Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

I/ MỤC TIÊU:

- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, bảo vệ động vật có ích.

II/ CHUẨN BỊ:

 - Hình vẽ trong SGK trang 112, 113.

 - SGK, vở

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định: (1p)

2.Bài cũ:.(4p)

- Nêu cách trồng mía?

- Kể tên 1 số loại cây mọc từ thân mẹ?

- Cây lá bõng mọc ra từ đâu?

 Giáo viên nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới :(26p)

a. GTB : Sự sinh sản của động vật ( 1p )

- Gv ghi tựa bài lên bảng.

b. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. ( 15p )

- Yêu cầu các nhóm quan sát ,đọc thông tin trả lời

- Đa số động vật chia thành mấy giống? Đó là giống nào?

+ Cơ quan nào giúp ta phân biệt giống đực và giống cái?

+ Cơ quan sinh dục đực tạo ra gì/ Cơ quan sinh dục cái tạo ra gì?

+ Tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?

+ Hợp tử phát triển thành gì? Cơ thể mới mang đặc tính của ai?

KL: Động vật chia 2 giống, giống đực và giống cái, cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng, tinh trùng kết hợp với trứng gọi là hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới, nó mang đặc tính của bố lẫn mẹ.

c. Hoạt động 2: Quan sát tranh ( 10p )

- Động vật có mấy cách sinh sản?

+Kể tên một số loài vật đẻ con? Số loài vật đẻ trứng?

KL: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau. Có loài đẻ con có loài đẻ trứng.

4. Củng cố.(3p)

* Gv chia lớp làm 3 dãy

- Thi đua: nêu tên loài vật đẻ con và đẻ trứng

- Gv nhận xét, tuyên dương.

 

doc 30 trang loandominic179 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 28
( Từ ngày 21/03/ -> 25/03/2016)
THỨ
MÔN HỌC
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Đ/ CHỈNH
T/HỢP
HAI
21/3
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
28
55
136
28
28
Tuần 28
Ôn tập ( T1)
Luyện tập chung .
Tiến vào Dinh Độc Lập
Em tìm ..Liên Hợp Quốc( T1)
-Bỏ bt3,4(T)
-Ko dạy (ĐĐ)
KNS(Đ)
BA
22/3
LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật Thể dục
55
137
55
28
55
Ôn tập ( T2)
Luyện tập chung.
Sự sinh sản của động vật 
Lắp ráp máy bay trực thăng (T2)
Môn TTtự chọn. TC “Bỏ khăn; Hoàng ..Yến”
 - Chuyển BT 2 trước BT 1a (T)
- Khuyến khích vẽ, sưu tầm (KH)
TƯ
23/3
Tập đọc
Chính tả Toán
Địa lý 
Âm nhạc
55
56
138
28
28
Ôn tập ( T3)
 Ôn tập ( T4)
Luyện tập chung . 
Châu Mĩ ( TT)
 Ôn tập. Kể chuyện âm nhạc.
-Bỏ bt3(T)
-Bài t/chọn (ĐL)
BVMT
(ĐL)
NĂM
24/3
 TLV
Toán
Khoa học 
Kể chuyện Thể dục
55
139
56
28
56
Ôn tập ( T5)
Ôn tập về số tự nhiên.
Sự sinh sản của côn trùng.
Ôn tập ( T6 )
Môn TTtự chọn. TC “Bỏ khăn Hoàng .. Yến”
-Ko cần tung (TD)
-Bỏ bt4(T)
SÁU
25/3
TLV 
Toán
LTVC
Mĩ thuật
SHTT
56
140
56
28
28
Ôn tập ( T7 ) 
Ôn tập về phân số.
Ôn tập ( T8 ) 
Vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ c ó 2,3...
Tuần 28
-Bỏ bt5(T)
-Vẽ mẫu 2 vật mẫu (MT)
KÍ DUYỆT CỦA BGH (khối trưởng)
Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP (TIẾT 1) 
I. Mục tiêu:
- KT: Liệt kê đúng các bài tập đọc là truyện kể mà em đã học trong 9 tuần đầu. Chọn được 3 truyện kể tiêu biểu cho 3 chủ điểm, nêu tên các nhân vật, nói được nội dung chính, chi tiết yêu thích.
-KN: Biết nhập vai cùng các bạn trong nhóm diễn lại một trích đoạn vở kịch.“Người công dân số 1”.
- TĐ: GDHS ý thức với bản thân, luôn sống có mục đích hết lòng vì mọi người.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu).
 - HS: SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): KTSS, sinh hoạt đầu giờ
2) Bài cu(4’): Đất nước.
- Gv gọi 2 hs lên bảng đọc bài và TLCH:
Hai khổ thơ đầu mô tả cảnh mùa thu ở đâu?
Nêu nội dung bài thơ?
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới (30’):
a) Giới thiệu bài mới(1’): 
Tiết học hôm nay các em sẽ ôn tập các bài tập đọc là truyện kể mà em đã đọc trong 9 tuần đầu của học kỳ II.
Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ (tiết 1)
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’): 
v	Liệt kê các bài tập đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý liệt kê các bài tập đọc là truyện kể.
Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi viết nhanh tên bài vào bảng liệt kê.
Giáo viên nhận xét chốt lại
v	 Chọn 3 truyện kể tiêu biểu cho 1 chủ điểm.
Giáo viên yêu cầu đề bài và phát phiếu học tập cho từng học sinh.
- Giáo viên chọn phiếu làm bài tốt nhất yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
v	 Rèn đọc diễn cảm.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập cho 2 mức độ:
- Mức 1: Phân vai đọc diễn cảm
- Mức 2: Phân vai dựng kịch
Giáo viên chọn 1 nhóm 3 học sinh đóng vai anh Thành, anh Lê, anh Mai, dẫn chuyện diễn lai trích đoạn 2
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố (4’):
* Gv gọi 2 hs nhắc lại tên các bài tập đọc và gắn với chủ điểm nào.
- GDHS có ý thức sống vì mọi người.
- Nhận xét chung tiết học, tuyên dương.
5) Dặn dò (1’):
Yêu cầu học sinh về nhà tiết tục phân vai dựng hoạt cảnh cả vở kịch.
Chuẩn bị: Tiết 2
 Báo cáo, hát 
Học sinh đọc bài và trả lời.
* Đây là những câu thơ nói về Hà Nội năm xưa 
** Đọc bài thơ, nêu...
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại
*1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi theo cặp viết tên bài vào bảng liệt kê.
Học sinh phát biểu ý kiến
Chủ điểm
Tên bài
Người công dân
Lênin trong hiệu cắt tóc
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
Tiếng rao đêm
Vì cuộc sống thanh bình
........
Lập làng giữ biển
Phân xử tài tình
Hộp thư mật
Nghĩa thầy trò
.......................
Học sinh làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến.
Học sinh nhận xét bổ sung
Học sinh các nhóm phân vai diễn lại trích đoạn của vở kịch “Người công dân số 1”
Cả lớp nhận xét, bình chọn người đóng vai hay nhất.
- Hs nối tiếp nêu bài.
- Nghe và làm theo.
Tiết 3
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
-KT: Củng cố kỹ năng tính thời gian, vận tốc, quãng đường.
-KN: Thực hành giải toán tính thời gian, vận tốc quãng đường. Bt 1, 2/144.
-TĐ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
GV: G/a, bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ(4’): 
- Chuyển tiết
* Gv gọi 3 hs nối tiếp nhau nêu lại quy tắc và công thức tính thời gian, vận tốc, quãng đường.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới(30’):
a) Giới thiệu bài mới(1’): 
	Luyện tập chung.
® Ghi tựa.
b) Hướng dẫn tìm hiểu : 
v	Thực hành.
 Bài 1:
- Gv gọi 1 hs đọc đề bài.
+ Đề bài y/c gì?
Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy? km ta làm ntn?
=> Thực chất bài toán là yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và vận tốc của xe máy.
- Gv gọi 1 hs lên bảng.
- Gdhs tính cẩn thận, chính xác.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
+ Bài 2:
Giáo viên hd hs tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút.
- Gv gọi hs lên bảng
- Gv nhận xét, tuyên dương.
 4) Củng cố(5’)
Thi đua lên bảng viết công thức 
 s – v – t đi.
- Nhận xét, tuyên dương.
5) Dặn dò(1’): 
Về nhà học bài. 
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học.
- Hs nối tiếp nêu.
Cả lớp nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
* Học sinh đọc đề, cả lớp theo dõi.
** Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy? k m
** Ta lấy vận tốc của ô tô – vận tốc của xe máy 
* 1 hs lên bảng, lớp nháp.
Giải
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
135 : 3= 45( km)
Mỗi giờ xe máy đi được là:
135 : 4,5 = 30( km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là
45 – 30 = 15 ( km)
Đáp số : 15 km
Hs lần lượt sửa bài.
**Học sinh đọc đề.
Nêu tóm tắt.
- 1Hs lên bảng, lớp làm bài vào vở
Giải :
Vận tốc của xe máy là :
1250 : 2 = 625 ( m/ phút) ; 1 giờ = 60 phút
Mỗi giờ xe máy đi được là:
625 x 60 = 37500(m) = 37, 5km
Vận tốc của xe máy là: 37, 5 km/ giờ.
- Hs nộp vở chấm điểm.
Hs thi đua viết công thức.
Cả lớp nhận xét.
- Nghe và làm theo.
Tiết 4
LỊCH SỬ
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
-KT:
 Học sinh biết chiến dịch HCM, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đỉnh cao của cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam, bắt đầu ngày 26/ 4/ 1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm dinh Độc Lập. Chiến dịch HCM toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu, hi sinh, mở ra thời kỳ mới: miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
-KN: 
 Nêu và thuật lại sự kiện lịch sử.
-TĐ: 
 Yêu quê hương, nhớ ơn những anh hùng đã hi sinh để giải phóng đất nước.
II. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, ảnh trong SGK, bản đồ hành chính Việt Nam.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ(4’): Lễ kí hiệp định Pa-ri.
* Gv gọi 2 hs lên bảng đọc bài và TLCH:
Hiệp định Pa-ri được kí kết vào thời gian nào?
Nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri ở VN?
® Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới(30’) :
a) Giới thiệu bài mới(1’): 
-Tiến vào dinh Độc Lập.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b) Hướng dẫn tìm hiểu (29’): 
v	Hoạt động 1(15’): Cuộc tổng tiến công giải phóng Sài Gòn.
- Hãy so sánh lực lượng giữa ta và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri.
=> Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 bắt đầu từ ngày 4/3/1975. Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu và kết thúc vào lúc 11giờ 30 ngày 30/4/1975à Miền Nam hoàn toàn giải phóng.
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải quyết các vấn đề sau:
- Quân ta tiến công vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
+ Thuật lại cảnh xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập?
+ Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV nhận xét kết quả làm việc
* Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập chứng tỏ điều gì?
** Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng?
+ Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam được giải phóng, đất nước ta được thống nhất là lúc nào?
- Gv kết luận về diễn biến của Chiến dịch Hồ Chí Minh 
 v	Hoạt động 2(14’): Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, để tìm hiểu ý nghĩa của Chiến dịch Hổ Chí Minh lịch sử. GV gợi ý:
+ Chiến thắng của Chiến dịch Hổ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ta?
+ Chiến thắng này tác động như thế nào đến chính quyền và quân đội Sài Gòn , có ý nghĩa như thế nào với mục tiêu cách mạng nước ta?
- GV gọi HS trình bày ý nghĩa lịch sử 
 4) Củng cố(4’)
Ngày 30/ 4/ 1975 xảy ra sự kiện gì?
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó?
Nhận xét tiết học
5) Dặn dò(1’): 
Học bài. Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Chuyển tiết. 
2 học sinh nêu.
Ngày 27/ 1/ 1973
Lễ kí kết hiệp định đã diễn ra với các điều khoảng buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh ở VN.
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
* 1 HS nêu: Sau Hiệp định Pa-ri, Mỹ rút quân ra khỏi Việt nam, chính quyền Sài Gòn sau những thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mỹ như trước, trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh 
- HS thảo luận nhóm 6, trao đổi rút ra ý chính:
+ Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến đánh ở Sài Gòn, Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn đánh chiếm Dinh Độc Lập 
+ Dựa vào SGK thuật lại.
+Tổng thống Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện.
- Đại diện 3 nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 01 vấn đề, các nhóm khác bổ sung
* Chứng tỏ quân địch thua trận hoàn toàn và cách mạng đã thành công.
+Vì lúc đó quân đội Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội cách mạng đánh tan, Mỹ tuyên bố thất bại và rút khỏi Việt Nam
** Là lúc 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng kiêu hãnh bay trên nóc Dinh Độc Lập.
- Nghe.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm thảo luận ,trả lời:
+ Là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ 
+ Chiến thắng này đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh, đất nước ta thống nhất. Niệm vụ giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà của cách mạng Việt Namđã hoàn thành thắng lợi. 
- Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
- Hs trình bày.
** HS phát biểu suy nghĩ về sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975.
** Nêu...
- Nghe và làm theo.
Tiết 5
 ĐẠO ĐỨC
	 UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG (T3) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân x (phường)
 2: Kĩ năng: 
 Biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
 -Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do UBND xã (phường) tổ chức.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. Chuẩn bị: 
GV + HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ(5’)
Gọi 3 HS trả bài cũ 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a, GTBvà ghi tựa bài(1’)
b, Các hoạt động:
Hoạt động 1:(15’) Biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác XH do UBND xã (phường) tổ chức(BT3)
-Tồ chức cho HS làm việc theo nhóm bàn
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận cách ứng xử
Hoạt động 2:(10’)
- UBND xã (Phường) thường làm những việc gì?
- GV kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã ( phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt
4.Củng cố (4’)
** Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ
Về nhà học bài , làm phần thực hành
Chuẩn bị bài sau học.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
 5) Dặn dò(1’): 
Học bài. Chuẩn bị bài.
- Chuyển tiết.
3 em lên trả bài.
- Học sinh làm việc nhóm bàn: Thảo luận đóng vai xử lí tình huống
1 số nhóm trình bày, các nhóm bổ sung lẫn nhau
- Hs làm việc cá nhân, nêu....
- Nghe.
-3 HS đọc
- Nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016
Tiết 1: 
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
-KT: Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu.
- KN: Tìm đúng các VD minh hoạ cho các nội dung trong bảng tổng kết về kiểu cấu tạo (câu đơn - câu ghép). Làm đúng các bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
- TĐ: Có ý thức sử dụng đúng câu ghép, câu đơn trong nói, viết.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu câu tạo câu” BT1. Giấy khổ to phô tô BT2.
+ HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’):
2) Bài cũ(4’): 
- GV KT sự chuẩn bị bài soạn cho ôn tập của hs.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới (30’):
 a) Giới thiệu bài mới(1’):
- Trực tiếp.
- GV ghi tựa bài lên bảng 
b) Hướng dẫn tìm hiểu: (29’) 
v	 Ôn tập: Câu đơn – Câu ghép.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên mở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng tổng kết yêu cầu học sinh nhìn bảng nghe hướng dẫn: Giáo viên yêu cầu các em tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn, câu ghép).
· Tìm ví dụ minh hoạ câu ghép dùng quan hệ từ? 1 ví dụ câu ghép không dùng từ nối? 1 ví dụ câu ghép dùng cặp từ hô ứng?
Giáo viên phát giấy gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Cho hs trình bày.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
v Viết tiếp vế câu để tạo câu ghép.
- Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở.
Thu vở chấm điểm, nhận xét.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh.
4) Củng cố(5’)
- Gv chia lớp làm 2 nhóm thi đua đặt câu ghép có sử dụng dấu câu và quan hệ từ để ngăn cách.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
5) Dặn dò(1’): 
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập: Tiết 3”.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Chuyển tiết.
- Hs trình bày trước bàn.
- 1 hs nhắc lại.
*1 học sinh đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm, nhìn bảng tổng kết để hiểu yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài cá nhân – nhìn bảng tổng kết, tìm VD viết vào nháp học sinh làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp và trình bày.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ cho các kiểu câu.
Ví dụ:
+ Biển một màu xanh đẹp mắt.
+ Lòng sông rộng, nước xanh trong.
+ Em học bài và em làm bài.
+ Vì trời nắng to nên cây cối héo rũ.
+ Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
*1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm, 
Các em làm bài cá nhân.
- Nộp vở.
Thi đặt câu ghép theo yêu cầu.
- Nghe và làm theo.
Tiết 2 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- KT: Củng cố kỹ năng tính thời gian, vận tốc quãng đường.
- KN: Thực hành giải toán tính thời gian, vận tốc quãng đường. BT: 1, 2.
- TĐ: Yêu thích môn học, làm toán chính xác.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, g/a
HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2. Bài cũ(5’): 
* Gv gọi 3 hs nối tiếp nêu lại công thức và quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới(30’) :
 a) Giới thiệu bài mới(1’): 
	Luyện tập chung.
® Ghi tựa.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’): 
 + Bài 1:
- Gv gọi 1 hs đọc đề bài.
a) + Đề bài hỏi gì?
+ Gv vẽ sơ đồ lên bảng và hướng dẫn hs phân tích.
- Gv hd hs cách làm ( SGK)
=> Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường dài 180km từ hai chiều ngược nhau.
b) Gv cho hs phân tích và làm tương tự ở câu b.
- GDHS tính cẩn thận, chính xác.
- Gv nhận xét, sửa sai.
+ Bài 2: Gv gọi 1 hs đọc đề bài.
+ Đề bài y/c gì?
+ Muốn tính được quãng đường ta làm ntn?
+ Vận tốc là bao nhiêu?
+ Thời gian là bao nhiêu?
Giáo viên gọi 1 hs lên bảng làm bài 
- GDHS tính cẩn thận khi làm toán.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
 4) Củng cố(4’)
Thi đua nêu câu hỏi về quy tắc và công thức tính: s – v – t.
Gv nhận xét, tuyên dương.
5) Dặn dò(1’): 
Về nhà học bài 
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học.
Chuyển tiết.
Học sinh lần lượt nêu tên công thức áp dụng.
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
*Học sinh đọc đề 1, cả lớp theo dõi.
**Sau mấy giờ ô tô gặp xe máy.
Học sinh quan sát.
- 1 hs lên bảng, hs làm bài vào vở nháp.
Giải :
Sau mỗi giờ hai ô tô đi được số km là:
42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để ô tô và xe máy là:
276 : 92 = 3 ( giờ )
Đáp số: 3giờ.
* 1 hs đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
 Tính độ dài quãng đường A,B
 Lấy thời gian nhân với vận tốc.
** v = 12 km/ giờ 
Lấy thời gian đến trừ đi thời gian đi.
 1Hs lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Giải :
Thời gian của ca nô đi là:
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30phút = 3 giờ 45 phút= 3,75giờ
Quãng đường của ca nô đi là:
12 x 3,75 = 45 ( km ) .
Đáp số: 45 km.
Cả lớp nhận xét.
- Hs chia lớp làm 3 nhóm thi đua.
- Nghe và lam theo.
Tiết 3
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I/ MỤC TIÊU:
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, bảo vệ động vật có ích.
II/ CHUẨN BỊ: 
 - Hình vẽ trong SGK trang 112, 113.
 - SGK, vở
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định: (1p)
2.Bài cũ:.(4p)
Nêu cách trồng mía?
Kể tên 1 số loại cây mọc từ thân mẹ?
- Cây lá bõng mọc ra từ đâu?
® Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :(26p)
a. GTB : Sự sinh sản của động vật ( 1p )
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. ( 15p )
Yêu cầu các nhóm quan sát ,đọc thông tin trả lời
- Đa số động vật chia thành mấy giống? Đó là giống nào?
+ Cơ quan nào giúp ta phân biệt giống đực và giống cái?
+ Cơ quan sinh dục đực tạo ra gì/ Cơ quan sinh dục cái tạo ra gì?
+ Tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Hợp tử phát triển thành gì? Cơ thể mới mang đặc tính của ai?
KL: Động vật chia 2 giống, giống đực và giống cái, cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng, tinh trùng kết hợp với trứng gọi là hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới, nó mang đặc tính của bố lẫn mẹ.
c. Hoạt động 2: Quan sát tranh ( 10p )
- Động vật có mấy cách sinh sản?
+Kể tên một số loài vật đẻ con? Số loài vật đẻ trứng?
KL: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau. Có loài đẻ con có loài đẻ trứng.
4. Củng cố.(3p)
* Gv chia lớp làm 3 dãy
Thi đua: nêu tên loài vật đẻ con và đẻ trứng
Gv nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1p)
- Nhận xét tiết học 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Sự sinh sản của côn trùng”.
Hát , KTSS
3 Học sinh nối tiếp lên bảng.
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
- Hs thảo luận theo y/c của gv.
- Đại diện lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- chia làm 2 giống: giống đực và giống cái
- cơ quan sinh dục
- Cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, Cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng 
-Gọi là sự thụ tinh
- Phát triển thành cơ thể mới mang đặc tính của bố và mẹ
Thảo luận cặp
-Học sinh quan sát tranh trang 112. 
- Có hai cách , đẻ con và đẻ trứng
- Đẻ trứng: Gà , vịt, cá, rùa .
- Đẻ con: bò chó heo, mèo .
3 dãy thi đua nêu
- 1 học sinh nhận xét 
Tiết 4
KỸ THUẬT
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu: 
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng 
- Lắp được máy bay trực thăng đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
 - Giới thiệu bài, nêu mục đích của bài học,tác dụng của máy bay trực thăng trong đời sống thực tế.
Hoạt động 1(5’): QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU
- Cho Hs quan sát mẫu máy bay trực thăng lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kỹ từng bộ phận và đặt câu hỏi : Để lắp máy bay trực thăng em cần mấy bộ phận? Kể tên từng bộ phận?
- HS quan sát kỹ từng bộ phận.
** HS: cần có 5 bộ phận là thân, đuôi, sàn ca bin, giá đỡ; cánh quạt; càng máy bay; ca bin
Hoạt động 2(20’): HỌC SINH THỰC HÀNH 
a/ Chọn các chi tiết:
- GV cho HS chọn đúng, đủ từng chi tiết theo SGK.
- Yêu cầu HS lên bảng chọn chi tiết.
- GV nhận xét, bổ sung.
b/ Lắp từng bộ phận
+ Lắp thân và đuôi máy bay (H2-SGK)
- GV yêu cầu Hs quan sát kỹ và đặt câu hỏi: để lắp thân và đuôi máy bay, em cần chọn những chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu?
- GV cho lắp thân và đuôi máy bay trực thăng.
+ Lắp sàn ca bi và giá đỡ (H3 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK và đặt câu hỏi cho HS chọn chi tiết.
- Yêu cầu hs lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện các bước lắp ráp.
+Lắp ca bin ( H 4 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát, gọi 1 em lên lắp ca bin.
- GV nhận xét, và bổ sung hoàn thành bước lắp
+Lắp cánh quạt máy bay ( H5 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 SGK và cho HS lắp cánh quạt máy bay.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bước này.
+Lắp càng máy bay ( H6 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 6 SGK và choHS lắp 01 càng máy bay.
- Gọi 01 HS trả lời câu hỏi và lắp càng thứ 2 của máy bay.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bước này.
+ Lắp ráp máy bay trực thăng ( H 1 SGK)
- GV gọi HS lên chọn chi tiết và lắp ráp.
c/ Lắp ráp máy bay trực thăng (H 1 -SGK).
- Cho HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước SGK. Lưu ý trình tự lắp máy bay.
- Kiểm tra các mối ghép, giữa giá đỡ sàn ca bin với càng máy bay.
d/ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Hướng dẫn xếp các chi tiết vào hộp đúng quy định.
* 3 HS lên bảng chọn từng loại chi tiết và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng bộ phận.
* 1 HS trả lời: Cần 4 tấm tam giác, 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 5 lỗ, 01 thanh thẳng 3 lỗ, 01 thanh chữ U ngắn.
- Lớp thực hành lắp.
** HS lên bảng trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết
* 1 HS lên bảng lắp ráp. 
*1 HS lên bảng lắp. Cả lớp quan sát, bổ sung.
- HS quan sát và lắp ráp.
- HS quan sát 
* 1HS lên bảng chọn chi tiết để lắp ráp.
- Cả lớp quan sát.
- HS thực hành tháo rời các chi tiết theo trình tự ngước lại với trình tự lắp ráp và xếp vào hộp.
+ Hoạt động 3(4’): ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
 - GV đánh giá sảm phẩm của hs.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương.
+ Hoạt động 4(1’): Dặn dò
GV dặn dò HS mang túi cất giữ các bộ 
phận sẽ lắp ở tiết sau.
 5) Dặn Dò: (1’) 
 Học bài, chuẩn bị bài sau:
Tiết 5
Thể dục (Gv chuyên)
____________________________________________________
Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2016
Tiết 1
TẬP ĐOC
ÔN TẬP (TIẾT 3)
I. Mục tiêu:
-KT: Đọc hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn “Tình quê hương”, hiểu yêu cầu của bài tập trắc nghiệm.
-KN: Làm đúng bài tập trắc nghiệm, kiểm tra khả năng đọc - hiểu bài văn, nắm vững kiến thức về từ và câu (câu đơn – câu ghép – cách nối các vế câu ghép).
- TĐ: Yêu thích văn học, từ đó tiếp nhận những hình ảnh đẹp của cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
GV: Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2.
HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2)Bài cũ(4’) 
Yêu cầu 1 nhóm học sinh (3 học sinh) đóng vai.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới (30’): 
a) Giới thiệu bài mới(1’): 
 + Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II.
Tiết học hôm nay các em sẽ đọc kỹ bài văn “Tình quê hương” đề làm bài tập trắc nghiệm với 10 câu hỏi. Bài tập nhằm mục đích kiểm tra khả năng đọc hiểu và kiến thức về từ mà các em đã học.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’): 
v	 Đọc bài văn “Tình quê hương”.
* Gv gọi 1 hs đọc bài.
Giáo viên đọc mẫu bài văn.
** Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải.
vLàm bài tập.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và giải thích yêu cầu bài tập 2.
=> Mỗi câu hỏi đều có 3 phương án trả lời, trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Em khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng.
Giáo viên phát giấy cho học sinh làm bài.
+ Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
 a2, b3, c1, d3, đ1, e3, g2, h1, i2, k1.
a2: Tình cảm cùa tác giả đối với quê hương.
b3: Lại rời quê hương đi xa.
c1: Quê hương gắn với nhiều kỷ niệm.
d3: Mãnh liệt – day dứt.
đ1: Các câu đều là câu ghép.
e3: Có chỗ nối trực tiếp, có chỗ nối bằng từ nối.
g2: Câu ghép có 2 vế câu.
h1: Câu ghép có 2 vế câu chỉ quan hệ tương phản.
i2: Có 3 vế câu, các vế câu ngăn cách bằng dấu chấm phẩy.
k1: “Ở mãnh đất ấy” trang ngữ.
4. Củng cố (4’).
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
GDHS yêu quê hương, đất nước.
Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’): 
Yêu cầu học sinh về nhà nhẩm lại bài tập 2.
Chuẩn bị: “Một vụ đắm tàu”.
Báo cáo , hát 
Học sinh đóng vai đọc lại vở kịch “Người công dân số 1”.
Lớp nhận xét.
1 hs nhắc lại.
1 học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc phần chú giải sau bài.
*1 học sinh đọc và giải thích.
Học sinh làm bài cá nhân, trình bày kết quả.
Hs nhận xét.
- Hs theo dõi , sửa bài vào vở BT.
- Hs thi đua theo tổ.
Lớp nhận xét.
- Nghe và làm theo.
Tiết 2
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP (TIẾT 5) 
I. Mục tiêu: 
- KT: Nghe – viết đúng chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”.
- KN: Viết được một đaọn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) tả ngoại hình 1 cụ già em yêu thích, trình bày đúng đoạn văn “Bà cụ bán hàng nước chè”.
- TĐ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
GV: 1 số hình ảnh về Bà cụ ở nông thôn, SGK.
HS: Giấy kiểm tra, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ(4’): 
* Gv gọi 3 hs nêu lại các quy tắc viết hoa đã học.
Giáo viên nhận xét.
3) Bài mới(30’) :
a) Giới thiệu bài mới(1’): 
- Trực tiếp.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’): 
v	Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
Giáo viên đọc toàn bài chính tả một lượt, đọc thong thả, phát âm rõ ràng chính xác.
Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc từng cụm từ cho hs viết bài.
Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả.
 Viết đoạn văn.
- Gv gọi hs đọc đề bài.
Giáo viên gợi ý cho học sinh.
* Đoạn văn các em vừa viết tả đặc điểm gì của Bà cụ?
* Đó là đặc điểm nào?
* Đoạn văn tả Bà cụ nhiều tuổi bằng cách nào?
Giáo viên bổ sung: 1 đoạn văn tả ngoại hình trong bài văn miêu tả ta cần tả 2 – 3 đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
Để viết 1 đoạn văn tả ngoại hình của cụ già em biết, em nên chọn tả 2 – 3 đặc điểm tiêu biểu.
- Gv cho hs làm bài cá nhân.
- Cho hs trình bày.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố(5’)
- Cho hs nêu đặc điểm của thể loại văn tả người.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
5) Dặn dò(1’): 
- Về nhà học bài.
Chuẩn bị: “Viết nháp bài Đất nước”.
Nhận xét tiết học. 
Chuyển tiết.
- Học sinh nêu lại các quy tắc viết hoa đã học.
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
Học sinh đọc thầm, theo dõi chu ý những từ ngữ hay viết sai.
- Hs viết ra bảng con: tuổi già, trồng, chéo.
Học sinh nghe, viết
Học sinh soát lại bài.
Từng cặp học sinh đổi vở cho nhau để soát lỗi.
*1 học sinh đọc yêu cầu đề, cả lớp theo dõi.
Học sinh trả lời câu hỏi.
*Ví dụ: Tả đặc điểm ngoại hình.
** Tả tuổi của Bà.
* Bằng cách so sánh với cây bàng đã già hàng trăm tuổi.
Học sinh làm bàivào vở, 2 hs làm bài vào bảng lớp.
Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu lại đặc điểm văn tả người. 
- Nghe và làm theo.
Tiết 3
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 -Biết tính thời gian, vận tốc, quãng đường
2. Kĩ năng: 
 - Biết giải toán chuyển động cùng chiều.
3. Thi độ:
 - Rèn luyện tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Gv viết sẵn bài tầp 1a vào giấy khổ to.
+ HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định(1’): 
2. Bài cũ(5’): 
“Luyện tập chung”
Gọi hs lên bảng sửa bài tập về nhà.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3.Bài mới:
 3. 1Giới thiệu bài mới(1’): 
	“Luyện tập chung.”
® Ghi tựa.
 3.2 Hướng dẫn luyện tập(30’):.
Bài 2:
GV gọi hs đọc đề và nêu tóm tắt.
-Yêu cầu hs tự làm bài vào vở. GV chấm sửa bài.
	- GDHS tính cẩn thận, chính xác.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 1:
-GV dán bái tập 2a lên bảng ,gọi 1hs đọc đề bài
- GV vẽ sơ đồ (như sgk) và nêu :
+ Trên sơ đồ có mấy chuyển động đồng thời 
+ Chuyển động đó thuộc chuyển động gì ?
- GV gợi ý :
+ Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao xa?
+ Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu km?
+ Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp 
- GV hình thành công thức :
 t đuổi = s : ( v1 – v 2) 
- GV hướng dẫn tương tự phần a
Sửa bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi hs nhắc lại công thức tính thời gian đuổi kịp.
Nhận xét tiết học
5) Dặn dò: (1’) 
Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán.
Chuẩn bị; Ôn tập về số tự nhiên
- Chuyển tiết
Học sinh lần lượt sửa bài. 
Nêu công thức áp dụng vào giải toán.
Cả lớp nhận xét.
- Nhắc lại
Học sinh đọc đề và tóm tắt.
-HS làm bài.
Bài giải
Quãng đường báo gấm chạy trong 1/25 giờ là:
120 : 25 = 4,8(km)
Đáp số : 4,8 km
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề a)
-HS quan sát sơ đồ tóm tắt và trả lời:
+ Có 2 chuyển động đồng thời
+ Chuyển động cùng chiều 
HS làm bài như sgk
Lần lượt sửa bài 
Cả lớp nhận xét.
-HS tự làm bài b
Bài giải
 Quãng đường người đi xe đạp đi trước xe máy là:
12 x 3 = 36 (km)
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
	36 - 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
Đáp số:1,5 giờ
-HS nêu.
- Nghe và làm theo.
Tiết 4
	 ĐỊA LÍ 
CHÂU MĨ (TT)
I. MỤC TIÊU
 - KT:
 Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ
 Nêu được một số đặc điểm vầ kinh tế Hoa Kì.
 Chỉ trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
 Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt đông sản xuất của châu Mĩ.
 - KN: Hs hiểu bài thành thao.
- TĐ: Gdhs tính tự giác thích tìm hiểu về địa lí thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: Bài soạn, xem bài trước. Hình SGK. Bản đồ các nước trên thế giới.
HS: Xem bài trước ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định(1’):
2. Kiểm tra bi cũ(5’)
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, 
+ Châu Mĩ nằm ở vị trí nào trên bản đồ?
+Thiên nhiên ở đây như thế nào?
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bi mới(1’)
* Hoạt động 1(10’): DÂN CƯ CHÂU MĨ
- Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết dân cư châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục trên thế giới.
- Cho HS quan sát hình 3, nêu nội dung hình.
- Dựa vào bảng ở SGK trang 124, trình bày thành phần dân cư châu Mĩ.
=> Nhận xét, chốt: Người Anh-điêng đã sinh sống từ lâu đời ở châu Mĩ. Phần lớn dân cư châu Mĩ là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
 * Hoạt động 2: (20) HOA KÌ
- GV tổ chứ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van.doc