Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 27 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 27 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 67) LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- HS hiểu nội dung chính của bài: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Nhân ái, giáo dục HS chăm học, có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 6 trang cuongth97 08/06/2022 4540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 27 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 67) LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- HS hiểu nội dung chính của bài: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng 
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất	
- Nhân ái, giáo dục HS chăm học, có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Sang năm con lên bảy.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Cụ Vi-ta-li . . . mà đọc được.
+ Đoạn 2: Khi dạy tôi . . . vẫy vẫy cái đuôi
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? 
+ Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? 
+ GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất. Học trò là Rê - mi và chú chó Ca – pi. 
+ Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ?
+ Qua câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét, rút nội dung chính của bài và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục HS: chăm học, có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS đặt mình vào vai Rêmi, em hãy nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em? Xung quanh em có ai gặp hoàn cảnh như Rêmi không? Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi, mảnh gỗ mỏng, sao nhãng, . . .
 Câu “Dĩ nhiên. . . thầy tôi đọc lên”. 
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và TLCH:
+ Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
+ Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.
+ HS lắng nghe.
+ Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê - mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê - mi.
+ Rê - mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết chí học. Kết quả, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.)
+ Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
+ Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê - mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được.
+ Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
+ HS phát biểu 
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
- Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 68) NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- HS hiểu nội dung chính của bài: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ. (Trả lời câu hỏi SGK)
2. Kĩ năng 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ thể tự do. Nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, giáo dục HS cần chăm chỉ học tập sống vui vẻ hồn nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Lớp học trên đường.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: mỗi khổ thơ là 1 đoạn.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật “tôi” và nhân vật “ Anh” trong bài thơ là ai? Vì sao “ Anh” lại được viết hoa?
+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
+ Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào ?
- GV cho HS nêu nội dung củg bài thơ.
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục cho HS: cần chăm chỉ học tập sống vui vẻ hồn nhiên.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 2+3.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: sáng suốt, vô nghĩa, Pô-pốp, sung sướng, . . 
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật “tôi” là tác giả- nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô- pốp. Chữ “ Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô- pốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
+ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức “Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem”!
+ Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng : “Có ở đâu đầu tôi được thế ? Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt..Các em tô lên một nửa số sao trời !”
+ Qua vẻ mặt : Vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
+ Tranh vẽ của các bạn rất ngộ. Các bạn vẽ đầu phi công Pô- pốp rất to- Đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời- Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa, 
+ Nếu không có trẻ em mọi hoạt động trên thế giới đều vô nghĩa ? Người lớn làm mọi việc vì trẻ em.
- Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_27_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx