở lý luận:
	Ngày nay việc học ngoại ngữ rất phong phú và đa dạng, song bất kỳ đối tượng và hình thức nào thì việc học tiếng Anh cũng thực hiện được theo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong mỗi đơn vị bài học cụ thể thì 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều phải được rèn luyện phát triển song song nhau, nhằm mục đích giúp học sinh nói tiếng Anh tốt hơn; đặc biệt là kỹ năng nói. Và học sinh có đủ tự tin nói Tiếng Anh trong đời sống hằng ngày không? Câu hỏi này chắc chắn giáo viên nào cũng luôn đặt trong đầu và tìm tòi nghiên cứu câu trả lời cho phù hợp và mục đích cuối cùng của người học cũng như người dạy là tiến tới khả năng giao tiếp tốt.
	2.2 Cơ sở thực tiễn:
 	Hiện nay sử dụng tiếng Anh giao tiếp là hết sức quan trọng và cần thiết. Cũng như đứa trẻ khi biết đọc, biết viết thì phải nói trước tiên. “Nói” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất.
	Học sinh ở trường của tôi về bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cần phải rèn luyện nhiều hơn để đạt chuẩn theo dạng Cambridge. Các em học sinh hầu như rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học, chủ yếu các em sử dụng tiếng Việt trong lớp, trong giờ học tiếng Anh do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai và giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi em học sinh. Cách tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục những hạn chế trên. Thực hiện nguyên tắc trong mỗi giờ học ngoại ngữ: Ôn cũ - luyện mới.
	Thông qua thực hành nói, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự hạn chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học còn hạn chế.
III. Thực trạng
 	3.1 Thuận lợi:
Học sinh tiểu học với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt
động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động. Học sinh luôn được phụ huynh học sinh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập.
	Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các
buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề.
	Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp.
	Nhà trường, nhất là ban giám hiệu luôn quan tâm tới cơ sở vật chất như là ban giám hiệu luôn đầu tư vào các phòng học chức năng tiếng Anh tại trường: 
	+ Phòng học Stem với máy chiếu - màn hình LCD hiện đại để giáo viên và học sinh có thể chạm vào màn hình khi giảng bài. Hệ thống âm thanh hiện đại. Bàn ghế thiết kế phù hợp để các em học sinh học theo nhóm. 
	+ Phòng học toán khoa tích hợp với máy chiếu, hệ thống âm thanh, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
	+ Phòng học máy lạnh, mát, sạch, đẹp.
	Học sinh được làm quen với công nghệ thông tin, các em sớm được
tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ
đây.
	Học sinh thích và phấn khởi được học ngoại ngữ, tiếng Anh. Các em thích được nói tiếng nước ngoài - tiếng Anh. 
 	3.2 Khó khăn:
	Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học sinh tiểu học,
đặc biệt là đối với học sinh lớp 4. Hơn nữa đối với học sinh mọi điều kiện
tiếp xúc và gần gũi thực tế xung quanh còn hạn chế. Ở lứa tuổi này, một
vài em học sinh vẫn còn phát âm Tiếng Việt chưa được chuẩn như nói ngọng, nói vấp. Khi chuyển sang học tiếng Anh là 1 điều khó khăn cho các em khi phát âm nhất là trong kỹ năng nói. 
	Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ,
chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
	Một số em do mới làm quen với chương trình học tiếng Anh tăng cường của nhà trường. Đặc biệt chương trình Cambridge – kỹ năng nói. Do đó, các em còn nhiều bỡ ngỡ khi học kỹ năng nói nhất là làm quen các hình thức nói của Cambridge.
	Một số học sinh gặp vấn đề về tâm lý như là lo lắng, run sợ trước đám đông. Các em không muốn phát biểu và luyện tập. Do đó dẫn đến việc học kỹ năng nói còn hạn chế. 
	Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp
học dễ ồn ào mất trật tự. Giáo viên không bao quát hết được tất cả học sinh.
	Một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ luyện nói. 
 	Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh trong 1 tiết học. 
	Số tiết học tiếng Anh theo khung chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo còn hạn chế. Đối với lớp tiếng Anh tự chọn là 4 tiết/ tuần.
IV.Nội dung nghiên cứu:
	Trong quá trình hướng dẫn học sinh học, giáo viên quan sát chú ý xem
cách các em nói như thế nào, cái gì được và cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng bài học. Để giúp cho các em học sinh làm quen dần và luyện tập với kỹ năng nói tốt hơn trong Movers – Cambridge. Giáo viên nên thực hiện: 
Các loại hình rèn luyện thường được luyện tập cho việc phát triển kỹ năng nói trong Movers - Cambridge: 
	4.1. Dạng ‘Yes/No questions’ (Câu hỏi ‘có/không’ để đoán thông tin)
	֍ Dạng thức này có thể áp dụng khi dạy sách Movers - phần practice speaking. 
 Luyện cách kể 1 câu chuyện ngắn (short story)
+ Giáo viên cung cấp một số từ vựng mới cho học sinh: 
Ví dụ: giáo viên đưa ra dữ liệu về từ vựng mới
Puddles (n): vũng nước
People (pl.n): nhiều người
Take a shower (v): đi tắm vòi sen
	+ Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý để dẫn học sinh tới câu trả lời: Yes/No questions
Ví dụ: a. Is Fred playing soccer in the park?
 b. Is Fred playing alone?
Học sinh trả lời theo gợi ý của giáo viên: 
Yes, Fred is playing soccer in the park.
No, he is isn’t. He is playing with his friends.
	+ Sau khi quen dần với các câu trả lời theo gợi ý, học sinh sẽ tập nói những câu đơn theo câu chuyện:
Ví dụ: Fred is playing soccer in the park. He is playing with a lot of friends. He is taking a shower. 
	+ Dạng ‘Yes/No questions’ (Câu hỏi ‘có/không’ để đoán thông tin)
֍ Dạng thức này có thể áp dụng khi dạy sách Movers - phần practice speaking. Luyện nói về tìm 1 điểm khác biệt so với các điểm còn lại:
Ví dụ: - Giáo viên đưa ra các câu hỏi như sau:
Is lemon fruit?
Is pineapple fruit?
Is orange fruit?
Is book food?
Học sinh dựa vào các dạng câu hỏi của giáo viên và trả lời:
Yes, it is. (Yes, lemon is fruit)
Yes, it is. (Yes, pineapple is fruit)
Yes, it is. (Yes, orange is fruit)
No, it isn’t. (No, book isn’t fruit)
Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em học sinh cách nói thành câu hoàn chỉnh:
	Book is the odd-one-out because book is a school thing. Lemon and Pineapple and Orange are fruits.
Học sinh luyện tập 
	4.2 Dạng ‘Ask and Answer the questions’ (đặt câu hỏi và trả lời)
	+ Học sinh có thể tự thực hành theo cặp.
	+ Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời.
	+ Giáo viên gợi ý cho học sinh đặt câu hỏi Wh-questions: What, When, Where, Why ?
	Ví dụ: What is Fred doing?
	Fred is playing soccer.
	+ Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi : Các câu trả lời được tính
điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin
4.3. Dạng ‘Suggestions questions with How’ (Câu hỏi gợi ý với How)
 	֍ Dạng này có thể áp dụng cho phần tìm điểm khác nhau trong tranh (Find the differences)
	+ Giáo viên đưa ra gợi ý với câu hỏi với How:
Ví dụ: a. How many people are there in picture 1?
How is the table? Round or Square?
How is the weather like?
Học sinh sẽ tập trả lời theo gợi ý của giáo viên:
There are 2 people in picture 1: mom and one baby.
The table is round in picture 1 and it is square in picture two. (there is a difference)
The weather is sunny.
	+ Giáo viên chỉ ra điểm khác biệt cho học sinh và thông qua ví dụ trên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhìn hình và nói lên điểm khác biệt của hai bức tranh trên.
	+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nói thành câu hoàn chỉnh: 
In picture 1, the table is round but In picture 2, the table is square.
	+ Học sinh luyện tập.
V. Các bước luyện nói cho học sinh:
	Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. Về cơ bản trong quá trình luyện nói phải tuân thủ theo các qui trình sau: 
	a) Chuẩn bị nói (Pre-Speaking)
Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới, ngữ pháp mới. Ở hoạt động này học
sinh nghe hoặc viết, giáo viên giới thiệu mẫu câu. Hoạt động nói của học sinh chủ yếu là trả lời câu hỏi.
 Đối với dạng ‘Find the differences’
	Qua hai hình ảnh khác nhau như trên, thầy/cô sẽ giới thiệu cho các em bằng cách đặt các câu hỏi:
Qua các hình ảnh trên, các em có thể nhìn thấy người hay các đồ vật nào?
Học sinh bắt đầu hình thành trong đầu các từ vựng đơn giản như là: bananas, truck toy, the baby, mommy, table, chair, star, moon, cupboard, window, clothes, round, square 
Thầy/Cô đưa ra một ví dụ mẫu. Thông qua đó, thầy/cô ngầm hướng dẫn các em học sinh điểm ngữ pháp mà các em có thể sử dụng trong lúc các em nói về các mẫu câu này. 
	+ Ví dụ, thầy/cô sẽ hướng dẫn các em học sinh vận dụng thì hiện tại tiếp diễn: 
	S + be + V-ing
 The baby in green T-shirt is crawling on the floor. 
	+ Ví dụ, thầy/cô có thể thông qua kỹ năng nói dạng tìm điểm khác nhau để giới thiệu cấu trúc: 
	There is + singular noun
	There are + plural nouns
There are some bananas on the table.
There is a red truck toy on the table.
Thầy/Cô có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý:
	+ Ví dụ: a. What is the baby doing?
 b. Is the baby crawling on the floor?
 c. What is mommy doing?
 d. What is she wearing?
 e. Is she holding a bottle of water? So, what is she holding in her hand?
	- Học sinh trả lời theo gợi ý của giáo viên tiếng Anh:
	a. What is the baby doing?
-- > Học sinh thường trả lời sai cấu trúc be + V-ing: The baby is crawl on the floor.
-- > Giáo viên sửa lại cho học sinh bằng cách lặp lại lần nữa với câu trả lời đúng cho học sinh: The baby is crawling on the floor.
b. Is the baby crawling on the floor?
-- > Học sinh thường trả lời: Yes hoặc No
-- > Giáo viên sửa lại cho học sinh bằng cách lặp lại câu trả lời đúng: Yes, he is / No, he isn’t.
b) Luyện nói có kiểm soát (Controlled Practice)
	Hoạt động này học sinh được luyện nói nhiều hơn giáo viên. Phần này
học sinh luyện tập theo nhóm, cá nhân dưới sự điều khiển của giáo viên và học sinh thấy tự tin hào hứng khi nói tạo cơ hội cho các em phát triển kỹ năng nói.
Đối với dạng ‘Find the differences’
Giáo viên có thể thiết kế nhiều hoạt động như:
	+ Hoạt động 1: học sinh nói theo cặp để tìm điểm khác nhau.
Học sinh thứ 1: In picture 1, the truck toy is on the chair.
Học sinh thứ 2: But in picture 2, the truck toy is on the floor
Sau đó, các em đổi vai cho nhau.
	+ Hoạt động 2: học sinh làm nhóm 4:
Các em có thể luyện tập với các bạn trong cùng nhóm 1 cách đa dạng. Sau khi các em nói với bạn thứ 1 trong nhóm, các em đổi qua luyện nói với bạn thứ 2, lần lượt tới bạn thứ 3, thứ 4 trong nhóm.
 	+ Hoạt động 3: học sinh làm nhóm hỗn hợp.
Các em có thể phối hợp những bạn nói tốt với những bạn nói yếu để cùng nhau luyện tập. Bạn nói tốt sẽ lắng nghe bạn nói còn yếu nói trước, sau đó, bạn nói tốt sẽ giúp sửa lại lỗi cho bạn nói yếu hơn.
	+ Hoạt động 4: Phỏng vấn
■ Trong hoạt động này, thầy cô sẽ chuẩn bị cho mỗi bạn một tờ giấy kẻ ô. Nhiệm vụ của mỗi bạn là đi đến các bạn khác trong lớp để phỏng vấn về hai hình có các điểm khác nhau đã cho và điền vào tờ giấy.
	+ VD: Học sinh A hỏi học sinh B: What is mom wearing?
 Học sinh B trả lời: She is wearing a pink T-shirt with a star on it.
Sau khi có được thông tin từ các bạn. Học sinh sẽ làm việc theo cặp, sử dụng những thông tin minh có được từ cuộc phỏng vấn để luyện tập nói về những điểm khác nhau giữa hai hình.
Đối với dạng ‘Telling story’
Hoạt động 1: học sinh làm nhóm 4. 
Giáo viên mời từng nhóm lên trước lớp và mỗi bạn nói về 1 hình của câu chuyện.
Học sinh 1: Fred is playing football with his friends at the park.
Học sinh 2: He is going back home and taking a shower. His clothes are very dirty. 
Học sinh 3: His mom is washing his dirty clothes for him.
Học sinh 4: He is riding a bike on the puddles on the path. His clothes are dirty again.
Đối với hoạt động này, giáo viên lắng nghe từng học sinh nói và có thể ghi nhận lại lỗi sai mà các từng học sinh mắc phải. Sau khi các em nói xong, giáo viên sẽ nói ra lỗi của từng học sinh và giúp các em sửa lại cho đúng. 
■ Hoạt động 2: treo tranh tường
	Giáo viên đặt hình xung quanh lớp học, học sinh có thể đi xung quanh lớp học và nhìn nhiều hình để tập nói, học sinh có thể trao đổi với nhiều học sinh khác.
■ Hoạt động 3: kể chuyện mở rộng 
Hoạt động này phù hợp cho cá nhân lẫn teamwork, giúp học trò động não & sáng tạo ra câu chuyện của riêng mình. 
Từng nhóm hoặc từng bạn sẽ ngồi suy nghĩ để viết ra một câu chuyện theo chủ đề đó bằng chính giọng văn của mình, có thể kết hợp với vẽ tranh cho sinh động. 
VD: Describe your favorite dish (mô tả một bữa ăn yêu thích của em)
My favorite dish is pizza. I often eat pizza with my family at the weekend. I like eating seafood pizza. It is very delicious.
Trong khi các bạn viết, thầy cô đi vòng quanh để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, chỉ phát âm, rồi cho các bạn lên kể lại cho cả lớp nghe.
■ Hoạt động 4: Đóng vai (Role play):
Nhập vai & giả lập tình huống là một trong những hoạt động hiệu quả nhất để giúp học trò rèn luyện kỹ năng nói. 
Để chuẩn bị cho hoạt động Role play, thầy cô cần chuẩn bị sẵn tình huống, kết hợp luyện tập các mẫu câu cần thiết. Sau đó “dàn cảnh” để học trò vào vai và nói với nhau. Ngữ cảnh càng rõ ràng, thực tế bao nhiêu, học trò sẽ càng hào hứng tham gia bấy nhiêu vì chính các em được trải nghiệm. Kỹ năng nói sẽ được cải thiện nhiều.
Ví dụ: Học sinh A: vai Fred
 Học sinh B: vai mẹ của Fred.
Thầy/Cô sẽ mời hai bạn lên trước lớp, đóng vai và kể chuyện theo hình cho cả lớp cùng nghe.
Đối với dạng ‘One-out-out’
Hoạt động: tìm điểm 1 khác biệt trong 4 tranh treo trên tường.
	Giáo viên đặt các dãy tranh khác nhau trên tường. Giáo viên cho học sinh đi vòng quan sát được nhiều tranh treo và tìm được nhiều hình khác biệt trong các dãy tranh treo đó. Học sinh có thể đi xung quanh lớp học và nhìn nhiều hình để tập nói, học sinh có thể trao đổi với nhiều học sinh khác.
c) Luyện nói tự do (Free Practice/ Production)
	Giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa được
học với những ngôn ngữ riêng của mình không cần sự hỗ trợ của giáo viên.
Những hoạt động của phần này thường là trò chơi, đóng vai. Phần này
các em có thể sử dụng thêm những ngữ pháp hoặc vốn từ vựng mà các em
biết nhằm nâng cao kỹ năng nói cho các em. Giáo viên hỗ trợ khi học sinh cần. Phần này các em học sinh có thể luyện tập sau giờ học nói. 
Ví dụ: 
Student 1: My house is big. 
Student 2: I have 2 houses.
Student 3: Panda likes eating bamboo leaves.
Student 4: My cat is sleeping on the sofa.
Student 5: The helicopter is flying on the sky.
	- Với hoạt động này, giáo viên đi vòng lớp, vòng các nhóm, quan sát và lắng nghe các câu nói tự do của các em học sinh. Sau đó, giáo viên ghi chú lại những lỗi sai mà các em mắc phải trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói và gọi từng em học sinh sửa lại vào giờ học speaking. Giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật ‘peer correction’ – có nghĩa là học sinh nói theo cặp, bạn nói tốt hơn với bạn nói chưa tốt hoặc làn việc theo nhóm mà trong đó, giáo viên chỉ định hoặc các bạn học sinh chọn ra 1 nhóm trưởng, nhằm để có thể quan sát lắng nghe và sửa lỗi cho bạn còn lại hoặc các bạn trong cùng 1 nhóm.
VI. Các yếu tố và biện pháp cần rèn luyện thêm để giúp học sinh nói tốt hơn: 
	6.1 Rèn luyện cách phát âm cho học sinh
	Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội
dung mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. 
	Vì vậy khi giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe-nói. Tất nhiên không thể chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng để có một kết quả phát âm chuẩn xác nhất thi chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa của người bản địa. Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. 
	Bởi lẽ, các em mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này.
	Cần chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối như: bag /bæg/, book/buk/ 
	Tập cho học sinh có thói quen đọc nối.
Ví dụ : 
stand-up /’stænd^p/
look-at/lukæt/
It’s a pencil. /itsəpensl/
It is a desk. /itizədesk/
	Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm
trong việc nhấn mạnh đuôi số nhiều :
+ Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/
Ví dụ : cassettes, books, ....
+ Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/,
/g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/.
Ví dụ : crayons, tables, markers ...
+ Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm như :
/z/, /s/, /ʤ/, / tʃ /, / ʃ /, /ʓ/
Ví dụ : pencil cases, oranges, nurses...
	6.2. Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh
	Đầu năm học, đối với học sinh lớp 4 - các em chưa có vốn từ vựng nếu có thì rất hạn chế dù vậy nhưng giáo viên vẫn tăng cường nói Tiếng Anh trên lớp, thường thường là các câu mệnh lệnh đơn giản, áp dụng các câu mệnh lệnh trong phần ôn tập đầu năm trong các loại sách Family and Friends Special Edition 1, Family and Friends Special Edition 2, Family and Friends Special 3 và sách Starters theo khung tham chiếu Châu Âu – Cambridge.
	Những câu hỏi theo bài học kết hợp với động tác, điệu bộ. Nhìn chung,
lúc đầu học sinh còn ngơ ngác nhưng dần dần qua các tiết các em cũng đều
hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của giáo viên. Sau khi các em đã học được
mẫu câu mới thì chúng ta nên sử dụng thường xuyên trương lớp học để các
em có điều kiện phản xạ tốt như những câu hỏi về bản thân What’s your
name ? , How are you ? ; những câu hỏi về đồ vật, sử dụng các đồ vật thật có trong lớp học (bàn, ghế, thước, vở... ) như các mẫu câu : 
	What’s this? 
	What are these?
	Tập cho học sinh không nên hiểu ngầm Tiếng Việt rồi mới dịch sang
Tiếng Anh.
 6.3 Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu:
	Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng
nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là
hồn của câu.
	*Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống
thấp ở trong các trường hợp sau:
- Dùng trong câu chào hỏi:
Good morning! ↓
- Dùng trong câu đề nghị:
Come here! ↓
- Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which,
what, when, where, why, và how):
What are these? ↓
- Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh: 
Open your book ↓
*Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở
trong các trường hợp sau:
- Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “có không”
Is this a book ?↑
- Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi:
You are Richard? 
6.4. Các hoạt động nói bổ trợ nhằm thu hút, khuyến khích học sinh rèn kỹ năng nói:
6.4.1. Information gap: 
Đây là hoạt động thực hiện theo cặp (pairwork), giúp học trò luyện tập tương tác để hỗ trợ và trao đổi thông tin với nhau. 
Với mỗi cặp, thầy cô phát cho mỗi bạn 1 đoạn script, tuy nhiên script của cả hai bạn sẽ đều thiếu thông tin: bạn A có thông tin của bạn B, và bạn B có thông tin của bạn A. Cả hai sẽ ngồi hỏi và trả lời để hoàn tất script của mình.
VD: Bạn A: There is a young woman named Sophie. Her job is a 
 Bạn B: There is a . Her job is an engineer. 
Hoạt động này bắt buộc các bạn tham gia phải nỗ lực giao tiếp với nhau để hoàn tất. Giáo viên có thể cho thêm time-limit để tăng phần kịch tính.
6.4.2. Role play:
Nhập vai & giả lập tình huống là một trong những hoạt động hiệu quả nhất để giúp học trò rèn luyện kỹ năng speaking. 
Để chuẩn bị cho hoạt động Role play, thầy cô cần chuẩn bị sẵn tình huống, kết hợp luyện tập các mẫu câu cần thiết. Sau đó “dàn cảnh” để học trò vào vai và nói với nhau. Ngữ cảnh càng rõ ràng, thực tế bao nhiêu, học trò sẽ càng hào hứng tham gia bấy nhiêu vì chính các em được trải nghiệm. Kỹ năng nói sẽ được cải thiện nhiều.
Ví dụ:
+ Với tình huống “Job interview”, giáo viên cho các bạn mặc đồ lịch sự, gửi email mời đi, khi bắt đầu giao tiếp, giáo viên mời từng bạn vào ngồi phỏng vấn y như khi đi xin việc. 
+ Với tình huống “In the restaurant”, giáo viên cho các bạn xếp bàn ngồi giống trong nhà hàng, trên bàn có đồ ăn, nước uống, bật âm thanh có tiếng nói xì xào, nhạc nhè nhẹ giống trong nhà hàng, các bạn đóng vai Waiter- người phục vụ - sẽ đi vòng vòng nhận đơn của khách. GV có thể làm cho tình huống hay hơn bằng cách “quên mang tiền” để học sinh có thêm cơ hội giao tiếp tiếng Anh thực tiễn.
6.4.3. Story telling:
Hoạt động này phù hợp cho cá nhân lẫn teamwork, giúp học trò động não & sáng tạo ra câu chuyện của riêng mình. 
Thầy cô sẽ đưa ra chủ đề cho cả lớp, sau đó từng team hoặc từng bạn sẽ ngồi suy nghĩ để viết ra một câu chuyện theo chủ đề đó bằng chính giọng văn của mình, có thể kết hợp với vẽ tranh cho sinh động
Ví dụ: Describe your favorite dish (Mô tả về 1 món ăn yêu thích)
Trong khi các bạn viết, thầy cô đi vòng quanh để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, chỉ phát âm, rồi cho các bạn lên kể lại cho cả lớp nghe.
6.4.4. Interview and Survey:
Trong hoạt động này, thầy cô sẽ chuẩn bị cho mỗi bạn một tờ giấy kẻ ô. Nhiệm vụ của mỗi bạn là đi đến các bạn khác trong lớp để phỏng vấn với chủ đề của bài học hôm đó (Personal information – thông tin cá nhân, Hobbies – những sở thích ) và điền vào tờ giấy.
Kết thúc hoạt động, giáo viên sẽ mời từng bạn lên share lại mình đã phỏng vấn được những ai. 
6.4.5. Speaking Cards:
Hoạt động này dành cho nhóm 3-5 người. Thầy cô chuẩn bị sẵn các chủ đề và cho các bạn bốc thăm.
 VD: Your Daily routine, Your dream 
Học sinh bốc trúng chủ đề nào, sẽ nghĩ ra 3-5 câu hỏi để hỏi các bạn trong nhóm (lưu ý không xài câu hỏi Yes-No để bắt các bạn phải động não, thầy cô có thể gợi ý thêm các câu hỏi vui để lớp học thêm phần hấp dẫn)
VD: Topic là “Earning Money”, các câu hỏi là:
Is money important in your life? Why?
What is the easiest way of earning money?
What do you think about lottery? 
Sau đó các bạn sẽ lần lượt hỏi và trả lời với nhau. Giáo viên có thể kêu 1 bạn lên chia sẽ cho cả lớp về câu trả lời của thành viên trong nhóm.
6.5 Các phương pháp khuyến khích học sinh tự tin khi nói tiếng Anh trước lớp đông: 
6.5.1. Tạo môi trường nói thoải mái
Đôi khi rất khó để yêu cầu học sinh nói tiếng Anh trong khi ở nhà không sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Vì vậy, trong lớp, thầy cô nên khuyến khích học sinh giao tiếng bằng tiếng Anh và nhắc nhở các bạn không phán xét hay trêu chọc nhau. Thầy cô có thể ghi điểm cộng cho mỗi bạn để khuyến khích các em nói.
6.5.2. Không sửa lỗi khi học sinh đang nói
Giáo viên khi thấy học sinh phát âm sai từ tiếng Anh hoặc dùng sai thì lập tức ngắt lời, yêu cầu học sinh sửa lại. Cách này làm hạn chế niềm đam mê sử dụng ngôn ngữ, khiến học sinh tự ti khi giao tiếp bằng tiếng Anh vì sợ mắc lỗi.
Cách tốt là giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh bằng cách đặt những câu hỏi mở, tránh "Yes/No". Khi học sinh nói, hãy lắng nghe, đợi học sinh nói hết, không ngắt lời bất chợt để sửa.
Nếu muốn sửa lỗi của học sinh, giáo viên tránh dùng những cụm từ như "Con nói sai rồi...", "Con phải nói thế này...", hoặc "Từ này không nói như vậy...". Thay vào đó, giáo viên nên nói: "Con nghe thầy/cô nói nhé...", hoặc chỉ đơn giản là giáo viên nói lại những từ trẻ đã phát âm sai thành đúng. Khi nghe giáo viên phát âm khác mình, trẻ sẽ bắt chước theo và dần thay đổi – nói đúng hơn.
VII. KẾT QUẢ:
	Nhiều năm qua tôi đã áp dụng phương pháp thực hành nói như trên, tôi thấy kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học sôi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn.
Trước khi áp dụng các phương pháp vào thời điểm tháng 9 đầu năm học, thì ta được kết quả của kỹ năng nói như sau:
Sau khi thực hiện các phương pháp ta có được kết quả của kỹ năng nói như sau:
VIII. KẾT LUẬN:
	Với các loại hình bài tập và phương pháp thực hành nói như trên đã tạo
được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Làm cho học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Những học sinh còn hạn chế cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn. Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn.
	Với phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm” thì
phương pháp luyện tập nói như trên rất có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh.
	Trong quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
	- Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh;
giúp học sinh đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của các em để từ đó học sinh có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực.
	- Không gây áp lực học đối với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay
vào đó động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học.
	- Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm học sinh.
	- Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp;
yêu cầu quá thấp đối với học sinh khá, giỏi sẽ khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với học sinh còn hạn chế sẽ đánh mất sự tự tin của học sinh, làm giảm sút sự hứng thú của học sinh.
	- Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng
từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
	- Sưu tầm các phần mềm dạy học tiếng Anh, kết hợp rèn kỹ năng nghe nói-đọc-viết trong các tiết học.
	Trên đây là một vài phương pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học
sinh lớp 4 mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy trong những thời gian qua đã đem lại những hiệu quả nhất định. Do thời gian thực nghiệm còn ít, năng lực có hạn nên bài viết không trán

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_noi_cho_hoc_sinh_lop.docx