Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học C Khánh Hòa

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học C Khánh Hòa

I. Mục tiêu:

1) KT: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.( Đọc lưu loát, trôi chảy bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.)

2) KN: Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2; BT3.

3) TĐ: Nghiêm túc trong học tập

* GDKNS: Thu thập , xử lí thông tin, lập bảng thống kê; Ra quyết định

II. Chuẩn bị:

-GV: Thăm ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng; Bảng phụ ghi nội dung cần ôn.

- HS: Chuẩn bị bài , SGK

 

doc 34 trang loandominic179 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học C Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 35	 Ngày dạy: 23 tháng 5 năm 2015
Kể chuyện
ÔN TẬP CUỐI HKII (Tiết 2)
(Chuẩn KTKN: 52 ; SGK:162)
I. Mục tiêu:
 1) KT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Đọc lưu loát, trôi chảy bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn).
2) KN: Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu của BT2.
3) TĐ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng
- HS: Chuẩn bị bài
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Nhớ - viết: Bầm ơi”
- Gọi HS làm lại bài 3 trong tiết trước.. 
- Nhận xét.
- 2 HS thực hiện
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: “ Ôn tập tiết 2”
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
 *Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 
- Gọi HS lên bốc thăm và đọc lại bài.
- Đặt câu hỏi sau khi HS đọc xong.
- Bốc thăm đọc bài
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét.
 *Hoạt động 2: Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài tập
- 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm 
- GV kiểm tra HS đã xem lại kiến thức về các loại trạng ngữ ở lớp 4 như thế nào ; hỏi HS: 
+ Trạng ngữ lài gì ?
+ Có những loại trạng ngữ nào ?
+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
- 1,2 HS trả lời
+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa CN và VN.
+ Các loại trạng ngữ:
1) Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi : Ở đâu ?
2) Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời câu hỏi: Bao giờ ? , Khi nào ? , Mấy giờ ? 
3) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời câu hỏi: Vì sao ? , Nhờ đâu ? , Tại đâu ? 
4) Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời câu hỏi: Để làm gì ? , Nhằm mục đích gì ?, Vì cái gì ?
Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời câu hỏi: Bằng cái gì ? , Với cái gì ?
- Cho HS suy làm bài theo nhóm 4( phát bảng cho 2,3 nhóm)
- Gọi HS trình bày kết quả 
- Học sinh thảo luận làm bài
- Trình bày kết quả (nhóm làm trong bảng dán lên bảng lớp)
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ở đâu ? 
- Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi
Trạng ngữ chỉ thời gian
Khi nào ?
Mấy giờ ?
- Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.
- Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Vì sao ?
Nhờ đâu ?
Tại đâu ?
- Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
- Nhờ siêng năng, chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.
- Tại Hoa biếng học , mà tổ chẳng được khen.
Trạng ngữ chỉ mục đích
Để làm gì ?
Vì cái gì ?
- Để đỡ nhứt mắt, người làm với máy tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao.
- Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Bằng cái gì ?
Với cái gì ?
- Bằng một giọng rất nhỏ nhẹ, chân tình, Hà khuyên bạn nên chăm học.
- Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật.
Ÿ Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- HS nhận xét
4. Củng cố -dặn dò:
- Chuẩn bị : Ôn tập tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 35	 Ngày dạy: 21 tháng 5 năm 2014
Chính tả
ÔN TẬP CUỐI HKII (Tiết 3)
 (Chuẩn KTKN: 52 ; SGK:126)
I. Mục tiêu:
1) KT: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.( Đọc lưu loát, trôi chảy bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.)
2) KN: Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2; BT3.
3) TĐ: Nghiêm túc trong học tập
* GDKNS: Thu thập , xử lí thông tin, lập bảng thống kê; Ra quyết định 
II. Chuẩn bị:
-GV: Thăm ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng; Bảng phụ ghi nội dung cần ôn.
- HS: Chuẩn bị bài , SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”
- 1,2 HS kể lại câu chuyện theo yêu cầu đề bài tiết trước
- GV nhận xét
- 2 HS thực hiện
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: “ Ôn tập tiết 3”
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc
 - Giáo viên kiểm tra khả năng đọc thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn của HS.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc những đoạn văn, thơ khác nhau.
- HS bốc thăm đọc bài rồi trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 2 : Đọc mẩu chuyện “ Em phải học ”, trả lời câu hỏi.
- Giáo viên hỏi về câu ghép.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung cần ôn và chốt lại.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân. 3,4 HS làm phiếu lớn và trình bày.
- HS trả lời
* Hoạt động 3 : Cách nối các vế câu ghép ? Cho ví dụ về cách nối các vế câu ghép chưa có trong mẩu chuyện trên.
- Giáo viên hỏi về cách nối các vế câu ghép.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung cần ôn.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trả lời.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân. 4,5 HS làm phiếu lớn và trình bày.
4. Củng cố -dặn dò:
- Hệ thống bài
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 69	 Ngày dạy: 14 tháng 5 năm 2018
Khoa học
ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG 
VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(Chuẩn KTKN: 95 ; SGK:142)
I. Mục tiêu:
1) KT + KN: Ô tập các kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
2) TĐ: Có ý thức bảo vệ môi trường
* BĐKH: Hãy làm một việc để bảo vệ môi trường khi có thể hãy thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường là góp phần làm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh SGK, PHT
HS: Các biện pháp bảo vệ môi trường
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”
Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời (2 em)
3. Bài mới:
 a. GTB: Ôn tập: môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
v	Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi. Những người còn lại cổ động cho đội của mình.
- Giáo viên đọc từng bài tập trắc nghiệm trong SGK.
 - Nhận xét chung.
Hoạt động lớp
 - Mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi. Những người còn lại cổ động cho đội của mình.
- Nhóm nào lắc chuông trước thì được trả lời; sai nhóm khác nhận xét , bổ sung
+ Dòng 1: Bạc màu
+ Dòng 2: Đồi trọc
+ Dòng 3: Rừng
+ Dòng 4: Tài nguyên
+ Dòng 5: Bị tàn phá
v	Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
1) Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thải vào không khí ?
2) Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước ?
3) Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất ? 
4) Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch ?
Hoạt động cá nhân, lớp
b) Không khí bị ô nhiễm
c) Chất thải
c) Tăng cường dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu.
c) Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt, 
* BĐKH: Yêu cầu HS nêu một số việc làm để bảo vệ môi trường
ðGV chốt lại và GDHS: Hãy làm một việc để bảo vệ môi trường khi có thể hãy thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường là góp phần làm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
+ chúng ta phải luôn ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
+Ttrồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
4. Củng cố -dặn dò:
- Hệ thống bài
- Chuẩn bị: “Ôn tập cuối năm”.
 - Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 70	 Ngày dạy: 16 tháng 5 năm 2018
Khoa học
ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI NĂM
(Chuẩn KTKN: 95 ; SGK:144)
I. Mục tiêu:
1)KT+ KN: Ô tập về:
	+ Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
	+ Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
	+ Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người
	+ Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
2) TĐ: Nghiêm túc trong học tập.
* BĐKH: Nhắc lại các nội dung giáo dục BĐKH đã được tích hợp ở các bài trong chủ đề
II. Chuẩn bị:
GV: Phiếu học tập
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Ôn tập : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1) Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thải vào không khí ?
2) Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước ?
- Nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời (2 em)
3. Bài mới:
 a. GTB: Ôn tập kiểm tra cuối năm
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
v	Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi 
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập có nội dung như các bài tập trong SGK
- Học sinh làm việc độc lập. Ai xong trước nộp bài trước.
- Tuyên dương bạn
- Giáo viên chọn ra 10 học sinh làm nhanh và đúng để tuyên dương.
Câu 1:
1.1. Gián đẻ trứng vào tủ; bướm đẻ trứng vào cây bắp cải; ếch đẻ trứng dưới nước ao, hồ; Muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây.
1.2. Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ; chum, vại đựng nước cần có nắp đậy 
Câu 2: Tên các giai đoạn còn thiếu trong chu trình sống của các con vật ở từng hình như sau:
a) Nhộng
b) Trứng
c) Sâu
Câu 3. g) Lợn
Câu 4. 
1- c; 2- a; 3 – b
Câu 5 b
Câu 6. Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu
* BĐKH: Việc con người thay đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng và xả nhiều rác thải vào môi trường đất đã làm môi trường đất ảnh hưởng như thế nào?
- Việc con người thay đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng và xả nhiều rác thải vào môi trường đất đã làm môi trường đất bị ô nhiễm và góp phần tạo ra khí nitơ ôxít (N2O), một loại khí hiệu ứng nhà kính.
Câu 7. Khi rừng đầu nguồn bị phá hủy, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh, gây lũ lụt.
* BĐKH: Lượng mưa thay đổi có ảnh hưởng ảnh hưởng như thế nào?
+ Lượng mưa thay đổi ảnh hưởng đến dòng chảy của các con sông, nhiều khu vực bị lũ lụt nghiêm trọng vào mùa hè và bị hạn hán khốc liệt vào màu khô. Hạn hán nahr hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt nó dẫn đến tình trạng thiếu điện trầm trọng.
Câu 8 d) Năng lượng từ than đá, xăng dầu , khí đốt, 
* BĐKH: Chúng ta cần phải làm gì để sử dụng tiết kiệm năng lượng điện ?
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm để góp phần bảo vệ môi trường giảm khai thác tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính.
+ Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
+ hạn chế đi ô tô, xe máy nơi đông người, tránh để các chất đốt gần lửa hoặc nơi dễ gây cháy, 
Câu 9. Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta; năng lượng ,mặt trời, gió, nước chảy.
* BĐKH: năng lượng ,mặt trời, gió, nước chảy là loại năng lượng gì?
- Năng lượng gió là loại năng lượng sạch, khai thác năng lượng gió không phát thải khí nhà kính, không ảnh hưởng đến môi trường sống.
4. Củng cố -dặn dò:
- Hệ thống bài
 - Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 69	 Ngày dạy: 14 tháng 5 năm 2018
Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HKII ( TIẾT 1)
(Chuẩn KTKN: 52 ; SGK:69)
I. Mục tiêu:
1) KT: Đọc lưu loát, trôi chảy bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ (đoạn thơ ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 2) KN: Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.
 * HS khá giỏi: đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. 
3) TĐ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: Nếu trái đất thiếu trẻ con
- Gọi HS lại bài Nếu trái đất thiếu trẻ con và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời (2 em)
3. Bài mới:
 a. GTB: “ Ôn tập tiết 1”
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
 *HĐ 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 
- Gọi HS lên bốc thăm và đọc lại bài.
- Đặt câu hỏi sau khi HS đọc xong.
- Nhận xét, đánh giá.
- Bốc thăm đọc bài + Trả lời câu hỏi
- Nhận xét.
 *HĐ 2: Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài tập
- GV kiểm tra HS kiến thức 
- Gợi ý cho HS hiểu cấu tạo của bảng tổng kết.
- Cho HS thảo luận nhóm 6 làm bài ( phát bảng cho 2,3 nhóm)
Ÿ Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm 
- HS nhắc lại
- Theo dõi
- Học sinh thảo luận làm bài
- Trình bày kết quả
- HS nhận xét
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (Cài gì, con gì) ? 
Thế nào ?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Động từ
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
Ví dụ: Cánh đại bàng rất khỏe .
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (Cài gì, con gì) ? 
Là gì (là ai, là con gì ) ?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Là + Danh từ 
(cụm danh từ)
- Ví dụ: Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
4. Củng cố -dặn dò:
- Chuẩn bị : ôn tập cuối HK II 
- Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 70	 Ngày dạy: 16 tháng 5 năm 2018
Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HKII ( TIẾT 4)
(Chuẩn KTKN: 52 ; SGK:165)
I. Mục tiêu:
 1) KT + KN: Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
2) TĐ: Nghiêm túc trong học tập.
* GDKNS: Ra quyết định; xử lí thông tin
II. Chuẩn bị:
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Gọi HS lại bài Nếu trái đất thiếu trẻ con và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời (2 em)
3. Bài mới:
 a. GTB: “ Ôn tập tiết 1”
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
v Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng.
Giáo viên kiểm tra khả năng học thuộc lòng của học sinh.Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Lần lượt từng học sinh đọc trước lớp các khổ thơ, bài thơ hoặc một đoạn 
v Hoạt động 2: Tưởng tượng mình là thư kí trong cuộc họp của các chữ viết, viết biên bản cuộc họp ấy.
* GDKNS: Ra quyết định; xử lí thông tin
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài văn.
GV nhắc lại yêu cầu.
Cho HS làm bài.
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng?
+ Em hãy nêu cấu tạo của một biên bản?
GV chốt lại kết quả đúng. GV dán lên bản tờ phiếu đã ghi cấu tạo của một biên bản lên.
Cho HS thảo luận để thống nhất về mẫu biên bản.
GV dán lên bảng mẫu biên bản đã chuẩn bị sẵn để HS đọc, nắm vững cấu tạo của biên bản. 
Cho HS viết biên bản về cuộc họp của chữ viết (HS đóng vai thư kí)
Cho HS trình bày
GV nhận xét + chọn một biên bản tốt nhất dán lên bảng lớp.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài .Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc biên bản.
Cả lớp nhận xét.
Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ---------
Thạnh Mỹ Tây, ngày tháng 5 năm 2012
BIÊN BẢN BÀN VIỆC GIÚP BẠN (Lớp 5E)
- Nội dung : Trao đổi, tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng không biết chấm câu.
- Các thành viên : các chữ cái và dấu câu.
Chủ toạ : bác chữ A;Thư kí : chữ C
- Mục đích : giúp Hoàng biết cách đặt dấu chấm khi viết câu.
- Tình hình hiện nay : Hoàng không biết đặt dấu chấm. Khi viết, không bao giờ để ý đến các dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chấm chỗ ấy nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
- Cách giải quyết, phân công việc : Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, phảt đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm có nhiệm vụ giám sát, yêu cầu Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
 Người lập biên bản kí	 Chủ toạ kí
	 Chữ C	 	 Chữ A
4. Củng cố -dặn dò:
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở biên bản cuộc họp; tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 69	 Ngày dạy: 16 tháng 5 năm 2018
Tập làm văn
ÔN TẬP CUỐI HKII (Tiết 5) 
(Chuẩn KTKN: 52 ; SGK:126)
I. Mục tiêu:
1) KT+ KN: Đọc lưu loát, trôi chảy bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ (đoạn thơ ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ tìm những hình ảnh sống động trong bài thơ.
* HS khá giỏi: cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ.
2) TĐ; Nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
 a. GTB: 
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra học thuộc lòng
 - Giáo viên kiểm tra khả năng đọc thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn của HS.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
HS bốc thăm đọc những đoạn văn, thơ khác nhau và trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 2 : Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ, trả lời câu hỏi
- GV nhắc HS: Miêu tả một hình ảnh (ở đây là một hình ảnh sống động về trẻ em) không phải là diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời 2 câu hỏi
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, cho điểm.
 - HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại bài thơ. - Cả lớp đọc thầm lại.
- HS đọc những câu thơ gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em: 
Tóc bết đầy nước mặn
Chúng ta chạy mà không cần tới đích
Tay cầm cành củi khô
Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh
Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu
Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa
Trẻ con là hạt gạo của trời
Tuổi thơ đứa bé da nâu
Tóc khét nắng màu râu bắp
Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát
Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn
- Vài HS miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất
- HS đọc những câu thơ tả cảnh chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển (từ Hoa sương rồng chói đỏ đến hết)
- HS nêu nội dung bài thơ.
- HS làm việc cá nhân. 3,4 HS làm phiếu lớn và trình bày.
a) – HS nối tiếp phát biểu ý kiến
b) Tác giả tả cảnh chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan:
+ Bằng mắt để thấy hoa sương rồng chói đỏ / những đứa trẻ da nâu, tó khét nắng màu râu bắp , thả bò , ăn cơm với cá chuồn / thấy chim bay phía vầng mây như đám cháy / võng đưa đưa sóng / những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao; những con bò nhai cỏ.
+ Bằng tai để nghe thấy tiếng hát của những đứa bé thả bò / nghe thấy lời ru / nghe thấy tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.
+ Bằng mũi để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.
- Nhận xét – bổ sung
4. Củng cố -dặn dò:
- Hê thống bài
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiết 6
- Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 70	 Ngày dạy: 18 tháng 5 năm 2018
Tập làm văn
KIỂM TRA ( KIỂM TRA ĐỌC) (Tiết 7)
(Chuẩn KTKN: 52 ; SGK: 170)
I. Mục tiêu:
 1) KT + KN: Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII (nêu ở tiết 1, Ôn tập)
 2) TĐ; Nghiêm túc trong hoc tập
II. Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
 a. GTB: “ Ôn tập tiết 7”
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
- GV phát đề và hướng dẫn HS cách trình bày bài làm.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và tự làm bài.
- Giáo viên thu bài khi hết giờ
- Theo dõi.
- Học sinh làm bài
- Nộp bài khi có hiệu lệnh.
-GV gọi học sinh trình bày bài làm của mình
-GV nhận xét và gọi học sinh sửa chữa .
-HS trình bày 
- Câu 1: ý a (cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa)
- câu 2: ý b (Cây gạo xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời)
- câu 3: ý c (Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên)
- câu 4: ý c (Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra)
- câu 5: ý b (Bao cho Ủy ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu)
- câu 6: ý b (Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường)
- câu 7: ý b (Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê)
- câu 8: ý a (Nối bằng từ “vậy mà” )
- câu 9 : ý a (Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ)
- câu 10: ý c (Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ)
4. Củng cố -dặn dò:
- Chuẩn bị tiết kiểm tra viết
- Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 70	 Ngày dạy: 18 tháng 5 năm 2018
Luyện từ và câu
KIỂM TRA ( KIỂM TRA VIẾT) (Tiết 8)
(Chuẩn KTKN: 52 ; SGK: 170)
I. Mục tiêu:
 1) KT + KN: Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII (nêu ở tiết 1, Ôn tập)
 2) Thái độ: Nghiêm túc trong hoc tập
II. Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 Căn cứ đề bài trong sách giáo khoa, học sinh tự làm bài viết trong vở.
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 69	 Ngày dạy: 16 tháng 5 năm 2018
Luyện từ và câu
ÔN TẬP CUÔI HKII (TIẾT 6)
(Chuẩn KTKN: 53 ; SGK: 176)
I. Mục tiêu:
1) KT+ KN: Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HK II.
 + Nghe – viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài chính tả.
 + Viết được bài văn tả người theo yêu cầu nội dung của đề bài.
2) TĐ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề, giấy kiểm tra.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
 a. GTB: “ Ôn tập tiết 6”
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
 * HĐ 1: Nghe – viết : Trẻ con ở Sơn Mỹ - 11 dòng dầu
- GV đọc 11 dòng đầu bài thơ 
- GV nhắc cách trình bày bài thơ thể tự do, những chữ các em viết sai (Sơn Mỹ, chân trời, bết)
- Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi.
- HS nghe và theo dõi trong SGK
- HS đọc thầm lại 11 dòng thơ.
- GV đọc bài cho HS viết.
- Khi viết xong đọc lại bài 1 lượt cho HS dò lại bài.
- HS viết bài
- Dò lại bài.
* HĐ 2: Bài tập 2
- GV cùng HS phân tích đề , gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài.
- GV nhận xét, chấm điểm
- HS đọc yêu cầu của BT2
- HS suy nghĩ , chọn đề tài gần gũi với mình.
- Nhiều HS nói nhanh đề tài em chọn.
- HS viết đoạn văn; tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. 
Ví dụ: 
a) Đám trẻ chăn bò, bạn nào bạn nấy tóc đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì ngâm mình trong biển, phơi mình trong nắng gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồi cỏ xanh, 
b) Mới khoảng 9 giờ tối mà trong làng đã im ắng. Đâu đó có tiếng mẹ ru con; tiếng sóng rì rầm từ xa vắng lại. Thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng chó sủa râm ran.
- Lớp bình chọn người viết hay nhất
4. Củng cố -dặn dò:
- Chuẩn bị tiết kiểm tra viết
- Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 171	 Ngày dạy: 14 tháng 5 năm 2018
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
(Chuẩn KTKN: 79 ; SGK:176)
I. Mục tiêu:
1) KT: Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
2) KN: Vận dụng vào làm các BT trong SGK
3) TĐ: Thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Phấn màu – Nội dung bài
- 	HS: Sách giáo khoa - Nháp 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Yêu cầu HS làm lại bài 2 (a, b); bài 4 tiết trước
- Nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời (2 em)
3. Bài mới:
 a. GTB: “ Ôn tập tiết 1”
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
 * Bài 1/ 176: 
- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài
- Theo dõi giúp đỡ HS gặp lúng túng
- Nhận xét, sửa sai
- Học sinh đọc yêu cầu đề.
- HS làm bài vào vỡ, 4 HS lên bảng sửa bài.(a,b, c HS yếu; bài d HS khá giỏi)
a) x = x==
b) = ==
c) 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 = (3,57 + 2,43) x 4,1= 6 x 4,1 = 24,6 
d) 3,42 : 0,57 x 8,4 – 6,8 = 43,6
- Nhận xét 
*Bài 2/177: Tiến hành tương tự bài 1.	
- Nhận xét, sửa sai
- HS làm bài vào vở;2 HS lên bảng sửa bài .(bài a HS yếu; bài b HS khá giỏi)
a/ 
b/ 
* Bài 3/177: 
- HS nêu tóm tắt và nêu cách giải 
- Nhận xét, chốt lại cách giải.
- Yêu cầu Hs làm bài
Theo dõi giúp đỡ HS gặp lúng túng
- Nhận xét, sửa sai.
- HS đọc yêu cầu ( HS yếu)	
Học sinh nêu ( HS khá giỏi)
Theo dõi
HS làm bài vào vở;1 HS lên bảng sửa bài .(HS khá, giỏi)
Bài giải
Thể tích bể bơi:
414,72 : 4 ´ 5 = 518,4 (m3)
Diện tích đáy bể bơi:
22,5 ´ 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao bể bơi:
518,4 : 432 = 1,2 (m)
	 Đáp số : 1,2 m
- Nhận xét.
* Bài 4 /176: 
- HS nêu cách giải và lên bảng giải bài
- Nhận xét, sửa sai
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh có cách giải nhanh nhất lên bảng sửa bài
Bài giải
a) Vận tốc thuyền đi xuôi dòng là:
7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Quãng đường thuyền đi xuôi dòng là:
8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
b) Vận tốc thuyền đi ngược dòng là:
7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Thời gian thuyền đi ngược dòng là:
30,8 : 5,6 = 5,5 giờ hay 5 giờ 30 phút 
- Nhận xét.
4. Củng cố -dặn dò:
- Hệ thống bài
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 172	 Ngày dạy: 15 tháng 5 năm 2018
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
(Chuẩn KTKN: 80 ; SGK:177)
I. Mục tiêu:
1) KT: Biết tính giá trị ủa biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm..
2) KN: Vận dụng vào làm các BT trong SGK
3) TĐ: Thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Phấn màu – Nội dung bài
- 	HS: Sách giáo khoa - Nháp 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung
- Yêu cầu HS làm lại bài 2 (a ); bài 5 tiết trước
- Nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời (2 em)
3. Bài mới:
 a. GTB: “ Ôn tập tiết 1”
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
* Bài 1/177: 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài
- Theo dõi giúp đỡ HS gặp lúng túng
- Nhận xét, sửa sai
- Học sinh đọc yêu cầu đề.
- HS làm bài vào vỡ, 2 HS lên bảng sửa bài. 
( HSY)
a.	6,78 – (8,951 + 4,784) : 2, 05 = 6,78 – 13,741 : 2,05 = 6,78 – 6,7 = 0,08
b.	6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5
	=	6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút
	=	 8 giờ 99 phút 
	= 	9 giờ 39 phút
- Nhận xét 
* Bài 2/177: Tiến hành tương tự bài 1.	
- Nhận xét, sửa sai
- HS làm bài vào vở;2 HS lên bảng sửa bài .(bài a HS TB; bài b HS khá giỏi)
a/ (19 + 34 + 46 ) : 3 = 99 : 3 = 33
b/ (2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8 ) : 4 = 12,4 : 4= 3,1
* Bài 3/177: 
- HS nêu tóm tắt và nêu cách giải 
- Nhận xét, chốt lại cách giải.
- Yêu cầu HS làm bài
- Theo dõi giúp đỡ HS gặp lúng túng
- Nhận xét, sửa sai.
- HS đọc yêu cầu	
- Học sinh nêu ( HSG)
- Theo dõi
- HS làm bài vào vở;1 HS lên bảng sửa bài .(HS giỏi)
Bài giải
Số học sinh gái : 19 + 2 = 21 (hs)
Số học sinh cả lớp có : 19 + 21 = 40 (học sinh)
Phần trăm học sinh trai so với học sinh cả lớp: 19 : 40 ´ 100 = 47,5%
Phần trăm học sinh gái so với học sinh cả lớp: 21 : 40 ´ 100 = 52,5%
Đáp số: 47,5% ; 52,5%
- Nhận xét.
* Bài 4 ; 5: 
- HS nêu cách giải và lên bảng giải bài
- Nhận xét, sửa sai
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh có cách giải nhanh nhất lên bảng sửa bài
- Nhận xét.
4. Củng cố -dặn dò:
- Hệ thống bài
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 173	 Ngày dạy: 16 tháng 5 năm 2018
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
(Chuẩn KTKN: 80 ; SGK:178)
I. Mục tiêu:
1) KT: Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn.
2) KN: Vận dụng vào làm các BT trong SGK
3) TĐ: Thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Phấn màu – Nội dung bài
- 	HS: Sách giáo khoa - Nháp 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung
- Yêu cầu HS làm lại bài 2; bài 5 tiết trước
- Nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời (2 em)
3. Bài mới: Luyện tập chung
 a. GTB: 
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
Phần 1:
- HS làm bài cá nhân
- Yêu cầu HS làm bài rồi sửa
1) C (Vì 0,8 % = =)
2) C (Vì số đó là : 47 x 100 : 95 = 500 và số đó là 500 : 5 = 100)
3) D (Vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương nhỏ, khối A và C có 24 HLP nhỏ, còn khối D có 28 HLP nhỏ)
Phần 2:
* Bài 1/179: 
- HS nêu tóm tắt và nêu cách giải 
- Nhận xét, chốt lại cách giải.
- Yêu cầu HS làm bài
- Theo dõi giúp đỡ HS gặp lúng túng
- Nhận xét, sửa sai.
- HS đọc yêu cầu 	
- Học sinh nêu ( HS khá giỏi)
- Theo dõi
- HS làm bài vào vở;1 HS lên bảng sửa bài .(HS khá, giỏi)
Bài giải
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a) Diện tích của phần đã tô màu là :
	10 10 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là :
	10 2 3,14 = 62,8 (cm)
	Đáp số : a) 314 cm2 ; b) 62,8 cm
- Nhận xét.
* Bài 2/179: 
- HS nêu cách giải và lên bảng giải bài
- Nhận xét, sửa sai
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên tóm tắt 
- Học sinh có cách giải nhanh nhất lên bảng sửa bài
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11 (Phần)
Số tiền mua cá là:
88 000 : 11 x 6 = 48 000 (đồng)
 Đáp số : 48 000 đồng
- Nhận xét.
4. Củng cố -dặn dò:
- Hệ thống bài
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe
Tuần 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 174	 Ngày dạy: 17 tháng 5 năm 2018
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
(Chuẩn KTKN: 80 ; SGK:179)
I. Mục tiêu:
1) KT: Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tíh hình hộp chữ nhật.
2) KN: Vận dụng vào làm các BT trong SGK
3) TĐ: Thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Phấn màu – Nội dung bài
- 	HS: Sách giáo khoa - Nháp 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung
- Yêu cầu HS làm lại bài 2 phần I tiết trước
- Nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời (2 em)
3. Bài mới:
 a. GTB: Luyện tập chung
- Nghe giới thiệu
 b. Hướng dẫn HS:
PH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_35_nam_hoc_2018_2019_truong_tieu.doc