Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

 Tiết 1: Lịch sử

Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

 I. Mục tiêu:

 1. Kỹ năng:

- HS biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính

- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ghi nhớ và nắm sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.

- Biết nguyên nhân Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ và học tập tấm gương yêu nước vĩ đại của Bác.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Hình trong SGK phóng to(nếu có thể), bản đồ.

 - Bản đồ hành chính Việt Nam (có địa danh TP HCM).

 

doc 15 trang cuongth97 3990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
 Tiết 1: Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
	I. Mục tiêu: 
	1. Kỹ năng: 
- HS biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính 
- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ghi nhớ và nắm sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. 
- Biết nguyên nhân Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ và học tập tấm gương yêu nước vĩ đại của Bác.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Hình trong SGK phóng to(nếu có thể), bản đồ.
 	- Bản đồ hành chính Việt Nam (có địa danh TP HCM).
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Em hãy thuật lại nôi dung diễn biến của phong trào Đông Du ?. 
+ Vì sao phong trào Đông Du thất bại
- GV nhận xét.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1.Hoạt động khởi động 
+ Hãy nêu 1 số phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
 + Nêu kết quả của các phong trào trên. Theo em vì sao các phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX đều thất bại?
- GV giới thiệu bài: Đầu thế kỷ XX, ở nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn. Lúc đó Bác Hồ mới là 1 thanh niên 21 tuổi quyết chí ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam . 
2.2.Hoạt động khám phá hình thành kiến thức.
HĐ 1: Tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành
HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS đọc SGK: Từ đầu đến Nghệ An, để trả lời câu hỏi sau :
+ Em biết gì về thời niên thiếu và quê hương của Nguyễn Tất Thành ?
- GV nhận xét và bổ sung
Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn Ai Quốc- Hồ Chí Minh. Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc( 1863- 1929) đỗ phó bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức chuyển sang làm nghề thầy thuốc. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan( 1868- 1900) một phụ nữ có học, đảm đang, chăm lo chồng con hết mực 
 HĐ2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.
HĐ cá nhân: GV cho HS đọc từ Nguyễn Tất Thành đến cứu dân, trả lời câu hỏi sau :
 - Nguyễn Tất Thành là người như thế nào?
- Vì sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối yêu nước
- Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, chốt ý kết luận
Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã quyết tâm đi về phương tây. Bác đã gặp nhiều khó khăn gian khổ 
HĐ3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
HĐ nhóm đôi: GV cho lớp thảo luận nhóm theo nội dung sau :
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài ?
+ Ngưòi đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào ?
+ Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào ?
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con đường nào, vào ngày nào ?
- GV nhận xét KL Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
2.3. Hoạt động củng cố luyện tập
- Y/c HS cả lớp thảo luận và trình bày nội dung bài học.
- Cho HS đọc bài học SGK
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng 
+ Nguyễn Tất Thành đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh?
+ Theo em, nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì đất nước ta sẽ như thế nào?
- GV liên hệ thực tế.
- Đọc cho HS nghe bài thơ Người đi tìm hình của nước ( Chế Lam Viên)
- Nhận xét tiết học dặn dò HS Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
+ HS nêu theo trí nhớ.
+ khởi nghĩa của nhân dân Nam Kỳ, phong trào Cần vương, Đông du 
Do chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn 
- HS đọc nội dung SGK để trả lời câu hỏi
- HS nhận xét nhắc lại.
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1980 trong một nhà yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn Aí Quốc – Hồ Chí Minh
- Lớp nhận xét
- HS đọc nội dung SGK để trả lời câu hỏi
+ Yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi của giặc Pháp, giải phóng đồng bào
+ Vì các con đường này đều bị thất bại
+ Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp
- HS trả lời , lớp nhận xét
HS thảo luận nhóm theo nội dung sau :
HS nêu kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Người biết khi ra nước ngoài một mình là rất nguy hiểm nhất là những lúc ốm đau. Bên cạnh đó, Người cũng không có tiền
+ Người rủ Tư Lê một người bạn thân đi cùng nhưng Tư Lê không đủ can đảm đi cùng Người. Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và Người đã ra nước ngoài một mình, làm việc nặng nhọc là phụ bếp trên tàu
+ Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đi tìm đường cứu nước bởi Người rất dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn
+ Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với cái tên gọi mới : Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước mới 
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu nội dung bài học.
 - HS nhắc lại ND bài học. 
+ Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về phương tây, Người không đi theo con đường của các sĩ phu yêu nước trước đó vì các con đường này đều thất bại. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà người phương tây hay nói và muốn xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào ta.
+ Đất nước không có độc lập tự do, nhân dân ta bị áp bức bóc lột 
+ HS lắng nghe
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Thể dục
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Khoa học
Dùng thuốc an toàn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn. Xác định khi nào nên dùng thuốc. Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.
- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và liều lượng.
- GD học sinh cẩn thận khi dùng thuốc.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng.
- Hình trang 24, 25 (sgk).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Em sẽ nói gì với các chất gây nghiện như ma tuý, thuốc lá, rượu...vì sao? 
- Nhận xét. 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
*Bước 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu các học sinh đọc các thông tin ở sgk để hỏi và trả lời.
*Bước 2: Báo cáo kết quả
- Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
- Gọi một số cặp lên bảng hỏi và trả lời câu hỏi ở sgk,
Kết luận: Khi bị bệnh chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập sgk.
Bước1: Yêu cầu học sinh làm bài tập 24 sgk.
Bước 2: Yêu cầu học sinh nêu kết quả.
Nhận xét.
Kết luận: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi mua thuốc cần đọc kĩ hướng dẫn.
- Giới thiệu một số vỏ đựng và bàn hướng dẫn sử dụng gọi học sinh đọc
- Giới thiệu.
3. Hoạt động 3: “Ai nhanh, ai đúng”
Bước 1: Hướng dẫn chơi
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đặt một bảng con trước mặt để ghi đáp án.
- Cử một học sinh làm quản trò, 03 BGK.
Bước 2: Tổ chức chơi
- Quản trò đọc câu hỏi với các đáp án (Câu hỏi SGV - 56).
- Nhận xét, tổng kết đội thắng,
4. Củng cố dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh 2,3 em trả lời.
- Học sinh về cặp trao đổi, trả lời từng câu hỏi
- Học sinh nối tiếp trả lời.
- Từng cặp lên bảng hỏi đáp, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm bài cá nhân
Đáp án: 1- d, 2- c, 3- a, 4- b.
- HS đọc và giới thiệu
- Học sinh về nhóm, thực hiện yêu cầu.
- Các nhóm TL ghi nhanh đáp án ra bảng nhóm nào nhanh sẽ thắng.
- HS thực hiện.
Tiết 2: Tin học
Tiết 3: Đạo đức
	 Có chí thì nên (tiết 2)
(Tích hợp GD ĐĐ Bác Hồ)	
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chớ cú thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chớ vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đỡnh, xó hội.
* GDĐĐ HCM: Bác Hồ là tấm gương lớn về ý chớ và nghị lực. Qua bài học, rèn luyện cho HS phẩm chất ý chia, nghị lực theo gương Bác Hồ.
* GDKNS: 
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chớ trong học tập và trong cuộc sống).
- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
- Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Hoạt động cả lớp
MT: Gương sáng noi theo
CTH: GV tổ chức hoạt động cả lớp.
+ Yêu cầu HS kể một số tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, truyền hình ....
+ Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+ Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập?
+ Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?
+ GV kể cho HS nghe một câu chuyện về một tấm gương vượt khó.
- GV kết luận, rút ra ghi nhớ
Hoạt động 2: Lá lành đùm lá rách
MT: HS có tinh thần giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn
CTH:
- GV tổ chức hoạt động theo nhóm.
+ Yêu cầu HS mỗi nhóm đưa ra những thuận lợi và khó khăn của minh.
+ Cả nhóm thảo luận, liệt kê các việc có thể giúp được bạn (trong nhóm) có nhiều khó khăn nhất về vật chất và tinh thần.
- GV tổ chức hoạt động cả lớp.
+ GV yêu cầu đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV yêu cầu cả lớp trao đổi bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
- GV nhận xét.
Kết luận: Trong cuộc sống có rất nhiều bạn khó khăn, chúng ta cần phải thông cảm và giúp đỡ
Hoạt động 3: Trò chơi: Đúng-sai
MT: HS biết những việc nên - không nờn làm.
CTH: GV tổ chức cho HS làm việc theo cả lớp.
+ Phát cho HS cả lớp mỗi em 2 miếng giấy xanh - đỏ
+ GV hướng dẫn cách chơi
- GV lần lượt đưa ra các câu tình huống.
- Sau đó, HS giơ cao miếng giấy màu để đánh giá xem tình huống đó là đúng hay sai. Nếu đúng: HS giơ giấy mầu đỏ, sai giơ giấy màu xanh.
+ GV viết sẵn các tình huống vào bảng phụ.
- GV y/c HS giải thích các trường hợp sai.
- Kết luận đúng sai. 
Hoạt động nối tiếp
- GV tổng kết bài
- GV nhận xét giờ học
- HS tiến hành hoạt động cả lớp.
+ HS kể cho các bạn trong lớp cùng nghe.
+ Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên
+ Là biết khắc phục khó khăn, tiếp thu phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt.
+ Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục.
+ HS lắng nghe.
+ HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện.
+ HS thảo luận nội dung GV đưa ra.
- Hs thực hiện.
+ HS báo cáo trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nhận các miếng giấy màu xanh, đỏ và chuẩn bị chơi.
+ HS thực hiện chơi.
- HS thực hiện.
- HS giải thích trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp tục thực hiện
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Chính tả
Nhớ - viết: Ê-mi-li, con 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng thể thơ tự do.
- Nhận biết các tiếng có chứa ưa/ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2. Tìm được tiếng chứa ưa/ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục nhữ ở BT3.
 - Học sinh HTT là đầy đủ BT3, hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ.	
II. Đồ dùng dạy học :
- BT 2 viết sẵn trên bảng lớp 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào vở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.
+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng trên?
- Nhận xét.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi bảng
2.2 Hướng dẫn nghe viết
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Chú Mo - ri - xơn nói với con điều gì trước khi từ biệt?
b) Hướng dẫn HS viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- GV đọc bài viết.
d) Soát lỗi, chấm bài.
2.3. Luyện tập:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
(Gợi ý HS gạch chân dưới các tiếng có chứa ưa/ươ.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
 + Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được? 
Kết luận: Các tiếng có nguyên âm đôi ưa không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính (nếu có). Các tiếng có nguyên âm đôi ươ có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nếu có)
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp theo hướng dẫn sau:
+ Đọc kĩ các câu thành ngữ, tục ngữ.
+ Tìm tiếng còn thiếu.
- Tìm hiểu nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ trên.
- Gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
- Đọc, viết các từ: suối, ruộng, mùa, buồng, lúa, lụa, cuộn,...
+ Những tiếng có nguyên âm đôi ua không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
+ Các tiếng có nguyên âm uô có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính.
- HS lắng nghe.
 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ trong lớp.
+ Chú muốn nói với Ê - mi - li về nói với mẹ rằng: cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.
- HS tìm và nêu các từ ngữ: Ê - mi - li, sáng bùng, ngọn lửa, nói giùm, Oa- sinh- tơn, hoàng hôn, sáng loà,...
2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- HS viết bài
1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
 2 HS làm trên bảng lớp, các HS khác làm vào vở bài tập.
+ các từ chứa ưa/ lưa, thưa, mưa, giữa.
+ Các từ chứa ươ/tưởng, nước, tươi, ngược.
- HS nêu ý kiến :
+ Các tiếng: mưa, lưa, thưa không được đánh dấu thanh vì mang dấu thanh ngang, riêng giữa dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
+ Các tiếng: tưởng, nước, ngược dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính, tiếng tươi không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang.
- Lắng nghe.
 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
 2 HS ngồi cùng bàn cùng trao đổi, làm bài.
- Mỗi HS chỉ nói về một câu.
+ Cầu được, ước thấy: đạt được đúng điều mình thường mong đợi, ao ước.
+ Năm nắng, mười mưa: trải qua nhiều khó khăn, vất vả.
+ Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thánh công.
+ lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
- HS tự thuộc lòng.
2 HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ cho cả lớp nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2 : Tiếng Anh
Tiết 3 : Âm nhạc
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2020
An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
Bài 8: Biển báo hiệu đường bộ
I. Mục tiêu: 
 	Học sinh nhận biết được tầm quan trong của việc tuân thủ đèn báo hiệu đường bộ và ý nghĩa một số đèn báo hiệu đường bộ thường gặp.
	II. Đồ dùng dạy học: 	
	- Tranh to in các biển báo bài học.
	- Giáo viên tự chuẩn bị bộ bìa cứng các đèn báo hiệu đường bộ trong bài học (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Gọi 1-2 HS liệt kê những nơi an toàn để chơi đùa tại nơi em ở.
 	- HS khác nhận xét. GV đánh giá.
2. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.1. Hoạt động 1: Xem tranh và tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp.
	2.1.1. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp.	
	2.1.2. Đồ dùng dạy học: Tranh to in các biển báo bài học.
	2.1.3. Phương pháp dạy học: Quan sát, thực hành, thảo luận.
2.1.4.Tiến trình của hoạt động:
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia Iớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo.
Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh các loại biển báo:
	1. Biển báo “Cấm đi ngước chiều”: Báo đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định
2. Biển báo “Cấm rẽ trái”: Khi gặp biển này các phương tiện không được rẽ trái.
 	 Biển báo “Cấm rẽ phải”: Khi gặp biển này các phương tiện không được rẽ phải.
	3. Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”: Báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.
	4. Biển báo “Ðường dành cho xe thô sơ”: Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.
	5. Biển báo “Nơi đỗ xe”: Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe v.v...
	6. Biển báo “Ðường người đi bộ sang ngang”: Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang. Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường. Gặp biển này người lái xe phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang.
* Thực hành trò chơi
	- Chia Iớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ gồm 7 biển báo cỡ nhỏ.
	- Yêu cầu 1 nhóm giơ 1 biển bất kỳ Iên và 2 nhóm kia đưa ra câu A trả lời về ý nghĩa của biển báo.
- Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng.
* Mở rộng:
Giáo viên giải thích hình dạng và ý nghĩa của 4 nhóm biển báo chính. Biển báo hiệu đường bộ được chia Iàm 5 nhóm: 4 nhóm biển báo chính và 1 nhóm biển phụ. 4 nhóm biển báo chính có hình dạng và ý nghĩa như sau:
1. Nhóm biển báo cấm: 
- Hình dạng: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền hình vẽ màu đen.
- Tác dụng: Nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuân theo.
2. Nhóm biển báo nguy hiểm:
- Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
- Tác dụng: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử lí.
3. Nhóm biển hiệu lệnh:
- Hình dạng: Có dạng hình tròn, nền xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng.
- Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết hiệu lệnh phải thi hành.
4. Nhóm biển chỉ dẫn:
- Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh lam.. 
- Nhằm báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích trong thi hành.
 	2.2. Hoạt động 2: Góc vui học
	2.2.1. Mục tiêu: Biết ý nghĩa của các biển báo hiệu đường bộ.
2.2.2. Đồ dùng dạy học: Tranh to in các biển báo bài học.
	2.2.3. Phương pháp dạy học: Quan sát, thực hành, thảo luận.
2.2.4. Tiến trình của hoạt động:
* Bước 1: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu xem biển báo và giải thích ý nghĩa của các biển báo.
	* Bước 2: GV giải thích
	A: Biển “Dừng lại”: Biển có hiệu lực buộc các xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn, cờ) cho phép đi.
	B: Biển “Biểu thị thời gian”: Được đặt dưới biển báo cấm hoặc biển hiệu lệnh nhằm quy định phạm vi thời gian hiệu lực của các biển báo cấm, biển hiệu lệnh cho phù hợp yêu cầu.
	C: Biển “Trẻ em”: Báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như gần vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ.
D: Biển “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”: Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường. 
	E: Biển “Cấm đi ngược chiều”: là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.
F: Biển “Đường người đi bộ sang ngang”: Để chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang.
2.3. Hoạt động 3: Ghi nhớ và dặn dò
HS đọc ghi nhớ. GV nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ
2.4. Hoạt động 4: Bài tập về nhà
HS quan sát các biển báo giao thông từ nhà đến trường. Nêu ý nghĩa của những biển báo đó.	
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Địa lí
Đất và rừng
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa, đất phe-ra-lit.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lit:
+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ, phân bố ở đồng bằng.
+ Đất phe-ra-lit: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn:
+ Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ); đất phe-ra-lit và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp và ven biển.
- Biết một số tỏc dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hũa khớ hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
Học sinh HTT: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu trả lời
+ Biển có vai trò thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
- Nhận xét HS.
- Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1 : Các loại đất chính ở nước ta
- GV tổ chức cho Hs làm việc cá nhân với yêu cầu như sau:
- Đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc và nhận xét sơ đồ của bạn đã làm.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ, trình bày bằng lời về các loại đất chính ở nước ta.
- GV nhận xét.
Kết luận: Các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa, đất phe-ra-lit.
Hoạt động 2: Sử dụng đất một cách hợp lí
- Thảo luận nhóm nhỏ, yêu cầu các em thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì về sử dụng và khai thác đất?
+ Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì?
+ Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3 : Các loại rừng ở nước ta
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với yêu cầu như sau:
- Quan sát các hình 1; 2; 3 của bài, đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng chính ở nước ta.
- GV hướng dẫn từng nhóm HS
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào sơ đồ để giới thiệu về các loại rừng ở Việt Nam, sau đó gọi 2 HS lần lượt lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa trình bày.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: + Rừng rậm nhiệt đới: cõy cối rậm, nhiều tầng.
+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
Hoạt động 4: Vai trò của rừng
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?
+ Em biết gì về thực trạng của rừng nước ta hiện nay?
+ Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?
+ Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
- GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhật xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
+ Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
+ Các bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
- Lắng nghe
- HS nhận nhiệm vụ sau đó:
+ Đọc SGK
+ Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở.
+ Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành sơ đồ.
1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
2 HS trình bày
Đất phự sa, đất phe-ra-lit...
- Làm việc theo nhóm 4.
+ Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn. Vì vậy, sử dụng đất phải hợp lí.
+ Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn 
+ Các biện pháp bảo vệ đất:
 * Bón phân hữu có, phân vi sinh trong trồng trọt. Núi để tránh đất bị xói mòn.
* Thau chua, rửa mặn ở các vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
* Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi 
* Đóng cọc, đắp đê để giữ đất không
bị sạt lở, xói mòn . 
1 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận nhiệm vụ sau đó
+ Đọc SGK
+ Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở.
+ Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành sơ đồ.
1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
2 HS trình bày.
- Lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm 4.
+ Các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất:
* Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu.
* Rừng giữ đất không bị xói mòn.
* Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt.
* Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, bảo vệ đời sống và các vùng ven biển 
+ Tài nguyên rừng là có hạn, không được sử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Việc khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường, tăng lũ lụt, bão. 
+ HS trình bày các thông tin đã sưu tầm được
+ HS trình bày theo suy nghĩ của mình
+ HS trình bày các thông tin đã sưu tầm được.
- Các nhóm báo cáo.
- Lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.doc