Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ :

+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trong tha thiết.

- Năng lực văn học:

+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài:

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

2. Năng lực chung và Phẩm chất:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

- GD lòng yêu nước, có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.

*GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ bảo vệ đất nước.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 49 trang cuongth97 4543
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2021
Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : 
+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trong tha thiết.
- Năng lực văn học:
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: 
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- GD lòng yêu nước, có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.
*GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ bảo vệ đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Chơi trò chơi: Thi giới thiệu những điều em biết về các vua Hùng
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng.
- Giới thiệu bài - ghi bảng. 
- HS thi.
- HS ghi vở.
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn.
- YC học sinh chia đoạn . 
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm. 
- YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
+ Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Học sinh đọc chú giải trong sgk. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 học sinh đọc.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS chia sẻ những điều em đã biết và muốn biết ( Phiếu KWLH)
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? 
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- Yêu cầu học sinh tìm nội dung của bài văn. 
 - Học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, chia sẻ 
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu,Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn. 
+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Dù ai đi bất cứ đâu...cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn. 
- HS thảo luận, nêu:
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
 - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.
- Bài văn nên đọc với giọng như thế nào?
- GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.
- Gọi 3 em thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
- 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm , thi đọc
5. Hoạt động vận dụng: (3 phút) 
- Kể tên những câu truyện em được đọc kể về truyền thuyết các vua Hùng?
- Mỗi chúng ta cần làm gì để bày tỏ lòng biết ơn các vua Hùng?
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
6. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên.
- Về nhà tìm hiểu về các Vua Hùng.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Củng cố, ôn tập các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng. 
- Biết quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian. 
- Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT, violet
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: (4 phút)
- Cả lớp hát 1 bài
- GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động khám phá: (5 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đo đơn vị thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỷ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong tháng, ngày và giờ và phút phút và giây .
* Phương pháp: Vấn đáp, thực hành.
* Cách tiến hành:
2.1. Các đơn vị đo thời gian 
? Kể các đơn vị đo thời gian đã học?
- GV đưa bài 
- GV nhận xét chốt bài đúng.
? Năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào ?
? Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004?
? Em có nhận xét gì về chỉ số các năm nhuận?
? Em hãy kể tên các tháng trong năm?
? Số ngày theo tháng?
* GV : Các tháng từ 1 -7 không tính tháng 2 các tháng lẻ có 31 ngày, các tháng chẵn có 30 ngày. Các tháng từ 8 -12, các tháng lẻ có 30 ngày, các tháng chẵn có 31 ngày.
- GV đưa bài
- GV nhận xét chốt bài đúng.
2.2. Cách đổi số đo thời gian.
- GV đưa bài
- GV Yêu cầu HS nhận xét
- Yêu cầu HS nêu cách làm
? Đổi từ năm ra tháng ?
? Đổi từ giờ ra phút ?
? Đổi từ phút ra giờ ?
* Dựa vào mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian để đổi các số đo thời gian.
- HS đọc nội dung bài tập
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
1thế kỉ = 100 năm .
1 năm = 12 tháng 
1 năm thường = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận 
- HS nhắc lại 
- Các tháng 1, 3 ,5 ,7 ,8 ,9 ,10 ,12 có 31 ngày.
Tháng 4 , 6 ,9, 11 có 30 ngày .
Tháng 2 có 28 ngày. Năm nhuận có 29 ngày .
- HS đọc nội dung bài tập
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- 1 tuần lễ = 7 ngày
- 1 ngày = 24 giờ
- 1 giờ = 60 phút
- 1 phút = 60 giây
- HS đọc nội dung
- 4 HS nối tiếp làm bảng TT:
a. 1,5 năm = 12 x 1,5 = 18 tháng .
b. giờ = 60 phút x=40 phút .
c. 0,5 giờ = 30 phút
d. 216 phút = 3 giờ 36 phút .
216 phút = 3 giờ 36 phút
 216 60
 360 3,6 
 0
216 phút = 3,6 giờ
3. Hoạt động luyện tập (20p)
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đo đơn vị thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỷ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong tháng, ngày và giờ và phút phút và giây.
* Phương pháp: Thực hành, vấn đáp, trò chơi
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
? Bài yêu cầu gì?
- GV chọn 2 nhóm ( mỗi nhóm 4 HS)
- Yêu cầu HS thi nối tiếp viết kết quả trên bảng TT)
- GV chốt kết quả đúng.
* Cách xác định thế kỉ
Bài 1: 
- HS đọc đề bài .
- HS nhận xét :
+ Kính viễn vọng năm 1671. Thế kỉ 17
+ Bút chì 1794. Thế kỉ 18
+ Đầu máy xe lửa năm 1804. Thế kỉ 19
+Xe đạp 1869. Thế kỉ 19
+ Ô tô năm 1886 . Thế kỉ 19
+ Máy bay 1903. Thế kỉ 20
+ Máy tính điện tử 1946. Thế kỉ 20
+ Vệ tinh nhân tạo 1957. Thế kỉ 20
- 2 HS đọc lại bài
? Bài yêu cầu gì?
? Muốn điền được ta phải làm gì?
? Ba năm rưỡi viết dưới dạng số thập phân như thế nào?
- Chữa bài:
? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm phép tính....?
* Cách đổi các đơn vị đo thời gian từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS làm bảng TT:
4 năm 2 tháng = ...50..tháng
3 năm rưỡi = 42 tháng 
3 ngày = 72 giờ .
0,5 ngày = 12 .giờ .
3 ngày rưỡi = 84 giờ .
 giờ = 45 phút
 phút = 30 giây
- GV nhận xét 
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra
? Cách đổi các đơn vị đo thời gian từ đơn vị nhỏ đến đơn vịvlớn?
Bài 3 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS lên bảng làm 
- HS nhận xét
- HS giải thích cách làm.
a. 72 phút = .1,2.. giờ .
 270 phút = 4,5 giờ
b. 30 giây =..0,5..phút .
 135 giây = 2,25 phút
4. Hoạt động vận dụng (4p)
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đo đơn vị thời gian thông dụng.
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS nói cho bạn bên cạnh 1 tiết học học bao nhiêu phút, đổi ra đơn vị giờ; giờ ra chơi, thời gian học buổi sáng ...
5. Củng cố, dặn dò (2p)
? Nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian?
- GV nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 ***************************************************
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: Ôn tập và củng cố kiến thức về phần: Vật chất và năng lượng
- Rèn kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
2. Năng lực chung và phẩm chất
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
* Phẩm chất: Luôn yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học, có lòng ham tìm tòi, khám phá làm thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG CỦA GV- HS
- Phiếu học tập cá nhân
- Hình minh hoạ 1 trang 101 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi tập thể
2. Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức về phần: Vật chất và năng lượng
* Phương pháp: Thảo luận; Luyện tập
* Cách tiến hành: 
Hoạt động 1: TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU VÀ SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
- Hỏi:
? Ở phần vật chất và năng lượng em đã được tìm hiểu về những vật liệu nào?
- Nêu: Cuối học kỳ I, các em đã được học về tính chất, công dụng của một số vậtliệu. Cùng với những bài đầu kì II các em được tìm hiểu về sự biến đổi của các chất và sử dụgn năng lượng. Các em cùgn làm phiếu học tập để ôn tập và củng cố lại những vấn đề này.
- Phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu HS tự đọc, hoàn chỉnh các câu hỏi:
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Những vật liệu: sắt, gang, thép, nhôm....
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu và làm bài.
Họ và tên: .................................................
PHIẾU HỌC TẬP
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
1. Đồng có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vở.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng nhẹ, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
2. Thuỷ tinh có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vở.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng nhẹ, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
3. Nhôm có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vở.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng nhẹ, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
4. Thép được dùng để làm gì?
a. Làm các đồ điện, dây điện.
b. Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hoả, máy móc...
5. Sự biến đổi hoá học là gì?
a. Sự chuyển thể của một số chất lỏng sang thể khí và ngược lại.
b. Sự biến đổi của chất này thành chất khác.
6. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?
a. Nước đường.
b. Nước chanh ( đã lọc hết tép chanh và hạt) pha với nước đường và nước sôi để nguội.
c. Nước bột sắn ( pha sống)
- Gọi HS trình bày, GV ghi câu trả lời lên bảng.
- Thu phiếu học tập của HS.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1 trang 101 SGK và thực hiện các yêu cầu:
+ Mô tả thí nghiệm được minh hoạ trong hình? 
+ Sự biến đổi hoá học của các chất xảy ra trong điều kiện nào?
- GV đi hướng dẫn HS gặp khó khăn.
- Nhân xét, kết luận khen ngợi HS hiểu bài, ghi nhớ các kiến thức đã học.
- 1 HS chữa bài.
Đáp án: 1.d ; 2.b; 3. c; 4. b; 5. b; 6. c
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ học tập
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
Hình a: Thanh sắt để lâu ngày đã hút không khí ẩm nên trên mặt thanh sắt có một lớp sắt gỉ; màu nâu. Sự biến đổi hoá học này xảy ra trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Hình b: Cho đường vào trong ống nghiệm, đung dưới ngọn lửa đèn cồn. Trên thành ống nghêm sẽ đọng lại những giọt nước còn đường thì biết thành than. Sự biến đổi hoá học này xảy ra khi có nhiệt độ cao.
Hình c: Cho vôi sống vào nước ta được vôi tôi dẻo quánh, sự biến đổi này xảy ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường.
Hình d: Vắt chanh lên chiếc mâm đồng ta thấy xuất hiện lớp gỉ đồng màu xanh. Sự biến đổi hoá học này xảy ra trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Hoạt động 2: NĂNG LƯỢNG LẤY TỪ ĐÂU?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp và yêu cầu HS
+ Quan sát từng hình minh hoạ trang 102 SGK
+ Nói tên các phương tiện, máy móc có trong hình.
+ Các phương tiện, máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- Gọi HS phát biểu. Sau mỗi HS phát biểu, một HS khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận theo yêu cầu của GV.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
3. Hoạt động vận dụng:
- Nêu cách sử dụng các nguồn năng lượng tại địa phương của em?
4. Củng cố, dặn dò: (2-3’) 
- GV tổng kết ND tiết học.
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm:
Chính tả
 AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI? (Nghe - viết)
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực ngôn ngữ: Nghe viết chính xác, đẹp bài chính tả:Ai là thuỷ tổ loài người?
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: Có ý thức tự hào đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
AIC book, power point.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS thi viết đúng các tên riêng: Hoàng Liên Sơn, Phan - xi - păng, Sa Pa, Trường Sơn 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- 2 đội thi viết
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: Ai là thuỷ tổ loài người ?
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
* Cách tiến hành:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi 2HS đọc bài chính tả
+ Bài văn nói về điều gì ?
- Em hãy tìm những từ khó viết?
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên chấm 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- 2 HS đọc bài trước lớp.
- Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người, và cách giải thích khoa học về vấn đề này. 
- HS nối tiếp nhau nêu các từ khó viết chính tả. (Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, thế kỉ XI).
- HS dưới viết vào giấy nháp.
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
3. HĐ luyện tập: Làm bài tập
* Mục tiêu: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2) .
*Phương pháp: - Phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ Cặp đôi
- GV thông báo thay đổi đề: 
Phần a thay đoạn văn: Gạch chân tên riêng ở đoạn 2 trong bài “ Phong cảnh đền Hùng” SGK - T.68
- Gọi HS đọc bài.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- Cho HS thảo luận cặp đôi nêu cách viết hoa từng tên riêng, sau đó chia sẻ kết quả
- GV kết luận.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc - cả lớp lắng nghe
Từ gạch chân: Hùng, Thượng, Ba Vì, Mị Nương, Hùng Vương, Sơn Tinh, Tam Đảo, Sóc Sơn, Phù Đổng, Ân, Ngã Ba Hạc.
- Những tên riêng trong bài đều được viết hoa tất cả những chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được viết theo âm Hán Việt.
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- GV tổng kết giờ học
- HTL ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài.
- HS nghe và thực hiện
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà viết tên 5 nước trên thế giới mà em biết.
- HS nghe và thực hiện: Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, I-ta-li-a,...
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lí
 CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tìm hiểu địa lý: 
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
*Năng lực sử dụng bản đồ:
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ( lược đồ).
*Năng lực tư duy: ( HS năng khiếu)
+ Giả thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
+ Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- PC: GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
- GV: Lược đồ, bản đồ; quả địa cầu, bảng TT
- HS: SGK, phiếu học KWLH
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" nội dung câu hỏi về các nét chính của châu Á và châu Âu.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động khám phá: (28 phút)
* Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu châu Phi.
* Cách tiến hành:
Chia sẻ ND phiếu học KWLH 
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
- GV đưa bản đồ tự nhiên thế giới 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân , trả lòi câu hỏi, rồi chia sẻ trước lớp:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất?
+ Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- Yêu cầu xem SGK trang 103 
+ Tìm số đo diện tích của châu Phi.
+ So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác?
- GVKL: chiếu bản đồ, chỉ vị trí của Châu Phi.
Hoạt động 2: Địa hình châu Phi
- HS thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, thảo luận theo câu hỏi: 
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
+ Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi ?
+ Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi ?
+ Kể tên các hồ lớn ở châu Phi?
- GV tổng kết- chiếu các bồn địa, cao nguyên, các con sông...
- HS quan sát 
- HS đọc SGK 
- Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam 
- Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: 
Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải ; Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Ấn Độ Dương.
Phía tây và tây nam giáp Đại Tây Dương 
- Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi 
- HS đọc SGK
- Diện tích châu Phi là 30 triệu km2 
- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ, diện tích nước này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- HS thảo luận
- HS quan sát , chia sẻ kết quả
- Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi là cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn.
- Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, Nin Thượng, Côn Gô, Ca-la-ha-ri.
- Các cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi..
- Các con sông lớn : Sông Nin, Ni-giê, Côn- gô, Dăm- be-di
- Hồ Sát, hồ Vic-to-ri-a
Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS theo dõi, nhận xét.
+ Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật rất nghèo nàn?
+ Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
- GV tiểu kết- chiếu hình ảnh 
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hoang mạc có khí hậu nóng nhất thế giới; sông ngòi không có nước; cây cối, động thực vật không phát triển được.
- Xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển , làm thức ăn cho động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ phát triển.
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động củng cố dặn dò: (1 phút)
- Vẽ một bức tranh treo trí tưởng tượng của em về thiên nhiên châu Phi.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 *************************************************
 Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2021
Toán
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS nắm được cách cộng các số đo thời gian.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Vận dụng các phép cộng số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan.
- Rèn kĩ năng cộng các số đo thời gian.
- Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
- AIC book; bảng tương tác.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu kết quả của các phép tính, chẳng hạn:
0,5ngày = ..... giờ 1,5giờ =..... phút
84phút = ..... giờ 135giây = ..... phút
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
*Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
*Cách tiến hành:
1. Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
+ Ví dụ 1:
- Giáo viên nêu ví dụ 1 SGK
- Yêu cầu HS nêu phép tính
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm cách đặt tính và tính.
+ Ví dụ 2:
- Giáo viên nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính
- Giáo viên cho học sinh đặt tính và tính.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét rồi đổi.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- HS theo dõi
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
Vậy 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 
	= 5 giờ 50 phút
- HS theo dõi
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
- Học sinh đặt tính và tính.
83 giây = 1 phút 23 giây.
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.
- Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
- Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
3. HĐ luyện tập: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
*Phương pháp: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm sau đó thống nhất kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cần chú ý phần đổi đơn vị đo.
*Kết luận: Cách đổi đơn vị đo thời gian
Bài 2: HĐ nhóm
- Học sinh đọc đề bài 
- Cho HS thảo luận, tìm cách giải, chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
*Kết luận: Cách làm.
- Học sinh đọc: Tính 
- HS làm bài vào bảng, sau đó chia sẻ kết quả:
a) 7 năm 9 thỏng + 5 năm 6 thỏng
+
 7 năm 9 tháng 
 5 năm 6 tháng
 12 năm 15 tháng
(15 tháng = 1 năm 3 tháng)
Vậy 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng
= 13 năm 3 tháng)
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
+
 3 giờ 5 phút 
 6 giờ 32 phút
 9 giờ 37 phút
Vậy 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
= 9 giờ 37 phút
+
 12 giờ 18 phút 
 8 giờ 12 phút
 20 giờ 30 phút
Vậy 12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút
= 20 giờ 30 phút
+
 4 giờ 35 phút 
 8 giờ 42 phút
 12 giờ 77 phút(77 phút = 1 giờ 17 phút)
Vậy 4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút
= 13 giờ 17 phút
- Học sinh đọc , chia sẻ yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm, rồi chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo Tàng lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Tính tổng thời gian học ở trường và thời gian học ở nhà của em.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ************************************************
Tập đọc
CỬA SÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ :
+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: sông nước, xa xôi, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá, núi non,...
+ Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Đọc diễn cảm toàn bài thơ.
- Năng lực văn học:
 + Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cửa sông, bãi bồi, nước ngọt, sông nhớ bạc đầu, nước lợ, tôm rảo,...
+ Hiểu nội dung bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, 
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
*GDMT: Giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và BVMT thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS thi kể tên các cảnh vật quê hương
- Cho Hs quan sát tranh minh họa 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi đọc
- HS nêu
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông.	
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt trong nhóm.
- GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn. 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.
- GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi sóng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn. 
- YC HS luyên đọc theo cặp.
- Mời một HS đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: Toàn bài giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- 1 học sinh đọc tốt đọc.
- Cả lớp quan sát tranh, HS đọc chú giải từ cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác.
- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.
- HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn: then khó, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non
- 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải. 
- HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm.
- HS luyên đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS chia sẻ những điều em đã biết và muốn biết ( Phiếu KWLH)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài TLCH sau đó chia sẻ kết quả
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx