Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 7: Từ nhiều nghĩa

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 7: Từ nhiều nghĩa

I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. (Nội dung ghi nhớ).

2. Kĩ năng:

- Phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiểu nghĩa trong một số câu văn (BT1 mục III).

- Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).

3. Thái độ: Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử

2. Học sinh: SGK, vở, bút

 

docx 6 trang cuongth97 4290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 7: Từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. (Nội dung ghi nhớ). 
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiểu nghĩa trong một số câu văn (BT1 mục III). 
- Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2). 
3. Thái độ: Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử
2. Học sinh: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ về một cặp từ đồng âm và nêu rõ nghĩa của từ đồng âm đó.
- Hãy đặt câu để phân biệt từ đồng âm: bò
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. VD: đá, cày,...
- HS đặt câu.
- HS lắng nghe.
II. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
- Các con ạ, Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. Sự giàu đẹp thể hiện ở sự phong phú của vốn từ ngữ. Chúng ta cùng khám phá thêm về sự phong phú đó qua bài học ngày hôm nay: Từ nhiều nghĩa.
2) Phần nhận xét:
Bài 1: Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV cho HS quan sát hình ảnh răng, mũi tai.
- GV: Đây là hình ảnh của răng, mũi, tai. Các con cùng quan sát và hoàn thành bài tập 1 vào SGK, nối những từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.
- HS chia sẻ kết quả bài làm.
- GV yêu cầu nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Bộ phận ở 2 bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe: tai
+ Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn: răng.
+ Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống , dùng để thở và ngửi: mũi
- GV chốt: Các nghĩa mà các con vừa xác định được cho các từ răng , mũi, tai chính là nghĩa ban đầu là nghĩa gốc của mỗi từ. Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. Mỗi từ chỉ có 1 nghĩa gốc.
Chuyển: Ngoài nghĩa gốc thì những từ này còn có nghĩa nào khác nữa không. Các nghĩa đó được gọi là gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 2.
Bài 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
- GV: Để giúp các con hiểu nghĩa của các từ: răng, mũi, tai ở bài tập 2, các con cùng quan sát hình ảnh sau. Cô đố cả lớp đây là đồ vật gì? Đồ vật này được dùng để làm gì?
- GV trình chiếu tranh: chiếc cào
- GV: Rất giỏi. Cái cào này là một đồ vật được dùng trong sản xuất nông nghiệp. ở đây bố mẹ các con dùng để cào đất, còn những nơi khác Người nông dân thường dùng chiếc cào để cào thóc khi phơi, cào cỏ, cào rơm rạ khi thu dọn.
- GV trình chiếu tranh: chiếc thuyền, cái ấm
- GV: Chính xác! Đây là chiếc thuyền, cái ấm đấy các con ạ.
- GV: Ai xung phong lên chỉ vị trí răng của chiếc cào, mũi của chiếc thuyền và tai của cái ấm nào?
- GV: Bạn đã chỉ rất đúng, các con cùng quan sát lại một lần nữa răng của chiếc cào, mũi của chiếc thuyền và tai của cái ấm nhé! Dựa vào những hình ảnh này và vốn hiểu biết của mình, các con hãy thảo luận nhóm 3 để hoàn thành bài 2.
- Mời HS chia sẻ bài làm.
- Nghĩa của từ răng, mũi, tai có gì khác nghĩa của từ răng, mũi, tai ở BT1?
- GV nhận xét, kết luận:
+ Răng cào: Nghĩa của từ “răng” khác với nghĩa gốc: Răng dùng để cào, không dùng để cắn, giữ hoặc nhai thức ăn như răng người.
+ Mũi thuyền: Nghĩa của từ “mũi” khác với nghĩa gốc: mũi thuyền nhọn để rẽ nước chứ không phải để thở và ngửi như mũi người hoặc mũi của động vật.
+ Tai ấm: Nghĩa của từ “ tai” khác với nghĩa gốc: tai ấm giúp người ta cầm được ấm dễ dàng để rót nước, không dùng để nghe như tai người hoặc tai động vật.
- GV chốt: Qua BT2 này, các con đã tìm được nghĩa khác của từ răng trong từ răng cào, từ mũi trong từ mũi thuyền, từ tai trong từ tai ấm. Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai ở BT1 ta gọi đó là nghĩa chuyển. Mỗi từ chỉ có 1 nghĩa gốc, vậy nó có mấy nghĩa chuyển? 
- Bạn nào có thể tìm từ mang nghĩa chuyển khác của từ răng? 
- Chuyển: Một từ mang nhiều nghĩa như vậy người ta gọi là từ nhiều nghĩa. Con hãy cho cô biết: Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- GV: Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có gì giống nhau không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập 3.
Bài 3: 
- Mời HS đọc yêu cầu.
- GV: Yêu cầu của bài tập này là gì?
- GV: Để giải đáp điều này các con hãy quan sát các bức tranh. Dựa vào tranh và thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài tập 3.
- HS chia sẻ bài làm.
- Nghĩa của từ răng ở BT1 và 2 có gì giống nhau?
- GV: Các con vừa tìm được sự giống nhau về nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2, cô mời 1 bạn nêu lại.
+ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
+ mũi: đều chỉ bộ phận đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ tai: đều chỉ bộ phận ở bên cạnh, chìa ra.
- GV: Tại sao người ta lại dùng các từ chỉ bộ phận trên cơ thể người, động vật để chỉ 1 bộ phận của các từ này?
- GV: Con có nhận xét gì về các nghĩa của từ nhiều nghĩa?
- GV kết luận: Đây cũng chính là nội dung mà các con cần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Chuyển: Các con vừa được tìm hiểu về từ nhiều nghĩa. Tiếp theo các con cùng vận dụng những kiến thức này để luyện tập.
3) Luyện tập:
Bài tập 1:
- Mời HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV: Các con làm bài tập 1 vào SGK. Gạch một gạch dưới các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc; gạch hai gạch dưới các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa chuyển.
- Yêu cầu HS chia sẻ bài làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
a) 
+ Từ mắt trong câu 1 mang nghĩa gốc
+ Từ mắt trong câu 2 mang nghĩa chuyển.
b + c) Chữa tương tự phần a.
- GV chuyển: Các con ạ, thông thường những từ chỉ bộ phận của cơ thể người hay động vật là nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa. Từ nghĩa gốc đó người ta có thể có nhiều nghĩa chuyển rất thú vị. Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua bài tập 2.
Bài tập 2:
- Mời HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV: Các con sẽ làm bài tập này vào vở, 1 bạn làm vào phiếu.
- Gv yêu cầu HS chia sẻ bài làm.
- GV: Ngoài những từ bạn vừa tìm được, con còn tìm được từ nào khác?
- GV: Trong các từ này có từ nào các con chưa hiểu?
- GV giải nghĩa từ:
+ cổ bình là phần tiếp nối giữa miệng bình và thân bình.
+ Lưng núi là phần giữa của ngọn núi.
4) Củng cố:
- GV: Các con đã được học về từ đồng âm. Thế các con có biết giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giống và khác nhau ở điểm nào không?
- GV nhận xét.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS quan sát.
- HS làm bài bằng bút chì vào SGK. 
1 HS làm bảng phụ.
- 1 HS đọc kết quả bài làm của mình.
- HS nhận xét bài.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời: Đây là chiếc cào. 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: chiếc thuyền, cái ấm
- 1 HS lên chỉ vị trí.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm ba, ghi vào nháp.
- HS nhìn tranh báo cáo kết quả thảo luận. Mỗi nhóm trình bày một từ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: có nhiều nghĩa chuyển
- HS: Răng bừa, răng lược.
- HS: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS: Yêu cầu của bài tập là phát hiện ra sự giống nhau về nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS nêu miệng kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày 1phần.
- HS trả lời.
- HS nêu lại.
- HS: Vì chúng có cấu tạo, hình dáng giống nhau.
- HS: Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- HS đọc bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS chia sẻ bài làm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm l-lại.
- HS làm bài cá nhân.
- HS chia sẻ kết quả bài làm.
- HS trả lời.
- cổ bình, lưng núi
- HS lắng nghe.
- HS nêu:
+ Giống nhau: Đọc giống nhau
+ Khác nhau:
Từ đồng âm: Nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Từ nhiều nghĩa: Nghĩa có mối liên hệ với nhau (có nét giống nhau)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_7_tu_nhieu_nghia.docx