Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Lịch sử

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( 3 – 2 – 1930)

 - Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ghi nhớ và hiểu ý nghĩa sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước.

 - Biết vai trò quan trọng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Thái độ:

 - Tự hào và trân trọng dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ và phát huy truyền thống lịch sử dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học

 - Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

 

doc 10 trang cuongth97 06/06/2022 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( 3 – 2 – 1930)
	- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng ghi nhớ và hiểu ý nghĩa sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. 
	- Biết vai trò quan trọng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Thái độ: 
	- Tự hào và trân trọng dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ và phát huy truyền thống lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
	- Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?
+ Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- GV nhận xét.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1.Hoạt động khởi động 
- GV hỏi: Em có biết sự kiện lịch sử gắn với ngày 3-2-1930 không?
 - GV giới thiệu: Ngày 3-2-1930 chính là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta ra đời ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. 
 2.2.Hoạt động khám phá hình thành kiến thức.
HĐ1: Hoàn cảnh đất nước 1929và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản VN.
- GV giới thiệu: Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghiã Mác-Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc đã tích cực hoạt động, truyền bá chủ nghiã Mác-Lênin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Từ những năm 1926 trở đi, phong trào Cách mạng nước ta pht triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9- 1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các tổ chức đ lnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng chưa tạo được sức mạnh chung.
- GV nêu yêu cầu: Thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi:
 + Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cách mạng Việt Nam?
 + Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
 + Ai có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành 1 tổ chức duy nhất? Vì sao? 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận của mình trước lớp.
- GV kết luận: Cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam rất phát triển, đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào. Thế nhưng để 3 tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng cách mạng phân tán, không hiệu quả. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hợp nhất 3 tổ chức thành 1 tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc đã làm được điều đó và lúc đó chỉ có Người mới làm được
HĐ 2: Hội nghị thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để tìm hiểu những nét cơ bản về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam theo các câu gợi ý sau:
 + Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
 + Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?
 + Nêu kết quả của hội nghị
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV hỏi: tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật?
- GV KL: Để tổ chức được hội nghị, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc và các chiến sĩ cộng sản phải vượt qua muôn ngàn khó khăn nguy hiểm, cuối cùng hội nghị đã thành công. Chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của việc thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất ở nước ta.
HĐ3: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
HĐ cá nhân:
+ Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
 + Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào? 
- GV kết luận: Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời. Từ đó cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang.
2.3. Hoạt động củng cố luyện tập
- Y/c HS cả lớp thảo luận và trình bày nội dung bài học.
- Cho HS đọc bài học SGK
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng 
+ Theo em nếu không có Đảng Bác lãnh đạo thì đất nước ta bây giờ thế nào?
+ Để biết ơn Đảng Bác các em phải làm gì ?
- GV liên hệ thực tế.
- Đọc cho HS nghe bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng ( Tố Hữu).
- Nhận xét tiết học dặn dò HS Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS chú ý nội dung SGK để tìm hiểu bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp, nêu ý kiến:
+ Nếu để lâu, sẽ làm lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt được thắng lợi.
+ Để tăng thêm sức mạnh của Cách mạng cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đầy đủ uy tín mới làm được. 
+ Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc mới làm được điều này vì người là 1 chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng, người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế và được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ.
+ 3 HS lần lượt nêu ý kiến, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
+ HS thảo luận nhóm 4 HS, cùng trao đổi và rút ra những nét chính về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . 
+ Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930, tại Hồng Kông. 
+ Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc. 
+ Kết quả hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 HS trình bày, lớp theo dõi.
 Vì thực dân Pháp luôn tìm cách dập tắt các phong trào cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và bí mật để bảo đảm an toàn 
- HS đọc nội dung SGK để trả lời câu hỏi
- HS nhận xét nhắc lại.
+ Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh. Đề ra đường lối đúng đắn. Cách mạng Việt Nam liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn 
+ Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu nội dung bài học.
 - HS nhắc lại ND bài học. 
- HS tự nêu, lớp chú ý nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Thể dục
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Địa lý
Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
 	- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.
 	- Biết hệ thống hóa các kiến thức đó học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 	- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 	- Các hình minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 3HS lên bảng, yêu cầu trả lời
HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi 
các câu hỏi 
+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.
 Nhận xét.
- Giới thiệu bài
sau: 
- Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn 
- Các bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
- Lắng nghe
Hoạt động 1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành, sau đó GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS báo cáo kq thảo luận.
- GV nhận xét.
- HS làm bài theo cặp, thảo luận hoàn thành bài tập
- Đại diện bỏo cỏo kết quả, nhận xột, bổ sung
Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê các đặc điểm cảu các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GVgọi đại diện nhóm lên báo cáo.
- GV nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo.
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Trên phần đất liền của nước ta: diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng.
Khoáng sản
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc cú mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn. Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất
Nước ta có hai loại đất chính: Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi. Đất phù san mãu mỡ ở đồng bằng.
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu hai loại rừng chính: Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng đồi núi. Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
* Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: sưu tầm các thông tin về sự phát triển dân số ở Việt Nam, các hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
Tiết 2: Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Quan hệ giữa 1 và 
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
II. Các hoạt động dạy học:
Ho¹t đéng d¹y
Ho¹t đéng häc
1. Thực hành vở bài tập
*Bài 1
- Cho HS làm.
- G ọi HS lên bảng làm
- GV chốt kết quả đúng.
*Bài 2
- HS làm bài VBT
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- GV nhận xét
*Bài 3
 - HS làm bài
 - HS nhận xét
 - GV nhận xét
4. Củng cố
- Nhận xét giờ học
- Hoàn thành bài tập.
 a, 1: = 1 = 10
b, = 10 
a, x + b, x - 
 x = x = 
 x = x = 
- HS lên bảng làm
- HS nhận xét
 Giải
a, Mua 1lít dầu hết số tiền là:
 20000 : 4 = 5000 (đồng)
 Mua 7lít dầu hết số tiền là:
 5000 7 = 35000 (đồng)
b, Giảm 1000 đồng thì mua 1lít hết số tiền là: 5000 – 1000 = 4000 (đồng)
20000 đồng mua được số lít dầu là:
 20000 : 4000 = 5 (lít)
 ĐS: a, 35000 đồng; b, 5 lít
- HS lắng nghe
Tiết 3: Tin học
 Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Chính tả
Nghe viết: Dòng kinh quê hương
I. Mục tiêu: 
 	- Nghe – viết đúng bài chính tả; không mắc quỏ 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 	- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3. HS hoàn thành tốt làm được đầy đủ BT3 .
 	*GDMT: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.
 II. Đồ dùng dạy hoc: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
HS viết những từ chứa nguyên âm đôi ưa, ươ: lưa thưa, mưa, tưởng, tươi,..) và giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết
- GV đọc toàn bài viết và gọi 1 học sinh đọc lại.
- Hướng dẫn viết từ sai: mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót,.. 
- GV đọc hs viết bài.
- GV đọc hs soát bài.
- Chấm 7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2
GV gợi ý: vần này thích hợp với cả 3 ô trống. Yêu cầu học sinh làm và vở bài tập
- GV chốt lời giải đúng
 Bài tập 3
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Thảo luận trong nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét thống nhất lời giải đúng
- Sau khi điền đúng tiếng có chứa ia hoặc iê vào chỗ trống, HS đọc thuộc các thành ngữ trên.
4. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê.
- GV nhận xét tiết học.
2 học sinh lên bảng giải thích, học sinh dưới lớp viết vào nháp.
- ưa: dấu thanh đánh âm chính thứ nhất; - ươ: dấu thanh đánh âm chính thứ hai
- Lắng nghe
- Học sinh nghe
- Một hs đọc bài viết
- Cả lớp đọc thầm chú ý những từ dễ viết sai
- HS làm bài cá nhân, hs đọc bài làm, cả lớp đối chiếu.
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều/ Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều tro
1 học sinh nêu yêu cầu.
Đông như kiến./ Gan như cóc tía./ Ngọt như mía lùi.
- ia dấu thanh đánh ở âm chính thứ nhất
- iê dấu thanh đánh ở âm chính thứ hai - Lắng nghe va thực hiện
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Âm nhạc
Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Kết bạn cùng tiến
I. Mục tiêu:
Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến”, giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp, ở trường.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài lệu, phương tiện:
Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên báo chí, đài truyền hình, mạng Internet.
IV. Các bước tiến hành:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Chuẩn bị: 
- Trước 1 tuần, GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của việc kết “Đôi bạn cùng tiến”
- Nêu các yêu cầu chuẩn bị cho buổi ra mắt” Đôi bạn cùng tiến” vào buổi sinh hoạt lớp.
+ Sưu tầm câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến”
+ Chọn bạn kết “Đôi bạn cùng tiến”
+ Đôi bạn chuẩn bị nội dung chương trình cùng nhau phấn đấu, giúp đỡ nhau cùng tiến trong năm học.
- Một số tiết mục văn nghệ chủ đề tình bạn.
2. Ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”
- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu kết “Đôi bạn cùng tiến”
- Biểu diễn văn nghệ xen kẽ chúc mừng buổi ra mắt.
3. Nhận xét, đánh giá:
- GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”. Chúc các đôi bạn cùng tiến trong lớp đạt được các chỉ tiêu phấn đấu đề ra.
- HS chú ý chuẩn bị như yêu cầu của giáo viên.
- MC tuyên bố lý do, chương trình
- Các “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu trước lớp và nói về hương phấn đấu, giúp đỡ nhau của mình.
- HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
- Cả lớp hoan hô buổi lễ thành công tốt đẹp.
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt
Luyện tập văn tả cảnh 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn tả cảnh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Thực hành ôn luyện:
Bài 1. Viết đoạn văn tả cảnh khu nhà em ở vào buổi sáng sớm.
Bài 2. Đọc bài văn sau và làm theo yêu cầu ở dưới :
 Sông Hồng là một trong những con sông rộng và dài nhất nước ta. 
 Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Mặt sông không lúc nào chịu đứng yên. Khi thì sóng dội, khi thì nước xoáy, khi thì lừng lững trôi xuôi như người đi thẳng không nhìn ai. Những ngày mưa bão, lòng sông xao động, gầm thét và đen kịt lại. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay. Vào buổi tối không trăng, sao đậu kín trời, sao rơi đầy mặt sông như vãi tấm. Khi mọi nhà lên đèn, cả khúc sông cùng thấp tha thấp thoáng những đốm lửa và nhộn nhịp tiếng gọi, tiếng thưa. Cả tiếng cười nữa cũng râm ran trên mặt nước. Dòng sông mênh mông từng đợt sóng dồn dập, ì ập vỗ vào mạn thuyền nghe mới vui làm sao. 
Bài 3. Hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) tả cảnh hoặc tả cây cối có sử dụng các biện pháp tu từ đã học, có câu mở đầu là: “Khi trời chuyển mình sang đông...
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.	
- Hát
- Lắng nghe.
Gợi ý
a) Mở bài: giới thiệu chung về vườn cây vào buổi sáng.
 b) Thân bài : 
- Tả bao quát về vườn cây:
 + Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây.
 + Tả chi tiết (tả bộ phận). Những hình ảnh luống rau, luống hoa, màu sắc, nắng, gió 
c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về khu vườn.
a) Ghi lại dàn ý của bài văn trên :
* Mở bài :
* Thân bài :
* Kết bài :
b) Tác giả quan sát dòng sông bằng những giác quan nào ?
c) Ghi lại câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hoá; so sánh.
Đáp án
- Mở bài : Sông Hồng .... dài nhất nước ta
– Thân bài : Lòng sông ... râm ran trên mặt nước
- Kết bài : còn lại.
b) Tác giả quan sát dòng sông bằng những giác quan : thính giác, thị giác.
c) Câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hoá: Mặt sông không lúc nào chịu đứng yên ; Những ngày mưa bão, lòng sông xao động, gầm thét và đen kịt lại.
Tham khảo
Khi trời chuyển mình sang đông, cây bàng bắt đầu trút lá. Những chiếc lá bàng lay động như những ngọn lửa đỏ bập bùng cháy. Rồi chỉ một cơn gió nhẹ, những ngọn lửa đỏ ấy chao liệng rồi đua nhau rớt xuống. Chỉ qua một đêm thôi, mặt đất đã được trang điểm một tấm thảm đỏ được dệt bằng những chiếc lá bàng. Kì diệu thay những chiếc lá! Đã rụng rồi mà vẫn toát lên vẻ đẹp đến mê say. (so sánh, đảo ngữ).
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc