Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức cho học sinh Lớp 5

1.1. Cơ sở lí luận

Như chúng ta đã biết, hiện nay đất nước chúng ta đang ngày một phát

triển và đi lên. Và để xây dựng thành công một đất nước đi theo con đường xã

hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho nước nhà một nguồn nhân

lực dồi dào cả về số lượng và chất lượng. Nhận biết được tầm quan trọng của

vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo thực hiện “ Giáo dục là

quốc sách hàng đầu” cho sự phát triển của đất nước. Và giáo dục phải hướng

đến phát triển toàn diện cho học sinh đó là “ Dạy chữ, dạy người”. Trong đó

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các cấp nói chung, trong đó có giáo dục kĩ

năng sống cho học sinh Tiểu học là một vấn đề đang được mọi người quan

tâm nhiều.

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, giàu mơ

ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về

xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ

trẻ thường xuyên chịu đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực: một là

các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống

trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong

gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Môi

trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một

thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc

giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cấn thiết, giúp các em rèn luyện

hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp

các em có khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng

mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ

động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.

pdf 34 trang cuongth97 6704
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
MỤC LỤC 
PHẦN I: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 3 
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 3 
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 3 
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 3 
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3 
2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 3 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4 
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 4 
3.2. Phạm vi ................................................................................................... 4 
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 4 
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận...................................................... 4 
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................. 4 
6. Đóng góp mới của đề tài........................................................................... 5 
PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................. 5 
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 5 
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA 
MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 .................................................. 5 
1. Một số căn cứ của đề tài ............................................................................ 6 
1.1. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học và nhiệm vụ năm học ..................... 6 
1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 ........................................................... 6 
2. Một số vấn đề chung về kĩ năng sống ........................................................ 6 
2.1. Kĩ năng sống là gì ? ................................................................................. 6 
2.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học................................ 7 
3. Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức cho học sinh lớp 5 ở 
trường tiểu học ............................................................................................. 7 
3.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức .................................. 7 
3.2. Các kĩ năng sống được giáo dục trong môn đạo đức lớp 5.......................... 7 
3.2.1. Kĩ năng giao tiếp ................................................................................... 7 
3.2.2. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm............................................................... 7 
3.2.3. Kĩ năng hợp tác với mọi người............................................................... 8 
3.2.4. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề ............................................. 8 
3.2.5. Kĩ năng tự nhận thức ............................................................................. 8 
3.2.6. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ ................................................... 8 
3.2.7. Kĩ năng tư duy phê phán : ...................................................................... 8 
3.2.8. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin ......................................................... 9 
3.2.9. Kĩ năng xác định giá trị ......................................................................... 9 
3.3. Những lợi ích của kĩ năng sống đối với học sinh lớp 5 ............................... 9 
3.4. Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ................. 10 
3.4.1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội .......................... 10 
3.4.2. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ ................. 10 
CHƯƠNG 2: ............................................................................................... 11 
2 
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA 
MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 ................................................ 11 
1. Thuận lợi:................................................................................................ 12 
2.Khó khăn ................................................................................................. 12 
a.Về phía giáo viên: ...................................................................................... 13 
b.Về phía học sinh : ...................................................................................... 13 
c. Về phía phụ huynh .................................................................................... 13 
CHƯƠNG 3: ............................................................................................... 14 
ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ 
NĂNG SỐNG THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 14 
1. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5.................... 14 
1.1. Biện pháp thứ nhất: Tích hợp dạy kĩ năng sống trong môn Đạo đức ......... 14 
1.2. Biện pháp thứ hai: Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên 
lớp ............................................................................................................... 23 
1.3. Biện pháp thứ ba: Thực hiện mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học 
và sáng tạo ................................................................................................... 24 
1.4. Biện pháp thứ tư: Tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh học sinh thấy rõ 
tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống bên cạnh việc dạy học kiến thức 
khoa học ...................................................................................................... 24 
2. Thực nghiệm khoa học và kết quả .......................................................... 25 
2.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................ 25 
2.2. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 5D trường tôi đang công tác .......... 25 
2.3. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 25 
2.3.1. Về phía giáo viên ................................................................................ 25 
2.3.2.Về phía học sinh: ................................................................................. 25 
2.3.3. Về phía phụ huynh .............................................................................. 26 
3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 26 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28 
1. KẾT LUẬN ..... 28 
2. Kiến nghị . . ..29 
PHỤ LỤC 1 . . 30 
PHỤ LỤC 2 .. ..31 
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .. 33 
3 
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
1.1. Cơ sở lí luận 
 Như chúng ta đã biết, hiện nay đất nước chúng ta đang ngày một phát 
triển và đi lên. Và để xây dựng thành công một đất nước đi theo con đường xã 
hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho nước nhà một nguồn nhân 
lực dồi dào cả về số lượng và chất lượng. Nhận biết được tầm quan trọng của 
vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo thực hiện “ Giáo dục là 
quốc sách hàng đầu” cho sự phát triển của đất nước. Và giáo dục phải hướng 
đến phát triển toàn diện cho học sinh đó là “ Dạy chữ, dạy người”. Trong đó 
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các cấp nói chung, trong đó có giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh Tiểu học là một vấn đề đang được mọi người quan 
tâm nhiều. 
 Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, giàu mơ 
ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về 
xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt là 
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ 
trẻ thường xuyên chịu đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực: một là 
các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống 
trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong 
gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Môi 
trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một 
thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc 
giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cấn thiết, giúp các em rèn luyện 
hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp 
các em có khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng 
mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ 
động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. 
1.2. Cơ sở thực tiễn 
 Trường tôi đang giảng dạy đa số học sinh có gia đình làm nông nghiệp , 
hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh mải lo 
công việc mà chưa sát sao tới con cái. Nhưng nhờ sự quan tâm của chính 
quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của Ban giám hiệu nhà 
trường, các tổ chức cộng đồng nên học sinh có cơ hội tiếp xúc và rèn luyện kĩ 
năng cho bản thân. Tuy nhiên, sự tiếp xúc và trải nghiệm còn ít so với thực tế 
cuộc sống của học sinh. Vì vậy, công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
là vấn đề nan giải với đội ngũ giáo viên trong trường. 
 Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng 
sống thông qua môn đạo đức cho học sinh tiểu học trong năm học . Tôi nhận 
thấy vấn đề có nhiều đề tài nghiên cứu nhưng chưa ai nghiên cứu tại cơ sở 
trường tiểu học tôi đang giảng dạy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục 
kĩ năng sống thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 5”. 
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục tiêu 
4 
 Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống thông qua môn đạo đức 
cho học sinh lớp 5. Từ đó đưa ra một số phương pháp sư phạm nhằm giáo dục 
tốt kĩ năng sống cho học sinh lớp 5. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Tìm hiểu về các kĩ năng sống trong môn đạo đức lớp 5. 
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực môn đạo đức lớp 5. 
- Mô hình dạy và học kỹ năng sống trong môn đạo đức lớp 5. 
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường giáo dục kĩ năng sống thông qua 
môn đạo đức cho học sinh. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
 Căn cứ vào đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là 
giáo viên và học sinh khối 5 trường tiểu học tôi đang công tác. 
3.2. Phạm vi 
- Thời gian: Năm học 2017 – 2018( từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 
2018) 
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu một số phương pháp, kĩ thuật giáo dục kĩ 
năng sống thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 5. 
- Địa điểm nghiên cứu: Trường tiểu học tôi đang giảng dạy. 
- Khách thể nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. 
4. Giả thuyết khoa học 
 Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi tiểu học. Thông qua 
hoạt động học học sinh không những được học mà còn được khám phá biết 
bao điều mới lạ trong quá trình học đặc biệt là kĩ năng sống. Vì vậy, nếu 
chúng ta biết cách tổ chức hoạt động học một cách hợp lý, học sinh không 
những được thoải mái về tinh thần mà còn được củng cố và tiếp thu những tri 
thức mới, và việc tổ chức hoạt động học sẽ đạt được kết quả cao hơn, học có 
hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động hơn. 
 Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học tôi đang giảng 
dạycòn nhiều vấn đề cần giải quyết và chịu sự tác động của nhiều nhân tố 
kinhtế-xãhội khác nhau. Tuy nhiên trường tiểu học nếu tìm và áp dụng một 
cách đồng bộ một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh, thì chất 
lượng giáo dục đạo đức có thể được nâng cao, góp phần giáo dục toàn diện 
đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra trong quá trình nghiên cứu 
tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau : 
 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 
- Phân tích tổng hợp các tài liệu 
- Phân loại các tài liệu 
- Phương pháp so sánh 
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp điều tra 
- Phương pháp đàm thoại 
- Phương pháp quan sát: dự một số giờ của đồng nghiệp cùng khối để có 
5 
những giờ nhận xét xác thực về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 hiện 
nay. 
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm làm cơ sở thực tế cho 
những lí luận đưa ra 
5.3. Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán học 
 Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi còn sử dụng tài liệu giáo dục 
kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học và một số tài liệu khác. 
6. Đóng góp mới của đề tài 
- Đưa ra một số cách dạy tích hợp thêm kĩ năng sống cho học sinh. 
PHẦN II: NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1 
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA 
MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 
6 
1. Một số căn cứ của đề tài 
1.1. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học và nhiệm vụ năm học 
 Căn cứ vào quyết định số 711/QĐ-TTg về phê duyệt “ Chiến lược phát 
triển giáo dục 2011 – 2020 đã quy định: “ Đến năm 2020, nền giáo dục nước 
ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã 
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao 
một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, năng lực 
sáng tạo, năng lực hình thành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu 
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã 
hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước 
hình thành xã hội học tập”. 
 Căn cứ vào chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 
2017 – 2018 của ngành giáo dục xác định rõ việc đổi mới chương trình giáo 
dục phổ thông là phải: ” Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính 
trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn 
trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường 
lành mạnh, dân chủ, kỉ cương”. 
 Như vậy, ta dễ dàng thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng 
sống cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ năm 
học. Học sinh cần có các kĩ năng cơ bản để ứng phó vào các tình huống và sự 
thay đổi liên tục của xã hội. Hơn nữa, việc giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp học 
sinh tự tin và chủ động trong cuộc sống, đảm bảo phát triển hết năng lực vốn 
có của bản thân các em. 
1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 
 Trẻ em lớp 5 bắt đầu có sự thay đổi về tâm sinh lí của tuổi dậy thì nhất là 
đối với các em gái. Ở lứa tuổi này các em có những biểu hiện như thích làm 
người lớn, hay e thẹn và dễ cảm xúc, Nhưng nhìn chung, các em vẫn hồn 
nhiên và cả tin. Trẻ tin vào mọi điều kì diệu của cuộc sống xung quanh mà 
không hề nghi ngờ bất cứ điều gì. Trẻ hồn nhiên trong quan hệ với người lớn, 
với thầy cô giáo và bạn bè. Hồn nhiên nên rất cả tin: tin vào sách vở, tin vào 
người lớn xung quanh, Niềm tin ở trẻ chưa có cơ sở, mà cơ sở duy nhất đó 
là sự chân thực và uy quyền tuyệt đối của người lớn. Bởi vậy, cha mẹ, thầy cô 
giáo cần tận dụng niềm tin này để giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, để tạo 
dựng niềm tin chân chính vào cuộc sống. Con đường học hành vi của trẻ chủ 
yếu qua con đường bắt chước. Trẻ thích bắt chước hành vi của người xung 
quanh hay trên phim ảnh hoặc trong những câu chuyện đọc cho nên việc 
định hướng giáo dục kĩ năng sống thông qua các bài học, các hoạt động và vai 
trò của sự mẫu mực ở người lớn, thầy cô càng quan trọng đối với trẻ ở giai 
đoạn này. 
2. Một số vấn đề chung về kĩ năng sống 
2.1. Kĩ năng sống là gì ? 
 Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn 
tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống 
có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kỹ năng sống 
7 
đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích 
ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống kỹ năng sống có 
thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do 
giáo dục mà có. 
2.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học 
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kĩ năng phù hợp, 
trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, 
tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các 
tình huống và hoạt động hàng ngày. 
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và 
phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 
 Giáo dục kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: 
- Học để biết (learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư 
duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ; 
- Học để làm (learn to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm nhiệm 
vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm .; 
- Học để cùng chung sống (learn to live toghether) gồm các kỹ năng xã hội 
như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể 
hiện sự cảm thông; 
- Học làm người (learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng 
thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin 
3. Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức cho học sinh lớp 5 ở 
trường tiểu học 
3.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức 
 Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức nhằm: 
 Bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa 
tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ 
với những người thân trong gia đình, với thầy cô bạn bè và những người xung 
quanh; với cộng đồng, quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp 
các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự 
trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ 
sinh... để trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường 
và công dân tốt của xã hội. 
3.2. Các kĩ năng sống được giáo dục trong môn đạo đức lớp 5 
3.2.1. Kĩ năng giao tiếp 
 Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình 
thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh 
và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi 
bất đồng quan điểm. 
 Các kĩ năng giao tiếp lớp 5 được giáo dục cụ thể là: Ứng xử với bạn bè 
trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống; Ứng xử với người già, trẻ em trong 
cuộc sống ở nhà, ở trường và ngoài xã hội; với bà mẹ, chị em gái, cô giáo, các 
bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. 
3.2.2. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 
 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ 
8 
động và ý thức cùng chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm. 
 Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo 
được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết 
vấn đề, đạt được mục tiêu chung của cả nhóm. 
 Các kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được giáo dục cụ thể là: biết nhận và 
thực hiện trách nhiệm của bản thân. 
 3.2.3. Kĩ năng hợp tác với mọi người 
 Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm biết tham gia 
cùng làm việc với các thành viên trong nhóm. 
 Các kĩ năng hợp tác được giáo dục cụ thể là: biết cách hợp tác với bạn bè 
và mọi người xung quanh thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động cộng 
đồng. 
3.2.4. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề 
 Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết 
quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn 
để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải. 
 Kĩ năng ra quyết định giúp học sinh luyện kĩ năng suy nghĩ có phê phán, tư 
duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề một cách cân nhắc cái lợi, cái hại của 
từng giải pháp và cuối cùng ra quyết định một cách đúng đắn. 
 Các kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề được giáo dục cụ thể là: 
Bước đầu biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình 
huống đạo đức đơn giản phổ biến trong cuộc sống hằng ngày 
3.2.5. Kĩ năng tự nhận thức 
 Kĩ năng tự nhận thức biết hiểu rõ về bản thân mình, đặc điểm, tính cách, 
thói quen, thái độ, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối 
quan hệ xã hội cũng như các mặt tích cực và hạn chế của bản thân. Tự nhận 
thức là cở sở rất quan trọng để giao tiếp có hiệu quả và có tính trách nhiệm đối 
với người khác. Tự nhận thức cũng liên quan đến kĩ năng xác định giá trị, tức 
thái độ, niềm tin của bản thân và điều mình cho là quan trọng hay cần thiết. 
Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để 
có thể giải quyết vấn đề ra quyết định có hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp 
bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp với thực tế. 
3.2.6. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ 
3.2.7. Kĩ năng tư duy phê phán : 
 Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và 
toàn diện các vấn đề, sự vật hiện tượng,... gặp trong cuộc sống. 
 Kĩ năng tư duy phê phán nhằm giúp học sinh: 
- Biết thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng,...từ nhiều nguồn khác 
nhau. 
- Biết sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung vào một cách hệ 
thống. 
- Biết phân tích so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt 
là các thông tin trái chiều. 
- Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật hiện tượng là gì? 
- Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, 
9 
hiện tượng,... đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống. 
 Từ đó giúp học sinh có thể đưa ra được những quyết định, những hành 
động phù hợp. 
3.2.8. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin 
3.2.9. Kĩ năng xác định giá trị 
 Giá trị là thái độ, niềm tin, chính kiến và cách suy nghĩ của bản thân mình 
và điều mà mình cho là quan trọng. Xác định giá trị là hiểu rõ những thái độ, 
niềm tin, cách suy nghĩ. Xác định giá trị cũng khắc phục thái độ phân biệt đối 
xử với những người có hoàn cảnh khó khăn như những người nhiễm HIV, 
người nghiện ma tuý,... 
 Kĩ năng xác định giá trị giúp học sinh: 
- Hiểu rõ giá trị là niềm tin, chính kiến, thái độ, định hướng cho hoạt động và 
hành vi của mỗi người. 
- Thấy rõ được ý nghĩa của việc hình thành kĩ năng xác định giá trị cho bản 
thân và biết tôn trọng giá trị người khác. 
- Biết phân tích lợi, hại, được, mất của một hành vi cá nhân muốn thực hiện 
 Các kĩ năng sống trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết và 
bổ sung lẫn nhau chẳng hạn để ra quyết định một cách phù hợp con người cần 
phối hợp với các kĩ năng khác như : kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá 
trị , kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng 
tạo vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh 
phát huy hết năng lực của mình không nên áp đặt gò bó học sinh. Kỹ năng 
sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải 
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của 
học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. 
3.3. Những lợi ích của kĩ năng sống đối với học sinh lớp 5 
* Lợi ích về mặt sức khoẻ: Giáo dục kĩ năng sống có lợi về mặt sức khoẻ vì: 
- Giúp trẻ giải quyết được các nhu cầu để chúng phát triển 
- Góp phần xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho các nhân và cộng đồng 
- Tạo khả năng cho mỗi các nhân có thể tự bảo vệ sức khoẻ cho mình và cộng 
đồng 
- Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể 
chất, tinh thần và hoạt động xã hội 
* Lợi ích về mặt giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống có tác động tích cực đối 
với: 
- Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn 
- Hứng thú trong học tập 
- Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả 
- Đề cao chuẩn mực đạo đức cũng như vai trò chủ động tự giác của học sinh 
trong quá trình học tập, tu dưỡng. 
* Lợi ích về mặt văn hoá xã hội 
- Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, 
góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. 
- Giáo dục kĩ năng sống có giá trị đặc biệt đối với học sinh khi lớn lên trong 
một xã hội văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển mà thế giới là mái nhà 
10 
chung. 
* Lợi ích về mặt kinh tế chính trị 
- Giáo dục kĩ năng sống hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế, 
chính trị cần có 
- Giáo dục kĩ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em, 
giúp các em xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân với gia đình và 
xã hội, góp phần ổn định chính trị quốc gia. 
3.4. Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 
 Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, xu thế phát triển của xã hội, Giáo 
dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông nói chung, 
Trường Tiểu học nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, cụ thể: 
3.4.1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 
 Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến 
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực lành mạnh. Người có kĩ năng 
sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng 
xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; ... Không những thúc đẩy 
sự phát triển cá nhân, Kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển xã 
hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu 
kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã 
hội như: Nghiện ma túy, trộm cắp,...Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy 
những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống 
xã hội và giảm các vấn đề xã hội. 
 3.4.2. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ 
 Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: 
- Các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết 
định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng 
sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, 
cộng đồng và đất nước. 
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu 
ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu 
sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,...Đặc biệt 
là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, các em 
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, 
luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với 
những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục 
kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu 
cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về 
nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của 
một bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua như: bạo lực học đường, nghiện 
hút, bị bắt cóc,....chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ 
năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết 
mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,... 
 Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung và học 
sinh lớp 5 nói riêng là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách 
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả 
11 
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan 
hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, 
hài hòa và lành mạnh. 
CHƯƠNG 2: 
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA 
MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 
 Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công giảng dạy lớp 5. Đây là năm học 
đầu tiên mà ngành chúng ta đề cập nhiều đến giáo dục kĩ năng sống cho học 
12 
sinh đến vậy. Nói như thế để thấy rằng giảng dạy kĩ năng sống trong các môn 
học nói chung và môn đạo đức nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ. Thực 
chất bản thân chúng ta đã thực hiện từ rất lâu, thế nhưng khi giảng dạy cho các 
em chúng ta thường chỉ quan tâm đến lí thuyết sách vở là chính còn mọi hoạt 
động kĩ năng sống của các em còn rất hạn chế. Vì thế có những học sinh học 
rất tốt, viết văn rất hay nhưng không dám mạnh dạn phát biểu, không dám thể 
hiện trước đông người, không thích giao tiếp với các bạn, hay có những học 
sinh hay đánh bạn, học sinh học đến lớp 5 mà vẫn nhờ cha mẹ chuẩn bị quần 
áo, sách vở trước khi đi học, vẫn nằm chơi điện thoại chờ bố mẹ gọi ra ăn 
cơm. Thậm chí có những bạn học sinh bố mẹ còn tắm rửa cho nữa,...Vậy lỗi là 
do ai, chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng nêu trên ? 
1. Thuận lợi: 
- Trong những năm gần đây, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tôi giảng dạy 
đã chỉ đạo các nhà trường lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một 
cách sát sao thông qua nhiều hoạt động cụ thể và thiết thực như: Tổ chức cuộc 
thi“ An toàn giao thông với nụ cười trẻ thơ”, “ Vẽ tranh bảo vệ môi trường”,... 
Riêng với trường tôi, trong nhiều năm học cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi góp 
phần nâng cao kĩ năng sống cho học sinh mà nổi bật là cuộc thi “ Viết chữ 
đẹp”, “ Vẽ tranh bảo vệ môi trường”, “ Giao lưu học sinh năng khiếu”, “ Giải 
toán trên Internet” ... đây là tiền đề để học sinh khối lớp 5 phát triển tốt hơn về 
một số kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng hợp tác với bạn 
bè, kĩ năng thuyết trình,... 
- Được sự quan tâm của Chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_thong_qua_mon_da.pdf