Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh củng cố lại phép chia; Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số thập phân. Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

-Rèn kĩ năng làm bài.

-Rèn tính cẩn thận khi làm bài

2. Năng lực chung:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng TT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

- Cả lớp hát một bài.

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.

* Phương pháp: Thực hành, luyện tập.

 

docx 41 trang cuongth97 08/06/2022 3251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2021
Toán 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh củng cố lại phép chia; Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số thập phân. Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-Rèn kĩ năng làm bài. 
-Rèn tính cẩn thận khi làm bài 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
- Cả lớp hát một bài.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động khám phá
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập.
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
- Yêu cầu 2 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu làm bài.
- Chữa bài.
+ Nhận xét đúng sai.
+ Nêu cách làm.
- Yêu cầu đổi chéo vở KT
* Cách chia các số thập phân, số tự nhiên, phân số.
Bài 1: Tính	
a) 
 9 : 
b) 72 : 45 = 1,6 281,6 : 8= 35,2 
 300,72 : 53,7= 5,6 15 : 50 = 0,3 
 912,8 : 28 = 32,6 0,162 : 0,36= 0,45
- Yêu cầu 2 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm vở.
- Chữa bài.
+ Nhận xét đúng sai.
+ Nêu cách làm.
- Yêu cầu nối tiếp đọc lại bài
* Cách cách chia nhẩm 1 số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001....
Bài 2:Tính nhẩm:
a) 3,5 : 0,1= 35 8,4 : 0,01= 840 
 9,4 : 0,1= 94 7,2 : 0,01= 720 
 6,2 : 0,1= 62 5,5 : 0,01=550
- Yêu cầu 2 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm vở.
- Chữa bài.
- Nhận xét
+ Nêu cách làm. 
+ Yêu cầu đổi vở kiểm tra chéo.
* Cách viết kết quả phép chia dưới dạng phân số 
Bài 3:Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu SGK):
a) 3 : 4 = b) 7 : 5 = 
- Yêu cầu 2 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS làm vở.
- Chữa bài.
+ Nêu cách làm.
+ Đổi vở kiểm tra chéo
* Cách làm
Bài 4:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 150% B. 60% C. 66% D. 40%
Đáp án đúng: D
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: Cách tìm tỉ số phần trăm của hai số
* Cách tiến hành: Hoạt động nhóm bàn chia sẻ cách làm BT4.
4. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Tập đọc
ÚT VỊNH
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: ném đá, giục giã, lao ra, la lớn, nói nên lời.
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
+Đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng ở những từ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh.
- Năng lực văn học.
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ.
+ Hiểu nội dung bài: Truyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, ý thức giữ gìn của công cho.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi : Kể tên các phong trào thi đua dành cho thiếu niên , nhi đồng.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS M3 đọc. 
- HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1trong nhóm.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 trong nhóm.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng kể chậm rãi, thong thả (đoạn đầu), nhấn giọng các từ ngữ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá nói về các sự cố trên đường sắt; hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la (Hoa, Lan, tàu hỏa đến !); nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (lao ra như tên bắn, la lớn, nhào tới).
- HS đọc
- HS chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến!
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS đọc trong nhóm
- HS đọc trong nhóm
- HS đọc
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào đó lầ gì?
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện an toàn giữ gìn đường sắt?
+ Khi thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy những gì? 
+ Lúc đó Vịnh đã làm gì ?
+Bạn học tập được điều gì ở Út Vịnh ?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm:
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. 
+ Phong trào Em yêu đường sắt quê em. 
HS cam kết không chơi trên đường tàu. không ném đá lên tàu vàđường tàu, cung nhau bảo vệ những chuyến tàu qua 
+ Út Vịnh nhận thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch ngợm thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.
+ Vịnh thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Em học tập được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng về quy định ATGT và tinh thần dũng cảm.
- Câu chuyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
 - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét HS.
- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài
- Nêu ý kiến về giọng đọc.
- HS đọc diễn cảm đoạn: Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu trước cái chết trong gang tấc.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- HS nghe
5. Hoạt động vận dụng: (2phút)
- Em đã thực hiện trách nhiệm của một công dân như thế nào ?
- HS nêu
6. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc diễn cảm bài
- Chuẩn bị bài sau: Những cánh buồm
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Khoa học
Tài nguyên thiên nhiên
(Tích hợp liên môn Đạo đức)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Có khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con người như (đất, nước, không khí, ) tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận, có thể bị cạn kiệt hoặc biến mất. Do đó chúng ta phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
- Nêu được lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
- Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS chuẩn bị giấy vẽ, màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1-Hoạt động khởi động
2- Luyện tập:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
+ Hãy kể tên những tài nguyên mà em biết. + Tài nguyên đất.
+ Tài nguyên rừng
+ Tài nguyên nớc
+ Tài nguyên gió
- GV tổ chức cho HS củng cố được các ích lợi của một số tài nguyên thiên nhiên dưới dạng trò chơi.
- Cách tiến hành;
+ GV viết vào mảnh giấy nhỏ tên các loại tài nguyên.
+ Chia HS thành nhóm, Nhóm 6 HS.
Nhóm trưởng lên bốc thăm tên một loại tài nguyên thiên nhiên.
+ Cả nhóm cùng trao đổi để vẽ tranh thể hiện lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó.
+ GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
+ Tổ chức cho HS triển lãm tranh.
- Nhận xét về cuộc thi.
3- Củng cố:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Đọc mục bạn cần biết trong SGK. 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Luyện từ và câu:
Ôn tập về dấu câu
( Dấu phẩy )
I. MỤC TIÊU
	1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực ngôn ngữ: Luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết.
* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hiểu và ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy.
 - Sử dụng dấu phẩy đúng trong khi viết.
2. Năng lực chung, phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	AIBook nội dung hai bức thư trong mẫu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Trò chơi : Tập làm dấu câu: Quản trò đọc một đoạn văn có dấu câu và người chơi làm động tác thể hình giống dấu câu đó.
Luyện tập:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy.
+ Bức thư đầu là của ai?
+ Bức thư thứ hai là cả ai?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cách làm bài:
+ Đọc kĩ câu chuyện
+ Điền dấu chấm, dấu phẩy và chỗ thích hợp.
+ Viết hoa những chữ cái đầu câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Đưa BT trên AICBook và nhắc HS các bước làm bài.
+ Viết đoạn văn.
+ Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy và viết tác dụng của dấu phẩy.
- Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS làm bài tốt.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
+ Bức thư đầu là của anh chành đang tập viết văn.
+ Bức thư thứ hai là thư trả lời củ Bớc-na-sô.
- 2 HS làm trên bảng tương tác, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
 Nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 đến 5 HS trình bày kết quả làm việc của mình
3. Vận dụng: Viết đoạn văn ngắn khoảng 3 câu có sử dụng dấu phẩy và nêu tác dụng của dấu phẩy đó.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, ghi nhớ các kiến thức về dấu phẩy, xem lại các kiến thức về dấu hai chấm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Chính tả
 BẦM ƠI (Nhớ - viết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: - Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn thơ Ai về thăm mẹ quê ta .... Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm trong bài thơ Bầm ơi.
- Luyện viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
- Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - GV: Bảng thông minh, AIC book.
 - HS : SGK, VBT, vở chính tả
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu, kỉ niệm chương.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS ghi vở
2.Hoạt động khám phá:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung bài chính tả và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
-HS biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.
*Phương pháp:
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc 14 dòng đầu trong bài Bầm ơi.
- Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ như thế nào?
- Tìm tiếng khi viết dễ sai
- GV nhắc HS chú ý tập viết những từ em dễ viết sai.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên chấm 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- 1 HS đọc to. Cả lớp lắng nghe.
-Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ thắm thiết, sâu nặng.
- lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe, 
- HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi nêu cảm nhận của mình về hình ảnh "bầm" (người mẹ) trong bài thơ trên.
HS thảo luận nhóm đôi
HS trình bày trước lớp
Người mẹ trong bài thơ chính là đại diện của tất cả những bà mẹ VN anh hùng có những phẩm chất quý báu hy sinh./ Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên vô cùng chân thực và gây xúc động cho người đọc...
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Luyện viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
*Phương pháp:
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: HĐ nhóm 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp.
- GV nhận xét chữa bài.
- Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ?
- GV kết luận:
+ Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó – GV mở bảng phụ mời 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trên.
+ Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng (Bế Văn Đàn, Đoàn Kết, Đoàn Kết) viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
 Bài tập 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài 
- HS nêu yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận và làm bài :
Tên các cơ quan, đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn
Trường Trung học Đoàn Kết
Trường
Trung học cơ sở
Đoàn Kết
Công ti Dầu khí Biển Đông
Công ti
Dầu khí
Biển Đông
- Viết tên các cơ quan đơn vị sau cho đúng
- Cả lớp làm vở , 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
Nhà hát Tuổi trẻ
Nhà xuất bản Giáo dục
 c) Trường Mầm non Sao Mai 
6. Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Cho HS viết lại tên cơ quan đơn vị cho đúng:
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo.
- HS viết:
+ Bộ Giao thông Vận tải
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Hoạt động củng cố, dặn dò:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau. 
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị để áp dụng vào thực tế.
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Địa lý
Địa lí địa phương( tiết 2)
Khí hậu, sông ngòi
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
Năng lực tìm hiểu địa lý tự nhiên: 
- Biết đặc điểm khí hậu song ngòi tự nhiên, của Quảng Ninh.
Năng lực sử dụng bản đồ, lựơc đồ: 
- Xác định được trên bản đồ vị trí các con sông lớn của tỉnh QN
2. Năng lực chung, PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
PC: Thích tìm hiểu, khám phá địa lý. Thêm ywwu quê hương.
GD MTBĐ: Có ý thức giữ gìn MT chung..
II. CHUẨN BỊ 
- GV: + Bản đồ . Bảng TT
 + tranh ảnh về sông ngòi QN
 - HS : SGK, phiếu học KWLH
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung:
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở QN ?
+ Đặc điểm tiêu biểu về sông ngòi QN ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: : 
- Biết đặc điểm khí hậu sông ngòi tự nhiên, của Quảng Ninh.
- Xác định được trên bản đồ vị trí các con sông lớn của tỉnh QN
* Cách tiến hành:
Chia sẻ ND phiếu học KWLH
Hoạt động 1 : Đặc điểm khí hậu sông ngòi tự nhiên, của Quảng Ninh
+ Kể tên các con sông lớn nhỏ ở tỉnh QN
+ Những con sông đó có đặc điểm gì
+ Những con sông ấy có ảnh hưởng gì đến khí hậu trên tỉnh QN.
-Ngoài các con sông QN còn có vùng biển nào ăn số vào đất liền 
HĐ cả lớp :
-Sông Uông – Uông Bí ; sông Bạch Đằng- Quảng Yên ; Sông .
- Sông Uông nước ngọt, nhỏ và dài..
- Sông Bạch đằng nước mặn, là phần biển ăn sâu vào đất liền, nước lên xuống theo thủy triều..
- Điều hòa khí hậu, mát mẻ, 
-Vịnh Hạ Long là vùng biển ăn sâu vào đất liền
Hoạt động 2: Xác định vị trí các con sông trên bản đồ
- GV đưa bản đồ
- HS lên chỉ các con song
- Nhận xét- bổ sung.
=> GV chốt : chỉ và chốt tên các con song trên các thị xã, thành phố.
 HĐ nhóm đôi
-HS chỉ các con sông trong phiếu học
-Đại diện nhóm lên bảng chi
Hoạt động 3 : Trò chơi
GV đưa trên màn chiếu
- Con sông giáp với TQ nằm trên địa phận Tp Móng cái là sông gì?
- Đặc điểm con sông đó là gì/
- Cây cầu bắc qua sông đó là cầu gì?
- GV chốt KQ đúng.
HS thực hiện
Lớp nhận xét
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- QN đã có việc làm nào BVMT 
- BVMT có tác dụng gì
- GV chốt lại ND bài học
- HS nghe
- HS nêu
4. Hoạt động củng cố dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tìm hiểu thêm về khí hậu sông ngòi ở QN
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
 *Năng lực tư duy và lập luận toán học- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số và thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:- Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
 Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành 
 Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
 2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Bảng tương tác, AIC book
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện tập:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
 - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
*Phương pháp:
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Em hãy nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
- Yêu cầu HS làm bài 
- HS làm bài , chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, chốt kết quả
*Kết luận: Tìm tỉ số phần trăm.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
*Kết luận: Cách làm
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt kết quả 
*Kết luận: Tìm tỉ số phần trăm của 2 số
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài.
- GV quan sát, uốn nắn HS
* Kết luận: Cách làm
- Tìm tỉ số phần trăm của 
+ Bước 1: Tìm thương của hai số
+ Bước 2: Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào tích.
- Cả lớp làm vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
a)2:5=0,4=0,40=40%
b)2:3=0,6666=66,66%
c) 3,2 : 4 = 0,8 = 80%
d) 7,2 : 3,3 = 2,25 = 225%
- Tính
- HS tự giải, 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ trước lớp
a) 2,5% + 10,34% = 12,84%
b) 56,9% - 34,25% = 22,65%
c) 100% - 23% - 47,5% = 29,5%
- Cả lớp theo dõi
- Lớp làm vào vở.
-1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su và cây cà phê là:
 480 : 320 = 1,5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cà phê và cây cao su là:
 320 : 480 = 0,6666 = 66,66%
 Đáp số : a) 150% 
 b) 66,66%
- HS đọc bài, tự làm bài báo cáo kết quả với giáo viên
 Giải
Số cây lớp 5A đã trồng được là:
 180 x 45 : 100 = 81(cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
 180 - 81 = 99(cây)
 Đáp số: 99 cây
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Tính tỉ số phần trăm của 9 và 15; 4,5 và 12
- Tỉ số phần trăm của 9 và 15 là: 60%
- Tỉ số phần trăm của 4,5 và 12 là: 37,5%
4. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- GV củng cố nội dung luyện tập
- Hoàn thiện bài tập chưa làm xong
- Chuẩn bị bài sau
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Tập đọc
NHỮNG CÁNH BUỒM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ
+ Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: rực rỡ, rả rích, chắc nịch, lênh khênh...
+ Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Năng lực văn học.
+ Hiểu nội dung bài: Bài thơ là cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
+ Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với người con.
 + Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Xây dựng cho học sinh biết ước mơ vươn tới tương lai tốt đẹp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi: Thi kể về ước mơ của mình
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS M3,4 đọc bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con; chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai, trầm ngâm, ); lời của con: ngây thơ, hồn nhiên; lời cha: ấm áp, dịu dàng.
- Cả lớp theo dõi
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
+ 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
 + 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.
+ 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 3 
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- HS theo dõi.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung,ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp? 
+ Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển?
+ Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ. 
+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện của hai cha con?
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì ?
+ HS vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của các bạn
 + Nêu nội dung chính của bài?
- GV KL:
- HS thảo luận và báo cáo kết quả
+ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh; cát càng mịn, biển càng trong.
+ Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi 
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau thuật lại
+ Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở nơi tận xa xôi ấy 
+ Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
- HS ghi những ý kiến của các bạn
+ Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ
- Học thuộc lòng 1,2 khổ thơ của bài thơ.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Mời HS 5 nối tiếp đọc bài thơ.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm
- HS thi đọc.
5. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Em có suy nghĩ gì về ước mơ của bạn nhỏ? 
- Chia sẻ với mọi người ý nghĩa của bài thơ.
- HS nêu
6. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và đọc cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Đạo đức
PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nêu được một số biểu hiện xâm hại.
- Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về xâm hại trẻ em. 
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
*Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn, Phiếu câu hỏi cho các cặp thảo luận.
+ Băng dính, giấy, bút dạ bảng.
2. Học sinh: SGK, vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Hoạt động khởi động: (2 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Cho HS hát bài hát.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện tập: (25 phút)
* Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện xâm hại.
- Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.
* Phương pháp: Thảo luận cá nhân, cặp đôi, nhóm, hỏi đáp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2.1. Xử lí tình huống:
- GV đưa các tình huống cần xử lí lên màn hình.
- GV chia lớp ra các nhóm, mỗi nhóm lựa chọn 1 tình huống để xử lí.
Tình huống 1: An là một nữ sinh lớp 5.
An có người bạn trai học cùng trường trêu chọc và có hành vi đụng chạm vào người khiến em rất khó chịu. An nên làm gì trong tình huống này ?
Tình huống 2: Nam là học sinh lớp 7,
một hôm trên đường đi học về, đang đi trên vỉa hè thì có một người đàn ông rà xe theo Nam, bảo Nam lên xe để ông ấy chở về, Nam thấy bất an lắm vì Nam không quen ông ấy. Nam phải xử trí như thế nào đây ?
Tình huống 3: Em đang ở nhà một mình thì có một người lạ gõ cửa. Người ấy giới thiệu tên là Hùng, là bạn cũ của bố em và muốn vào nhà chơi. Em sẽ làm gì trong tình huống này ?
Tình huống 4: Châu quen với người bạn trai qua mạng chat. Những hôm bố mẹ đi vắng, Châu thường điện thoại hẹn bạn trai đến nhà, khi đến, người con trai đó thường mua nhiều quà cho Châu và thường cho Châu xem phim đen. Người đó còn dặn Châu phải giữ bí mật những chuyện này. Theo em, bạn Châu đang đứng trước nguy cơ gì và bạn Châu cần phải làm gì?
- GV cho HS thảo luận cách xử lí các tình huống. Gọi từng nhóm nêu cách làm, giải thích lí do.
=> GV chốt: Những việc làm để bảo vệ bản thân mình khi có nguy cơ bị xâm hại; nhận thấy kịp thời các tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
2.2. Trò chơi ô chữ:
- GV phổ biến luật chơi: HS sẽ mở các ô hàng ngang để tìm ô chữ hàng dọc“Người xấu” (HS có thể chọn bất kì hàng ngang nào). Khi HS mở được vài hàng ngangGV có thể hỏi hàng dọc và có phần thưởng cho em nào có trả lời đúng. Sau đó tiếp tục mở các ô còn lại.
- Nội dung các câu hỏi phần trò chơi ô chữ:
1. Khi có người nào đó động chạm hay đối xử với con theo cách mà con cảm thấy lo sợ, không thoải mái hay bối rối, con sẽ cương quyết nói gì?=>KHÔNG
2. Thủ phạm xâm hại tình dục có thể là hàng xóm, những người có quan hệ quen biết với nạn nhân thậm chí có thể là ?=> NGƯỜI THÂN
3. Người lạ có ý đồ xấu với con thường dùng thủ đoạn gì để đạt được mục đích?=>DỤ DỖ
4. Khi ở nhà một mình để đảm bảo an toàn con cần phải làm gì?=> KHÓA CỬA.
5. Những hành vi phô bày vùng kín của mình để trẻ thấy, nhìn trộm trẻ thay quần áo hay trêu chọc trẻ một cách thô tục là các biểu hiện của hành vi .tình dục?=> QUẤY RỐI.
6. Những hành vi bạo lực hoặc các thủ đoạn khác của một hoặc một nhóm người nhằm lôi kéo hoặc ép buộc các con tham gia vào hoạt động tình dục được gọi là hành vi ..tình dục?=> XÂM HẠI
7. Những ngươiù lạ có hành vi dụ dỗ cho quà bánh, nhận là người thân của con thường nhằm mục đích gì?=>BẮT CÓC.
8. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm các hành vi xâm hại . và bạo lực .?=> TÌNH DỤC. 
- HS hoạt động theo nhóm, đọc tình huống để xử lí.
Tình huống 1: Khi gặp những tình huống này, bạn An cần: 
+ Đứng ngay dậy, nhìn thẳng vào bạn trai kia. 
+ Lùi ra xa đủ để bạn đó không với tay được đến người mình.
+ Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người Có thể nhắc lại lần nữa, nếu thấy cần thiết và bỏ đi ngay lập tức. 
Tình huống 2: Trả lời dứt khoát: Nhà cháu ở gần đây, Mẹ cháu sắp đến đón cháu, Cháu sẽ hét lên nếu ông vẫn làm phiền cháu!
Tình huống 3: Cháu không giữ chìa khóa cửa. Bố mẹ cháu đang bận tí việc trong nhà. Chú đợi cháu một lát!
- Vào nhà điện thoại cho thông báo cho bố để bố hướng dẫn cách xử lí.
Tình huống 4: Bạn Châu đan

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx