Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

 Trịnh Mạnh

A/ Mục tiêu:

 1) Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài.

 - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Diễn tả sự tranh luận sôi nổi của 3 bạn: giọng giảng giải ôn tồn, rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.

 2) Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ : tranh luận, phân giải.

 - Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quí nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quí nhất

B/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài học trong sgk.

 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

C- Các PP & KT dạy học:

 - Trao đổi, thảo luận.

 - Động não /Tự bộc lộ.

 - Đọc sáng tạo.

 

doc 36 trang loandominic179 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn: 29/10/2016
Ngày dạy: 31/10/2016
Chào cờ – Triển khai công việc
 trong tuần 09
	I./Mục tiêu:
 - Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 08 và triển khai công tác của tuần 09.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp :
 1/ Chào cờ đầu tuần :
 2/Triển khai những việc cân làm trong tuần :
 - Thực hiện đúng chương trình tuần 09
 - Lao động chăm sóc bồn hoa và dọn vệ sinh khung viên sân trường
 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học
 - Đây là mùa mưa rét, trời rất lâu sáng các em cần đi học đúng giờ .
 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm)..
 III./ Một số việc cần thông báo thêm:
Tiết 2 : Âm nhạc 
( Đã có GV dạy chuyên )
Ngày soạn: 29/10/2016
Ngày dạy: 31/10/2016
Tiết 3 : Tập đọc 
Cái gì quí nhất
 Trịnh Mạnh
A/ Mục tiêu:
 1) Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài.
 - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Diễn tả sự tranh luận sôi nổi của 3 bạn: giọng giảng giải ôn tồn, rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
 2) Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ : tranh luận, phân giải.
 - Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quí nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quí nhất
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài học trong sgk.
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
C- Các PP & KT dạy học:
	 - Trao đổi, thảo luận.
 - Động não /Tự bộc lộ.
 - Đọc sáng tạo.
D/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I- Ổn định tổ chức:
 II- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 3 HS
 H: Vì sao người ta gọi là “cổng trời” ?
 H: Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? vì sao ?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
1/
4/
- Lớp hát TT
*HS1 đọc + trả lời câu hỏi.
- Vì đứng giữa 2 vách đá, nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
*HS 2 đọc TL khổ thơ yêu thích.
III- Bài mới:
 1)Giới thiệu bài: Trong cuộc sống dường như cái gì cũng thật đáng quý. Nhưng quý nhất là cái gì? vì sao nó là quý nhất? Các em sẽ biết được điều đó qua bài tập đọc Cái gì quý nhất
 2) Luyện đọc:
 a)HĐ1: GV hoặc 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Đọc với giọng kể, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật
 b) HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn : 3 đoạn
* Đoạn 1: Từ đầu sống được không ?
* Đoạn 2: phân giải
* Đoạn 3: Còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc : sôi nổi, quý hiếm, 
 c) HĐ3: Cho HS đọc cả bài
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
 d) HĐ4: GV Đọc diễn cảm toàn bài một lượt
 3) Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1+2 : cho HS đọc
H: Theo Hùng, Quý, Nam, cái quí nhất trên đời là gì ?
H : Lý lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào ? (GV ghi tóm tắt ý phát biểu của HS)
*Đoạn 3 : cho HS đọc
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
H: Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào ? Thái độ tranh luận phải ra sao ?
4) Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn thêm:
+ Lời dẫn chuyện cần đọc chậm hơn giọng kể.
+ Lời các nhân vật: đọc to, rõ ràng để thể hiện sự khẳng định.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn lên, hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt giọng + GV đọc mẫu.
- Cho HS thi đọc cho HS thi đọc phân vai)
1/
10/
12/
9/
- HS lắng nghe
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
- HS đọc nối tiếp (2 lần)
- HS luyện đọc từ
- 2HS đọc cả bài
- 1 HS đọc chú giải
- 1 HS giải nghĩa từ
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- Theo Hùng: quý nhất là lúa gạo
- Theo Quý : vàng là quý nhất
- Nam : thì giờ là quý nhất
- Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
-Quý : có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
- Nam : có thời giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Vì nếu không có người lao đông thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
- Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh, khiêm tốn
- HS chú ý theo dõi
- Một số HS đọc đoạn trên bảng
- HS thi đọc.
 IV- Củng cố :
H : Qua bài tập đọc, chúng ta khẳng định cái gì quý nhất? Tại sao? 
2/
-Khẳng định: người lao động là quý nhất. Vì nếu không có người LĐ thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
 V- Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Các em về nhà tiếp tục đọc diễn cảm toàn bài, chuẩn bị cho tiết sau bài : Đất Cà Mau
1/
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 29/10/2016
Ngày dạy: 31/10/2016
Tiết 4 : Toán
Luyện tập
A/ Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số TP trong các trường hợp đơn giản .
 - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số TP .
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Bảng phụ.
 2 – HS : VBT
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu tên các đv đo độ dài lần lượt theo thứ tự từ bé đến lớn ?
-Nêu mối quan hệ giữa 2 đv đô độ dài liền kề? 
- Nhận xét, sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
Bài 1:-Nêu y/c bài tập .
-Gọi 3 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở .
-Gọi 1 số HS nêu cách làm .
-Nhận xét, sửa chữa .
Bài 2 :Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu ).
-GV phân tích bài mẫu : 315cm = m
Cách làm: 315cm = 300cm + 15cm = 3m15cm = 3m = 3,15m .
 Vậy 315cm = 3,15m .
-Gọi 3 HS lên bảng làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT .
Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3:Viết các số đo sau dưới dạng số Tp có đv đo là km:
-Cho HS thảo luận theo cặp .
-Gọi 1 số cặp trình bày lết quả .
-Nhận xét, sửa chữa . 
Bài 4:Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu .
-Cho đại diện nhóm trình bày kết quả .
-Nhận xét, sửa chữa .
IV– Củng cố :
-Mỗi đơn vị đo độ dài ứng mấy chữ số ?
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân . 
5/
1/
8/
8/
7/
6/
3/
2/
- HS nêu .
-HS nêu .
- HS nghe .
-Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm:
-HS làm bài .
a)35m23cm = 35,23m
b)51dm3cm = 51,3dm
c)14m7cm = 14,07m
-HS nêu cách làm .
-HS theo dõi .
-HS làm bài .
234cm = 2,34m
506cm = 5,06m
34dm = 3,4m
-Từng cặp thảo luận .
-HS trình bày .
a)3km245m= 3km = 3,245km.
b) 5km34m= 5km = 5,034km.
c)307m = km = 0,307km
-HS thảo luận nhóm .
-Trình bày kết quả.
a)12,44km = 12m 44cm .
b)7,4dm = 7dm 4cm .
c)3,45km = 3450m .
d)34,3km = 34300m .
-HS nêu .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 29/10/2016
Ngày dạy: 31/10/2016
Tiết 5 : Đạo đức 
Bài : Tình bạn (Tiết 1)
A/ Mục tiêu :
 -Kiến thức : HS biết ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè . 
 -Kỷ năng : Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày . 
 -Thái độ : Thân ái, đoàn kết với bạn bè .
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- KN tư duy phê phán: biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè.
	- KN ra quyết định phù hợp với các tình huống có liên quan tới bạn bè.	
C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
- Xử lí tình huống; Đóng vai.
D/ Tài liệu , phương tiện : -GV: Tranh vẽ phóng to SGK .
	-HS : Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn SGK .
E/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV 
TL 
Hoạt động của HS 
I/ Kiểm tra bài cũ:
II/Bài mới 
1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới:
HĐ1: Thảo luận cả lớp .
*Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em .
* Cách tiến hành :-Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ýsau:
+Bài hát nói lên điều gì ?
+Lớp chúng ta có vui như vậy không ?
+Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
+Trẻ em có quyền tự do kết bạn không ? Em biết điều đó từ đâu ?
-GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè .Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè . 
 HĐ2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn .
*Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn .
* Cách tiến hành :-GV kể truyện Đôi bạn .
-GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện .
-Cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi SGK .
-GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn .
HĐ3: Làm bài tập 2 SGK.
*Mục tiêu :HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè 
*Cách tiến hành : - Cho HS làm bài tập 2.
-Cho HS trao đổi bài với bạn ngồi bên cạnh 
-GV mời một số HS trình bày cách ứng xử, giải thích lý do.
-GV kết luận vế cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống .
HĐ4: Củng cố.
* Mục tiêu : Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn bè .
*Cách tiến hành :-GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp .
-GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
-GV kết luận : Các biểu hiện của tình bạn đẹp là :tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau .
-HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết 
-GV yêu cầu một vài HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
III/ HĐ nối tiếp :- Sưu tầm truyện, bài hát về chủ đề tình bạn.
-HS đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
1/
10/
12/ 
10/
05/
02/
- HS nghe và mở SGK
- Cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe .
-HS lắng nghe .
-HS đóng vai 
(Qua hoạt động đóng vai HS hình thành được cho mình KN tư duy phê phán: biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè)
- HS thảo luận nhóm .
-Lớp nhận xét, bổ sung .
-HS trao đổi nhóm đôi .
-HS trình bày ,lớp nhận xét .
-HS lần lượt nêu 1 biểu hiện của tình bạn đẹp.
(Qua việc nêu các biểu hiện của mình về tình bạn đẹp GV đã giúp HS hình thành được KN ra quyết định phù hợp với các tình huống có liên quan tới bạn bè)
- HS tự liên hệ.
- HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn: 29/10/2016
Ngày dạy: 01/11/2016
Tiết 1 : Toán
Viết các số đo khối lượng
dưới dạng số thập phân .
A- Mục tiêu : Giúp HS ôn: 
 - Bảng đơn vị đo khối lượng .
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo khối lượng thương dùng.
 - Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số TP với các đơn vị đo khác nhau.
B- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Bảng đv đo khối lượng kẻ sẵn, để trống một số ô bên trong.
 2 – HS : SGK, VBT.
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Ổn định lớp : 
II– Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 HS lên bảng chữa bài 4 c,d .
 - Nhận xét, sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
 *HĐ 1: Ôn lại quan hệ giữa các đv đo khối lượng thường dùng. 
-Nêu mối quan hệ giữa các đv đo khối lượng. Cho ví dụ ?
 *HĐ 2 : Ví dụ.
-GV nêu ví dụ: Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm: 5tấn132kg = tấn
-Cho HS nêu cách làm .
 *HĐ 3 : Thực hành :
Bài 1: GV phát phiều bài tập cho HS làm cá nhân .
-HD HS chữa bài .
Bài 2 a) Cho HS làm bài vào vở, gọi 4 HS lên bảng làm bài .
-Nhận xét , sửa chữa .
Bài 3 :Cho HS thảo luận theo cặp .
-Gọi 1 HS lên bảng trình bày .
-Nhận xét ,sửa chữa .
IV– Củng cố :
-Nêu tên các đv đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé ?
-Nêu mối liên hệ giữa hai đv đo độ dài liền kề ?
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân .
1/
5/
1/
8/
5/
15/
3/
2/
- Hát 
-2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nghe .
-Hai đ.vị đo khối lượng liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần .
-Ví dụ
 1 tấn = 10 tạ ; 1ta = tấn = 0,1 tấn 
 1tạ = 100 kg ; 1 kg =tạ = 0,01tạ 
-HS theo dõi .
- 5tấn 132 kg = 5tấn = 5,132 tấn 
Vậy : 5tấn = 132kg tấn . 
-HS làm bài .
a)4tấn 562kg = 4tấn = 4,562 tấn 
b)3tấn 14kg = 3tấn = 3,014 tấn c)12tấn 6kg= 12tấn = 12,006 tấn
d)500kg = tấn = 0,500tấn
-HS làm bài .
a)2kg50g = 2kg = 2,050kg
45kg23g = 45kg = 45,023kg
10kg3g = 10kg = 10,003kg
500g =kg = 0,500kg
-Từng cặp thảo luận .
HS trình bày .
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong 1 ngày là :
 9 x 6 = 54 (kg)
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong 30 ngày ngày là : 
 54 x 30 = 1620 (kg)
 1620kg = 1,620 tấn 
 ĐS : 1,620 tấn .
-HS nêu.
-HS nêu .
- HS nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 29/10/2016
Ngày dạy: 01/11/2016
Tiết 2 : Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
A- Mục tiêu:
 1) Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề thiên nhiên. Biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (bầu trời, gió mưa, dòng sông, ngọn núi ) theo những cách khác nhau để diễn đạt ý cho sinh động.
 2) Biết viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ, bảng phụ
C- Các PP & KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Lập sơ đồ tư duy.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Luyện tập/Thực hành.
D - Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 4 HS
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
 4/
 * Chấm tập của 2 HS BT2+BT3
*HS3 làm bài tập 3a
*HS4 làm bài tập 3b
 II- Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Để bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động hấp dẫn, chúng ta cần có vốn từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm giàu thêm vốn từ và luyện cách dùng các từ ngữ gắn với chủ điểm thiên nhiên.
 2) Luyện tập: 
a) HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 + BT2
-GV giao việc: +Các em đọc lại bài Bầu trời mùa thu.
+ Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong bài vừa đọc và chỉ rõ những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh?Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng :
+Những từ ngữ tả bầu trời thể hiện sự so sánh: Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
+Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá.
- Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
- Bầu trời dịu dàng.
- Bầu trời buồn bã.
- Bầu trời trầm ngâm.
-Bầu trời nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca.
- Bầu trời cúi xuống lắng nghe.
+Những từ ngữ khác
-Bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa
-Bầu trời xanh biếc
b) HĐ2: Hưống dẫn HS làm BT3
-Cho HS đọc yêu cầu của BT
-GV giao việc:
Các em cần dựa vào cách dùng từ ngữ trong mẫu chuyện trên để viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em.
-Cho HS làm bài và trình bày kết quả
-GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn đúng, hay.
1/
20/
12/
- HS lắng nghe.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân. Mỗi em ghi ra giấy nháp. 3 HS làm vào bảng phụ.
-Lớp nhận xét.
-Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số em đọc đoạn văn đã viết trước lớp.
-Lớp nhận xét
 III- Củng cố, dặn dò:
(GV kết hợp cung cấp thêm cho HS một số hiểu biết về MTTN ở Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với MT sống. Có tác dụng GD ý thức BVMT)
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn
-Chuẩn bị tiết sau: Đại từ.
3/
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 29/10/2016
Ngày dạy: 01/11/2016
Tiết 3 : Chính tả (Nhớ – viết)
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
A/ Mục đích yêu cầu :
 -Nhớ và viết đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do .
 -Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm cuối n – ng .
B / Đồ dùng dạy học : 
Giấy, bút, băng dính cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy theo yêu cầu bài tập 3b .
C- Các PP & KT dạy học:
	 - Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
 - Luyện tập/Thực hành.
D / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết : tuyên truyền, thuyên, thuyết, tuyệt, khuya.
II- Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Hôm nay thầy H. dẫn các em viết chính tả bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và phân biệt các tiếng có chứa âm cuối n , ng .
2- Hướng dẫn HS nhớ – viết :
-GV cho 2 HS đọc thuộc lòng cả bài .
-Hỏi : Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch ?
*GV nhắc chú ý: Bài gồm mấy khổ thơ ? Trình bày dòng thơ thế nào? Những chữ nào phải viết hoa?
-GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai: tháp khoan, ngẫm nghĩ, ngân nga, lấp loáng, cao nguyên .
-GV đọc 1 lượt cả bài thơ.
-Cho HS gấp SGK, tự nhớ lại, viết bài.
-GV cho HS soát lỗi .
3 - Chấm bài chữa lỗi :
+ GV chọn chấm 08 bài của HS.
+ Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
4- Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2b :
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Cho HS chơi trò chơi ai nhanh hơn :4 HS lên bốc thăm để tìm một cặp tiếng theo yêu cầu của bài tập 2b. Em nào tìm nhanh, đúng, viết đẹp là thắng.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả .
* Bài tập 3 : Thi tìm nhanh .
-Cho HS các nhóm thi tìm nhanh từ láy bài tập 3b .
-Cho HS nhận xét, GV tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ, tìm đúng các từ láy theo yêu cầu bài tập .
IV/ Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học .
-Nhắc HS nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai .
-Chuẩn bị bài sau nghe – viết: Luật Bảo vệ môi trường .
-Yêu cầu những HS viết sai về viết lại cho đúng những từ đó (Mỗi từ viết lại 5 lần).
04/ 
01/ 
20/ 
04/
08/ 
03/ 
-2 HS HS lên bảng viết viết: tuyên truyền, thuyên, thuyết, tuyệt, khuya 
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ .
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS lắng nghe.
-HS viết bài chính tả.
-HS soát lỗi.
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-4 HS lên bốc thăm để tìm một cặp tiếng theo yêu cầu của bài tập 2b.
-HS lắng nghe.
-HS các nhóm thi tìm nhanh từ láy bài tập 3b .
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 29/10/2016
Ngày dạy: 01/11/2016
Tiết 4 : Khoa học
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS 
A – Mục tiêu : Sau bài học , HS có khả năng :
 - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm 
 - Có thái đội không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV & gia đình của họ 
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- KN xác định giá trị bản thân tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.
- KN thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Trò chơi; Đóng vai.
- Thảo luận nhóm.
D – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV :- Hình trang 36, 37 SGK .
 - 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai “ Tôi bị nhiễm HIV “ 
 2 – HS : Giấy & bút màu .
E – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I–Kiểm tra bài cũ: 
“Phòng tránh HIV/AIDS”
+ HIV là gì ? 
+ Nêu các đường lây truyền HIV .
 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS”
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1: - Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ”
* Mục tiêu: HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV .
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn 
+ Bước 2:Tiến hành chơi
*GV theo dõi .
+ Bước 3: Cùng kiểm tra 
 - GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu hành vi các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa 
- GV yêu cầu các đội giải thích đối với một số hành vi 
- GV tuyên dương các đội làm đúng 
* Kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm , 
 b) HĐ 2 :.Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”
 @Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quuyền được học tập, vui chơi & sống chung cùng cộng đồng .
- Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV.
 @Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn 
 GV giao nhiệm vụ cho các bạn còn lại sẽ theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận coi cách ứng xử nào nên cách ứng xử nào không nên 
+ Bước 2: Đóng vai & quan sát 
+ Bước 3: Thảo luận cả lớp 
 GV H. dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi:
 + Cá em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử 
 + Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống 
 GV theo dõi nhận xét 
 c) HĐ 3 : Quan sát & thảo luận 
 @Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
 + Nói về nội dung của từng hình 
 + Theo bạn các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS & gia đình họ 
 + Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? tại sao ?
+ Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả: (Qua việc trình bày các cách ững xử của các nhóm GV giúp HS hình thành KN thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV)
* Kết luận:
 - HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người bị nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền & cần được sống trong môi trường có sự hỗ trợ, thông cảm & chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm; không nên xa lánh & phân biệt đối xử với họ . Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình & xã hội 
 - Nhận xét bổ sung. 
III/ Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết 
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau “ Phòng tránh bị xâm hại”
4/
1/
10/
10/
11/
3/
- HS trả lời .
- HS nghe .
- HS theo dõi .
- Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng 
- HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu hành vi các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa 
- Các đội giải thích đối với một số hành vi .
- HS nghe .
- 5 HS tham gia đóng vai theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- Các bạn còn lại sẽ theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận xem cách ứng xử nào nên cách ứng xử nào không nên.
(Qua các cáh ứng xử của các bạn HS tự đúc kết để hình thành cho mình KN xác định giá trị bản thân tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS)
- HS thảo luận & trả lời .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình tr. 36,37 SGK & trả lời câu hỏi :
+HS nói về nội dung của từng hình 
+ HS trả lời 
+Nếu là em, em sẽ chơi với các bạn đó vì : HIV không lây qua tiếp xũc thông thường 
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe 
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe
- Xem bài trước .
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn: 31/10/2016
Ngày dạy: 02/11/2016
 Tiết 1 : Toán 
Viết các số đo diên tích
dưới dạng số thập phân
A– Mục tiêu : Giúp HS ôn :
 -Quan hệ giữa 1 số đv đo diện tích thường dùng .
 -Luyện tập viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau .
B - Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Bảng mét vuông (có chia ra các ô đề-xi-mét vuông)
 2 – HS : VBT .
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS lên bảng chữa bài 2b (mỗi em làm 2 bài)
 - Nhận xét, sửa chữa .
II – Bài mới : 
1– Giới thiệu bài : 
2– Hoạt động : 
*HĐ 1 : Ôn lại hệ thống bảng đơn vị đo diện tích .
-Nêu tên các đv đo diện tích đã học ?
-Cho ví du về mối quan hệ giữa các đv đo diện tích
-Nêu mối quan hệ giữa các đv đo diện tích: km2, ha, giữa km2 và ha .
-GV nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các đv đo diện tích .
 *HĐ 2 : Ví dụ 
-Nêu VD 1:Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm :
3m25dm2 = m2
+Cho HS phân tích và nêu cách giải .
-Nêu ví dụ 2:Viêt số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 42dm2 = m2
+Cho HS thảo luận theo cặp cách giải .
 *HĐ 3 : Thực hành :
Bài 1 :Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
-Cho HS làm vào vở .
-Nhận xét,sửa chữa .
Bài 2 :Cho HS thảo luận theo cặp, gọi 1 số cặp trình bày .
-Nhận xét, sửa chữa .
III– Củng cố – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập 3c, d.
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
5/
1/
8/
6/
16/
4/
-2 HS lên bảng 
-HS nghe .
-HS nghe .
-km2, hm2 (ha), dam2, m2, dm2,cm2, mm2
1km2 = 100hm2 ; 
 1hm2=km2= 0,01 km2
1m2 = 100 dm2
1dm2 = m2 = 0,01m2
-1km2 = 1000000m2
1km2= 100ha 
1ha = 10000m
1ha = km2 = 0,01km2
-Mỗi đv đo diện tích gấp 100lần đv liền sau nó và bằng 0,01đv liền trước nó 
- HS nghe .
-3m2 5dm2 = 3m2 = 3,05 m2
Vậy 3m2 5dm2 = 3,05m2
-Từng cặp thảo luận cách giải .
HS nêu cách làm .
42dm2= m2 = 0,42m2
Vậy 42dm22 = 0,42m2
- HS làm bài vào vở rồi lên bảng chữa bài .
-Thảo luận theo cặp .
Kết quả :
a)1654m2 = ha = 0,1654 ha .
b)5000m2 = 0,5ha 
c)1ha = 0,01km2
d)15ha = 0,15 km
-HS nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 31/10/2016
Ngày dạy: 02/11/2016
Tiết 2 : Tập đọc
Đất Cà Mau
 Theo Mai Văn Tạo 
(Tích hợp BVMT Biển đảo mức độ: Toàn phần)
A- Mục tiêu:
 1)Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
 2) Hiểu ý nghĩa của bài văn: Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
 3)Giáo dục học sinh: Biết yêu con người, yêu thiên nhiên và đất Cà Mau.
	- Giúp HS hiểu biết thêm về môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau.
B- Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK
C- Các PP & KT dạy học:
	 - Trao đổi, thảo luận.
 - Động não /Tự bộc lộ.
 - Đọc sáng tạo.
D- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I- Kiểm tra bài cũ :
H: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
4/
-Hùng: lúa gạo là quý nhất.
-Quý: vàng là quý nhất.
-Nam : thời gian là quý nhất.
-Vì không có người lao động thì sẽ không có lúa gạo, không có vàng bạc, thời gian sẽ trôi qua vô ích.
II- Bài mới:
 1) Giới thiệu bài:
Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng với nhà văn Mai Văn Tạo đến thăm vùng đất mũi Cà Mau. Nơi ấy, nắng đó rồi mưa ngay. Phải có những con người thông minh, giàu nghị lực mới có thể đứng vững trên mảnh đất ấy. Chúng ta sẽ biết được tất cả điều đó qua bài tập đọc Đất Cà Mau.
 2) Luyện đọc:
 *HĐ1: Gọi một HS khá (giỏi) đọc cả bài một lần.
 *HĐ2: Giáo viên chia đoạn : 3 đoạn.
-Luyện đọc từ ngữ: mưa giông, hối hả, bình bát, thẳng đuột, lưu truyền.
 *HĐ3: Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 *HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
 3) Tìm hiểu bài:
 * Đoạn 1: Cho HS đọc đoạn 1
H: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
H: Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
 *Đoạn 2: Cho HS đọc đoạn 2.
H: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
H: Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
H: Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
 *Đoạn 3: Cho HS đọc đoạn 3.
H: Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
(Qua tìm hiểu bài văn GV giúp HS hiểu biết thêm về MT sinh thái ở đất mũi Cà Mau – Vùng đất tận cùng của tổ quốc. Từ đó các em càng yêu quý TNMT biển đảo của đất nước ta hơn).
 4) Đọc diễn cảm:
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-GV đưa bảng phụ đã chép trước đoạn văn cần luyện, hướng dẫn đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay nhất.
 III- Củng cố dặn dò :
 - Gọi vài em nhắc lại nội dung bài
 - GV nhận xét chung tiết học
 - Dặn HS về xem và chuẩn bị cho bài sau
1/
12/
12/
 8/
 3/
-HS lắng nghe
-Lớp đọc thầm
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-HS luyện đọc từ ngữ.
- 1HS đọc chú giải và 2 HS giải nghĩa từ
-HS chú ý lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- Mưa ở Cà Mau là mưa giông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
- Mưa ở Cà Mau.
1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
-Cây cối thường mọc thành chân, thành rặng. Rễ cây dài, cắm sâu vào lòng đất. Đước mọc sang sát 
- Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh. Nhà nọ, sang nhà kia phải leo lên cầu bằng thân cây đước.
-Cây cối nhà cửa ở Cà Mau.
1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
-Là những người thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe về những huyền thoại người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Họ lưu giữ tinh thần thượng võ của cha ông.
-Một số HS đọc đoạn văn đã được hướng dẫn.
- 2 HS thi đọc diễn cảm cả bài.
Lớp nhận xét.
 - Vài em nêu .
 - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 31/10/2016
Ngày dạy: 02/11/2016
Tiết 3 : Lịch sử
Cách mạng mùa thu
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết 
 + Sự kiện tiêu biểu của cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
 + Ngày19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta. 
 + Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám.
B– Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Ảnh tư liệu về cách mạng tháng Tám ở Hà Nội & tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa dành chính quyền ở địa phương .(Nếu có)
 2 – HS : SGK .
C- Các PP & KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : “Xô viết Nghệ Tĩnh”
+ Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh dành được chính quyền cách mạng 
+ Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Cách mạng mùa thu”
 2 – Hoạt động : 
a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
- GV kể kết hợp giải nghĩa từ mới 
- Gọi 1 HS kể lại .
b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
+ H.1 : Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào, kết quả ra sao?
(Không yêu cầu HS tường thuật mà chỉ kể lại các sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội)
+ H.2 : Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám .
 + H.3 : Em biết gì về khởi nghĩa dành chính quyền năm 1945 ở quê hương em .
 GV cho HS nêu hiểu biết của mình, sau đó sử dụng những tư lệu lịch sử địa phương để liên hệ với thời gian, không khí khởi nghĩa cướp chính quyền ở quê hương 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2016_2017_vo_ngoc_hong.doc