Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Tập đọc-Tiết 59

ÔN TẬP

( Thay thế cho bài Thuần phục sư tử)

(Thời gian phút)

 - GV cho HS ôn một số bài tập đọc đã học: Thái sư Trần Thủ Độ, Cửa sông, Đất nước

- Gọi HS đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài tập đọc.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp.

Biết đọc thể hiện đ¬¬úng giọng đọc của các nhân vật trong bài.

2. Năng lực:

Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực đặc thù:- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 - HS: Đọc tr¬ước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

docx 18 trang cuongth97 06/06/2022 4000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
NS:16/4/2021
ND:T2/19/4/2021
Tập đọc-Tiết 59
ÔN TẬP
( Thay thế cho bài Thuần phục sư tử)
(Thời gian phút)
 - GV cho HS ôn một số bài tập đọc đã học: Thái sư Trần Thủ Độ, Cửa sông, Đất nước
- Gọi HS đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài tập đọc.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp.
Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 - HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với nội dung là đọc một đoạn trong bài "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (17 phút)
* Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng phù hợp
- Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
* Cách tiến hành:
* Bài Thái sư Trần Thủ Độ
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
 - Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
 - Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3
 - GV nhận xét 
* Bài Cửa sông
- Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
-GV nhận xét 
*Bài Đất nước
+ Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì?
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
+ HS nêu
+ HS thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).
- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.
+Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
+ 1 HS đọc toàn bài
+Sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là của chúng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta 
- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Về nhà luyện đọc thêm các bài tập đọc khác.
- HS nghe và thực hiện
- Kể lại câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
NS:19/4/2021
ND:T5/22/4/2021
Chính tả-Tiết 30
 CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI (Nghe- ghi)
(Thời gian phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nghe -ghi đúng bài CT, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3).
- Nhận biết được công dụng của dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Bảng phụ viết ghi nhớ cách viết hoa 
 + Ảnh minh hoạ 3 loại huân chương trong SGK
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho 2 nhóm HS lên bảng thi viết từ khó (tên một số danh hiệu học ở tiết trước)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi, dưới lớp cổ vũ cho các bạn
- HS nghe
- HS mở vở 
2.Hoạt độnghình thành kiến thức mới
 a. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc toàn bài 
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài? 
+ Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
Điều chỉnh: Nêu tác dung của dấu gạch nối trong các tiếng trên?
- GV đọc từ khó cho học sinh luyện viết 
- HS theo dõi
+ Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
+ In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên, 
Nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng
- HS viết bảng con (giấy nháp )
b. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Nghe - ghi lại đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in- tơ- nét, tên riêng nước ngoài, tên tổ chức)
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
c. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. HĐ luyện tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3).
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc bài 2
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
- GV lưu ý trường hợp Nhất, Nhì, Ba 
Bài 3: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét chữa bài
 - 1HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa các danh hiệu.
- Các nhóm thảo luận
Anh hùng Lao động
Anh hùng Lực lượng vũ trang
Huân chương Sao vàng
Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Lao động hạng Nhất
Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm 
- Đại diện nhóm nêu kết quả. 
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b) Huân chương Quân công là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c) Huân chương Lao động là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất.
4. Hoạt động nận dụng:(2 phút)
- Nhắc lại quy tắc viết hoa.
- HS nêu
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng. 
- HS nghe và thực hiện
Luyện từ và câu Tiết 59
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
(Thời gian phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ . 
Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). 
- Nghe ghi lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
-Yêu quý bạn bè.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm 
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, thực hành 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). 
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi.
Chú ý:
+ Với câu hỏi a phương án trả lời đúng là đồng ý. VD: 1 HS có thể nói phẩm chất quan trọng nhất của đàn ông là tốt bụng, hoặc không ích kỷ (Vì em thấy một người đàn ông bên nhà hàng xóm rất ác, làm khổ các con). Trong trường hợp này, GV đồng tình với ý kiến của HS, vẫn nên giải thích thêm: Tốt bụng, không ích kỷ là những từ gần nghĩa với cao thượng, Tuy nhiên, cao thượng có nét nghĩa khác hơn (vượt hẳn lên những cái tầm thường, nhỏ nhen)
+ Với câu hỏi b, c: Đồng tình với ý kiến đã nêu, HS vẫn có thể chọn trong những phẩm chất của nam hoặc nữ một phẩm chất em thích nhất. Sau đó giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn , có thể sử dụng từ điển)
Giáo viên hỏi ý nghĩa của một số câu tục ngữ
GV nói ý nghĩa của một số câu tục ngữ
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc thầm lại truyện “ Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- Cả lớp theo dõi
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc cá nhân - tự trả lời lần lượt từng câu hỏi a, b, c. Với câu hỏi c, các em có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa (nếu có).
- HS trả lời
HS nghe và ghi lại ý nghĩa của câu tục ngữ
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc thầm 
+ Giu - li - ét - ta và Ma - ri - ô đều là những đứa trẻ giàu tình cảm, quan tâm đến người khác: Ma - ri - ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống; Giu - li - ét - ta lo lắng cho Ma - ri - ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương trong giờ phút vĩnh biệt.
+ Mỗi nhân vật có những phẩm chất riêng cho giới của mình;
- Ma - ri - ô có phẩm chất của một người đàn ông kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình không kể cho bạn biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng (ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường sự sống của mình cho bạn, mặc dù cậu ít tuổi và thấp bé hơn.
- Giu-li- ét-ta dịu dàng, đầy nữ tính, khi giúp Ma-ri-ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. 
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Nhắc lại quy tắc viết hoa. 
- GV mời 3, 4 HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ; viết lại các câu đó vào vở. 
- HS nghe và thực hiện
Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2021
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
(Thời gian phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cách lập dàn ý câu chuyện.
 - Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
4. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, một số sách, truyện, bài báo viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
- GV cho HS thi tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nêu ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút rút ra.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi kể chuyện
- HS nghe
- HS ghi vở 
2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
 (Lưu ý HS M1,2 lập dàn ý được câu chuyện phù hợp)
* Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu làm gì? 
- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý. - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý 1.
- Gọi HS giới thiệu truyện mà các em đã chuẩn bị.
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
- Gọi HS đọc gợi ý 3, 4.
- Kể 1 chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
- HS nêu
- 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1. 
- HS nêu tên câu chuyện đã chọn (chuyện kể về một nhân vật nữ của Việt Nam hoặc của thế giới; truyện em đã đọc, hoặc đã nghe từ người khác ). 
- 1 HS đọc gợi ý 2, đọc cả mẫu : (Kể theo cách giới thiệu chân dung nhân vật nữ anh hùng La Thị Tám). GV nói với HS : theo cách kể này, HS nêu đặc điểm của người anh hùng, lấy ví dụ minh hoạ).
+ 1 HS đọc gợi ý 3, 4.
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu: HS kể được câu chuyện theo yêu cầu.
(Giúp đỡ HS(M1,2) kể được câu chuyệntheo yêu cầu)
* Cách tiến hành:
- HS kể chuyện 
- Cho HS thực hành kể theo cặp.
- GV có thể gợi ý cách kể
+ Giới thiệu tên truyện.
+ Giới thiệu xuất xứ, nghe khi nào? đọc ở đâu?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Nội dung chính của truyện là gì?
+ Lí do em chọn kể câu chuyện đó?
+ Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS kể trước lớp.
- Khen ngợi những em kể tốt
+ 2, 3 HS M3,4 làm mẫu: Giới thiệu trước lớp câu chuyện em chọn kể (nêu tên câu chuyện, tên nhân vật), kể diễn biến của chuyện bằng1,2 câu).
+ HS làm việc theo nhóm: từng HS kể câu chuyện của mình, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. Kết thúc chuyện mỗi em đều nói về ý nghĩa câu chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét,
- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.
3. Hoạt động ứng dụng (2’)
- Về nhà tìm thêm các câu chuyện có nội dung như trên để đọc thêm 
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân (hoặc viết lại vào vở).
- Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 30 (Kể chuyện về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người quí mến).
- HS nghe và thực hiện
------------------------------------------------------
Tập đọc
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
(Thời gian phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nghe - ghi lại được nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
Giáo dục niềm tự hào dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" đọc từng đoạn trong bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi. 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. HĐ luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L1
- Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L2
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- 1 HS M3,4 đọc mẫu bài văn
- HS chia đoạn: 4 đoạn(Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 1+ luyện đọc từ khó. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 2 + luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ khó. 
- HS đọc theo cặp
- HS đọc
- Cả lớp theo dõi
b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Nghe - ghi lại được nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi
 Ý 1: Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo
+ Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Ý 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa áo dài tân thời và áo dài truyền thống.
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
Ý 3: áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
+ Em có cảm nhận gì về người thân khi họ mặc áo dài? 
- GVKL:
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả
+ Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
+ Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
+ Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phiá sau. 
+ Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/...
+ HS có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.)
- HS nghe và ghi nội dung bài
3.HĐ Luyện tập Đọc diễn cảm bài văn:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
 - GV lưu ý thêm.
- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn: “ Phụ nữ Việt Nam xưa...thanh thoát hơn”.
- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
 - HS lần lượt phát biểu.
+ 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
+ HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp, 
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Qua bài học trên, em biết được điều gì ?
- HS nêu:
VD: Em biết được tà áo dài Việt Nam đã có từ lâu đời/ Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc - Đọc trước bài Người gác rừng tí hon.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2021
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
(Thời gian phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1).
 - Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
- Yêu quý con vật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS: Những ghi chép HS đã có khi chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài tập 1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kì 2, lớp 4).
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- GV kiểm tra vở của một số HS đã chuẩn bị trước ở nhà BT1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kỳ 2, lớp 4 ).
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
* Cách tiến hành:
 Bài tập 1: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại bài văn và các câu hỏi, suy nghĩ, trao đổi theo cặp.
- HS phát biểu ý kiến 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. 
+ Bài văn trên gồm mấy đoạn?
+ Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
+ Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?
+ Tìm những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà em thích; giải thích lí do vì sao em thích chi tiết, hình ảnh đó?
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn
- GV nhận xét, sửa chữa bài của HS
- HS đọc yêu cầu của bài
- Lớp đọc thầm
- Các nhóm làm bài vào giấy nháp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Bài văn trên gồm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào các buổi chiều.
+ Đoạn 2: Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều.
+ Đoạn 3: Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.
+ Đoạn 4: Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi.
+ Bằng mắt: Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến- thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
+ Bằng thính giác: nghe thấy tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều, nghe thấy tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.
+ HS phát biểu tự do. Chú ý, trong bài chỉ có một hình ảnh so sánh (tiếng hót của chim hoạ mi có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch..).
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em yêu thích.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu
- 2 HS viết vào bảng nhóm, HS cả lớp viết vào vở, sau đó chia sẻ trước lớp
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ cách viết bài văn tả con vật với mọi người.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài Chim hoạ mi hót mà em thích, giải thích vì sao ?
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu phẩy)
(Thời gian phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
 - Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1.Đồ dùng 
 - GV: Bảng nhóm, SGK
 - HS: SGK, vở 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu các dấu câu đã học và tác dụng của mỗi dấu (Mỗi HS chỉ nêu một dấu)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS theo dõi
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
 - Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ cặp đôi
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV nhắc HS nắm yêu cầu của bài: Các em phải đọc kỹ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong các câu văn đó. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy.
- Yêu cầu HS làm bài
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
 - Cả lớp đọc thầm 
- HS làm việc cá nhân hay trao đổi theo cặp, nhóm vào vở.
- Trình bày kết quả, chia sẻ trước lớp
Tác dụng của dấu phẩy
ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
b.Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
a. Khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
c. Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc mẩu chuyện: Truyện kể về bình minh.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài
- Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
- 1 HS (M3,4) đọc mẩu chuyện Truyện kể về bình minh, đọc giải nghĩa từ khiếm thị.
- HS làm việc cá nhân. Các em vừa đọc thầm bài văn, vừa dùng bút chì điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống trong SGK.
- HS chia sẻ kết quả
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các dấu câu trên.
- HS nghe và thực hiện
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2021
Tập làm văn
TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết )
(Thời gian phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của bài văn tả con vật.
 - Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thúc yêu quý loài vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ,Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- GV kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết viết bài văn tả một con vật em yêu thích- chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý.
- GV giới thiệu bài :Trong tiết tập làm văn trước, các em đã ôn tập về văn tả con vật. Qua việc phân tích bài văn miêu tả “Chim hoạ mi hót”, các em đã khắc sâu được kiến thức về văn tả con vật: cấu tạo, cách quan sát, cấu tạo và hình ảnh Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh một bài văn tả một con vật mà em yêu thích.
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe và thực hiện
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề.
- Nêu đề bài em chọn?
- Gọi HS đọc gợi ý. 
- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV theo dõi và nhắc nhở HS
- GV thu bài.
- 1HS đọc đề bài trong SGK
- HS tiếp nối nhau nói đề văn em chọn
- 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1 
- HS nghe
- HS làm bài
- HS nộp bài
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người về bài văn tả con vật.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phut)
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 30.
(Ôn tập về văn tả cảnh, chú ý BT1 (liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học)
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.docx