Giáo án Tự học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Toan

Giáo án Tự học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Toan

I. MỤC TIÊU :

 - Biết ngày 5 - 6 - 1911 tại bến Nhà Rồng ( thành phố Hồ Chí Minh ), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành ( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.

* Học sinh khá, giỏi : Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước ; Không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Ảnh về quê hương Bác, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX

 - Bản đồ hành chính VN

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Giảng giải, đàm thoại, thảo luận, trực quan

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

HOẠT ĐỘNG CUẢ THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

A. Ổn định tổ chức (1’)

B. Kiểm tra bài cũ (3’)

Gọi 2 HS lên bảng lần lượt TLCH.

H : Hãy thuật lại phong trào Đông Du ?

H : Vì sao phong trào Đông Du thất bại ?

- GV nhận xét ghi điểm

 C. Bài mới (33’)

 1. Giới thiệu bài : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

 2. Nội dung bài

 * Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.

 - HS hoạt động nhóm

H: Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành ?

GV nêu sơ lược tiểu sử của Bác lúc nhỏ

 * Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.

 Yêu cầu HS đọc SGK

H : Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?

H : Nguyễn Tất Thành định hướng đi về hướng nào ? vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu- Phan Chu Trinh ?

GV KL

* Hoạt động 3 : Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

- HS thảo luận nhóm.

H : Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài.

H : Người đã định hướng giải quyết các khó khăn đó như thế nào ?

H : Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào ? Vì sao Người lại có quyết tâm đó ?

H : Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu ? trên con tàu nào ? vào ngày nào ?

GV nhận xét và KL: Năm 1911 với lòng yêu nước thương dân Nguyễn Tất Thành đã ra đi từ bến cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

 

doc 47 trang loandominic179 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/10/2013 Ngày giảng : T6/ 04/ 10/2013
Người giảng: Phạm Thị Toan
Môn: Tập đọc - Lớp 5
Bài 1 : SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC -THAI
 I. MỤC TIÊU :
 - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
 - Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Tranh minh hoạ bài học 
 III. Phương pháp
 Đàm thoại, trực quan, giảng giải.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A Ổn định tổ chức (1’)
B. Kiểm tra bài cũ (4’)
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Ê-mi-li, con và trả lời câu hỏi trong SGK
 C. Bài mới (32’)
 1. Giới thiệu bài : Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1HS đọc bài
- GV chia đoạn : bài chia 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1
GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- GV ghi từ khó đọc 
- HS đọc nối tiếp lần 2. Kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- Yêu cầu HS đọc lướt văn bản để tìm câu, đoạn dài khó đọc
- GV ghi bảng câu dài, khó đọc
- GV đọc 
- GV đọc toàn bài 
 b) Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn và đọc từng câu hỏi, thảo luận và trả lời.
H : Dưới chế độ A- pác-thai người dân da đen bị đối xử như thế nào?
H : Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?
H : Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ 
A- pác- thai được đông đảo người dân trên thế giới ủng hộ ?
H : Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi ?
H; Bài văn nói lên điều gì ?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài
- HS đọc diễn cảm đoạn 3
- GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc theo cặp 
GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố - dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và đọc trước bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi trong SGK
- HS nghe, nhắc lại đầu bài
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS nghe	
- 3 HS đọc nối tiếp L1
- HS đọc từ khó
- 3 HS đọc nối tiếp và đọc chú giải
- HS tìm và nêu
- HS đọc 
- HS đọc và thảo luận
- Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc trong khu biệt lập riêng. không được hưởng một chút tự do nào.
- Họ đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi
- Vì chế độ A-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh, cần phải xoá bỏ để tất cả mọi người thuộc mọi màu da được hưởng quyền bình đẳng 
- HS trả lời theo SGK
- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu 
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc diễn cảm trong nhóm 
- HS nghe
- HS đọc trong nhó
- Nhận xét cách đọc của bạn 
- Lắng nghe
Ngày soạn: 08/10/2013 Ngày giảng : T6/11/10/2013
 Người giảng: Hoàng Văn Nghĩa
 Môn: Lịch sử - Lớp 5
Bài 2: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
 - Biết ngày 5 - 6 - 1911 tại bến Nhà Rồng ( thành phố Hồ Chí Minh ), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành ( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
* Học sinh khá, giỏi : Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước ; Không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Ảnh về quê hương Bác, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX 
 - Bản đồ hành chính VN 
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Giảng giải, đàm thoại, thảo luận, trực quan
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CUẢ THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Ổn định tổ chức (1’)
B. Kiểm tra bài cũ (3’)
Gọi 2 HS lên bảng lần lượt TLCH.
H : Hãy thuật lại phong trào Đông Du ?
H : Vì sao phong trào Đông Du thất bại ?
- GV nhận xét ghi điểm
 C. Bài mới (33’)
 1. Giới thiệu bài : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
 2. Nội dung bài
 * Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
 - HS hoạt động nhóm
H: Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành ?
GV nêu sơ lược tiểu sử của Bác lúc nhỏ
 * Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.
 Yêu cầu HS đọc SGK 
H : Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
H : Nguyễn Tất Thành định hướng đi về hướng nào ? vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu- Phan Chu Trinh ?
GV KL 
* Hoạt động 3 : Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- HS thảo luận nhóm.
H : Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài.
H : Người đã định hướng giải quyết các khó khăn đó như thế nào ?
H : Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào ? Vì sao Người lại có quyết tâm đó ?
H : Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu ? trên con tàu nào ? vào ngày nào ?
GV nhận xét và KL: Năm 1911 với lòng yêu nước thương dân Nguyễn Tất Thành đã ra đi từ bến cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
 3. Củng cố dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lần lượt trả lời
- HS thảo luận nhóm 4
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày19- 5- 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 
- HS đọc SGK
+ Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp.
+ Nguyễn Tất Thành chọn con đường đi về phương tây. Người không đi theo các con đường của các sĩ phu yêu nước trước đó. Vì các con đường đó đều thất bại. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ “Tự do, bình đẳng, bác ái" mà người phương tây hay nói, và muốn xem họ làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta.
- HS thảo luận nhóm 4
+ Biết ở nước ngoài một mình là rất nguy hiểm, nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó Người lại không có tiền.
+ Người rủ Tư Lê một người bạn thân cùng lứa đi cùng phòng khi ốm đau có người bên cạnh. Nhưng Tư Lê không đủ can đảm để đi cùng Người
 Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và đi ra nước ngoài.
 Người nhận cả việc phụ bếp, một công việc nặng nhọc và nguy hiểm 
+ Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đi tìm đường cứu nước bởi vì Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách và hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc.
+ Ngày 5- 6- 1911 Nguyễn Tất Thành với cái tên mới - Văn Ba- đã ra đi trên con tàu Đô đốc La- tu- sơ Tờ- rê- vin.
- Lắng nghe
Ngày soạn :09/10/2013 Ngày giảng : T6/11/10/2013
 Người giảng: Bùi Xuân Thành
 Môn: Toán - Lớp 5
Tiết 3 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
 Biết :
 - So sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số
 - Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó
 - HS làm được các bài tập 1; 2 a, d ; 4 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Giáo viên : KHBH, SGK 
Học sinh : Sách vở môn học 
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đàm thoại, giảng giải, thực hành luyện tập, trực quan
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Ổn định tổ chức (1’)
B. Kiểm tra bài cũ (4’)
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy – học bài mới (32’)
2.1.Giới thiệu bài
- Trong giờ học toán này các em cùng luyện tập về so sánh các phân số, tính giá trị biểu thức chứa phân số, giải bài toán có liên quan đến diện tích và tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Để sắp xếp được các phân số theo thức tự từ bé đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì ?
- GV : Em hãy nêu cách so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS nêu :
+ Cách thực hịên các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc các em nếu kết quả là phân số chưa tối giản thì rút gọn về phân số tối giản.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
 GV gọi HS chữa bài của bạn 
- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì 
D. Củng cố – dặn dò (3’)
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Chúng ta phải so sánh các phân số với nhau.
- 2 HS nêu trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 
b) Quy đồng mẫu số các phân số ta có :
 ; . Giữ nguyên 
Vì < nên < 
- 5 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 d) 
- 1 HS đọc đề bài trước lớp và làm bài.
Bài giải
Theo bài ta có sơ đồ
 ? tuổi 30 tuổi
Tuổi con
 Tuổi bố
 ? tuổi
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là :
4 – 1 = 3 ( phần)
Tuổi của con là : 30 : 3 x 1 = 10 ( tuổi)
Tuổi của bố là : 30 + 10 = 40 (tuổi)
 Đáp số : Con: 10 tuổi 
 Bố: 40 tuổi
- HS chữa bài
- HS nêu
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 29 / 10 / 2013	 Ngày giảng: Thứ sáu 01/ 11 / 2013
	 Người giảng: Cầm Thị Nhung
 Môn: Địa lí - Lớp 4
BÀI 3 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP)
( MT: BỘ PHẬN )
I, MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở TN 
+ Sử dụng sức nước để sản xuất điện
+ Khai thác gỗ và Lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với sản xuất và đời sống : Cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở TN: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: Rừng rậm nhiệt đới ( rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thầnh nhiều tầng), rừng Khộp( rừng rụng lá mùa khô)
- Chỉ trên lược đồ (bản đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn ở TN: sông xê Xan, Xrê Pốk, Đồng Nai.
* HS khá, giỏi : Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các đồ gỗ.
+ Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở TN bị tàn phá.
* MT: Khi tìm ra được nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá, HS kể ra những biện pháp để bảo vệ rừng, nguồn nước
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên : - Bản đồ địa lý TNVN
 - Tranh, ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở TN
2. Học sinh : SGK, vở bài tập
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Quan sát, đàm thoại, giảng giải
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức : 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 4’
- Gọi HS trả lời câu hỏi của bài trước.
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động :
3, Khai thác sức nước.
* Hoạt động 1: làm việc theo nhóm
+ Bước 1:
? Kể tên một số con sông ở TN?
? Tại sao các sông ở TN lắm thác ghềnh?
? Người dân ở TN khai thác sức nước để làm gì?
? Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
? Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-ly trên lược đồ H4 và cho bíêt nó nằm trên sông nào?
+ Bước 2:
- GV nhận xét giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày
- GV chốt lại
4, Rừng và việc khai thác rừng ở TN
* Hoạt động 2: làm việc theo cặp
? TN có những loại rừng nào?
? Vì sao ở TN lại có những loại rừng khác nhau?
? Mô tả rừng nhiệt đới và rừng khộp dựa vào H 6 và H 7
+ Bước 2:
- GV nhận xét 
- GV xác lập mối quan hê giữa khí hậu và thực vật 
* Hoạt động 3: làm việc cả lớp
? Rừng ở TN có giá trị gì? 
? Gỗ được dùng để làm gì?
? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở TN?
? Thế nào là du canh, du cư?
? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
- GV nhận xét 
- GV chốt lại nội dung 
- Gọi HS đọc bài học 
4. Củng cố - dặn dò : 3’
- Nhắc lại nội dung bài
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau : Thành phố Đà Lạt
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát
?Tại sao ở TN lại phù hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm? và cây công nghiệp nào được trồng nhiều ở TN?
- HS làm việc theo nhóm theo các gợi ý sau:
- QS H4: sông Xê-xan, sông Ba, sông Đồng Nai.
- Vì các con sông này chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên dòng sông lắm thác nhiều ghềnh 
- Khai thác sức nước để chạy tua bin sản xuất ra điện
- Có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường 
- HS lên chỉ
- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc
- HS QS H6,7 và đọc mục 4 SGK trả lời các câu hỏi sau:
- TN có rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp
- Vì ở đây có khí hậu khô và nóng rõ ràng
- Rừng rậm nhiệt đới: rừng rậm xanh tốt quanh năm trong rừng có nhiều tầng cây cao thấp khác nhau, có nhiều loại cây
- Rừng khộp: là loại rừng thưa, trong rừng chỉ có một loại cây, rụng lá vào mùa khô
- HS trình bày trước lớp
- Đọc mục 2 SGK
- Rừng ở TN cho ta nhiều sản vật như: gỗ, tre, nứa, các loại cây thuốc quý.
- Gỗ dùng để làm nhà cửa, đóng bàn ghế, giường tủ
- Việc khai thác rừng bừa bãi, đốt phá làm nương rẫy làm mất rừng làm làm cho đất bị sói mòn
- Du cư
- Du canh
- Khai thác rừng hợp lý: trồng rừng vào những nơi đã bị mất, tạo mọi điều kiện để đồng bào định canh định cư ổn định cuộc sống và sản xuất.
- HS trả lời
- HS đọc bài học 
- Lắng nghe
Ngày soạn:05/11/2013 Ngày giảng:T6/08/11/2013
 Người giảng: Lò Văn Toàn
 Môn: Khoa học - Lớp 5
Bài 4 : TRE, MÂY, SONG.
( MT: Liên hệ)
A. MỤC TIÊU:
 - Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
 - Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
 - Quan sát, nhận biết một số đò dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
* MT: HS có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền vận động mọi người khai thác tài nguyên một cách hợp lí.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Thông tin và hình trang 46, SGK
- Phiếu bài tập.
- Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
C. PHƯƠNG PHÁP :
 Trực quan, quan sát, thảo luận, đàm thoại, trò chơi, đóng vai
D. CÁC HOẠT ĐỘNG - DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Ổn định tổ chức. (1’)
II. Kiểm tra bài cũ.(4’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS nhận xét bổ sung những em còn thiếu.
III.Dạy bài mới:(32’)
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng 1 số vật liệu thường dùng, tre mây, song.
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
*Mục tiêu : Nêu được đặc điểm và công dụng của: tre, mây, song.
*Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm 
- HS đọc thông tin và với sự hiểu biết của mình trả lời về đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
- GV gọi 2 nhóm lên dán phiếu học tập và trình bày.
GV nhận xét bổ sung hoàn thành phiếu.
- Gọi 1 HS đọc phiếu bài tập
+ Theo em tre, mây, song có đặc điểm gì?
+ Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em còn biết cây tre còn được dùng vào những việc gì khác ?
* Kết luận : lời giải đúng.
Hoạt động 2 : Một số đồ dùng làm bằng mây, tre, song.
*Mục tiêu : HS nhận ra được 1 số đồ dùng làm bằng tre, mây, song.
- Nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song.
*Cách tiến hành:
- Chia lớp 4 nhóm – giao nhiệm vụ. Nói tên từng đồ vật, xác định đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre, mây.
- GV phát phiếu học tập
- HS trình bày kết quả
Nhận xét bổ sung
+ Em còn biết những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song ?
+ Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng làm bằng tre, mây, song ?
* Nhận xét chốt lời giải đúng.
- Tre, mây, song có phải là vô hạn không ? chúng ta phải sử dụng và khai thác như thế nào ? ở địa phương em họ khai thác như thế nào?.Em phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên đó?
IV. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Nhắc lại ND bài
- Hướng dẫn học ở nhà 
- Nhận xét giờ học.
- Lớp hát 
- HS để toàn bộ đồ dùng lên mặt bàn
- HS nhắc lại đầu bài 
- HS ghi đầu bài
- Hoạt động nhóm
- Thảo luận nhóm 6 : Thảo luận làm vào phiếu bài tập – nhóm quan sát hình SGK và các thông tin SGK
- Đại diện các nhóm dán phiếu, trình bày.
* Đặc điểm : Mọc đứng thẳng, thành bụi, cao khoảng 10 – 15m, thân tròn, rỗng ở hai bên trong, gồm nhiều đốt thẳng và hình ống.
+ Mây, song: Cây leo, mọc thành bụi thân gỗ dài, không phân nhánh.
* Công dụng:
+ Tre : làm nhà, nông cụ, dụng cụ trong gia đình
+ Mây, song : Làm lạt, đan lát bàn ghế, đồ mĩ nghệ.
- 1 HS đọc phiếu bài tập trên bảng
- Mọc thành từng bụi, có đốt lá nhỏ, được dùng làm nhiều đồ dùng trong gia đình.
- Tre được trồng thành bụi ở chân đê để chống xói mòn.
- Tre còn dùng để làm cọc đóng móng nhà.
- Hoạt động nhóm 
- Thảo luận nhóm 4 : Quan sát tranh minh hoạ 4, 5, 6, 7 SGK
- HS nhận phiếu bài tập và điền kết quả
- Đại diện nhóm lên dán phiếu và trình bày.
Hình 
Tên sản phẩm 
Tên vật liệu
H. 4
đòn gánh, ống đựng nước
mây tre
H.5:
Bộ bàn ghế sa lông
mây
H. 6
Các loại rổ
tre
H.7:
Ghế, tủ đựng đồ
mây ( song)
- Các nhóm khác nhận xét 
- Tre: chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn.
- Mây, song: làn, giỏ hoa, lạt để cạp rổ.
- Dùng sơn dầu để bảo quản không nên để ngoài mưa, nắng.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận theo cặp và nêu.
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 03/12/2013 Ngày giảng: T6/06/12/2013 
 Người giảng: Phạm Thị Toan
 Môn: Khoa học - Lớp 5
Bài 5 : GỐM XÂY DỰNG : GẠCH, NGÓI.
( MT : liên hệ)
A. MỤC TIÊU:
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- HS kể được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng : gạch, ngói.
* Giáo dục BVMT : HS có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền vận động mọi người khai thác tài nguyên một cách hợp lí.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
 - Hình minh hoạ trang 56, 57 SGK.
 - Một số lọ hoa bằng gốm, thuỷ tinh.
 - 1 vài miếng ngói, gạch khô, 1 bát nước.
C. PHƯƠNG PHÁP :
 - Trực quan, quan sát, thảo luận, đàm thoại, trò chơi, đóng vai
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Ổn định tổ chức : (1’)
II. Kiểm tra bài cũ : (4’)
+ Làm thế nào để biết được 1 hòn đá vôi hay không ?
+ Đá vôi có tính chất gì ?
+ Đá vôi có ích lợi gì ?
- Nhận xét cho điểm
III. Dạy bài mới : (32’)
1. Giới thiệu bài : 
- Cho HS quan sát : Lọ hoa làm bằng gốm, thuỷ tinh
+ Đây là gì ? Chúng được làm từ vật liệu gì ?
* GT : Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về gốm xây dựng gạch ngói.
2. Nội dung :
- Hoạt động 1 : Một số đồ gốm.
- Mục tiêu : Kể được 1 số đồ gốm 
- Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ.
- Cách tiến hành :
- Cho HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi
+ Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết ?
+ Tất cả các đồ gốm được làm từ gì ?
* Kết luận ghi ý lên bảng
- Hoạt động 2 : Một số loại gạch ngói và cách làm gạch ngói.
- Mục tiêu : Kể được 1 số loại gạch ngói và cách làm gạch, ngói.
Cách tiến hành:
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi HS trả lời
+ Khi xây nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì ?
+ Gạch ngói được làm từ nguyên liệu gì ?
+ Loại gạch nào dùng để xây tường ?
+ Loại gạch nào dùng để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường ?
+ Loại ngói nào dùng để lợp nhà trong hình 5 ?
- Cho HS giới thiệu ở nơi em ở có nhà nào được lợp các loại ngói trên 
+ Bạn nào biết và nêu quy trình làm gạch, ngói ?
- Nhận xét kết luận ghi bảng
Hoạt động 3 : Tính chất – công dụng của gạch ngói.
Mục tiêu : Nêu được tính chất và công dụng của gạch, ngói.
Cách tiến hành :
- Chia lớp 4 nhóm - làm thí nghiệm
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
+ Nêu tính chất của gạch, ngói ?
+ Gạch, ngói còn có tính chất nào nữa ?
+ Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì ?
+ Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của gạch, ngói ?
* Kết luận : Gạch, ngói thường xốp nhiều lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ nên khi vận chuyển cần lưu ý.
+ Nêu công dụng của gạch, ngói ?
- Nhận xét chốt ý đúng ghi bảng
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
IV. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Nhắc lại nội dung bài
- Ở Sơn La có lò gạch ngói không ? Em hãy kể tên một số lò gạch ngói mà em biết ? 
- Nếu khai thác bừa bãi có hại gì với môi trường ? Trong quá trình sản xuất có ảnh hưởng gì đến môi trường ?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường này ?
- Hướng dẫn học ở nhà
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát
- 3 HS lần lượt nêu.
- HS quan sát thảo luận
- Làm từ thuỷ tinh, sành, đất nung, gốm.
- HS ghi đầu bài
- Hoạt động chung
- Lớp quan sát hình SGK và mẫu vật chuẩn bị mang đến lớp
- Lọ hoa, bát đĩa, ấm chén, khay đựng hoa quả, tượng, chậu cảnh, nồi đất, lọ lục bình.
- Tất cả đều làm từ đất sét nung.
- Thảo luận nhóm 4 quan sát tranh trang 56, 57 và tả lời câu hỏi
- Xi măng, vôi, gạch, ngói, sắt, thép; 
- Làm từ đất sét nung
- Hình 1: gạch xây tường
- Hình 2a : gạch lát sân hoặc bậc thềm hành lang, vỉa hè.
- Hình 2b : lát sân hoặc nền nhà hoặc ốp tường.
- Hình 2c : dùng để ốp tường
- Hình 4a : (ngói âm) dương dùng để lợp mái nhà ở hình 6.
Hình 4c : (ngói hài) dùng để lợp nhà h5
- Ngói hài 
- HS lần lượt giới thiệu
- Gạch, ngói được làm từ đất sét được trộn với 1 ít nước, nhào thật kĩ, cho vào máy, ép khuôn để khô rồi cho vào lò, nung ở nhiệt độ cao.
- Thảo luận nhóm 8 làm thí nghiệm - kết luận về tính chất của gạch, ngói.
- Đại diện nhóm trình bày
- Giòn dễ vỡ, không ngấm nước
- Khi thả mảnh gạch, ngói vào bát nước ta thấy có nhiều bọt nhỏ từ mảnh gạch, ngói nổi lên trên mặt nước. Có hiện tượng đó là do đất sét không ép chặt, có nhiều lỗ nhỏ, nước tràn vào các lỗ nhỏ đẩy không khí ra tạo thành các bọt khí.
- Trong gạch, ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti.
- Xốp, giòn, dễ vỡ, không ngấm nước
- Lắng nghe
- Dùng để xây tường, lát sân hoặc vỉa hè, lát sàn nhà, dùng ốp tường dùng để lợp mái nhà.
- HS đọc
- HS nêu
- Có. Nhà máy gạch tuy len, nhà máy gạch Nà Sản, Nà Ban.
- Nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt, trong sản xuất có thể làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất.
- Phải khai thác hợp lí trong sản xuất phải có kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Lắng nghe
Ngày soạn: 10 / 12 / 2013	 Ngày giảng: Thứ 6/13 / 12 / 2013 Người giảng: Điêu Chính Dinh
 Môn: LTVC - Lớp 5
BÀI 30 : GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
KNS
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác : biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi ; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác ( ND ghi nhớ)
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách nhân vật qua lời đối đáp. (BT 1, 2, mục III ).
* GDKNS: Giao tiếp thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
. Lắng nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. GV : - 1 số tờ phiếu khổ to viết YC của bài tập 2.
 - Ba, bốn tờ giấy kẻ bảng trả lời để HS làm bài tập III 
2. HS : - SGK, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, thảo luận, thực hành luyện tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
? Hãy nêu tên 1 số đồ chơi, trò chơi?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 32’
 a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích yêu cầu của bài
- Ghi tên bài
b. Nhận xét :
* Bài tập 1:
- GV chốt lại
+ Câu hỏi
+ Từ thể hiện thái độ lễ phép
* Bài tập 2: 
- Cả lớp và GV nhận xét đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa?
* Bài tập 3:
- Nhận xét HS
c. Ghi nhớ :
- Gọi HS đọc ghi nhớ
d. Luyện tập:
 * Bài 1:
- Gọi hai HS tiếp nối tiếp nhau đọc YC BT1.
- GV phát phiếu cho một số nhóm HS 
- 1 số HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
- GV chốt lại.
* Bài tập 2:
- Cho 1 HS đọc YC BT1.
- Gọi 2 HS tìm đọc các câu hỏi trích trong đoạn trích truyện các em nhỏ và cụ già.
- GV giải thích thêm về YC của bài: Trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau. 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy các câu bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn các câu các bạn hỏi nhau không? Vì sao?
- GV chốt lại
? Nếu hỏi cụ già bằng một trong 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau.
4, Củng cố dặn - dò: 3’
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học
- Lớp hát
- HS nêu
- Nghe, nhắc lại
- HS đọc YC và suy nghĩ, làm bài cá nhân - HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Mẹ ơi ! Con tuổi gì?
- Lời gọi : mẹ ơi 
- HS đọc YC của bài, suy nghĩ, viết vào vở bài tập.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi của mình 
VD:
a, Với cô giáo: 
+ Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ?
+ Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ?
+ Thưa cô, cô thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ?
+ Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim đọc báo hay nghe nhạc ạ?
b, Với bạn em:
+ Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không?
+ Bạn có thích trò chơi điện tử không?
+ Bạn có thích thả diều không?
+ Bạn thích xem phim hơn hay nghe ca nhạc hơn?
- HS đọc YC của bài, suy nghĩ, trả lời 
- Ví dụ: Thưa cô, sao lúc nào cô cũng mặc chiếc áo màu xanh này ạ?
 - Sao bạn cứ đeo mãi chiếc cặp cũ thế này?
- 2, 3 HS đọc bài ghi nhớ.
- Hai HS tiếp nối tiếp nhau đọc y/c BT1.
- Đoạn a: 
Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thầy-trò.
+ Thầy Rơ - nê hỏi Lu - i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò.
+ Lu - i pa - xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
- Đoạn b:
+ Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thù địch: tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị giặc bắt.
+ Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hống hách, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày.
+ Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét khinh bỉ tên xâm lược.
- 1 HS đọc YC của bài tập 
- HS đọc 3 câu hỏi các bạn tự đặt ra cho nhau.
+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
- Chắc là cụ bị ốm ?
- Hay bị đánh mất cái gì?
- HS đọc câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già.
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
- Câu các bạn hỏi cụ già:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? ( là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ cụ già của các bạn ).
- Thưa cụ, chuyện gì xảy ra với cụ thế ạ?
- Thưa cụ, chắc cụ bị ốm ạ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ? 
- Thì những câu hỏi ấy hoặc tò mò, hoặc chưa thật tế nhị 
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
- HS nghe
Ngày soạn: 01/02/2014 Ngày giảng : T6/04/02/2014
Người giảng: Lường Thị Ngọc
Môn: Tập đọc - lớp 5
Bài 42 : TIẾNG RAO ĐÊM
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng linh hoạt, phù hợp thể hiện được nội dung truyện.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Giảng giải, đàm thoại, vấn đáp, luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Ổn định tổ chức(1’)
B. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Kiểm tra 2 HS: đọc bài Trí dũng song toàn.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS 1 đọc đoạn 1+2 và trả lời câu hỏi.
• HS 2 đọc phần còn lại.
C. Bài mới : (32’)
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc : 
- HS lắng nghe
- HS đọc đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “...buồn não ruột”.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “....mịt mù”
Đoạn 3: Tiếp theo đến “...cái chân gỗ”
Đoạn 4: Còn lại
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn ( lần1 )
- Luyện đọc từ ngữ : khuya, tĩnh mịch, thảm thiết, khập khiễng, cấp cứu
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (lần2).
- Hướng dẫn HS đọc theo trong nhóm
- Gọi HS đọc
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu toàn bài
b. Tìm hiểu bài
- HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm theo
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( lần 1).
- HS luyện đọc từ ngữ.
- 1HS đọc chú giải trong SGK.
HS đọc
- 2 – 3 HS giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo cặp
- Theo dõi GV đọc mẫu toàn bài
Đoạn 1+2
- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Tác giả nghe thấy tiếng rao bán bánh giò vào lúc nào?
H: Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác thế nào?
H: Đám chảy xảy ra vào lúc nào? Được miêu tả ra sao?
Đoạn 3+4
- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
- Cho HS đọc lướt lại cả bài văn.
H: Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
H: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?
- Hãy nêu nội dung bài
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
- Tác giả thấy buồn não ruột.
- Xảy ra lúc nửa đêm.
- Đám cháy thật dữ dội: “Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng”
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
 - Cứu em bé là người bán bánh giò.
 - Điều đặc biệt là: Anh là một thương binh nặng, chỉ còn một chân. Rời quân ngũ, anh đi bán bánh giò. Là người lao động bình thường, nhưng hành động của anh rất dũng cảm
- HS đọc toàn bài.
- Chi tiết: Khi người ta phát hiện ra cái chân gỗ; Khi cấp cứu mọi người mới biết anh là một thương binh; Khi biết anh là một người bán bánh giò.
- HS phát biểu tự do.
- Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
c. Đọc diễn cảm :
- Cho HS đọc toàn bài
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc + hướng dẫn các em đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 4 HS nối tiếp nhau để đọc toàn bài. Mỗi em đọc một đoạn.
- HS đọc
- Một vài HS thi đọc đoạn
- Lớp nhận xét
D. Củng cố – dặn dò: (3’)
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ nội dung câu chuyện
- HS nhắc lại nội dung bài
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 04/03/2014 
Ngày giảng:T6/07/03/2014 
Bài 51 : CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
Người giảng: Lường Thị Ngọc
Môn: Khoa học- Lớp 5
A. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
 - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - HS mang hoa thật
 - GV chuẩn bị tranh ảnh về các loài hoa
 - Phiếu bài tập
C. PHƯƠNG PHÁP :
 Trực quan, quan sát, thảo luận, trò chơi, đàm thoại.
D.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Ổn định tổ chức: 1’
II. Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Thế nào là sự biến đổi hoá học?
+ Hãy nêu tính chất của đồng và nhôm?
+ Em hãy nêu tính chất của thuỷ tinh?
+ Dung dịch và hỗn hợp giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét ghi điểm 
III. Dạy bài mới: 32’
1. Giới thiệu bài: Có nhiều loài thực vật với quá trình sinh sản khác nhau. Bài học hôm nay các em cùng hiểu về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Nhị và nhuỵ, hoa đực và hoa cái.
Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ, hoa đực và hoa cá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_hoc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2013_2014_p.doc