Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

Hoạt động tập thể: CHÀO CỜ- TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TUẦN

I. Mục tiêu:

- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần của cá nhân và của lớp và của toàn trường.Tập trung chào cờ đầu tuần.

- Nắm kế hoạch hoạt động tuần này để thực hiện.

- Giáo dục HS ý thức tham gia hoạt động tập thể

II. Các hoạt động:

Tập trung chào cờ đầu tuần; Tham gia chào cờ đầu tuần.

Nghe đánh giá các hoạt động của toàn trường trong tuần vừa qua

Nắm kế hoạch hoạt động của trường, của liên đội.

GVCN triển khai kế hoạch tuần tới

+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch hoạt động của trường, của liên đội đề ra

+ Thực hiện lịch học tuần này.

+ Tiếp tục thực hiện học tập theo nhóm: Đôi bạn cùng tiến

+ HS luyện chữ viết đẹp hơn, trau dồi sách vở

+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.

+ Tìm hiểu các bài thơ, bài hát, câu chuyện theo chủ điểm:

+ Nhắc nhở những bạn còn thiếu sót ở tuần trước khắc phục khuyết điểm

 

doc 33 trang cuongth97 04/06/2022 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Thứ hai, ngày 16 tháng 12 năm 2019
Hoạt động tập thể: CHÀO CỜ- TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần của cá nhân và của lớp và của toàn trường.Tập trung chào cờ đầu tuần.
- Nắm kế hoạch hoạt động tuần này để thực hiện.
- Giáo dục HS ý thức tham gia hoạt động tập thể
II. Các hoạt động:
Tập trung chào cờ đầu tuần; Tham gia chào cờ đầu tuần.
Nghe đánh giá các hoạt động của toàn trường trong tuần vừa qua
Nắm kế hoạch hoạt động của trường, của liên đội.	
GVCN triển khai kế hoạch tuần tới
+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch hoạt động của trường, của liên đội đề ra
+ Thực hiện lịch học tuần này.
+ Tiếp tục thực hiện học tập theo nhóm: Đôi bạn cùng tiến
+ HS luyện chữ viết đẹp hơn, trau dồi sách vở
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
+ Tìm hiểu các bài thơ, bài hát, câu chuyện theo chủ điểm: 
+ Nhắc nhở những bạn còn thiếu sót ở tuần trước khắc phục khuyết điểm
.............................................................
Tập đọc THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng,chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn:Ca ngợi tài năng,tấm lòng nhân hậu,nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông
II. Đồ dùng 
-Tranh minh hoạ -Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài. ( 30p)
 Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài. NX. Hướng dẫn đọc
- Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm2 kết hợp tìm từ khó đọc và giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
- GV đọc toàn bài giọng đọc nhẹ nhàng,chậm rãi
 Tìm hiểu bài: 
Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong sgk.và rút ra nội dung từng đoạn.
GV rút từ rút ý cho từng đoạn. 
Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép đoạn 2 hướng dẫn đọc: chú ý nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn văn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trên trong nhóm,thi đọc diễn cảm trước lớp.NX bạn đọc. GV NX đánh giá.
HĐ3: Củng cố dặn dò.( 3p)
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Nhận xét tiết học.Tuyên dương HS
- Dặn HS chuẩn bị bài:Thày cúng đi bệnh viện
- 2HS đọc, nhận xét bố sung.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
- HS quan sát tranh,NX.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 1HS khá đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK.
- Ý1: Hải Thượng Lãn Ông là người có lòng nhân ái.
- Ý 2: Lãn Ông là người thầy thuốc có trách nhiệm.
- Ý 3: Lãn Ông không màng danh lợi.
-HS phát biểu.
-HS luyện đọc trong nhóm;thi đọc trước lớp;nhận xét bạn đọc.
-Nêu ý nghĩa của bài.
HS liên hệ,phát biểu.
Toán LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng giải toán tìm tỉ số phần trăm
II. Đồ dùng: 
 - Bảng phụ,bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: làm bài tập 2c 
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Luyện tập thực hành( 30p)
Bài 1: 
- GV Hướng dẫn HS làm theo các mẫu trong sgk. 
Bài 2: 
Bài giải:
Đến tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện đươc với kế hoạch cả năm là:
18: 20 = 0,9 =90%
Hết năm Hoà An đã trồng được so với kế hoạc cả năm là:
23,5 : 20 =1,175 = 117,5 %
Hết năm Hoà An đã vượt mức so với kế hoạc cả năm là
117,5% - 100% = 17,5% 
Đáp số: a)90%; b) 117,5% và 17,5% 
HĐ3: Củng cố dặn dò.( 3p)
- Tiết học này giúp em hiểu điều gi? 
- Nhận xét tiết học.Tuyên dương HS
- Dặn HS ôn bài: Hoàn thành BT ở VBT
- 1HS làm bảng, nhận xét bố sung.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
- HS làm vào vở ,1HS lên chữa bài trên bảng . Nhận xét, chưã bài thống nhất kết quả.
- HS làm vở, một HS làm bảng nhóm.
Nhận xét, chưã bài thống nhất kết quả.
AN TOÀN GIAO THÔNG: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. MỤC TIÊU.
- HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn đến trường, đến CLB, .....
+ HS xác địnhđược những điểm, những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và đối với người đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ và đi xe đạp trên đường.
- Có thể lập một bản đồ con đường an toàn cho riêng mình khi đi học hoặc đi chơi.
+ HS biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra.
- Có ý thức thực hiện những quy định của luật GTĐB, có các hành vi an toàn khi đi đường. (Đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường, .. )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh, ảnh về những đoạn đường an toàn và kém an toàn
- Bản kê tình hình giao thông ở địa phương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ (4’)
H.Nêu những điều cần nhớ khi đi xe đạp ?
- GV nhận xét và đánh giá
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài (1’)
HĐ2. Tìm hiểucon đường từ nhà em đến trường (7’)
H. Em đến trường bằng phương tiện gì?
H. Em hãy kể các con đường mà em phải đi qua, theo em con đường đó có an toàn không ?
H. Trên đường đi có mấy chỗ giao nhau?
H. Trên đường có biển báo hiệu giao thông không ?Em có biết đó là biển báo gì không ?
H. Đường em đi qua là đường một chiều hay đường hai chiều ?
H. Theo em, có mẫy chỗ em cho là nguy hiểm cho người đi bộ(người đi xe đạp)? Vì sao ?
H. Gặp chỗ nguy hiểm đó em có cách xử lí như thế nào ?
HĐ3. Xác định con đường an toàn đi đến trường (5’)
- Giao cho các nhóm thảo luận đánh giá mức độ an toàn và không an toàn của con đường khi đi học em phải đi qua
- GV nhận xét và kết luận: Đi học hay đi chơi các em cần lựa chọn những con đường đủ điều kiện an toàn để đi.
HĐ4. Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh tai nạn GT(15’)
- GV chia nhóm nêu tình huống cho các nhóm thảo luận phân tích tình huống.
H. Tình huống nguy hiểm ở đây là gì ?
H. Có thể phòng tránh như thế nào ?
- Gọi học sinh trình bày
- Gv nhận xét và bổ sung
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xây dựng phương án bảo đảm
ATGT ở khu vực gần trường.
- Học sinh nêu: luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đường....
- Đi xe đạp; đi bộ...
- Học sinh kể..
- Học sinh nêu
- Làm việc theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo.
- Học sinh ắng nghe
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh lắng nghe
Buổi chiều: 
Chính tả: (Nghe-Viết ) VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
 I. Mục tiêu:
 - HS nghe -viết đúng,trình bày đúng hai khổ thơ đầu trong bài Về ngôi nhà đang xây.
 - HS làm được các bài tập 2 a,b; Tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh BT 3
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ,Vở bài tập Tiếng Việt.Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: HS viết bảng con từ: quảchanh/bức tranh
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Luyện tập thực hành( 30p)
Hướng dẫn HS Nghe –viết bài chính tả:
- GV đọc bài viết với giọng rõ ràng, phát âm chính xác.
- Nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài:
 +Những chi tiết nàovẽ lên hình ảnh cảu một ngôi nhà đang xây dở?
Hướng dẫn HS viết đúng các từ dễ lẫn (huơ huơ, sẫm biếc, bức tranh, )
-Đọc cho HS nghe-viết ;soát sửa lỗi,
- Chấm, NX, chữa lỗi HS sai nhiều.
Tổ chức cho HS làm bài tập chính tả.
Bài 2 a:
Tổ chức cho HS thi tìm từ theo yêu câu bài 2a vào bảng nhóm , Nhận xét chữa bài.
Bài 3 
Tổ chức cho HS làm bài vào vở BT.nhận xét chữa bài trên bảng phụ.
Lời giải: Các từ cần điền là:+rồi ,vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị
HĐ4: Củng cố dặn dò.(2p)
- Hệ thống bài,liên hệ giáo dục HS .
- Nhận xét tiết học.
- HS viết bảng con.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
- HS theo dõi; Thảo luận nội dung đoạn viết.
- HS luyện viết từ tiếng khó vào bảng con
- HS nghe - viết bài vào vở,
- Đổi vở soát sửa lỗi.
- HS lần lượt làm các bài tập:
- HS thi tìm từ vào bảng nhóm.
- HS làm bài vào vở BT, nhận xét, chữa bài.
Luyện từ và câu: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu:
-Tìm một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.(BT1)
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong đoạn “Cô Chấm”.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Bảng phụ kẻ sẵn bài 1 (4 tờ).
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p )
Gọi 4 HS lên bảng viết 4 TN miêu tả về hình dáng con người (mỗi HS viết 4 từ): miêu tả mái tóc, vóc dáng, khuôn mặt, làn da...
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ 2: Luyện tập thực hành(30p) 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Chia lớp thành 4 nhóm. mỗi nhóm tìm các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ: 
nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù,...
- Đại diện 4 nhóm dán bảng và đọc.
- GV nhận xét, kết luận từ đúng.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
? Bài tập có những yêu cầu gì.
- Y/c HS đọc bài văn và trả lời.
? Cô chấm có tính cách gì?
- GV ghi bảng.
- Hoạt động 4 nhóm viết vào giấy từng chi tiết minh hoạ tính cách cô Chấm.
- Gọi HS dán giấy lên bảng, đọc phiếu.
- Nhận xét, kết luận.
HĐ3: Củng cố, dặn dò( 3p )
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính cách cô chấm của nhà văn.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng làm
-1 HS đọc.
- 4 nhóm thảo luận, viết vào bảng phụ.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm nhận xét.
- 1HS đọc.
- Nêu tính cách của cô Chấm, tìm những chi tiết, từ ngữ để minh hoạ.
- HS nối tiếp trả lời.
1. Trung thực, thẳng thắn.
2. Chăm chỉ.
3. Giản dị.
4. Giàu tình cảm, dễ xúc động.
- Mỗi nhóm tìm từ cho một tính cách.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Bằng những chi tiết, từ ngữ đã khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật.
Khoa học: CHẤT DẺO
I. Mục tiêu:	
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 64 , 65, một số đồ vật bằng chất dẻo
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: HS Nêu tính chất của xi măng?
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Luyện tập thực hành( 30p)
+ Nêu cách sản xuất, tính chất, công dụng của cao su 
GV nhận xét.
Tìm hiểu hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 64 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
GV nhận xét, thống nhất các kết quả
Tìm hiểu chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 65 SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ gì?
+ Nêu tính chất chung của chất dẻo
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo
GV tổ chức cho HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào viết được tên nhiều đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng.
HĐ4: Củng cố dặn dò.(2p)
- Hệ thống bài,liên hệ giáo dục HS .
Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Tơ sợi.
- 2 HS trình bày
Lớp nhận xét.
Thảo luận nhóm.
 - Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, hoàn chỉnh kết quả
HS thực hiện.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi 
- Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các đáp án:
- Thi đua tiếp sức
- Chén, đĩa, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, chuỗi, hạt, nút áo, thắt lưng, bàn, ghế, túi đựng hàng, áo, quần, bí tất, dép, keo dán, phủ ngoài bìa sách, dây dù, vải dù,.. 
Thứ 3 ngày 19 tháng 12 năm 2019
Toán. GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo).
I. Mục tiêu:
- Biết tìm một số khi biết giá trị phần trăm củanó.
- Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị phần trăm của nó.
II. Đồ dùng:
- Bảng nhóm 
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: làm bài tập 4 tiết trước.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Tìm hiểu bài(10p)
Hướng dẫn cách một số khi biết giá trị phần trăm của nó qua các ví dụ a trong sgk.
+Cho HS nhắc lại cách tìm một số biết 52,5% của nó là 420(SGK)
Hướng dẫn giải toán tìm một số khi biết gí trị một số phần trăm của nó qua bài toán mẫu(b) trong sgk.
- GV chốt lại cách tìm một số khi biết giá trị phần trăm của nó, yêu cầu HS nhắc lại.
HĐ3: Luyện tập thực hành.( 30p) 
Bài 1: 
Hướng dẫn HS khai thác đề, yêu cầu HS làm vở, một HS làm trên bảng lớp. Nhận xét, chữa bài. thống nhất kết quả.
Bài giải: Số HS của trường Vạn Thịnh là:
 552 x 100 : 92 = 600(học sinh)
Đáp số: 600 học sinh.
Bài 2: 
Tổ chức cho HS làm vào vở,một HS làm bảng nhóm.Nhận xét,chữa bài.
Bài giải: Tổng số sản phẩm của xưởng may đó là:
732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm)
Đáp số 800 sản phẩm
HĐ3: Củng cố dặn dò( 3p)
- Qua tiết học này em nắm được điều gì?
- Nhận xét tiết học.Tuyên dương HS
- Hướng dẫn HS ôn bài ở nhà làm bài 3 vào vở.
- 1HS lam ở bảng lớp làm nháp.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
-HS thực hiện các ví dụ trong sgk.Nêu nhận xét..
- HS làm vào vở,chữa bài trên bảng.
HS làm vào vở, nhận xét bài trên bảng nhóm thống nhất kết quả.
HS nhắc lại cách tìm một số khi biết GT % của nó.
Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
- HS kể lại được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- GD có ý thức về một gia đình hạnh phúc.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ 
- Dàn ý câu chuyện định kể.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra: kể lại chuyện theo yêu cầu tiết trước.. 
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Luyện tập thực hành.( 30p)
Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
Gọi HS đọc yêu cầu đề.Gạch chân dưới những từ buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
+Đề bài yêu cầu làm gì?Câu chuyện nói về điều gì?
+Em hiểu thế nào là đầm ấm?
+ Hướng dẫn HS kể:
+Gọi HS đọc các gợi ý trong sgk.
+Giới thiệu chuyện sẽ kể.
+Treo bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện.
Tổ chức cho HS thực hành kể chuyện.
-Tổ chức cho HS tập kể ,trao đổi trong nhóm.
- GV Hướng dẫn cho từng HS trong nhóm trình bày cho các bạn nghe câu chuyện của mình, cá nhóm thảo luận về nội dung , ý nghĩa câu chuyện của bạn
- Gọi đại diện các nhóm lên thi kể trước lớp.Khuyến khích HS vừa kể vừa kết hợp với điệu bộ cử chỉ.
-Tổ chức cho HS thảo luận về câu chuyện bạn kể.Nhận xét bạn kể.
- GV nhận xét tuyên dương những HS kể chuyện hay hấp dẫn, biết kết hợp lời kể với điệu bộ cử chỉ.
HĐ3: Củng cố dặn dò.( 3p)
- Liên hệ:Theo em thế nào là một gia đình hạnh phúc?Mỗi người trong gia đình cần phải làm gì để giữu gìn hạnh phúc gia đình?
- Nhận xét tiết học.Tuyên dương HS
- 2 HS kể,nhận xét,bổ sung.
- Nêu mục tiêu bài học.
- Ghi mục bài vào vở
-HS đọc yêu cầu của đề bài.
Thảo luận trả lời các câu hỏi tìm hiểu đề bài.
-HS đọc các gợi ý trong sgk.Giới thệu chuyện mình sẽ kể.
-HS tập kể ,trao đổi trong nhóm.Thi kể trước lớp.
-HS liên hệ phát biểu.
Lịch sử HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI. 
I. Mục tiêu
- Biết hậu phương đã được mở rộng và xây dựng vững mạnh sau chiến dịch biên giới.
- GD ý thức phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc.
II. Đồ dùng
- Phiếu học tập -Tư liệu, hình ảnh về hậu phương sau chiến dịch biên giới.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 3p)
- Kiểm tra việc ôn bài: Nêu ý nghĩa thắng lợi của chiến thắng Việt Bắc Biên giới thu- đông 1950?
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Luyện tập thực hành( 25p)
Tìm hiểu tình hình hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới:
+Tìm hiểu về ĐHĐB toàn quốc lần thứ hai của Đảng?
+Tìm hiểu về ĐHCSTĐ&Cán bộ gương mẫu toàn quốc?
+Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt nào?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận,GVNX bổ sung.
Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc
- YCHS trả lời,GV nhận xét bổ sung.
Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến:lam tăng sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
- GV tổ chức cho HS làm BTở VBT lịch sử 
HĐ4: Củng cố dặn dò.( 3p) 
- Hệ thống bài,liên hệ giáo dục HS .
- Dặn HS ôn bài trả lời theo câu hỏi trong sgk
- Nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời, nhận xét bố sung.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
-HS thảo đọc sgk, thảo luận nhóm.đại diện nhóm báo cáo Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.thống nhất ý kiến.
-HS đọc sgk,thảo luận phát biểu.
- HS hoàn thành BT ở VBT in
- HS nhắc lại KL ở SGK
MĨ THUẬT: BÀI 16: VẼ THEO MẪU
 MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I. MỤC TIÊU.
- HS hiểu được đặc điểm của mẫu.
- HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu.
- HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Mẫu vẽ : lọ hoa và quả.
- Tranh tĩnh vật ở bộ đồ dùng.
- GCTQ Hướng dẫn cách vẽ
- Vở tập vẽ 5, chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Kiểm tra (2’) 
2. Bài mới. - Giới thiệu bài (1’) 
HĐ1. Quan sát, nhận xét (5’)
- GV bày mẫu.
- Vật mẫu có dạng hình gì ?
- Từ chỗ em ngồi, em thấy vị trí của 2 vật mẫu như thế nào ?
- Tỉ lệ về chiều ngang và chiều cao của hai vật ra sao ?
- Màu sắc của lọ hoa và quả là màu gì ?
- Vật mẫu nào có độ đậm hơn ?
HĐ2. Cách vẽ (5’)
- Nêu cách vẽ theo mẫu có hai vật mẫu ?
HĐ3. Thực hành (16’)
- GV quan sát lớp, nhắc nhở HS.
- Đồ dùng học tập
- Nêu cách vẽ tranh theo đề tài ?
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình 3 T52.
- HS nêu.
- HS vẽ lọ hoa và quả theo đúng vị trí quan sát của mỗi người.
- HS nhận xét.
HĐ4. Nhận xét, đánh giá (4’)
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp, đính lên bảng. Gợi ý HS nhận xét xếp loại về. + Bố cục.
 + Hình vẽ.
 + Các độ đậm nhạt.
3. Dặn dò (2’) - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo.
Buổi chiều: 
 Tập đọc THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái mê tín dị đoan;khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
- GD tuyên truyền nếp sống văn minh,không mê tín dị đoan.
II. Đồ dùng 
 - Tranh minh hoạ bài học.
 - Bảng phụ ghi 2 đoạn cuối .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: HS đọc bài “Thầy thuốc như mẹ hiền”
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Luyện tập thực hành( 30p)
- GV cho 1HS khá đọc bài. NX.
- Chia bài thành 4 phần,hướng dẫn HS đọc nối tiếp,kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
 - GV đọc mẫu toàn bài giọng kể linh hoạt,phù hớp với diễn biến câu chuyện
Tìm hiểu bài: 
- Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong sgk và rút ra nội dung từng đoạn.
Luyện đọc diễn cảm:
- Treo bảng phụ chép 2 đoạn cuối hướng dẫn đọc diễn cảm. 
-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm,thi đọc diễn cảm , trước lớp. NX bạn đọc. GV NX đánh giá.
HĐ3: Củng cố dặn dò.( 3p)
- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
- Liên hệ câu chuyện. 
- Dặn HS ở nhà đọc bài cho người thân nghe .
- 1HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
- HS đọc trong nhóm sau đó đọc thể hiện trước lớp.
+ 1 HS khá đọc
+ HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ.
+ Đọc chú giải trong sgk.
- HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk, NX bổ sung, thống nhất ý đúng
- Ý1: Cụ Ún làm nghề thầy cúng và cách chữa bệnh của cụ. 
- Ý 2: Khoa học và bệnh viện đã chữa khỏi bệnh và những thay đổi trong suy nghĩ của cụ.
- Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đọc diễn cảm trước lớp.Nhận xét bạn đọc
- HS nêu cảm nghĩ, Rút ý nghĩa bài.
 Toán LUYỆN TẬP 
 I. Mục tiêu:
- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số.
- Vận dụng giải toán tỉ số phần trăm.
 II. Đồ dùng:
- Bảng phụ 
- Bảng con
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: Làm BT 3
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ 2: Luyện tập thực hành.( 30p)
Bài 1: Cho HS ý a,b, vào vở;gọi 2 HS lên bảng chữa bài.Nhận xét,thống nhất kết quả.
Đáp án đúng: 
15% của 320 là: 320:100 ×15 = 48 kg
 b)235:100 × 24 =56,4 m2
Bà i 2: Hướng dẫn HS khai thác đề,tổ chức cho HS làm bài vào vở, một HS làm bảng lớp.Chấm,nhận xét,chữa bài. Bài giải:
Người đó bán được số gạo nếp là:
120 : 100 × 35 = 42(kg)
Đáp số:42kg
Bài 3:
- GV tổ chức cho HS làm bài vào vở, một HS làm bảng nhóm. Chấm, nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Diện tích của mảnh đất đó là: 
18 ×15 =270(m2)
Diện tích để làm nhà là: 
270 :100 ×20 =54 m2
Đáp số:54m2
HĐ 3: Củng cố dặn dò.(3p) 
- Tiết học này giúp em hiểu điều gi? 
- Nhận xét tiết học.Tuyên dương HS
- Dặn HS ôn bài: Hoàn thành BT ở VBT
-1HS lên bảng làm.lớp nhận xét,chữa bài.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
-HS làm vào vở nháp. Chữa bài trên bảng lớp.
-HS làm vỏ nháp, một HS làm bảng, nhận xét,thống nhất kết quả.
- HS làm vở,chữa bài trên bảng nhóm.
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI 
I.Mục tiêu: + Ôn bài thể dục phát triển chung. Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài.
+ Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được . II. Địa điểm - phương tiện:
- Sân TD; - GV chuẩn bị 1 còi, 2 cờ, kẻ sân trò chơi.
III. Tiến trình dạy học: 
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
TG
SL
I.Mở đầu:
- Lớp trưởng chỉnh hàng, điểm số, báo,
cáo, chúc GV khoẻ.
- GV nhận lớp, phổ biến mục tiêu, kiểm tra sân bãi, dụng cụ, chúc sức khoẻ HS.
- Khởi động: Chạy 1 vòng sân TD; 
- Xoay các khớp cơ thể.TC: Tiếp sức chuyển vật
 II.Cơ bản;
1Bài thể dục:+ Ôn 8 động tác:
Vươn thở, tay, chân, vặn mình, 
toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hoà:
- GV làm mẫu.
- HS tập luyện. 
- GV chú ý sửa sai.
- Lớp trưởng điều hành cả lớp.
- GV quan sát để sửa sai.
- Phân chia nhóm tổ để tự ôn.
- Các nhóm thi đua trình diễn.
- Chỉ định HS lên điều hành cả lớp.
- GV cùng HS quan sát nhận xét, sửa sai.
2.Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”. 
- GV hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho học sinh chơi.
- Thưởng - phạt sau 1 lần chơi.
 III.Kết thúc:
- Thả lỏng tích cực các động tác nhẹ.
- Hệ thống bài học.
- Hướng dẫn học ở nhà. 
- Nhận xét giờ học
8p
24p
14p
10p
3p
1l
2x8N
2x8N
3x8N
2x8N
- ĐH nhận lớp: x x x x x x
 x x x x x x
 X
- ĐH khởi động:
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
- ĐH tập luyện.
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
- ĐH phân nhóm hoặc tự ôn.
 x x x x x 
x x
x x
x X x
x x
- ĐH trò chơi:
x x x x x x
x x x x x x
 X
- ĐH kết thúc:
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 X
 Thứ 5 ngày tháng 12 năm 2019
Toán. GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp)
I. Mục tiêu. Giúp HS :
- Biết cách tìm một số khi biết một số % của nó.
 - Vận dụng cách tìm một số khi biết một số %của số đó để giải các bài toán có liên quan.
II.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra: Nêu cách giải bài toán tìm một số khi biết một số phần trăm của nó?
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Tìm hiểu bài(15p) 
a) H/d tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420.
- GV đọc bài toán ví dụ (sgk).
? 52,5% số HS toàn trường là bao nhiêu em.
GV viết: 52,5%: 420 em
? 1% số HS toàn trường là bao nhiêu em.
1%...em?
+100% số HS toàn trường là bao nhiêu em ?
100%....em?
? Như vậy để tính số HS toàn trường khi biết 52,5% số HS toàn trường là 420 em ta làm ntn.
- Ta có thể viết gọn nh sau:
b) Bài toán về tỉ số %
- GV nêu bài toán (sgk).
? Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì.
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét.
? Nêu cách tính một số khi biết 120% của nó là 1590.
HĐ3: Luyện tập thực hành (15p) 
Bài 1: 
- GV gọi 1 HS đọc bài.
- Y/c HS tự làm bài.
- GV chữa bài.
Bài 2: Y/c HS tự đọc đề và tự làm bài
- GV chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.
- Y/c HS tính nhẩm.
HĐ3: Củng cố dặn dò.(3p)
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS ôn bài ở nhà
- HS tóm tắt lại bài toán.
- Là 420 em.
420 : 52,5 = 8 (em)
8 x 100 = 800 (em).
420 : 52,5 sau đó nhân 100.
- HS nêu. 420 : 52,5 x 100 = 800 (em).
hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800 (em).
- HS tóm tắt.
- Coi kế hoạch là 100% thì % số ô tô sản xuất được là 120%.
- 1 em lên bảng giải, lớp làm nháp.
lấy 1590 x 100 : 120
hoặc 1590 : 120 x 100
Giải
Số ô tô nhà máy phải sản xuất theo kế hoạch là:
1590 x 100 : 120 = 1325 (ô tô)
 Đáp số: 1325 ô tô
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm vở.
- HS làm vào vở bài tập, 1 HS đọc bài làm trước lớp.
Giải
Trường Vạn Thịnh có số học sinh là:
x 100 : 92 = 600 (HS)
 Đáp số : 600 học sinh
- 1 HS đọc đề, tóm tắt đề
 Giải
 Tổng số sản phẩm của xưởng may là:
 732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm)
 ĐS: 800 sản phẩm.
- 1 HS đọc.
10% = 25% = 
 Số gạo trong kho là:
5 x 10 = 50 tấn
 5 x 4 = 20 tấn
Tập làm văn TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết) 
I. Mục tiêu
- Viết được bài văn hoàn chỉnh,thể hiện sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
- Rèn kĩ năg viết văn miêu tả người.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ. -Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra: Đọc đoạn văn tả hoạt động của em bé ở tiết trước.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Luyện tập thực hành ( 30p)
- Tổ chức hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Gọi HS đọc đề . Xác định yêu cầu của đề 
+Em chọn đề nào?Tả người nào?
+Em tả người đó nhằm mục đích gì?
+Thái độ ,tình cảm cần có là gì?
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở: Nhắc HS chọn cách mở bài, kết bài cho phù hợp. Phần thân bài nên dùng các từ ngữ hình ảnh gợi tả được đặc điểm, ngoại hình của người em định tả ..
- Nhắc nhở HS cách trình bày bài văn,tư thế ngồi viết, 
- Hướng dẫn HS đọc soát lỗi, hoàn chỉnh bài văn.
- GV Thu bài
HĐ3: Củng cố dặn dò.( 3p)
- Dặn HS đọc bài làm cho bố mẹ nghe.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc, nhận xét,bổ sung.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
- HS đọc yêu cầu của đề.Thảo luận chọn đề.
- Nhắc lại dàn ý về văn tả người.
- Viết bài vào vở.
- Đọc ,soát,sửa lỗi.
Khoa học. TƠ SỢI
 I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu được một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- GDMT: Bảo vệ nguồn nguyên liệu để sản xuất tơ sợi.
- GDKNS: Kỹ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
II. Đồ dùng:
- Thông tin và hình sgk64, 65. Phiếu học tập 
- Một số loại tơ sợi.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động ( 2p)
- Kiểm tra việc ôn bài: 
Nêu các tính chất của chất dẻo?Một số vật dụng làm bằng chất dẻo và cách bảo quản chúng? 
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Luyện tập thực hành.( 25p)
Tìm hiểu về một số loại tơ sợi 
- GV Gọi đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến:
 Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo 
Gọi đại diện nhóm báo cáo,nhận xét,bổ sung.
Kết luận(Thông tin tr 67 sgk)
GV tổ chức cho HS làm BTở VBT. 
HĐ3: Củng cố dặn dò.( 3p) 
Hệ thống bài. GDMT: Ngăn chặn nạn săn bắn thú rừng để làm tơ sợi vải vóc.Tích cực bảo vệ trồng dâu,trồng đay,khai thác các loại khoáng sản chế tạo chất dẻo,sản xuất tơ sợi một cách hợp lý ,..đó là những hành động góp phần BVMT. 
- Dặn HS học thuộc mục Thông tin trong sgk.tr67.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời, nhận xét.
- Nhắc lại mục tiêu.
- Ghi mục bài vào vở
-HS quan sát hình trong sgk.Thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung thống nhất ý kiến. 
HS làm thí nghiệm, thảo luận thống nhất ý đúng.
-HS đọc thông tin.làm PHT,trình bày kết quả,thống nhất ý kiến.
- HS hoàn thành BT ở VBT in
-HS liên hệ phát biểu.
-HS đọc thông tin tr67sgk.
 Tiết 32: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI 
I.Mục tiêu: + Ôn bài thể dục phát triển chung. Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài. + Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được . II. Địa điểm - phương tiện:
- Sân TD; - GV chuẩn bị 1 còi, 2 cờ, kẻ sân trò chơi.
III. Tiến trình dạy học: 
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
TG
SL
I.Mở đầu:
- Lớp trưởng chỉnh hàng, điểm số, báo,
cáo, chúc GV khoẻ.
- GV nhận lớp, phổ biến mục tiêu, kiểm tra sân bãi, dụng cụ, chúc sức khoẻ HS.
- Khởi động: Chạy 1 vòng sân TD; 
- Xoay các khớp cơ thể.TC: Tiếp sức chuyển vật
 II.Cơ bản;
1.Bài thể dục:+ Ôn 8 động tác:
Vươn thở, tay, chân, vặn mình, 
toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hoà:
- GV làm mẫu. - HS tập luyện. 
- GV chú ý sửa sai.
- Lớp trưởng điều hành cả lớp.
- GV quan sát để sửa sai.
- Phân chia nhóm tổ để tự ôn.
- Các nhóm thi đua trình diễn.
- Chỉ định HS lên điều hành cả lớp.
- GV cùng HS q. sát nhận xét, sửa sai.
2.Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”. 
- GV hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho học sinh chơi.
- Thưởng - phạt sau 1 lần chơi.
 III.Kết thúc:
- Thả lỏng tích cực các động tác nhẹ.
- Hệ thống bài học.
- Hướng dẫn học ở nhà. 
- Nhận xét giờ học
8p
24p
14p
10p
3p
1l
2x8N
2x8N
3x8N
2x8N
- ĐH nhận lớp: x x x x x x
 x x x x x x
 X
- ĐH khởi động:
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
- ĐH tập luyện.
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
- ĐH phân nhóm hoặc tự ôn.
 x x x x x 
x x
x x
x X x
x x
- ĐH trò chơi:
x x x x x x
x x x x x x
 X
- ĐH kết thúc:
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 X
Luyện từ và câu. TỔNG KẾT VỐN TỪ.
I. Mục tiêu
- Biết kiểm tra vốn từ theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đặt được các câu theo yêu cầu BT2, BT3
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ - Bảng nhóm.Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Khởi động ( 5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: làm bài tập 4 tiết trước.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.doc