Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 2 - Võ Thị Nhật Hà

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 2 - Võ Thị Nhật Hà

TẬP ĐỌC (Tiết 4): SẮC MÀU EM YÊU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ :Tình yêu quê hương đất nướcvới những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích).

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.

- Tự học thuộc những khổ thơ em thích (HSNK học thuộc toàn bộ bài thơ) ở nhà.

- Đọc đúng và trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm ; biết đọc bài với giọng phù hợp.

- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ (đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, tình cảm trước một bài thơ).

* Tích hợp:

- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo: Giáo dục HS yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước: Trăm nghìn cảnh đẹp sắc màu Việt Nam.

3. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất:

- Yêu mến màu sắc thân thuộc xung quanh; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, người thân, bàn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

docx 6 trang cuongth97 4630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 2 - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 4): SẮC MÀU EM YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ :Tình yêu quê hương đất nướcvới những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích). 
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. 
- Tự học thuộc những khổ thơ em thích (HSNK học thuộc toàn bộ bài thơ) ở nhà.
- Đọc đúng và trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm ; biết đọc bài với giọng phù hợp. 
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ (đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, tình cảm trước một bài thơ).
* Tích hợp: 
- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo: Giáo dục HS yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước: Trăm nghìn cảnh đẹp sắc màu Việt Nam.
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất:
- Yêu mến màu sắc thân thuộc xung quanh; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, người thân, bàn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
- HS: SGK.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức thi đọc bằng trò chơi “Hộp quà bí mật” với nội dung là đọc 1 đoạn và TLCH trong bài Nghìn năm văn hiến.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a.Luyện đọc 
*MT: Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. Đọc đúng các từ khó trong bài
*PP: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
*CTH:
- GV gọi 1 HS đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp. 
- GV sửa những từ HS phát âm chưa đúng. Lưu ý dòng thơ:
Em yêu / tất cả
Sắc màu Việt Nam.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài, chú y cách đọc.
b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
*CTH:
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ yêu thương sắc màu nào?
+ Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
+ Mỗi sắc màu đều gắn với những hình ảnh rất đỗi thân thuộc đối với bạn nhỏ. Tại sao với mỗi màu sắc ấy, bạn nhỏ lại liên tưởng đến những hình ảnh cụ thể ấy?
+ Vì sao bạn nhỏ lại nói rằng: Em yêu tất cả - Sắc màu Việt Nam?
+ Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
- GV nhận xét, chốt nội dung bài thơ và yêu cầu HS đọc lại.
- GV Giáo dục HS yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước: Trăm nghìn cảnh đẹp sắc màu Việt Nam.
3. Hoạt động thực hành
* Đọc diễn cảm và thuộc lòng.
*MT: HS đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ.
*PP: Làm mẫu, luyện tập, thực hành.
*CTH:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hỏi: Để đọc bài được hay, ta nên nhấn giọng các từ nào?
- GV đọc mẫu bài.
- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
4. Hoạt động vận dụng
-GV yêu cầu HS Tự học thuộc những khổ thơ em thích (HSNK học thuộc toàn bộ bài thơ) ở nhà.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc mẫu: 1 HS đọc 4 khổ thơ.
- HS đọc nối tiếp: 1 HS đọc 1 khổ
- Luyện đọc
- HS giải nghĩa từ: đọc chú thích.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm bài thơ và lần lượt trình bày, nhận xét trả lời các câu hỏi trước lớp:
+ Bạn nhỏ yêu thương sắc màu: đỏ, vàng, trắng, đen, tím, nâu.
+ Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh:
Màu đỏ: màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên; màu 
+ Bạn nhỏ lại liên tưởng đến những hình ảnh cụ thể ấy vì:
Màu đỏ: để chúng ta luôn ghi nhớ công ơn, sự hi sinh của cha ông ta để dành được độc lập, tự do cho dân tộc; màu 
+ Bạn nhỏ lại nói rằng: Em yêu tất cả - Sắc màu Việt Nam vì mỗi màu đều gắn liền với những cảnh vật, sự vật, con người gần gũi, thân quen với bạn nhỏ.
+ HS nêu tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước.
- HS nêu nội dung bài thơ.
- HS lắng nghe và đọc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp bài thơ: 1 HS đọc 4 khổ thơ.
- Để đọc bài được hay, ta nên nhấn giọng các từ chỉ màu sắc và sự vật có màu sắc ấy.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 5): LÒNG DÂN (PHẦN 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.
2. Kĩ năng
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. 
- Chú ý kiến thức về nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại.
*Tích hợp
- Giáo dục an ninh quốc phòng: Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất:
- Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu và TLCH trong SGK.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
1. Hoạt động khám phá
a.Luyện đọc 
*MT: Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
*PP: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
*CTH:
- GV gọi HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS chia đoạn:
- GV chốt chia đoạn:
+ Đoạn 1: Anh chị kia . thằng này là con.
+ Đoạn 2: Chồng chị à? Rục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3: Trời ơi!... đùm bọc lấy nhau.
- GV lưu ý giọng đọc cho HS nắm.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp. 
- GV sửa những từ HS phát âm chưa đúng.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV toàn bài.
b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, thảo luận nhóm.
*CTH:
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?
+Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào?
+ GV nhận xét, chốt ý.
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung chính của đoạn kịch.
- GV nhận xét, chốt nội dung và yêu cầu HS đọc lại.
- GDANQP: Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
3. Hoạt động thực hành
*Đọc diễn cảm 
*MT: Giúp đọc diễn cảm đoạn kịch.
*PP: Làm mẫu, luyện tập, thực hành, đóng vai.
*CTH:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn kịch theo phân vai.
- GV yêu cầu HS nêu cách đọc.
- GV yêu cầu HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng
- Qua bài này, em học được điều gì từ dì Năm?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc thuộc lòngvà TLCH trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian và lắng nghe.
- HS chia đoạn.
- HS lắng nghe và cùng chia đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc: quẹo, xẳng giọng, ráng, 
- HS giải nghĩa từ: đọc chú thích.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.
+Chú cán bộ bị địch rượt bắt. Chú chạy vào nhà dì Năm.
+ Dì Năm vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay, ròi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chòng dì để bọn địch không nhận ra.
+ Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm, lừa địch.
+ HS lắng nghe.
+ HS nêu đoạn kịch mình thích và giải thích.
- HS nêu nội dung chính của đoạn kịch.
- HS lắng nghe và đọc lại.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc đoạn kịch theo hướng dẫn
- HS nêu cách đọc.
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_2_vo_thi_nhat_ha.docx