Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 62) BẦM ƠI

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- HS hiểu nội dung chính của bài: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm động thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân. Biết ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

- HS thuộc lòng bài thơ.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Nhân ái, giáo dục HS tình yêu, tự hào về những người mẹ Việt Nam.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 8 trang cuongth97 3930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 62) BẦM ƠI
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- HS hiểu nội dung chính của bài: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng 
- Đọc đúng, lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm động thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân. Biết ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- HS thuộc lòng bài thơ. 
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất	
- Nhân ái, giáo dục HS tình yêu, tự hào về những người mẹ Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Công việc đầu tiên.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: mỗi khổ thơ là 1 đoạn.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Giải nghĩa: mưa phùn, gió bấc. 
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+ Anh chiến đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?
+ Cách nói so sánh của anh chiến sĩ có gì hay?
+ Qua lời tâm tình anh chiến sĩ, em suy nghĩ gì về người mẹ của anh ?
- GV cho HS nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, rút nội dung chính của bài và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục HS: tự hào về những người mẹ Việt Nam.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 2,4.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó: lâm thâm, sơm sớm chiều chiều, tiền tuyến, . . .
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và TLCH:
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ thầm tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
+ Mùa đông mưa phùn gió bấc, thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn cấy lúa lúc gió mưa.
+ Tình cảm mẹ với con: 
 Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
+ Tình cảm của con với mẹ:
 Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.
 + Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
+ Anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh. Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ : mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của người mẹ nơi quê nhà.
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.
- HS nêu: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 63) ÚT VỊNH
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- HS hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. (Trả lời câu hỏi SGK)
2. Kĩ năng 
- Đọc đúng, lưu loát, diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung và tính cách từng nhân vật. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, giáo dục HS có ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với công việc chung. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Bầm ơi.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến!
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào đó lầ gì?
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện an toàn giữ gìn đường sắt?
+ Khi thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy những gì? 
+ Lúc đó Vịnh đã làm gì ?
+ Bạn học tập được điều gì ở Út Vịnh ?
- Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục cho HS có ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với công việc chung. Cẩn thận khi đi qua đường sắt, không được ngồi chơi trên đường sắt, không ném đá lên tàu.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn “Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu . . . trong gang tấc”.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Địa phương em có đường tàu chạy qua không ? Em sẽ làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: trẻ chăn trâu, giục hĩa, chềnh ềnh, chơi chuyền thẻ,..
Câu “Không chút do dự. . . trong gang tấc”. 
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. 
+ Phong trào Em yêu đường sắt quê em. 
HS cam kết không chơi trên đường tàu. không ném đá lên tàu vàđường tàu, cung nhau bảo vệ những chuyến tàu qua 
+ Út Vịnh nhận thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch ngợm thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.
+ Vịnh thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
+ Em học tập được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng về quy định ATGT và tinh thần dũng cảm.
- Câu chuyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 64) NHỮNG CÁNH BUỒM
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- HS hiểu nội dung chính của bài: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời câu hỏi SGK)
2. Kĩ năng 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, dịu dàng, chậm rãi diễn tả được tình cảm của người cha với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, bồi dưỡng vốn sống cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Út Vịnh.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: mỗi khổ thơ là 1 đoạn.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp? 
+ Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển?
+ Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ. 
+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện của hai cha con?
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì ?
+ Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục cho HS: sống cần có ước mơ. Cần cố gắng hết sức để biến ước mơ thành sự thật.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 2+3.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS nêu lại ý nghĩa của bài thơ và chia sẻ với mọi người ý nghĩa của bài thơ.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: rực rỡ, mặt trời, khẽ hỏi, trầm ngâm, . . .
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh; cát càng mịn, biển càng trong.
+ Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi 
+ HS nêu.
+ HS nối tiếp nhau thuật lại.
+ Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở nơi tận xa xôi ấy 
+ Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
+ Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_25_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx