Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 10 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp
TẬP ĐỌC (Tiết 24) HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Hiểu những phẩm chất đáng quí của bầy ong: cần cù làm việc, để góp ích cho đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát .
- HS thuộc 2 khổ thơ cuối bài.
- HSNK thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài.
*Lồng ghép khi dạy văn bản thơ: Kiến thức về chủ đề, kết thúc văn bản thơ, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong văn bản thơ.
*Giáo dục tài nguyên, môi trường, biển đảo: Giáo dục HS yêu vẻ đẹp của biển đảo và biết bảo vệ vùng biển, hải đảo.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, yêu thiên nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK.
TẬP ĐỌC (Tiết 24) HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Hiểu nội dung: Hiểu những phẩm chất đáng quí của bầy ong: cần cù làm việc, để góp ích cho đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát . - HS thuộc 2 khổ thơ cuối bài. - HSNK thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài. *Lồng ghép khi dạy văn bản thơ: Kiến thức về chủ đề, kết thúc văn bản thơ, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong văn bản thơ. *Giáo dục tài nguyên, môi trường, biển đảo: Giáo dục HS yêu vẻ đẹp của biển đảo và biết bảo vệ vùng biển, hải đảo. 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Nhân ái, yêu thiên nhiên, bảo vệ các loài vật có ích. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Mùa thảo quả. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài và ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá a. Luyện đọc *MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp - GV gọi HS đọc toàn bài. - GV yêu cầu HS chia đoạn. - GV chốt cách chia đoạn: 4 đoạn mỗi đoạn là 1 khổ thơ - GV cho HS đọc nối tiếp lần 1. - GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc. - - GV cho HS đọc nối tiếp lần 2. - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS đọc theo cặp. - GV nhận xét. - GV đọc toàn bài. b. Tìm hiểu nội dung bài *MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài. *PP: hỏi đáp, giảng giải. - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi: + Gọi HS đọc khổ thơ 1, hỏi: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong? + Giải nghĩa: vô tận - Gọi HS đọc khổ thơ 2+3, hỏi: Bầy ong đến tìm mật những nơi nào? +Giải nghĩa: rù rì + Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? + Em hiểu nghĩa câu “Đất nơi đâu . . .ngọt ngào” thế nào? + Gọi HS đọc khổ thơ 4, hỏi; Qua 2 dòng thơ cuối, nhà thơ muốn nói gì về công việc của loài ong? + Bài tập đọc cho em biết điều gì? - GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. - GV liên hệ giáo dục biển đảo cho HS 3. Hoạt động thực hành *MT: Đọc diễn cảm bài. *PP: luyện tập, thực hành - GV hướng dẫn cách đọc toàn bài. - GV cho HS đọc nối tiếp đoạn. - GV nhận xét. - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc. - GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết. - GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét và khen những HS đọc hay. - GV cho HS nhẩm đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối. 4. Hoạt động vận dụng - Em học tập được phẩm chất gì từ các phẩm chất trên của bầy ong ? Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS thi đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài. - HS chia đoạn. - HS quan sát, lắng nghe. - HS đọc nối tiếp lần 1. - HS luyện từ khó đọc: đẫm, vô tận, trắng, . . . - HS đọc nối tiếp lần 2. - HS giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi: + Thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa. . Thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian về vô tận. + Giải nghĩa. + Ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với biển xa. Ong chăm chỉ giỏi giang: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang vào mật thơm. + Giải nghĩa. + Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. . Nơi biển xa: Có hàng cây chắn bão . Nơi quần đảo: có loài hoa nở như là không tên. + Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời. + Ca ngợi công việc của bầy ong. Bầy ong mang lại những giọt mật cho con người để con người cảm nhận được những mùa hoa đã tàn phai còn lại trong mật ong. + Bài thơ ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng co ích cho đời: nối các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai. Nhận xét. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc diễn cảm. - HS phát hiện giọng đọc. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS về nhà học thuộc lòng. - HS nêu - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung TẬP ĐỌC (Tiết 25) NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Hiểu nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một người công dân nhò tuổi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng - Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, lưu loát bài văn. - Đọc diễn cảm được bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. - Biết ghi lại 1 – 2 câu ý chính bài tập đọc Người gác rừng tí hon. *Kĩ năng sống: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ) - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. * Tích hợp; - Giáo dục an ninh – quốc phòng: Nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm. - Giáo dục môi trường: HS thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Nhân ái, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS thi đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài Hành trình bầy ong. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài và ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá a. Luyện đọc *MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp - GV gọi HS đọc toàn bài. - GV yêu cầu HS chia đoạn. - GV chốt cách chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu bài . . . bìa rừng chưa? Đoạn 2: Qua khe lá . . . thu lại gỗ Đoạn 3: Phần còn lại - GV cho HS đọc nối tiếp lần 1. - GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc. - - GV cho HS đọc nối tiếp lần 2. - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS đọc theo cặp. - GV nhận xét. - GV đọc toàn bài. b. Tìm hiểu nội dung bài *MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài. *PP: hỏi đáp, giảng giải. - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi: + Gọi HS đọc đoạn 1+2, hỏi: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? + Giải nghĩa: tuần rừng + Kể những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, là người dũng cảm? + Gọi HS đọc đoạn 3, hỏi: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? + Em học tập ở bạn nhỏ điều gì? + Bài tập đọc cho em biết điều gì? - GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. - GV liên hệ giáo dục cho HS. 3. Hoạt động thực hành *MT: Đọc diễn cảm bài. *PP: luyện tập, thực hành - GV hướng dẫn cách đọc toàn bài. - GV cho HS đọc nối tiếp đoạn. - GV nhận xét. - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3. - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc. - GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết. - GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 4. Hoạt động vận dụng - GV yêu cầu HS: Nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS thi đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài. - HS chia đoạn. - HS quan sát, lắng nghe. - HS đọc nối tiếp lần 1. - HS luyện từ khó đọc: truyền, tuần rừng, trộm gỗ, . . . - HS đọc nối tiếp lần 2. - HS giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi: + Bạn nhỏ đã phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối. + Giải nghĩa. + Bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an. . Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm. + Vì bạn rất yêu rừng, bạn ợ rừng bị tàn phá. . + Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ. + Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. Nhận xét. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc diễn cảm. - HS phát hiện giọng đọc. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nêu - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_5_tuan_10_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx