Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực văn học: Hiểu nội dung của bài: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm

đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

- Năng lực ngôn ngữ: Đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

+ Đọc diễn cảm toàn bài: đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Đọc phân vai theo đoạn kịch.

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, .,.

- Giáo dục tinh thần yêu nước.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

- Học sinh: Sách giáo khoa

 

docx 50 trang cuongth97 08/06/2022 3191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2021
Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung của bài: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm
đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
- Năng lực ngôn ngữ: Đọc thành tiếng:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
+ Đọc diễn cảm toàn bài: đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Đọc phân vai theo đoạn kịch.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...,.
- Giáo dục tinh thần yêu nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS nghe bài hát : Bến nhà Rồng
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát
- Giới thiệu bài và tựa bài: Người công dân số một
- Học sinh hát
- HS thực hiện
- Lắng nghe.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn
- HD HS luyện đọc 
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc toàn bài
+ Đoạn 1: Từ đầu đến...Sài Gòn làm gì?
+ Đoạn 2: Tiếp theo.....Sài Gòn này nữa?
+ Đoạn 3: Còn lại
- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2, 3 kết hợp giải nghĩa từ + luyện đọc câu khó
- HS đọc theo cặp.
- Lớp theo dõi.
- HS theo dõi
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3.( không cần giải thích lí do).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận.
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào?
- Thái độ của anh Thành khi nghe tin anh Lê nói về việc làm như thế nào?
- Theo em, vì sao anh Thành nói như vậy?
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ về dân về nước?
- Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành?
- Hãy tìm chi tiết thể hiện điều đó và giải thích?
- Theo em tại sao không ăn khớp với nhau?
- Phần 1 đoạn kịch cho biết gì?
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
- Giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn.
- Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm 2 bộ quần áo và mỗi tháng thêm 5 hào.
- Anh Thành không để ý đến công việc và món tiền lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói: "Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống".
- Vì anh không nghĩ dến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước
+ "Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng. Nhưng ....... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không".
+ "Vì anh với tôi.... công dân nước Việt...."
- Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác.
+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Anh Thành đáp: anh học trường Sa-xơ-lu....
+ Anh Lê nói : nhưng tôi...... này nữa.
+ Anh Thành trả lời:.... không có khói.
- Vì anh Lê nghĩ đến miếng cơm manh áo. Còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
- Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
 - HS (M3,4) phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật.(câu hỏi 4).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành: 
- Nên đọc vở kịch thế nào cho phù hợp?
- Cho học sinh đọc phân vai
- HS luyện đọc theo nhóm
- Cho HS thi đọc phân vai
- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay
- HS tìm cách đọc
- HS đọc phân vai
- HS luyện đọc
- HS thi đọc
5. HĐ vận dụng: (2 phút)
- Kể những hiểu biết của em về anh Thành.
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi tìm hiểu đoạn kịch.
6. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Anh Thành đến Sài Gòn nhằm mục đích gì ?
- Về nhà tìm thêm các tư liệu về Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước.
- Chuẩn bị phần 2 của vở kịch.
- Lắng nghe và thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải bài tập có liên quan 
*Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện cắt ghép hình. 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV chuẩn bị hình thang như hình vẽ trong SGK (bằng bìa, cỡ to, có thể dính), kéo.
- HS chuẩn bị hình thang như hình vẽ trong SGK (nhỏ, bằng giấy), kéo.
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (3p)
- 2 HS cùng bàn hỏi và nói cho nhau nghe đặc điểm của hình thang
- Nhận xét – Giới thiệu bài
2. Hoạt động khám phá (15p)
* Mục tiêu: - Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
* Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
2.1. Hình thành công thức tính diện tích hình thang:
- GV vẽ hình thang lên bảng, Yêu cầu HS nêu cạnh đáy và chiều cao của hình thang.
- GV nêu vấn đề: Tính S hình thang.
- GV hướng dẫn HS (thao tác) cùng xác định trung điểm M của cạnh BC, nối M với A, cắt theo đường MA.
? Cắt được hai hình nào?
- Yêu cầu HS ghép hai hình vừa cắt thành một hình tam giác và đặt tên hình. 
- Yêu cầu HS nhận xét.
? Điểm C (K) trùng với điểm nào?
? S hình thang và S tam giác ADK như thế nào?
? Hãy tính S tam giác ADK?
? Độ dài cạnh đáy bằng tổng độ dài hai đoạn nào?
? Diện tích tam giác ADK còn viết dưới dạng nào?
 ? (DC + AB) là yếu tố nào của hình thang?
? Hãy tính S hình thang ABCD?
- GV kết luận và ghi công thức tính diện tích h.thang.
 A B A
 M M 
 D H C D H C K
 (B) (A)
 Dựa vào hình vẽ ta có:
- Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK
- Diện tích tam giác ADK là 
Mà
Vậy diện tích h.thang ABCD là 
- HS nhắc lại công thức.
Công thức: S = 
(S = diện tích; a, b = độ dài các cạnh đáy; 
 h = chiều cao)
3. Hoạt động luyện tập: (20p)
* Mục tiêu: - Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải bài tập có liên quan.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
- Đưa bài của HS lên bảng.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
* Cách tính diện tích hình thang.
Bài 1: Tính diện tích hình thang, biết:
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài.
a) Diện tích hình thang là:
( 12 + 8 ) x 5 : 2 =50 cm2 
b) Diện tích hình thang là:
( 9,4 + 6,6 ) x 10,5 : 2 = 84 cm2 
- GV đưa bài làm của HS.
- GV nhận xét và đánh giá bài của HS.
* Cách tính diện tích hình thang vuông
Bài 2: Tính diện tích của mỗi hình thang sau
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS nhắc lại khái niệm hình thang vuông để thấy được cách tính diện tích hình thang vuông.
- Cả lớp làm bài
a) Diện tích hình thang là:
( 9 + 4 ) x 5 : 2 = 32,5 ( cm2)
b) Diện tích hình thang là:
( 7 + 3 ) x 4 : 2 = 20 ( cm2)
- Chữa bài:? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
* Cách làm, chú ý tính toán
Bài 3: 
Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 110m và 90,2m. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó.
- HS đọc đề.
- HS nêu hướng giải bài toán.
- HS tự giải toán.
Bài giải
Chiều cao của hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) 100,1 : 2 = 10020,01(m2)
 Đáp số: 10 020,01m2
4. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải bài tập có liên quan.
* Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh về nhà tính diện tích một mảnh đất hình thang có chiều cao 4,5m; độ dài đáy lớn và đáy bé lần lượt là 6,8 m và 3,4m.
5. Củng cố, dặn dò (2p)
? Nêu lại cách tính diện tích hình thang?
- Tổng kết giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Khoa học
DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: Học sinh biết cách tạo ra một dung dịch.
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- HS biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
2. Năng lực chung và phẩm chất 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
 * Phẩm chất: HS yêu khoa học, trân trọng thành quả mà các nhà khoa học đã nghiên cứu ra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS: 
- GV: Phiếu học tập cho các nhóm.
- HS : Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài. Nước đun sôi, bình nhựa, thìa nhỏ, các chén nhỏ, bảng nhóm. Vở thí nghiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Hoạt động khởi động: Chia sẻ: Bạn đã bao giờ pha nước chanh chưa?
? Khi pha nước chanh bạn dùng những vật liệu nào?
? Khi hòa lẫn những vật liệu đó với nhau, chúng có đặc điểm như thế nào?
2. Hoạt động khám phá:
Hoạt động 1: Thực hành tạo một dung dịch (áp dụng PP BTNB)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
- GV cho HS nêu các dụng cụ, vật liệu đã chuẩn bị.
Giáo viên: Cô có một chai nước lọc, một ít muối đựng trong chén.
- Nước ở thể gì? Muối ở thể gì?(Nước có vị gì. Muối có vị gì?)
Bước 1: Tình huống xuất phát:
- Đổ muối vào nước, lấy thìa khuấy đều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? 
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu: 
- Em hãy viết ra giấy những gì em suy nghĩ được sau đó thảo luận trong nhóm và ghi vào giấy khổ lớn.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.
- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn ( Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn).
- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng.
- Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì?
- GV ghi bảng và chốt cách thực hiện.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu.
- Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- GV nêu cách thí nghiệm, yêu cầu HS trong nhóm quan sát thật kĩ và ghi kết quả ra giấy.
- Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. ( So sánh với dự đoán ban đầu).
- Hỗn hợp muối hòa tan vào trong nước người ta gọi là dung dịch. (GV ghi từ Dung dịch lên bảng). Cho HS nếm thử.
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
- Vậy dung dịch là gì?
(GV chiếu kết luận lên bảng chiếu.)
- Muốn tạo ra độ mặn, độ ngọt khác nhau của dung dịch ta làm thế nào?
- Em hãy lấy ví dụ về dung dịch. 
- GV tạo dung dịch nước và nước xả.
- GV đổ dầu ăn vào nước, khuấy. Cho HS nêu có phải là dung dịch không.
- Muốn có 1 dung dịch cần có điều kiện gì?
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
Chuyển: Để tách muối trong dung dịch nước muối ta làm thế nào, chúng ta chuyển sang hoạt động 2.
- Đại diện các nhóm nêu tên các dụng cụ- vật liệu của nhóm mình đã chuẩn bị. 
- Nước ở thể lỏng. Muối ở thể rắn.
- HS theo dõi.
- HS viết vào vở thí nghiệm sau đó thống nhất trong nhóm và viết vào giấy khổ lớn.
- HS trình bày ở bảng lớp.
- HS nêu những điểm khác biệt giữa các nhóm.
- HS đặt câu hỏi chất vấn.
- Hỏi bố mẹ, hỏi bạn bè, xem tivi, thí nghiệm.
- HS chuẩn bị.
- HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả ra giấy khổ lớn kết quả thí nghiệm.
- HS đính kết quả lên bảng, trình bày.
- HS nếm thử dung dịch muối và nêu vị.
- Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan trong chất lỏng.
- Cho nhiều chất hòa tan vào trong nước.
- HS nêu ví dụ: DD nước-xà phòng; dd giấm-muối; dd mắm –bột ngọt, .
- HS nêu có phải là dung dịch không.
- HS quan sát và nêu kết luận: Không phải.
- Phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong thể lỏng đó.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Phương pháp tách các chất ra khỏi dung dịch (PPBTNB)
Bước 1: Tình huống xuất phát.
- Cô pha dung dịch nước muối nóng.
- Dung dịch nước muối này có vị gì?
- Đặt đĩa lên cốc nước muối sau 1 thời gian ta thấy nước bám ở đĩa. Vậy nước này có vị gì?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu 
- Em hãy viết những suy nghĩ của mình vào giấy sao đó thảo luận và ghi kết quả của nhóm vào giấy khổ lớn.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.
- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn (Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn).
- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng.
- Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì?
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu.
- Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- GV nêu cách thí nghiệm, yêu cầu HS trong nhóm quan sát thật kĩ và ghi kết quả ra giấy.
- Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. ( So sánh với dự đoán ban đầu).
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối người ta làm thế nào? 
- Đó là cách chưng cất.
- Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp này để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và 1 số ngành khác cần nước thật tinh khiết. ( GV cho HS xem và giải thích cách chưng cất trên màn chiếu). Ngoài ra có thể làm ra rượu, tinh dầu,...cũng bằng cách này.
- HS thực hành. 
- Vị mặn.
- HS nghe.
- HS viết những dự đoán, suy nghĩ ban đầu và thống nhất trong nhóm, ghi vào giấy khổ lớn.
- HS trình bày ở bảng lớp.
- HS nêu những điểm khác biệt giữa các nhóm.
- HS đặt câu hỏi chất vấn.
- Hỏi bố mẹ, hỏi người lớn, xem trên mạng, thí nghiệm.
- HS pha dung dịch nước muối nóng, sau đó đặt 1 đĩa lên miếng cốc.
- HS ghi kết quả ra giấy.
- HS đính lên bảng và trình bày.
- Làm cho nước trong dung dịch bay hơi hết, ta sẽ thu được muối.
- HS xem.
3. Hoạt động luyện tập: Đố bạn 
- HS suy nghĩ cá nhân 2 phút để trả lời các câu hỏi trong SGK.
Câu 1. Để sản xuất ra nước cất, trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào trong các cách sau:
A. Lọc B. Làm lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng
Câu 2. Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta đã làm cách nào?
A. lọc B. làm lắng C. Chưng cất D.phơi nắng
Tổ chức trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” để chữa bài tìm ra đáp án đúng
GV : Chia 2 đội chơi; 2 bạn/ đội. Nhiệm vụ khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được một bông hoa niềm vui, đội nào nhanh hơn, đúng được thưởng một bông hoa niềm vui. Trong thời gian 1 phút đội nào đội nào dành được nhiều bông hoan niềm vui hơn thì đội đó chiến thắng.
GV và các HS dưới lớp cổ vũ và làm trọng tài. 
- HS xem video cách làm muối của người dân vùng biển - chốt kết quả đúng.
GV : Gọi nhận xét (xen kẽ trả lời câu hỏi tại sao lại dùng phương pháp đó.........) – Phân thắng thua cho 2 đội
4. Hoạt động vận dụng : Trong thực tế, em thường gặp những dung dịch nào? Nêu ví dụ.
5. Củng cố, dặn dò: Dặn dò HS về nhà:
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Chính tả
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực ngôn ngữ: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu r/d/gi.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
* Phẩm chất: Yêu nước, tự hào dân tộc.
- GDAN-QP: Nêu những tấm gương anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Trình chiếu nội dung BT2, BT3
- Học sinh: Vở viết, VBT TV	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS thực hiện
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
*Cách tiến hành:
- Gọi 2 học sinh đọc bài chính tả.
+ Em biết gì về nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
+ Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nào lưu danh muôn đời.
* GDAN-QP: Nêu những tấm gương anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ?
- Em hãy tìm những từ khó viết?
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên chấm 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nêu: Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 23 tuổi ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Phủ Tây An và lập nhiều chiến công, ông bị giặc bắt và bị hành hình.
- Câu nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.
- HS nêu: Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi,...
- 3 HS viết bảng, lớp viết.
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
3. HĐ luyện tập : (8 phút)
* Mục tiêu: 
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ Cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Cho Hs chia sẻ.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc lại bài thơ.
Bài 3: Trò chơi
- HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS thi điền tiếng nhanh theo nhóm.
- GV nhận xét chữa bài, chốt kết quả đúng.
- HS đọc đề bài
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và làm vào vở sau đó chia sẻ.
- HS nghe.
- 1 HS đọc bài thơ.
Tháng giêng của bé
 Đồng làng nương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
 Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
 Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả những mặt trời vàng mơ
 Tháng giêng đến tự bao giờ
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào
- HS đọc yêu cầu
- HS thi tiếp sức điền tiếng
a.
+ Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi
+ Bác nông dân ôn tồn giảng giải.
+ Nhà tôi có bố mẹ già
+ Còn làm để nuôi con là dành dụm.
b.
- Hoa gì đơm lửa rực hồng
- Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?
- Lại mang hạt trong mình
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Giải câu đố sau:
 Mênh mông không sắc không hình,
Gợn trên sóng nước rung rinh lúa vàng, 
Dắt đàn mây trắng lang thang, 
Hương đồng cỏ nội gửi hương đem về - Là gì?
- HS nêu: là gió
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Tìm hiểu quy tắc viết r/d/gi.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
****************************************************
HĐNGLL
ĐỒNG DIỄN THỂ DỤC THEO LỚP
 ****************************************************
Địa lí
CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm tòi và khám phá địa lý: Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
- Nêu được vị trí giới hạn của châu Á:
 + Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá Xích đạo ba phía giáp biển và đại dương.
 + Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. 
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á:
 + 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới. 
 + Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. 
Năng lực sử dụng bản đồ: Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ( lược đồ).
- HS (3,4) dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Á.
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- PC: Thích tìm hiểu, khám phá thế giới.
*GDBVMT: Sự thích nghi của con người với môi trường với việc bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
- GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, các hình minh hoạ của SGK. Bảng TT
- HS: SGK, phiếu học KWLH
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Cho HS hát
- GV tổng kết môn Địa lí học kì I
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: (28phút)
* Mục tiêu: - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới.
 - Nêu được vị trí giới hạn của châu Á.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Các châu lục và các đại dương thế giới, châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới. (Cá nhân)
- Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết.
- Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương.
*GV chốt: Chiếu hình ảnh, chỉ các châu lục, đại dương.
 HĐ cá nhân:
+ Các châu lục trên thế giới:
	1. Châu Mĩ.
	2. Châu Âu
	3. Châu Phi
	4. Châu Á
	5. Châu đại dương
	6. Châu Nam cực
+ Các đại dương trên thế giới:
	1. Thái Bình Dương
	2. Đại Tây Dương
	3. Ấn Độ Dương
	4. Bắc Băng Dương
Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Á (Cặp đôi)
- GV đưa câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lí châu Á (hoặc viết vào phiếu giao cho HS).
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp:
+ Nêu yêu cầu: Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi .
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương. 
Chiếu bản đồ chỉ và chốt. 
Nhóm đôi :
- Đọc thầm các câu hỏi.
- Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
- Đại diện 1 số em trình bày
Hoạt động 3: Diện tích và dân số châu Á (Cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu. 
- Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?
- Số dân đông có ảnh hưởng gì đến MT thiên nhiên?
 - GV kết luận: Trong 6 châu lục thì châu Á có diện tích lớn nhất. Số dân châu Á đông cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới MT thiên nhiên. 
Cá nhân :
- Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các châu lục với nhau.
- Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm MT tăng, 
Hoạt động 4: Các khu vực của châu Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực
- GV đưa lược đồ các khu vực châu Á.
- Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- Đại diện HS trình bày. 
- GV YC nhận xét- bổ sung.
GV chốt đặc trưng tự nhiên của mỗi khu vực.
Cả lớp:
- HS đọc lược đồ, đọc phần chú giải
- Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu diễn:
+ Địa hình châu Á.
+ Các khu vực và giới hạn từng khu vực của châu Á.
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Nước ta nằm ở châu lục nào ?
- HS nêu: Châu Á
4. Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tìm hiểu về một số nước ở khu vực châu Á.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
 Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực tư duy toán học: Biết tính diện tích hình thang.
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Rèn luyện tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng tương tác.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS thi đua:
+ Nêu quy tắc tính diện tích hình thang
+ Viết công thức tính diện tích
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS thi đua nêu
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động luyện tập:(30 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết tính diện tích hình thang.
* Phương pháp: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
(Giúp đỡ HS M1,2 hoàn thành nội dung bài tập theo yêu cầu)
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ Cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Nhận xét các đơn vị đo của các số đo. 
- Hãy nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét , kết luận
*Kết luận: Tính diện tích hình thang
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV hướng dẫn, sửa sai
*Kết luận: Cách làm
Bài 3: HĐ nhóm
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV chiếu 2 nhận định trên bảng tương tác.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. Giải thích.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
*Kết luận: Cách làm
 - Tính diện tích hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là a và b, chiều cao là h:
- Các số đo cùng đơn vị đo 
 S = (a + b) x h : 2 
- HS làm vở sau đó chia sẻ
a) a =14cm; b = 6cm; h = 7cm.
b) a = m ; b = m ; h = m
c) a = 2,8m ; b = 1,8m; h = 0,5m
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
 Bài giải
Độ dài đáy bé của thửa tuộng hình thang là:
 120 x 2 : 3 = 80(m)
Chiều cao của thửa tuộng hình thang là:
 80 - 5 = 75 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
 (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
Số thóc thu được trên thửa ruộng đó là:
 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả
Chiều cao cũng chính là chiều rộng của HCN là:
AD = AM + MN = 3 + 3 = 6 
S hình thang AMCD là: 
(3 + 9) x 6 : 2 = 3 6 (cm2) 
S hình thang MNCD là
(3 + 9) x 6 : 2 = 36 (cm2) 
a) Vậy diện tích các hình thang AMCD, MNCD, NBCD bằng nhau (Đ)
Vì (3 hình thang đều có chung đáy lớn, chung đường cao, chung số đo đáy nhỏ bằng nhau) => S bằng nhau. 
b) 
Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng: AB X AD = 9cm × AD
Diện tích hình thang AMCD bằng:
Ta có:
Vậy diện tích hình thang AMCD bằng 1/3 diện tích hình chữ nhật ABCD là sai.
3.Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Người ta còn nêu quy tắc tính diện tích hình thang bằng thơ lục bát, em có biết câu thơ đó không ? Hãy đọc cho cả lớp cùng nghe.
- HS nêu:
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy nhỏ ta mang cộng vào
Rồi đem nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà dựa vào công thức tính diện tích hình thang tìm cách tính chiều cao của hình thang.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực văn học:
+ Hiểu nội dung của bài: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước (Đó là một người công nhân số một của đất nước Việt Nam).
+ Hiểu nội dung toàn bộ đoạn kịch: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Đọc diễn cảm toàn bài: đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Đọc phân vai theo đoạn kịch.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ..., 
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức trở thành một công dân tốt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
- Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn kịch phần 1.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đọc
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Súng thần công, hùng tâm tráng khí...
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : La - tút - sơ Tơ - rê -vin, A - lê hấp...
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho 1 HS đọc toàn bài 
- Cho HS đọc thầm chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, 2
- Luyện đọc theo cặp.
- Học sinh đọc toàn bộ đoạn kịch.
- GV đọc mẫu
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc thầm chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu g sóng nữa.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó: La- tút- sơTơ- rê- vin, A- lê- hấp.
+ HS đọc nối tiếp lần 2, 3 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc toàn bộ đoạn kịch.
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (8 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3( không yêu cầu giải thích lí do). 
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
1. Anh Lê, anh Thành đều là thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx