Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Nghĩa thầy trò

A/ Mục tiêu :

 - Kĩ năng : Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng

 - Kiến thức : HS hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư, trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

 - Thái độ : Giáo dục HS kính yêu thầy, cô giáo.

B/ Đồ dùng dạy học :

 - Tranh ảnh minh hoạ bài học.

C – Các PP/KT dạy học:

 - Hỏi đáp trước lớp.

 - Động não /Tự bộc lộ.

 - Đọc sáng tạo.

 

doc 38 trang loandominic179 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 06 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 4/03/2017
Ngày dạy: 06/03/2017
Chào cờ – Triển khai công việc
 trong tuần 26
	I./Mục tiêu:
 - Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 25 và triển khai công tác của tuần 26.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp :
 1/ Chào cờ đầu tuần :
 2/Triển khai những việc cân làm trong tuần :
 - Thực hiện đúng chương trình tuần 26.
 - Lao động chăm sóc bồn hoa và dọn vệ sinh khung viên sân trường
 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học
 - Đây là mùa mưa rét, trời rất lâu sáng các em cần đi học đúng giờ .
 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm).
 III./ Một số việc cần thông báo thêm:
Tiết 2 : Âm nhạc 
( Đã có GV dạy chuyên )
Ngày soạn: 4/03/2017
Ngày dạy: 06/03/2017
Tiết 3 : Tập đọc 
Nghĩa thầy trò 
A/ Mục tiêu :
 - Kĩ năng : Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng 
 - Kiến thức : HS hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư, trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
 - Thái độ : Giáo dục HS kính yêu thầy, cô giáo.
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Tranh ảnh minh hoạ bài học.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II – Kiểm tra : Kiểm tra 2HS .
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III – Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống quý báu đó là truyền thống tôn sư trọng đạo chúng ta sẽ được học qua bài hôm nay. 
“Nghĩa thầy trò”.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Chia đoạn:3 đoạn .
Đoạn 1: Từ đầu đến rất nặng.
- Luyện đọc các tiếng khó :sáng sớm, bảo ban .
Đoạn 2: Tiếp theo .. đến ơn thầy.
-Luyện đọc các tiếng khó : ít tuổi .
Đoạn 3:Còn lại .
- Luyện đọc các tiếng khó: ngước lên, nghiêng đầu 
- GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
 GV Hướng dẫn HS đọc.
Đoạn 1 :
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? 
 Giải nghĩa từ : mừng thọ, dạy dỗ .
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu .
Y1:Các môn sinh đến mừng thọ thầy giáo Chu .
Đoạn 2 : 
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho Cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tết biểu hiện tình cảm đó.
Giải nghĩa từ :vỡ lòng, cung kính .
Ý 2: Sự cung kính của thầy giáo Chu với thầy của Cụ.
Đoạn 3:
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?
 Giải nghĩa từ : tôn sư trọng đạo .
Ý 3: Sự kính trọng thầy giáo của cụ Chu .
- GV gợi ý và hướng dẫn để HS nêu nội dung bài và ghi bảng .
c/ Luyện đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: "Từ sáng sớm . đồng thanh dạ ran."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
IV – Củng cố - dặn dò:
- Gọi vài em nêu lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục tìm hiểu các truyện .
- Chuẩn bị tiết sau: Hội thổi cơm thi ở Đồng văn .
1/
4/
1/
10/
12/
9/
3/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
-HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông, trả lời câu hỏi .
 -HS lắng nghe .
-HS lắng nghe .
- 1HS đọc toàn bài.
- HS đọc thành tiếng nối tiếp .
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
-HS đọc trả lời câu hỏi 
+ Mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân, dâng thầy những cuốn sách quý, dạ ran theo thầy đến thăm thầy của thầy.
-HS đọc trả lời câu hỏi .
+ Rất tôn kính cụ đồ đã dạy ông từ thuở nhỏ. Chi tiết: Thầy mời học trò cúng tới thăm, Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ, Cung kính thưa với cụ .
- Vài em nhắc lại 
- HS đọc trả lời câu hỏi
+ Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Nội dung: Ca ngợi truyền thống tôn sư, trọng đạo của nhân dân ta.
- HS lắng nghe .
- HS đọc từng đoạn nối tiếp .
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm 
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
-HS nêu: Ca ngợi truyền thống tôn sư, trọng đạo của nhân dân ta.
-HS lắng nghe .
Ngày soạn: 4/03/2017
Ngày dạy: 06/03/2017
Tiết 4 : Toán
Nhân số đo thời gian
A/ Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
 - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan. 
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ, giấy khổ to.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 hS nêu cách cộng (trừ) hai số đo thời gian.
 - Nhận xét, sửa chữa .
II – Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài :
Nhân số đo thời gian.
 2) Hoạt động : 
*HĐ 1: Hình thành kĩ năng nhân số đo thời gian với một số tự nhiên
Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán (SGK ).
- Hãy nêu phép tính tương ứng.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt phép tính, HS dưới lớp làm ra nháp.
- Gọi 1 HS nêu cách đặt tính.
- GV nhận xét và kết luận .
 Ví dụ 2:
- GV nêu bài toán (SGK ).
- Gọi HS nêu phép tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
- Gọi HS trình bày cách tính.
- Nhận xét số đo ở kết quả.
- Cho HS đổi.
- GV kết luận:
 3 giờ 15 phút x 5 =16 giờ 15 phút.
- GV : Trong khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây, nếu phần số đo nào lớn hơn thì thực hiện chuyển đổi sng đơn vị lớn hơn liền trước.
* HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1: a)
- Gọi 2 HS lên bảng làm 2 phép tính:
4 giờ 23 phút x 4 và 4,1 giờ x 6
- HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc tiếp nối kết quả các phần còn lại.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá.
III – Củng cố, dặn dò :
- Gọi 1HS nêu cách đặt tính nhân số đo thời gian với một số tự nhiên..
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập 
5/
1/
15/
16/
3/
- 2HS nêu. 
- HS nghe .
- HS nghe .
1 giờ 10 phút x 3 =?
- HS đặt tính: 
 1 giờ 10 phút
 x 3	 
 3 giờ 30 phút
- Nhân số 3 với từng số đo theo từng đơn vị đo (từ phải sang trái). Kết quả viết kèm theo đơn vị đo.
- Lắng nghe.
- Theo dõi SGK .
3 giờ 15 phút x 5 = ?
 3 giờ 15 phút 
 x 5
 15 giờ 75 phút 
- 75 phút có thể đổi ra giờ và phút.
 75 phút = 1 giờ 15 phút.
- Lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại.
- HS tính ở bảng.
HS làm vào vở.
Kết quả:
3 giờ 12 phút x 3 = 9 giờ 36 phút.
12phút 25giây x 5 = 60phút 125giây = 62 phút 5 giây.
3,4 phút x 4 = 13,6 phút
9,5 giây x 3 = 28,5 giây.
- HS nhận xét.
- Chữa bài.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 4/03/2017
Ngày dạy: 06/03/2017
Tiết 5 : Đạo đức 
Em yêu hoà bình (Tiết1)
A/ Mục tiêu :	
 - Kiến thức : HS biết giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sồng trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình .
 - Kỹ năng : Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức . 
 - Thái độ : Yêu hoà bình, quí tọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoai hoà bình, gây chiến tranh .
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- KN xác định giá trị: Nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình.
- KN hợp tác với bạn bè.
	- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.	
C/ Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
- Động não
- Dự án
- Trình bày 1 phút.
E/ Tài liệu, phương tiện : 
- Giấy khổ to, bút màu.
- Thẻ màu dành cho HĐ, tiết 1.
D/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV 
TL
Hoạt động của HS 
Khởi động:HS hát bàiTrái đất này của chúng em, nhạc Trương Quang Lục, thơ: Định Hải .
+ Bài hát nói lên điều gì ?
+ Để Trái Đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì ?
- GV giới thiệu bài: Em yêu hòa bình
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin (Trang 37, SGK )
*Mục tiêu :HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình .
*Cách tiến hành :-GV yêu cầu HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó ?
-Cho HS đọc các thông tin trang 37-38, SGK và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK .
- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi; các nhóm khác nhận xét bổ sung .
*GV : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học, ..Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh .
“GV tích hợp gip HS hình thnh KN xác định giá trị: Nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình”.
HĐ2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1,SGK )
*Mục tiêu: HS biêt được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình .
*Cách tiến hành: - GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài học và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
- GV mời một số HS giải thích lý do .
*GV: Các ý kiến a, d là đúng. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm than gia và bảo vệ hoà bình
HĐ 3 : Làm bài tập 2 SGK
*Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày 
- (Lồng ghép GD An ninh–Quốc phòng) : Cho HS sưu tầm và kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam ? 
3/
10/
8/
6/
- HS hát TT.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
- HS quan sát các tranh, ảnh và trả lời câu hỏi của GV.
(Phương pháp động não)
-HS đọc và thảo luận theo nhóm .
(Phương pháp thảo luận)
-Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi; các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
(Phương pháp trình bày 1 phút)
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi và giơ thẻ màu .
- HS giải thích lý do.
-HS lắng nghe.
- HS trao đổi theo cặp và lần lượt nêu.
*Cách tiến hành :GV cho HS làm bài tập 2.
- Cho HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh 
- Cho một số HS trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét bổ sung.
“GV Giúp HS hình thnh KN biết hợp tác với bạn bè”.
- GV kết luận : Để bảo vệ hoà bình trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, quốc gia này với dân tộc quốc gia khác, như các hành động, việc làm b,c trong bài tập 2.
HĐ 4: Làm bài tập 3 SGK .
*Mục tiêu :HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành: Cho HS thảo luận nhóm bài tập 3.
-Cho đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung .
-GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các h.động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
- GV cho một HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ nối tiếp :
-Về nhà sưu tần tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện về chủ đề em yêu hoà bình.
“Tạo cho HS có KN đảm nhận trách nhiệm”
-Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề em yêu hoà bình.
5/
3/
-HS làm việc cá nhân .
-HS thảo luận nhóm đôi .
-Một số HS trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung .
-HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
-Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung .
-HS lắng nghe.
-Một HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS lắng nghe.
(Thực hiện phương pháp dự án).
Thứ ba ngày 07 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 4/03/2017
Ngày dạy: 07/03/2017
Tiết 1 : Toán
Chia số đo thời gian cho một số
A/ Mục tiêu :Giúp HS : 
 - Biết thực hiện phép chia số đo thời gian với một số.
 - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn. 
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ, giấy khổ to.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Động não; Thảo luận theo nhóm đôi.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 hS nêu cách nhân số đo thời gian vóa một số tự nhiên.
- Gọi 1HS làm bài tập 2.
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới :
1) Giới thiệu bài : 
Chia số đo thời gian cho một số 
2) Hoạt động : 
* HĐ 1 : Hình thành kĩ năng chia số đo thời gian cho một số tự nhiên
Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán (SGK ).
- Muốn biết thời gian trung bình phải đấu 1 ván cờ ta làm phép tính gì ?
- Đây là phép chia số đo thời gian.
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính (GV vừa viết vừa giảng giải).
- Đây là trường hợp các số đo ở từng đơn vị đều chia hết cho số chia.
- Cho HS nhắc lại cách chia.
-Ví dụ 2:
- GV nêu bài toán (SGK ).
- Gọi HS nêu phép tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
- Gọi 1HS lên bảng đăt tính và tính.
- Nhận xét bước tính đầu tiên.
- Gọi HS nêu cách làm tiếp theo
- Cho HS lên bảng thực hiện.
- GV kết luận:
 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
- GV: Trường hợp số đo thời gian của đơn vị đầu không chia hết cho số chia. Số dư sẽ chuyển sang đơn vị nhỏ hơn rồi tiếp tục chia.
- Cho HS nhắc lại cách làm.
* HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1: 
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài 
- HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1HS nêu cách đặt tính chia số đo thời gian cho một số tự nhiên.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài tập
1/
4/
1/
18/
12/
4/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- 1HS nêu. 
- 1HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
- Phép chia : 4 phút 30 giây : 3 =?
-HS theo dỏi
4 phút 30 giây 3
1 phút = 60 giây 1 phút 30 giây
 90 giây
 0
-Lấy số đo của từng loại đơn vị chia cho số chia, nếu còn dư chuyển sang đơn vị nhỏ hơn rồi chia tiếp
- HS lắng nghe.
- 7 giờ 40 phút : 4 
- HS thảo luận 
7 giờ 40 phút 4
3 giờ =180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
-HS lắng nghe.
- HS nhắc lại cách chia.
-HS nêu yêu cầu của BT
-HS làm bài
-HS nêu kết quả và cách thực hiện
-HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 4/03/2017
Ngày dạy: 07/03/2017
Tiết 2 : Luyện từ và câu 
Mở rông vốn từ : Truyền thống 
A/ Mục tiêu :
 - Kiến thức : HS mở rộng, hệ thống hoá về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.	
 - Kĩ năng : Biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu .
 - Thái độ : Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt .
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Từ điển tiếng Việt .
 - Bút dạ + giấy khổ to kẻ bảng ở Bt 2, 3 + băng dính .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Lập sơ đồ tư duy.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Luyện tập/Thực hành.
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2HS .
- Nêu nội dung cần ghi nhớ về Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
1) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng mở rộng, hệ thống hoá về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc 
2) Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT2.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ .
-Phát bút dạ và giấy cho nhóm .
- GV nhận xét, chốt ý đúng :
+ Truyền: trao lại cho người khác (thường là thế hệ sau ): truyền nghề, truyền ngôi .
+Truyền: lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết : truyền bá, truyền hình, truyền tin 
+ Truyền :nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu, truyền nhiễm 
Bài 3 :
- GV Hướng dẫn HS làm BT2.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ .
- Phát bút dạ và giấy cho nhóm .
- GV nhận xét, chốt ý đúng :
+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ lịch sử và truyền thống: vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá 
III – Củng cố - dặn dò:
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài và ghi bảng .
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc .
5/
1/
15/
15/
4/
- HS nêu, làm bài tập tiết luyện từ và câu ở tiết trước .
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc bài tập. Lớp đọc thầm .
Trao đổi cặp để làm bài .
- HS làm theo nhóm, làm xong nhóm lên bảng dán kết quả bài làm; đại diện nhóm trình bày .
-Lớp nhận xét .
-1HS đọc bài tập . Lớp đọc thầm .
Trao đổi cặp để làm bài .
-HS làm theo nhóm, làm xong nhóm lên bảng dán kết quả bài làm; đại diện nhóm trình bày .
-Lớp nhận xét .
-HS nêu .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 4/03/2017
Ngày dạy: 07/03/2017
Tiết 3 : Chính tả (Nghe – viết)
Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
A / Mục đích yêu cầu :
 - Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả trích đoạn bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động 
 - Nắm chắc quy tắc cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài, làm đúng các bài tập .
B / Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa, 2 từ giấy kẻ bảng nội dung bài tập 2 .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Viết tích cực.
	- Luyện tập/Thực hành.
D / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I / Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng viết : Sác - lơ, Đác - uyn, Pax - tơ, A - đam, Nữ Oa, Ấn Độ .
II / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : 
Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động .
 2 / Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài “Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động”.
- Hỏi : Bài chính tả nói điều gì ? 
- Cho cả lớp đọc thầm, GV nhắc HS chú ý cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài . 
- Hướng dẫn HS viết đúng những từ HS dễ viết sai: Chi - ca - gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pit- sbơ - nơ.
- GV đọc bài cho HS viết .
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
3 / Chấm bài, chữa lỗi :
- GV chọn chấm một số bài của HS.
- Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm .
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
- GV treo bảng phụ đã viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài .
- Gọi 1HS lấy VD tên riêng trong bài chính tả minh hoạ
4 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 2, đọc cả chú giải từ Công xã Pa - ri.
- Cho HS làm bài.
- GV cho cả lớp đọc thầm lại bài văn bài văn, tác giả bài Quốc tế ca. Dùng bút chì gạch dước các tên riêng và giải thích cách viết tên riêng đó .
- GV cho 2HS làm trên 2 tờ giấy khổ to
- GV nhận xét, sửa chữa .
- GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng đó . 
III / Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt.
-Về nhà ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa nước ngoài .
-Chuẩn bị Nhớ – viết : “Cửa sông”
3/
1/
20/
3/
10/
3/
- 02 HS lên bảng viết : Đác – uyn, Pax – tơ, A – đam, Sác - lơ, Nữ Oa, Ấn Độ. (cả lớp viết nháp)
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
+ Bài chính tả giải thích sự ra đời của Ngày Quốc tế Lao động .
- HS lắng nghe.
- HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
-HS soát lỗi .
- HS nộp bài.
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-HS đọc quy tắc viết hoa.
-HS lấy VD minh hoạ .
- 1HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm SGK .
- HS làm vào vở .
- HS nêu miệng các tên riêng và cách viết hoa.
- Đọc thầm bài văn và dùng bút chì gạch dước các tên riêng và giải thích cách viết tên riêng đó .
-HS lên làm BT, cả lớp theo dõi trên bảng.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 4/03/2017
Ngày dạy: 07/03/2017
Tiết 4 : Khoa học
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
A/ Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
 - Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận chính của nhị hoặc nhụy. 
 - Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. 
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Hình trang 104, 105 SGK. Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Thực hành theo nhóm nhỏ.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: “Ôn tập :Vật chất và năng lượng”. 
+ Các phương tiện máy móc lấy năng lượng từ đâu ?
+ Kể tên các năng mà em biết ?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II. Bài mới : 
1) Giới thiệu bài :
“Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
2) Hoạt động : 
a) HĐ 1 : Quan sát.
*Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhụy; hoa đực và hoa cái.
*Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK:
Bước 2: làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
b) HĐ 2 : Thực hành với vật thật.
* Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoăc nhụy.
* Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ.
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhụy.
c) HĐ3 : Thực hành với sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính.
* Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhụy.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhụy trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhụy trên sơ đồ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy.
III – Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết .
- Nhận xét tiết học .
-Về nhà chuẩn bị bài sau: “Sự sinh sản của thực vật có hoa”.
5/
1/
8/
8/
10/
3/
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe .
-HS chỉ vào nhị và nhụy của hoa râm bụt và hoa sen trong hình3,4 SGK.
- HS cho biết hoa nào là hoa mướp đực, hoa mướp cái trong hình 5a, 5b.
- Hình 3 : Nhị đực; hình 4 : Nhụy.
- Hình 5a: Hoa mướp đực; hình 5b: Hoa mướp cái.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau 
+ Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị, nhụy. 
+ Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhụy; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy và ghi vào bảng phân loại. 
- Một số nhóm giới thiệu với các bạn từng bộ phận của bông hoa đã sưu tầm được.
- Các nhóm khác trình bày bảng phân loại hoa. Các nhóm khác bổ sung.
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ tư ngày 08 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 6/03/2017
Ngày dạy: 08/03/2017
 Tiết 1 : Toán 
Luyện tập
A/ Mục tiêu :
 - Rèn kĩ năng nhân và chia số đo thời gian.
 - Vận dụng tính giá trị biểu thức và giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan.
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ. Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm đôi.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS nêu cách đặt tính và tính nhân (chia) số đo thời gian.
 - Nhận xét, sửa chữa .
II – Bài mới : 
1) Giới thiệu bài : 
Luyện tập
2) Hoạt động : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 4HS lên bảng bài làm, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 2:
- Cho HS đọc bài, tự làm.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá, kết luận.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
Thảo luận nhóm đôi tìm cách làm.
Gọi HS nêu cách làm.
Gọi 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV hướng dẫn sửa chữa.
Bài 4:
- Cho HS đọc đề toán .
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày, giải thích kết quả.
- Gọi HS nêu cách làm.
- Gọi HS nhận xét .
- GV đánh giá.
III – Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách tính nhân (chia) hai số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
5/
1/
8/
8/
8/
7/
3/
-2 HS nêu miệng. 
- HS nghe .
- HS đọc.
HS làm bài.
- 4HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở a. 9 giờ 42 phút
b. 12 phút 4 giây
c. 14 phút 52 giây
d. 2 giờ 4 phút
Nhận xét.
- Chữa bài.
- HS làm bài.
Tính được đáp số:
a. 18 giờ 15 phút
b. 10 phút 55 giây
c. 2 phút 59 giây
d. 25 phút 9 giây
- Nhận xét.
- Chữa bài.
 - HS đọc.
- HS thảo luận nêu các cách sau:
Cách 1: Tính tổng số sản phẩm rồi nhân với thời gian làm 1 sản phẩm.
Cách 2: Tính thời gian mỗi lần làm rồi cộng kết quả lại với nhau. 
- 2HS làm bài ở bảng, mỗi em một cách.
- HS nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- Thực hiện chuyển đổi hoặc tính toán trước khi so sánh.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 6/03/2017
Ngày dạy: 08/03/2017
Tiết 2 : Tập đọc
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân 
A/ Mục tiêu :
 - Kĩ năng : HS đọc trôi chảy , diễn cảm toàn bài .
 - Kiến thức :
 + Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với mọt nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
 - Thái độ :Yêu quê hương , đất nước .
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Tranh ảnh minh hoạ bài học .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
1. Giới thiệu bài :
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
-Chia đoạn : 4 đoạn (xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
-Hướng dẫn đọc từ khó : trẩy quân, dứt, thoăn thoắt, vót ,giã thóc . .
- GV đọc mẫu toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
Đoạn 1 :
+ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? 
- Giải nghĩa từ : hội , trẩy quân .
Y1:Nguồn gốc của hội thi .
Đoạn 2 : 
+ Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm .
Giải nghĩa từ : nhanh như sóc, bóng nhẫy 
Y 2:Việc lấy lửa .
Đoạn 3:
+ Tìm những chi tiết cho thấy những người tham gia phối hợp rất nhịp nhàng, khéo, léo .
- Giải nghĩa từ : uốn lượn .
Y 3: Sự phối hợp trong khi thi .
Đoạn 4 :
+ Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng?” 
c) Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: "Hội thi bắt đầu bằng thổi cơm ".
- Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
III - Củng cố, dặn dò :
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài và ghi bảng .
- GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện thêm .
4/
1/
10/
12/
10/
3/
-HS đọc nối tiếp hau bài: Nghĩa thầy trò, trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-HS đọc từ khó
- Đọc chú giải; giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
-HS đọc và trả lời câu hỏi 
+ Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ .. .
- HS đọc và trả lời câu hỏi .
- Một việc làm khó khăn, thử thách sự khéo léo của người thi .
- HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Mỗi người mỗi việc, vừa nấu cơm, vừa đan xen uốn lượn trên sân đình .
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ Đó là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp tài tình .
- HS lắng nghe .
- HS đọc từng đoạn nối tiếp .
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm 
- HS thi đọc diễn cảm. trước lớp .
- HS nêu: Miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- HS lắng nghe .
Ngày soạn: 6/03/2017
Ngày dạy: 08/03/2017
Tiết 3 : Lịch sử
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
A/Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972 , đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội .
 - Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” .
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Anh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ( ở Hà Nội hoặc ở địa phương ). (Nếu có)
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II. Kiểm tra bài cũ :
“Sấm sét đêm giao thừa”
+ Xuân 1968, ở miền Nam xảy ra sự kiện lịch sử nào ?
+ Nêu ý nghĩa của sự kiện xuân Mậu Thân (1968) 
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III. Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài: “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”
 2) Hoạt động : 
a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
- GV kể sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
- GV kể kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Gọi 1 HS kể lại.
b) HĐ 2 : Làm việc cá nhân .
- GV cho HS đọc SGK & trình bày ý kiến riêng về âm mưu của Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội . 
- Cho HS quan sát hình trong SGK, sau đó GV nói về việc máy bay B52 của Mĩ tàn phá Hà Nội .
c) HĐ 3 : Làm việc cả lớp .
- Cho HS dựa vào SGK kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội.
+ Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ?
+ Trong12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được những kết gì ?
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
IV.Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS đọc nội dung chính của bài 
- Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài : “Lễ kí hiệp định Pa-ri” 
1/
4/
1/
5/
9/
12/
3/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- HS trả lời .
- HS nghe .
- HS nghe và mở SGK
-HS lắng nghe.
- 1 HS kể lại .
- Đánh vào thủ đô-trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ .
- Máy bay B52 của Mĩ tàn sát trẻ em, giết hại dân thường, đánh sập bệnh viện, trường học. Điển hình nhất là sự huỷ diệt phố Khâm Thiên.
- HS dựa vào SGK kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội.
- Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống Mĩ cứu nước, thắng lợi này có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến trnh xâm lược của Mĩ, nên được gọi là “Điện Biên Phủ trên không” .
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cướu nước, chiến thắng 12 ngày đêm đánh bại cuộc rải thảm B52 của Mĩ ở Hà Nội, ta đã đập tan âm mưu leo thang tột đỉnh của Mĩ. 
- Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống Mĩ cướu nước, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe và thực

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2016_2017_vo_ngoc_hon.doc