Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 29) BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng:

- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, lưu loát bài văn.

- Phát âm đúng tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok), biết đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với nội dung đoạn văn.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Nhân ái, giáo dục HS yêu quý, kính trọng thầy cô giáo, tôn trọng đồng bào dân tộc.

* Tích hợp Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục về công lao của Bác đối với đất nước và tình cảm với nhân dân.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 8 trang cuongth97 08/06/2022 3380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 12 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 29) BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, lưu loát bài văn.
- Phát âm đúng tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok), biết đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với nội dung đoạn văn.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, giáo dục HS yêu quý, kính trọng thầy cô giáo, tôn trọng đồng bào dân tộc.
* Tích hợp Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục về công lao của Bác đối với đất nước và tình cảm với nhân dân. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Hạt gạo làng ta.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu bài . . . dành cho khách quý.
Đoạn 2: Y Hoa . . . chém nhát dao.
Đoạn 3: Già Rok . . . cái chữ nào.
Đoạn 4: Phần còn lại
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
+ Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
+ Giải nghĩa: tục lệ, trưởng buôn 
- GV hỏi: Bài tập đọc cho em biết điều gì?
- GV nhận xét, rút nội dung chính của bài và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên. 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó Y Hoa, già Rok, . ..
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình, họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy:
. Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết
. Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ.
+ Giải nghĩa.
- Bài tập đọc cho em biết: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. 
 Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 30) VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- HSNK đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, tự hào, yêu quý ngôi nhà mình.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: mỗi đoạn là 1 khổ thơ.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- - GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh 1 ngôi nhà đang xây?
+ Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động và gần gũi?
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Bài thơ muốn nói lên điều gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục cho HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 1+2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về những người thợ đi xây dựng những ngôi nhà mới cho đát nước thêm tươi đẹp hơn? 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: giàn giáo, hươ huơ, sẫm biếc, trát vữa, . . .
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát.
+ Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh .., Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.
+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Nhà lớn lên với trời xanh.
+ Cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương. Đất nước là một công trường xây dựng lớn. Bộ mặt đất nước đang hàng ngày hàng giờ đổi mới.
+ Bài thơ muốn nói lên: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 31) THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, giáo dục HS yêu quý, kính trọng nghề thầy thuốc.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và nêu nội dung bài Về ngôi nhà đang xây.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
Đoạn 1: Câu đầu
Đoạn 2: Có lần . . . gạo củi
Đoạn 3: Một lần . . . hối hận
Đoạn 4: Phần còn lại
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một con người không màng danh lợi?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- GV hỏi: Bài văn cho em biết điều gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục cho HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS: Sưu tầm những tư liệu về Hải Thượng Lãn Ông.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: Hải Thượng Lãn Ông, . . .
+ Câu dài “Công danh . . . đối phương.”
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
+ Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác xong ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối.
+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.
- Bài văn cho em biết Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_12_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx