Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 13 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 13 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 32) THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của bài: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng:

- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, lưu loát bài văn.

- Đọc diễn cảm: giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biên câu chuyện.

- Ñoïc dieãn caûm: gioïng keå linh hoaït, phuø hôïp vôùi dieãn bieán caâu chuyeän.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Trách nhiệm, tự giác, giáo dục HS mỗi khi bệnh phải đến bác sĩ khám và điều trị.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 8 trang cuongth97 08/06/2022 3980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 13 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 32) THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của bài: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, lưu loát bài văn.
- Đọc diễn cảm: giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biên câu chuyện.
- Ñoïc dieãn caûm: gioïng keå linh hoaït, phuø hôïp vôùi dieãn bieán caâu chuyeän.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Trách nhiệm, tự giác, giáo dục HS mỗi khi bệnh phải đến bác sĩ khám và điều trị.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài thầy thuốc như mẹ hiền.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu đến . . . nghề cúng bái.
Đoạn 2: Vậy mà . . . không thuyên giảm
Đoạn 3: Thấy cha . . . không lui.
Đoạn 4: Phần còn lại
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Cụ Ún làm nghề gì?
+ Giải nghĩa: thầy cúng.
+Tìm những chi tiết cho thấy cụ Ún được mọi người tin tưởng về nghề thầy cúng?
+ Khi mắc bệnh cụ tự chữa bằng cách nào?
+ Cụ Ún bị bệnh gì?
+Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ trốn về nhà? 
+ Giải nghĩa: quằn quại 
+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
+ Câu cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào? 
+ Giải nghĩa: dứt khoát 
- GV hỏi: Bài tập đọc cho em biết điều gì?
- GV nhận xét, rút nội dung chính của bài và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 4.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Hiện nay ở địa phương em còn hiện tượng chữ bệnh bằng cúng bái nữa không? Nếu có em cần phải làm gì để mọi người từ bỏ hủ tục lạc hậu đó?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó Cụ Ún, thuyên giảm, dứt khoát, 
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Cụ Ún làm nghề thầy cúng.
+ Giải nghĩa.
+ Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ đến cụ cúng. Nhiều người tôn cụ làm thầy, ...
+ Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
+ Cụ bị sỏi thận.
+ Vì cụ sợ mổ, cụ không tin bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái.
+ Giải nghĩa.
+ Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ.
+ Thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới làm được việc đó.
+ Giải nghĩa.
- Nội dung: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
 Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 33) NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, lưu loát bài văn. 
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn. 
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm, giáo dục HS có ý thức chống đói nghèo, lạc hậu.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài Thầy cúng đi bệnh viện 
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu đến . . . đất hoang trồng lúa.
Đoạn 2: Con nước nhỏ . . . như trước nữa.
Đoạn 3: Phần còn lại
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước được về thôn?
+ Giải nghĩa: tập quán.
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi ntn?
+ Giải nghĩa: cao sản.
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?
- GV hỏi: Bài tập đọc giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục cho HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: Trịnh Tường, Bát Xát, tập quán, . . .
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
+ Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
+ Giải nghĩa.
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
+ Giải nghĩa.
+ Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
+ Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.
+ Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vợt khó.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 34) CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no , hạnh phúc cho mọi người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Thuộc lòng 2 – 3 bài ca dao.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, giáo dục HS kính trọng những người nông dân
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và nêu nội dung bài Ngu công xã Trịnh Tường.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: mỗi đoạn là một khổ thơ.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
+ Tìm những câu ứng với nội dung dưới đây:
. Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày:
. Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
. Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
- GV hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục cho HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm toàn bài.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV hướng dẫn HS học thuộc nài ca dao.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS nêu: Sau này lớn lên, em sẽ làm gì để giúp đỡ người nông dân đỡ vất vả?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: thánh thót, hoang, . . .
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Nỗi vất vả: cày đồng buổi trưa, mồ hôi như mưa ruộng cày. Bưng bát cơm đầy, dẻo thơm 1 hạt, đắng cay, muôn phần.
+ Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây; 
Trời yên biển lặng mới yêu tấm lòng.
 chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
+ Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
+ Các câu:
. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
. Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời yêu, biển lặng mới yên tấm lòng.
. Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần.
- Bài ca dao cho biết: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người 
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_13_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx