Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 49: Tranh làng Hồ

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 49: Tranh làng Hồ

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào .

 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

 * GDBVMT : Từ chất liệu tạo nên màu vẽ trong bài ( chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá ), liên hệ giáo dục môi trường cho HS.

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .

 

doc 3 trang loandominic179 3430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 49: Tranh làng Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết 49:	Tranh làng Hồ 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào .
	- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
	* GDBVMT : Từ chất liệu tạo nên màu vẽ trong bài ( chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá ), liên hệ giáo dục môi trường cho HS.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.ỔN ĐỊNH LỚP:
2.KIỂM TRA BÀI CŨ:
*Cho HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân . Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
- Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
- Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
- Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau .
3.BÀI MỚI:
3.1-Giới thiệu bài : 
- GV nêu tựa bài và ghi bảng “ Tranh làng Hồ ”.
- HS hát vui.
* HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
- Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa .
- Theo SGK : Khi trống hiệu vừa dứt . .. cháy thành ngọn lửa .
- Trong khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa , những người khác – mỗi người một việc : người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông , người giã thóc , người giần sàng thành gạo . Có lửa , người ta lấy nước nấu cơm . Vừa nấu cơm , các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem .
- HS lắng nghe.
3.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- Cho 1 HS khá giỏi đọc toàn bài. 
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là một đoạn), kết hợp luyện đọc và hiểu từ ngữ khó (các từ ngữ sau bài đọc).
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài(mỗi lần xuống dòng là một đoạn), kết hợp luyện đọc và hiểu từ ngữ khó (các từ ngữ sau bài đọc).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
b)Tìm hiểu bài 
*GV tổ chức HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
- thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
*GDBVMT : Từ chất liệu tạo nên màu vẽ trong bài ( chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá ), liên hệ giáo dục môi trường cho HS.
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ .
- Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
(Hỏi thêm)
c) Luyện đọc diễn cảm :
- Tổ chức HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.
*HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
- Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp , cói chiếu , lá tre mùa thu . Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp “ nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn” .
- HS lắng nghe.
- Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên ; tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ ; kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế 
- Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- HS thi đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.
4.Củng cố , dặn dò 
-Ý nghĩa bài văn ?
- Giáo dục HS yêu nghệ thuật và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
- Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tiet_49_tranh_lang_ho.doc