Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

+ Đọc đúng những phiên âm tiếng nước ngoài .

+ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

- Năng lực văn học: Hiểu ý chính của bài: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo đối với con người.

-Yêu quý động vật.

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phẩm chất: Yêu mến và bảo vệ loài vật có ích.

* GDMTBĐ: HS hiểu thêm về loài cá heo, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 50 trang cuongth97 08/06/2022 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
Tập đọc
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
+ Đọc đúng những phiên âm tiếng nước ngoài .
+ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
- Năng lực văn học: Hiểu ý chính của bài: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo đối với con người.
-Yêu quý động vật.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất: Yêu mến và bảo vệ loài vật có ích.
* GDMTBĐ: HS hiểu thêm về loài cá heo, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc nối tiếp đoạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét
- Nêu chủ điểm sẽ học.
- Giới thiệu bài: Những người bạn tốt.
- HS thi đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- HS nghe
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc toàn bài
- Gv hỏi HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn 
- Nêu chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp .
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
- HS đọc
- HS chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
+ 4HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó
+ 4HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó cuối bài.
+ 4HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp sửa câu dài, nhận xét.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não 
* Cách tiến hành:
* Chia sẻ trước lớp nội dung cột K, W
* Thảo luận và chia sẻ các câu hỏi các bạn nêu trong phiếu.
- GV chốt những kiến thức HS vừa chia sẻ.
- Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn? 
- Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào?
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn?
- Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
- Em có thể nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung lên bảng
- Ngoài câu chuyện trên em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo?
* GV cho HS xem một số hình ảnh của cá heo với con người.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó báo cáo kết quả:
+ Ông đạt giải nhất ở đảo Xi- xin với 
nhiều tặng vật quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ đòi giết ông.
Ông xin được hát bài hát mình yêu thích
nhất và nhảy xuống biển. 
+ Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông về đất liền nhanh hơn tàu.
+ Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn.
+ Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa ....
+ Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh.
+ Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người .
- Vài HS nhắc lại 
+ Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo cứu các chú bộ đội, cá heo là tay bơi giỏi nhất...
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp toàn bài – nêu giọng đọc toàn bài.
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 3
- Luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc 
- 4 HS đọc 
+ Đoạn 1: đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm. 
+ Đoạn 2: giọng sảng khoái, thán phục cá heo.
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- HS đọc diễn cảm
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét chọn ra nhóm đọc hay nhất
5. Hoạt động vận dụng: (3phút)
- Em thấy A-ri-ôn là người như thế nào ?
- Em có thể làm gì để bảo vệ các loài cá heo cũng như các loài sinh vật biển khác ?* GDBVMT biển đảo.
6. Củng cố, dặn dò: (1phút)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về đọc và CB bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Tìm hiểu thêm những câu chuyện về cá heo.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học giúp HS phát triển các năng lực:
- Năng lực giao tiếp toán học: Quan hệ giữa 1 và ; và ; và 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
2. Năng lực chung và phẩm chất
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác. Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
* Phẩm chất: Tích cực, siêng năng, cẩn thận và có hứng thú tìm hiểu toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bảng tương tác
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động ( 5p)
- HS nêu lại cách giải bài toán: Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số; Cách tìm trung bình cộng của hai số.
- Nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập ( 30p)
* Mục tiêu: Ôn lại quan hệ giữa 1 và ; và ; và ( BT1); Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số ( BT2); Giải bài toán có liên quan ( BT3,4)
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Nhận xét chữa bài.
? Nêu cách làm?
* GV: Cách làm.
- Học sinh làm cá nhân.
- HS báo cáo kết quả.
a) 1 gấp 10 lần 
 b) gấp 10 lần 
c) gấp 10 lần 
Bài 2: Tìm x
- Chữa bài: 
? Nhận xét?
? Nêu cách tìm số hạng (tìm số bị trừ; thừa số; số bị chia) chưa biết ?
*GV chốt: Cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 3:
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Muốn tìm trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy được bao nhiêu phần của bể nước, em làm thế nào?
- Nhận xét chữa bài.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
? Nêu cách tìm trung bình cộng của hai số ?
* GV: Cách tìm trung bình cộng của hai hay nhiều số, chú ý danh số.
- HS đọc yêu cầu.
- Hs làm bài.
x + = 
 x = - 
 x = 
x x = 
 x = : 
 x = 
x - = 
 x = + 
 x = 
x : = 14
 x = 14 x 
 x = 2
- Học sinh đọc yêu cầu và tóm tắt bài toán.
Tóm tắt:
Giờ đầu: bể.
Giờ thứ hai: bể.
Trung bình mỗi giờ ..? bể.
- HS làm bài.
Bài giải:
Hai giờ chảy được số phần của bể là: 
 + = (bể)
Trung bình mỗi giờ chảy được số phần của bể là :
 : 2 = ( bể )
 Đáp số: bể
Bài 4:
? Bài cho biết gì? Hỏi gì?
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Dựa vào dạng toán nào để làm bài?
? Nhận xét?
? Câu lời giải khác?
* GV: Cách làm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
 Mua 5m vải: 240 000đồng.
 1m vải giảm : 8 000 đồng.
 Có 60 000 đồng: mét vải?
Bài giải:
Trước đây mua 1 mét vải hết số tiền là:
240 000 : 5 = 48 000 (đồng)
Sau khi giảm giá 1mét vải hết số tiền là:
48 000 – 8 000 = 40 000 (đồng)
Số mét vải mua được với 60 000 đồng là: 
60 000 : 40 000 = (mét)
 Đáp số: mét vải
3. Hoạt động vận dụng ( 4p)
* Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
* Cách tiến hành: HS chơi trò chơi Truyền điện – nối tiếp hỏi nhau cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
4. Củng cố, dặn dò ( 1p)
- Hệ thống lại các dạng bài vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *******************************************************
Khoa học
 PHÒNG BỆNH DO MUỖI ĐỐT (tiết 2)
I, MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện cách diệt muỗi và tránh muỗi để muỗi không đốt.
- Có ý thức trong việc không cho muỗi sinh sản và đốt người.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác.
*Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
* GV: Tình huống trên phần mềm PowerPoint.
* HS: Đồ dùng sắm vai; đồ dung lau dọn vệ sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động: (5 phút) Trò chơi: Chí lớn gặp nhau
Chia làm 2 đội, mỗi đội viết 1 vế về chủ đề Phòng bệnh do muỗi đốt theo nhóm ”nếu”; ”thì”, ghép thành câu xem có bao nhiêu câu có nghĩa.
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
* Mục tiêu: Biết cách xử lý tình huống về cách phòng bệnh do muỗi đốt.
* Phương pháp: Đóng vai
* Cách tiến hành: 
- GV đưa và yêu cầu HS đọc kĩ các tình huống dưới đây:
+ Tình huống 1 – Chậu trồng cây cảnh cạnh nhà em có rất nhiều bọ gậy. Em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2 - Nhóm em sẽ làm gì để tuyên truyền cho cộng đồng về phòng tránh bệnh lây truyền do muỗi đốt?
- Các bạn trong nhóm thảo luận 6, đưa ra cách xử lí trong mỗi tình huống.
- Phân công các bạn theo từng nhân vật, đóng vai thể hiện cách xử lí trong từng tình huống.
* Kết luận: Tình huống 1: Em có thể thả một vài con cá cảnh vào chậu trồng cây cảnh có nước để cá ăn bọ gậy. Hoặc tháo hết nước cho chậu khô ráo.
Tình huống 2: Để tuyên truyền cho cộng đồng về phòng tránh bệnh lây truyền do muỗi đốt, nhóm em sẽ đi vận động từng nhà nên buông màn khi ngủ, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và môi trường xung quanh.
Hoạt động 2: 
*Mục tiêu: Thực hành lau dọn lớp học, không cho muỗi có nơi ẩn nấp.
* Phương pháp: Luyện tập
* Cách tiến hành: 
- Chia nhóm lớp lau chùi, dọn lớp học và hành lang, cầu thang quanh lớp học.
- GV giao nhiệm vụ. HS thực hành.
- Đánh giá - nhân xét: Nêu cảm nghĩ của em sau buổi thực hành?
3. Hoạt động vận dụng:
? Phát hiện những nơi nào muỗi có điều kiện sinh sản ở nhà em và thực hiện biện pháp hạn chế sự sinh sản của muỗi?
Ví dụ: Những nơi muỗi có điều kiện sinh sản ở nhà em là:
Cống thoát nước thải.
Khu vực gom rác.
Khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Những biện pháp hạn chế sự sinh sản của muỗi:
Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn nuôi, khơi thông dòng chảy nước thải.
Sắp xếp lại đồ dùng gọn gàng, không vứt bừa bãi.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- HS đọc Mục Bạn cần biết
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lý
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học giúp HS phát triển các năng lực:
*Năng lực giao tiếp: Nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi đất, rừng.. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
*Năng lực hệ thống hóa KT: 
- Nắm kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản
2. Năng lực chung và PC:
*Năng lực chung:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
* PC: Yêu thích môn học, thích tìm tòi khám phá địa lý .
- Có ý thức bảo vệ MT biển đảo- bảo vệ chủ quyện biển đảo đất nước mình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK. Bảng TT
- HS: SGK, phiếu học KWLH 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:
+ Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta.
+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Chia sẻ ND phiếu học KWLH
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút) 
* Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi đất, rừng.. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành, sau đó GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp khó khăn.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN
- GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV gọi một nhóm lên trình bày.
- GV sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một
cặp, lần lượt từng HS làm thực hành, HS
kia nhận xét bạn làm đúng/sai và sửa cho bạn nếu bạn sai.
- HS trình bày
 - HS hoạt động theo nhóm.
- HS nêu vấn đề khó khăn và nhờ GV giúp đỡ, nếu có.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Trên phần đất liền của nước ta: DT là đồi núi, DT là ĐB
Khoáng sản
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt, dầu mỏ,... trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất .
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc những ít sông lớn.
Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất
Nước ta có hai loại đất chính: Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi. Đất phù sa màu mỡ tập trung ở ĐB.
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại chính:
Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới.
Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
3. Hoạt động vận dụng:(5 phút)
- Em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn, phát triển các đảo và quần đảo ở nước ta, trân trọng chủ quyền biển đảo của quốc gia ?
- GV chiếu bản đồ địa lý VN chốt- GD bảo vệ MT- bảo vệ biển đảo chủ quyền VN.
- HS nêu
4. Củng cố dặn dò: 2 phút
- Tìm hiểu thêm những điều em muốn biết về địa lý VN.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ****************************************************
Kĩ thuật
CẮT KHÂU THÊU TỰ CHỌN (tiết 3)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực thực hành: HS thực hiện được các thao tác kĩ thuật thêu, khâu một sản phẩm tự chọn 
- Năng lực thao tác với đồ dùng: Biết sử dụng các đồ dùng để thực hành làm sản phẩm yêu thích. 
- Đánh giá, thiết kế sản phẩm
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự tin thực hành làm sản phẩm mình yêu thích. HS có ý thức tự phục vụ; giúp gia đình việc nội trợ . Yêu thích môn học, thích lao động, yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
+ Bảng tương tác, 
+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, thước...)
2. Học sinh: Bộ đồ dùng KT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (3’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Giới thiệu bài
- KT theo nhóm, báo cáo
2. Hoạt động thực hành (20’)
* Mục tiêu: Giúp HS chọn được sản phẩm để thực hành.
*Phương pháp : Thực hành.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại thao tác đính khuy 2 lỗ, thêu dấu nhân.
- Nhận xét , tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn: Mỗi em hoàn thành 1 sản phẩm.
- Chia nhóm , phân công vị trí làm việc 
- GV quan sát, HD bổ sung cho các nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành.
- Các nhóm thảo luận, chọn sản phẩm, phân công nhiệm vụ.
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn , những dự định sẽ tiến hành.
3. Hoạt động đánh giá sản phẩm: (8 phút) 
* Mục tiêu: HS biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* Phương pháp: vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- Gọi HS đọc các tiêu chí đánh giá-SGK
- GV chỉ định 3HS cùng GV làm BGK
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm - BGK nhận xét, đánh giá
- GV tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp, đúng thao tác kĩ thuật.
* Đánh giá sản phẩm của HS:
+ Hoàn thành đúng quy định.
+ Hoàn thành sớm và vượt mức quy định.
- HS trưng bày sản phẩm.
+ Nêu yêu cầu của sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm của bạn trong nhóm theo tiêu chí. 
- HS nghe đánh giá sản phẩm của BGK.
4. Hoạt động vận dụng : (3’) 
- Thực hành làm sản phẩm trang trí tự chọn.
5. Củng cố, dặn dò (1’)	
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS chuẩn bị tốt giờ học sau .
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
Toán
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: Nhận biết khái niệm về số thập phân và cấu tạo của số thập phân. HS nắm được cách đọc, viết các số thập phân.
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Phẩm chất: HS chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập; yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Phần mềm SGK điện tử, bảng tương tác.
- HS: SGK, vở .
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "bắn tên" với nội dung chuyển các số đo độ dài sau thành đơn vị đo là mét:
1dm 5dm 1mm
1cm 7cm	 9mm
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS viết vở
2. Hoạt động khám phá:(15 phút)
*Mục tiêu: Nhận biết khái niệm về số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
*Cách tiến hành:
* Ví dụ a:
- GV trình chiếu bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.
- GV chỉ dòng thứ nhất và hỏi : Đọc và cho cô biết có mấy mét, mấy đề-xi-mét ?
- GV: có 0m 1dm tức là có 1dm. 
- 1dm bằng mấy phần mấy của mét ?(1dm = m).
- GV giới thiệu : 1dm hay m ta viết thành 0,1m. 
 - GV viết 0,1m lên bảng thẳng hàng với m để có :
 1dm = m = 0,1.
- GV chỉ dòng thứ hai và hỏi : Có mấy mét, mấy đề-xi-mét, mấy xăng-ti-mét ?
- GV : Có 0 m 0dm1cm tức là có 1cm, 1cm bằng mấy phần trăm của mét ?( 1cm = m).
- GV giới thiệu :1cm hay m ta viết thành 0,01m.
- GV viết 0,01 mét lên bảng thẳng hàng với để có :
 1cm = m = 0,01m.
- GV chỉ dòng thứ ba để có : 1mm = m = 0,01m.
- m được viết thành bao nhiêu mét ?
- Vậy phân số thập phân được viết thành gì ?
- m được viết thành bao nhiêu mét ?
- Vậy phân số thập phân được viết thành gì ?
- m được viết thành bao nhiêu mét?
- Vậy phân số được viết thành gì ?
- GV nêu : Các phân số thập phân , , được viết thành 0,1; 0,01, 0,001.
- GV viết số 0,1 lên bảng và nói : Số 0,1 đọc là không phẩy một.
- Biết m = 0,1m, em hãy cho biết 0,1 bằng phân số thập phân nào ?
- GV viết lên bảng 0,1 = và yêu cầu HS đọc.
- GV hướng dẫn tương tự với các phân số 0,01 ; 0,001.
* GV kết luận : Các số 0,1 ; 0,01 ; 0,001 được gọi là các số thập phân.
* Ví dụ b:
- GV trình chiếu bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.
- GV chỉ lần lượt 3 dòng, yêu cầu HS phân tích như VD 1.
- HS đọc thầm.
- Có 0 mét và 1 đề-xi-mét.
- 1dm bằng một phần mười mét.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- Có 0m 0dm 1cm.
- 1cm bằng một phần trăm của mét.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- m được viết thành 0,1m.
- được viết thành 0,1.
- m được viết thành 0.01m.
- Phân số thập phân được viết thành 0,01.
- m được viết thành 0,001m.
- được viết thành 0,001.
- HS đọc số 0,1 : không phẩy một.
- 0,1 = .
- HS đọc : không phẩy một bằng một phần mười.
- HS đọc và nêu :
- 0,01: đọc là không phẩy không một.
0,01 = .
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV để rút ra:
0,5 = ; 0,07 = ;
- Các số 0,5 ; 0,07 gọi là các số thập phân.
3. HĐ luyện tập: (15 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được cách đọc, viết các số thập phân.
*Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
 - Làm việc cá nhân, nhóm đôi.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV gọi 1HS đọc trước lớp.
* Kết luận: Cách đọc
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
GV chiếu bảng và hỏi: 
a.7dm = ...m = ...m
- 7dm bằng mấy phần mười của mét ?
- m có thể viết thành số thập phân như thế nào ?
- GV nêu : Vậy 7dm = m = 0,7m
b. 9cm = m = 0,09m.
9 cm bằng mấy phần mười của mét ?
- 9100 m có thể viết thành số thập phân như thế nào ?
- GV nêu : 9cm = m = 0,09m
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài cho HS.
- Yêu cầu HS nêu lại cách làm 
* Kết luận: Cách viết
Bài 3: HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1 HS thưc hiên trên bảng tương tác.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
* KL : Cách làm
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 
- HS quan sát và tự đọc các phân số thập phân, các số thập phân trên tia số cho nhau nghe, báo cáo giáo viên
Viết số thập phân thích hợp và chỗ chấm
(theo mẫu)
a) 7dm =m = 0,7m.
b) 9cm = m = 0,09m.
5dm = m = 0,5m; 
 3cm == 0,03m
 2mm =m = 0,002m
 8mm =m = 0,008m
 4g = kg = 0,004kg
 6g = 61000kg = 0,006kg
Viết phân số thập phân và số thập phân thich hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Chuyển thành phân số thập phân
a) 0,5;	0,03; 	7,5
b) 0,92; 	0,006; 	8,92
- HS nghe và thực hiện
a) 0,5 = ; 0,03 = ; 7,5 = 
b) 0,92 = ; 0,006 = ; 
 8,92 =
5. Củng cố, dặn dò (1phút)
? Cấu tạo của số thập phân?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do.
+ Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
+ Học thuộc lòng bài thơ.
- Năng lực thẩm mĩ: yêu cảnh đẹp quê hương.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Phẩm chất: Tôn trọng và biết ơn những người đã góp sức xây dựng những công trình lớn cho đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi thi đọc truyện “Những người bạn tốt” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc:(10 phút)
* Mục tiêu: : - Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ.
 - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp.
 - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ 
- Giáo viên giải nghĩa thêm 1 số từ chưa có trong phần chú thích: cao nguyên, trăng chơi với.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
- Cả lớp theo dõi
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 3 kết hợp luyện đọc câu khó.
- Cao nguyên: Vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng.
- Trăng chơi vơi: trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- HS nghe.
 3. Hoạt động tìm hiểu bài:(10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ).
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não 
* Cách tiến hành:
* Chia sẻ trước lớp nội dung cột K, W
* Thảo luận và chia sẻ các câu hỏi các bạn nêu trong phiếu.
- GV chốt những kiến thức HS vừa chia sẻ.
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh 1 đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên sông Đà?
- Tìm 1 hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
- Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
- Đọc khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi:
- Trong cảnh đẹp ấy nhà thơ đã hình dung thấy sự thay đổi của sông Đà như thế nào?
- Hình ảnh biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên nói lên sức mạnh của con người như thế nào?
- Từ “bỡ ngỡ” trong câu có gì hay?
- Nêu nội dung của bài?
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận TLCH, sau đó báo cáo kết quả:
- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nằm nghỉ.
- Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn cô gái Nga có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng.
- Câu thơ: Chỉ có tiếng đàn ngân nga. Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên 1 hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên giữa ánh trăng với dòng sông.
- Cả công trường say ngủ. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.
- Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ đi muôn ngả.
- Đập lớn nối liền hai khối núi: Đó là công trình lớn.
- Hồ rộng mênh mông xuất hiện giữa cao nguyên làm biến đổi cả một thiên nhiên.
- Điện sản xuất ra đem đi muôn nơi trên đất nước: Góp phần xây dựng đất nước.
- Sức mạnh rời non lấp biển, con người có thể làm nên tất cả điều kỳ diệu, bất ngờ.
- Từ “bỡ ngỡ” nhân hoá biển như con người cũng có tâm trạng.
* Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
4. Hoạt động luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 phút)
* Mục tiêu: Học thuộc lòng 2 khổ thơ
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cánh tiến hành:
- Học sinh đọc bài nối tiếp và nêu giọng đọc của từng khổ.
- Giáo viên chọn khổ thơ cuối để luyện đọc diễn cảm.
- Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên.
- Luyện học thuộc lòng.
- Thi đọc.
- Giọng chậm rãi, ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về tương lai tốt đẹp.
- Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ cuối.
- Học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng.
5. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Em hãy nêu tên những công trình do chuyên gia Liên Xô giúp chúng ta xây dựng ?
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ.
- HS nêu: Nhà máy công cụ số 1(Hà Nội)
Bệnh viện Hữu nghị, Công viên Lê - nin...
6. Củng cố, dặn dò ( 1 phút)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học thuộc lòng bài thơ và CB bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *********************************************
Luyện từ và câu
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Hiểu từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay nhiều nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau ; Hiểu nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Phân biệt nghĩa gốc, chuyển nghĩa. Tìm VD về sự chuyển nghĩa của 1 số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: - Giáo dục HS ham tìm hiểu cái hay cái đẹp trong TV.
II . CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Tranh ảnh minh hoạ cho nghĩa của các từ.
- HS: Từ điển, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi Hộp thư bí mật
- HS hát và truyền hộp thư có các câu hỏi:
+ Thế nào là từ đồng âm?
+ Đặt câu có từ đồng âm: lồng.
+ Tìm từ đồng âm là danh từ và động từ.
2. Hoạt động khám phá: (20 phút).
* Mục tiêu: Năng lực ngôn ngữ: Hiểu từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay nhiều nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau ; Hiểu nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
*Phương pháp: Thảo luận
*Cách tiến hành:
a. Phân tích ngữ liệu: 
- Gọi HS đọc và nêu y/c 1.
- T/c cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bt, gọi HS trình bày, GV chốt ý.
Em nêu nghĩa của 3 từ “Răng, mũi, tai”?
-> Các từ trên chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. Để giải nghĩa cho từ, người ta nêu đặc điểm và tác dụng của bộ phận đó. Các nghĩa đó gọi là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ.
- Gọi đọc yêu cầu 2,3. Xác định yêu cầu.
- GV ghi : Răng cào, mũi thuyền, tai ấm. 
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV dùng tranh ảnh để HS hiểu và so sánh sự giống nhau của các từ Răng, mũi, tai ở bài tập 1, 2
-> Nghĩa của các từ Răng, mũi, tai trong cụm từ Răng cào, mũi thuyền, tai ấm được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai ở bt 1, gọi là nghĩa chuyển
GV ghi : Các từ trên chỉ bộ phận của đồ vật (nghĩa chuyển) Những từ thuộc từ loại nào ?
KL: Nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một từ gốc, tiếng Việt trở nên hết sức phong phú.
b. Ghi nhớ: Những từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển gọi là từ nhiều nghĩa. Thế nào là từ nhiều nghĩa? VD
? Đọc ghi nhớ
*KL: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay nhiều n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx