Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu :

- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.

* HS khá, giỏi tìm được truyện ngồi SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.

- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

II. Các phương tiện dạy học :

 - Sưu tầm một số sách, truyện, báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước.

 - Bảng phụ viết gợi ý 3.

III. Tiến trình dạy học :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 1. Kiểm tra bài cũ :

- Yêu cầu kể lại chuyện Lý Tự Trọng và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét,

2. Bài mới :

 a.Khám phá :Các em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh Lý Tự Trọng qua lời kể của cô. Hôm nay, các em sẽ kể những chuyện mình đã sưu tầm được về các anh hùng, danh nhân khác của đất nước.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hướng dẫn HS kể chuyện

a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài

- Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân, nước ta.

- Giúp HS xác định đúng yêu cầu đề bài và giải nghĩa từ danh nhân.

- Treo bảng phụ và yêu cầu đọc 4 gợi ý.

- Hướng dẫn:

 + Một số truyện viết về các anh hùng, danh nhân nêu trong gợi ý 1 là những truyện các em đã được học.

 + Các em nên tìm những truyện ngồi SGK để kể. Chỉ khi nào không tìm được các em mới kể chuyện đã học.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Yêu cầu nêu tên câu chuyện sẽ kể và cho biết truyện nói về anh hùng, danh nhân nào.

b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện

- KC trong nhóm.

 + Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

 + Lưu ý: Đối với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn truyện và kể hết câu chuyện vào giờ chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc.

- Thi KC trước lớp.

- Treo bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.

- Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn:

 + Nội dung truyện có hay, có mới không?

 + Cách kể chuyện.

 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.

 

doc 46 trang loandominic179 3921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Lý Tự Trọng
*****
Ngày dạy : 22/08/2019 
I. Mục tiêu :
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
	* HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.Kể từng đoạn và kể nối tiếp
II. Các phương tiện dạy học :
	- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
	- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
 GV giới thiệu sơ lược về nội dung môn học và yêu cầu chuẩn bị cho giờ học.
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Các em sẽ nghe cô kể về chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: anh Lý Tự Trọng. Anh Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi và anh hi sinh năm 17 tuổi.
- Ghi bảng tên câu chuyện.
 b.Kết nối :
- Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2. Chuyển giọng hồi hộp và nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể Lý Tự Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm trong công tác. Giọng kể khâm phục ở đoạn 3; lời anh Trọng dõng dạc; lời kết chuyện trầm lắng, tiếc thương.
- Kể lần 1 và viết bảng các nhân vật trong truyện kết hợp với giải nghĩa từ.
- Kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.
 c.Thực hành :
Bài tập 1
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Gợi ý: Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh.
 + Yêu cầu thuyết minh tranh.
 + Nhận xét, treo bảng phụ và yêu cầu đọc lại các lời thuyết minh để chốt lại ý đúng.
Bài tập 2
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Hướng dẫn: 
 . Kể đúng câu chuyện, không cần lặp lại đúng nguyên văn lời cô kể.
 . Trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện sau khi kể xong.
 + Yêu cầu kể theo nhóm: Chia lớp thành nhóm 3, yêu cầu mỗi em kể 2 tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
 + Tổ chức thi kể trước lớp.
 + Gợi ý để HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
 . Tìm hiểu về anh Lý Tự Trọng.
 . Tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất.
d.Vận dụng :
- Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện.
- Câu chuyện cho thấy anh Lý Tự Trọng tuy nhỏ tuổi nhưng dũng cảm, chí lớn. Với lòng yêu nước, người cách mạng đã hi sinh mà không tiếc thân mình.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Nhắc tên câu chuyện.
- Nghe và theo dõi.
- Nghe và quan sát tranh.
+ Vài HS đọc.
+ Chú ý theo dõi.
+ Tiếp nối nhau thuyết minh.
+ Nhận xét và đọc lời thuyết minh.
+ Xác định yêu cầu bài.
+ Chú ý theo dõi.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu.
+ Đại diện nhóm thi.
+ Chú ý và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
+ Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Tuần 2
Tiết 2
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
*****
Ngày dạy : 29/08/2019
I. Mục tiêu :
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
* HS khá, giỏi tìm được truyện ngồi SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
II. Các phương tiện dạy học :
	- Sưu tầm một số sách, truyện, báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
	- Bảng phụ viết gợi ý 3.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại chuyện Lý Tự Trọng và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Các em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh Lý Tự Trọng qua lời kể của cô. Hôm nay, các em sẽ kể những chuyện mình đã sưu tầm được về các anh hùng, danh nhân khác của đất nước.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài
- Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân, nước ta.
- Giúp HS xác định đúng yêu cầu đề bài và giải nghĩa từ danh nhân.
- Treo bảng phụ và yêu cầu đọc 4 gợi ý. 
- Hướng dẫn:
 + Một số truyện viết về các anh hùng, danh nhân nêu trong gợi ý 1 là những truyện các em đã được học.
 + Các em nên tìm những truyện ngồi SGK để kể. Chỉ khi nào không tìm được các em mới kể chuyện đã học.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu nêu tên câu chuyện sẽ kể và cho biết truyện nói về anh hùng, danh nhân nào.
b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- KC trong nhóm.
 + Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 + Lưu ý: Đối với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn truyện và kể hết câu chuyện vào giờ chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc.
- Thi KC trước lớp.
- Treo bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.
- Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn:
 + Nội dung truyện có hay, có mới không?
 + Cách kể chuyện.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
d.Vận dụng :
 Để tiết KC được phong phú, các em tìm đọc nhiều sách, báo cũng như các thông tin trên đài phát thanh, truyền hình.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về một người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước trong bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Hai HS nối tiếp nhau kể và nêu.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý.
- Xác định yêu cầu và nghe giải nghĩa.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện.
- Xung phong thi kể chuyện.
- Theo dõi.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 3
Tiết 3
Kể chuyện 
được chứng kiến hoặc tham gia
*****
Ngày dạy : 05/09/2019
I. Mục tiêu :
	- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến hoặc tham gia hoặc biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
	- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
II. Các phương tiện dạy học :
	- Sưu tầm một số tranh, ảnh minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.
	- Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 3 về 2 cách kể chuyện. 
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Các em sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện có thực về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn phân tích đề bài: Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ: một việc làm tốt; xây dựng quê hương, đất nước. 
- Lưu ý: câu chuyện kể phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh; đó cũng có thể là câu chuyện của chính em. 
* Gợi ý kể chuyện
- Yêu cầøu đọc 3 gợi ý trong SGK.
- Treo bảng phụ ghi hai cách KC trong gợi ý 3 và lưu ý HS:
 + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 + Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai ? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp ? Em có nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy ?
- Yêu cầu giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Yêu cầu viết nháp dàn ý câu chuyện định kể.
* Thực hành kể chuyện
a) KC theo cặp
- Yêu cầu kể câu chuyện và nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện của mình cho bạn nghe.
- Theo dõi, hướng dẫn và uốn nắn.
b) Thi KC trước lớp
- Yêu cầu HS ở các trình độ khác nhau thi KC trước lớp và nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện.
- Yêu cầu lớp chất vấn bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, người kể trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể chuyện hay, phú hợp đề bài; HS nêu câu hỏi hay. 
4. Củng cố
 Để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, mỗi chúng ta phải cùng chung tay góp sức; chỉ cẩn mỗi người làm ít việc tốt thì đất nước ngày một sẽ phát triển
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị trước để học tốt tiết KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
- Hai HS nối tiếp nhau kể.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Phân tích đề.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp nêu câu hỏi chất vấn.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 4
Tiết 4
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
*****
Ngày dạy : 12/09/2019
I. Mục tiêu :
	- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đủ ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.+ Giáo dục kĩ năng sống :
- Thể hiện sự cảm thông 
- Phản hồi / lắng nghe tích cực
II. Các phương tiện dạy học :
	- Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK.
	- Bảng phụ viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968); tên những người Mĩ trong câu chuyện.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà em biết.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đả được những người Mĩ có lương tâm ngăn chặn và tố cáo qua câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
- Ghi bảng tên câu chuyện.
* Giới thiệu truyện phim
-Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, đoạt giải Con hạc vàng cho phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim châu Á, Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc.
 Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mĩ ở thôn Mỹ Lai, nay thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968 và hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát, tố cáo vụ giết chóc man rợ của quân đội Mĩ ra trước công luận.
- Cho HS xem các tấm ảnh.
- Yêu cầu đọc phần lời ghi dưới các tấm ảnh.
 b.Kết nối :
- Treo bảng phụ, kể lần 1 kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày, tháng, năm, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những người lính Mĩ.
- Kể lần 2 kết hợp với từng hình ảnh minh hoạ phim.
 c.Thực hành :
- Yêu cầu kể theo nhóm: Chia lớp thành nhóm đôi, yêu cầu mỗi nhóm kể 2 ảnh. Mỗi em trong nhóm kể một ảnh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Cả nhóm trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức thi kể trước lớp.
- Gợi ý để HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
 + Chuyện giúp bạn hiểu điều gì ?
 + Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh ?
 + Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì ?
- Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất.
d.Vận dụng :
- Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện.
- Cuộc chiến tranh xâm lược của quân đội Mĩ thật độc ác và man rợ. Chiến tranh đã kết thúc trên 30 năm mà hậu quả đến nay vẫn còn, đó là: những nạn nhân và những vùng đất bị nhiễm chất độc màu da cam.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuần bị bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- HS được chỉ định kể theo yêu cầu.
- Nhắc tên câu chuyện.
- Lắng nghe.
- Quan sát các tấm ảnh.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý theo dõi.
- Nghe và quan sát ảnh.
- Từng cặp thực hiện theo yêu cầu.
- Xung phong thi kể trước lớp.
- Chú ý và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Tuần 5
Tiết 5
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
*****
Ngày dạy : 19/09/2019
I. Mục tiêu :
	- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
	- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
II. Các phương tiện dạy học :
	Sưu tầm một số sách, truyện, báo gắn với chủ điểm hòa bình.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại theo ảnh 2-3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Chiến tranh đã gây ra biết bao cảnh đau thương, chúng ta luôn yêu hòa bình và ghét chiến tranh. Tiết KC hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện hay mẫu chuyện đã nghe, đã đọc về chủ diểm hòa bình, chống chiến tranh.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu đúng yêu cầu của giờ học
- Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh để giúp HS xác định đúng yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu đọc 4 gợi ý. 
- Hướng dẫn: SGK có một số câu chuyện các em đã được học về đề tài này. Tuy nhiên, các em nên tìm những truyện ngồi SGK để kể. Chỉ khi nào không tìm được các em mới kể chuyện đã học.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể.
b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- KC trong nhóm.
 + Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 + Lưu ý: Đối với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn truyện và kể hết câu chuyện vào giờ chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc.
- Thi KC trước lớp.
- Treo bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.
- Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn:
 + Nội dung truyện có hay, có mới không ?
 + Cách kể chuyện.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
d.Vận dụng :
 Để tiết KC được phong phú, các em tìm đọc nhiều sách, báo cũng như các thông tin trên đài phát thanh, truyền hình.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước để chuẩn bị cho tiết Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Hai HS nối tiếp nhau kể.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu. 
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện.
+ Chú ý.
- Xung phong thi kể chuyện.
- Theo dõi.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 6
Tiết 6
Kể chuyện
được chứng kiến hoặc tham gia
*****
Ngày dạy : 26/09/2019
( Không dạy )
ÔN LẠI TIẾT HỌC CŨ
Tuần 7
Tiết 7
Cây cỏ nước Nam
*****
Ngày dạy : 03/10/2019
I. Mục tiêu :
 - Dựa vào tranh minh hoạ trong SGK kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. 	
II. Các phương tiện dạy học :
	Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại câu chuyện đã kể trong tiết KC tuần trước.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Trong tiết học hôm nay, cô sẽ kể câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sống dưới triều Trần. Ông là một vị tu hành, đồng thời là một thầy thuốc nổi tiếng. Từ những cây cỏ bình thường, ông đã tìm ra hàng trăm vị thuốc quý để trị bệnh cứu người.
- Ghi bảng tên câu chuyện.
 b.Kết nối :
- Kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. 
- Kể lần 2, kết hợp với tranh minh hoạ.
- Viết bảng tên một số cây thuốc quý.
- Giúp HS hiểu những từ ngữ khó.
 c.Thực hành :
- Gọi HS đọc 3 yêu cầu của bài.
- Yêu cầu kể theo nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi em kể 2 tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Cả nhóm trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức thi kể trước lớp:
 + Thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
 + Thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Gợi ý để HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
 + Chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
 + Bạn suy nghĩ gì về những cây cỏ quanh ta?
 + Bạn suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh?
- Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất.
d.Vận dụng :
- Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu kể tên và công dụng các cây thuốc của mà em biết.
- Cây thuốc góp phần giúp chúng ta chống lại bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ. Vườn thuốc nam của trường chúng ta sẽ phng phú và đa dạng hơn nêu mỗi HS bổ sung thêm một vài cây thuốc tìm được.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- HS được chỉ định kể theo yêu cầu.
- Nhắc tên câu chuyện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát.
- Đọc lại tên các cây thuốc.
- Nghe và hiểu.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu theo nhóm.
+ Xung phong thi kể, lớp chú ý lắng nghe.
- Chú ý và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
- Tiếp nối nhau nêu.
Tuần 8
Tiết 8
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
*****
Ngày dạy : 10/10/2019
I. Mục tiêu :
	- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
	* HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK, nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
	- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên.
	- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Các phương tiện dạy học :
	Sưu tầm một số sách, truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại theo tranh 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước nam.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Tiết KC hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện hay mẫu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu đúng yêu cầu của đề
- Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên để giúp HS xác định đúng yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu đọc 3 gợi ý. 
- Hướng dẫn: Gợi ý 1 trong SGK có một số câu chuyện các em đã được học về đề tài này với tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, các em nên tìm những chuyện ngoàiSGK để kể. Chỉ khi nào không tìm được các em mới kể chuyện đã học.
- Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể.
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi:"Con người cần làm gì để thiên nhiên tươi đẹp mãi ?"
- Nhắc nhở HS: kể chuyện tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2; với những câu chuyện dài, các em chỉ kể 1-2 đoạn.
- KC trong nhóm:
 + Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
 + Quan sát cách kể chuyện của HS, sửa chữa, uốn nắn.
- Thi KC trước lớp:
 + Chỉ định HS có trình độ tương đương thi kể.
 + Yêu cầu nêu câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Treo bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.
- Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn:
 + Nội dung truyện có hay, có mới không ?
 + Cách kể chuyện.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
d.Vận dụng :
 Để thiên nhiên mãi tươi đẹp, mỗi người chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Hai HS nối tiếp nhau kể.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu. 
- Tiếp nối nhau đọc, lớp theo dõi.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Chú ý.
+ Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện.
+ HS được chỉ định thi kể chuyện.
+ Lớp nêu câu hỏi, HS kể chuyện trả lời.
+ Chú ý.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 9
Tiết 9
Kể chuyện 
được chứng kiến hoặc tham gia
*****
Ngày dạy : 20/10/2019
I. Mục tiêu :
	- Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương (hoặc ở nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
	- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Các phương tiện dạy học :
	- Sưu tầm một số tranh, ảnh minh hoạ về một số cảnh đẹp ở địa phương
	- Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Các em sẽ nhớ lại và kể cho bạn nghe một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi khác trong tiết học này.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài và gợi ý 1-2 trong SGK.
- Treo bảng phụ ghi vắn tắt gợi ý 2:
 + Giới thiệu chung về chuyến đi.
 + Chuẩn bị và lên đường; dọc đường đi.
 + cảnh nổi bật ở nơi đến; sự việc làm em thích thú.
 + Kết thúc cuộc đi thăm; suy nghĩ và cảm xúc.
- Kiểm tra việc HS chuẩn bị.
- Yêu cầu giới thiệu cảnh đẹp sẽ kể.
* Thực hành kể chuyện
a) KC theo cặp
- Yêu cầu kể chuyện theo cặp.
- Theo dõi, hướng dẫn và uốn nắn.
b) Thi KC trước lớp
- Yêu cầu HS khá, giỏi kể mẫu câu chuyện của mình.
- Yêu cầu HS ở các trình độ khác nhau thi KC trước lớp.
- Ghi bảng tên HS tham gia KC và tên câu chuyện được kể.
- Hướng dẫn cách nhận xét:
 + Trình tự của câu chuyện.
 + Cách kể chuyện.
 + Cách dùng từ, đặt câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể hay, HS nhận xét tốt.
d.Vận dụng :
 Đất nước chúng ta nơi nào cũng đẹp. Ngồi những danh lam thắng cảnh còn có những lễ hội tưng bừng náo nhiệt ở từng địa phương. Mỗi nơi mỗi cảnh, đến Sóc Trăng là đến với vẻ độc đáo của chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu cùng với nhiều cảnh đẹp khác.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước bài Người đi săn và con nai.
- Hai HS kể.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- HS khá, giỏi kể; lớp nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bình chọn theo hướng dẫn.
Tuần 10
Tiết 10
ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
*****
Ngày dạy : 27/10/2019
Tuần 11
Tiết 11
Người đi săn và con nai
*****
Ngày dạy : 03/11/2019
I. Mục tiêu :
	- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý.
	- Tưởng tượng và nêu được kết thúc cau chuyện một cách hợp lí.
	- Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
II. Các phương tiện dạy học :
	Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể chuyện một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi khác.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :trong tiết học hôm nay, cô sẽ kể câu chuyện Người đi săn và con nai. Sau đó, các em nghe bạn kể và kể tiếp lời của bạn.
- Ghi bảng tên câu chuyện.
 b.Kết nối :
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
- Kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh hoạ, bỏ lại đoạn 5 để HS phỏng đốn.
 + Kể lần 1, kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn.
 + Kể lần 2, kết hợp với tranh minh hoạ.
 c.Thực hành :
a) Kể lại từng đoạn của câu chuyện
- Yêu cầu kể 1 đoạn gắn với 1 tranh và kể bằng lời của mình.
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe.
- Yêu cầu kể trước lớp. 
b) Đốn xem câu chuyện kết thúc thế nào và kể tiếp câu chuyện theo phỏng đốn 
- Yêu cầu đốn xem: Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không ? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó ?
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe.
- Yêu cầu kể trước lớp. 
- Kể tiếp đoạn 5 của câu chuyện.
c) Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi chất vấn.
- Yêu cầu lớp đặt câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất.
d.Vận dụng :
- Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện.
- Để thiên nhiên mãi tươi đẹp, mỗi người chúng ta đều phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. Đặc biệt là phải bảo vệ và không giết hại thú rừng.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Tìm và đọc kĩ một câu chuyện em đã được nghe, được đọc có nội dung bảo vệ môi trường để chuẩn bị cho bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- HS được chỉ định kể theo yêu cầu.
- Nhắc tên câu chuyện.
- Quan sát tranh và tiếp nối nhau đọc.
+ Lắng nghe.
+ Nghe, kết hợp quan sát tranh.
- Chú ý .
- Hai bạn ngồi cạnh kể. 
- Xung phong kể.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Hai bạn ngồi cạnh kể. 
- Xung phong kể.
- Chú ý, lắng nghe.
- Xung phong thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp tiếp nối nhau trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Tuần 12
Tiết 12
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
*****
Ngày dạy : 10/11/2019
I. Mục tiêu :
	- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
	- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể.
	- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Các phương tiện dạy học :
	Sưu tầm một số sách, truyện có nội dung bảo vệ môi trường.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Người đi săn và con nai; nói điều em hiểu được qua câu chuyện.
- Nhận xét, 
2. Bài mới :
 a.Khám phá :Các em đã được nghe kể chuyện Người đi săn và con nai ở tuần trước. Trong tiết học này, các em sẽ thi kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu đúng yêu cầu của đề
- Ghi bảng đề bài và gạch chân cụm từ bảo vệ môi trường trong đề bài. 
- Yêu cầu đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- Yêu cầu đọc đoạn văn trong BT 1 (tiết LTVC trang 115) để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể.
- Yêu cầu lập dàn ý sơ lược trên giấy nháp.
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
 - Tổ chức thi KC trước lớp:
 + Chỉ định HS có trình độ tương đương thi kể.
 + Yêu cầu nêu câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.
- Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện. 
 + Cách kể chuyện.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
d.Vận dụng :
 Để thiên nhiên mãi tươi đẹp, mỗi người chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Đọc trước nội dung bài KC được chứng kiến hoặc tham gia; nhớ - kể lại được một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường em đã thấy; một việc tốt em hoặc người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường để chuẩn bị cho bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu. 
- Tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau đọc, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu.
+ HS được chỉ định thi kể chuyện.
+ Lớp nêu câu hỏi,HS kể chuyện trả lời.
- Nhận xét, bình chọn.
Tuần 13
Tiết 13
Kể chuyện 
được chứng kiến hoặc tham gia
*****
Ngày dạy : 17/11/2019
I/ Mục đích yêu cầu :
 	Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. 
II/ Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ viết 2 đề bài trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường.
- Nhận xét, 
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Các em sẽ nhớ lại và kể cho bạn nghe về một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài.
- Treo bảng phụ và yêu cầu đọc 2 đề bài của tiết học. 
- Hướng dẫn hiểu yêu cầu: Câu chuyện kể phải là chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc những người xung quanh.
- Gạch chân những từ ngữ: một việc làm tốt, một hành động dũng cảm.
- Yêu cầu đọc các gợi ý 1-2 trong SGK.
- Yêu cầu giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể.
- Yêu cầu viết nhanh dàn ý của câu chuyện.
* Thực hành kể chuyện
a) KC theo cặp
- Yêu cầu kể chuyện theo cặp.
- Theo dõi, hướng dẫn và uốn nắn.
b) Thi KC trước lớp
- Yêu cầu HS khá, giỏi kể mẫu câu chuyện của mình.
- Yêu cầu HS ở các trình độ khác nhau thi KC trước lớp.
- Ghi bảng tên HS tham gia KC và tên câu chuyện được kể.
- Hướng dẫn cách nhận xét:
 + Trình tự của câu chuyện.
 + Cách kể chuyện.
 + Cách dùng từ, đặt câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể hay, câu chuyện hay nhất.
4/ Củng cố :
 Qua những câu chuyện vừa được nghe kể, các em sẽ học tập được ý thức bảo vệ môi trường cũng như có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm đó.
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước và tập phỏng đốn diễn biến của câu chuyện Pa-xtơ và em bé. 
- HS được chỉ định kể.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý và theo dõi.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- HS khá, giỏi kể ; lớp nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý.
- Nhận xét, bình chọn theo hướng dẫn.
Tuần 14
Tiết 14
Pa – xtơ và em bé 
*****
Ngày dạy : 24/11/2019
I/ Mục đích yêu cầu :
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
	* HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho lồi người một phát minh khoa học lớn lao.
II/ Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến. 
- Nhận xét, 
3/ Bài mới :
 a.Khám phá :Câu chuyện Pa-xtơ và em bé giúp các em biết tấm gương lao động quên mình, vì hạnh phúc con người của nhà khoa học Lu-i Pa-xtơ. Ông đã có công tìm ra loại vác-xin cứu lồi người thốt khỏi một căn bệnh nguy hiểm mà rất từ lâu con người bất lực không tìm được cách chữa trị - đó là bệnh dại.
- Ghi bảng tên câu chuyện.
 b.Kết nối :
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
- Kể với giọng hồi hộp, nhấn giọng những từ ngữ nói về cái chất thê thảm đang đến g

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_20.doc