Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Lịch sử

Phan Bội Châu và phong trào Đông du

I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được

1. Kiến thức: Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

 - Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An . Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.

- Từ năm 1905- 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt sự kiện và rút ra ý nghĩa lịch sử.

 3.Thái độ: Giáo dục HS yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

- Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá nhân vật lịch sử, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào đối với nhân vật lịch sử (Phan Bội Châu )

- Năng lực tìm hiểu về mục đích ý nghĩa của phong trào Đông du.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Chân dung Phan Bội Châu.

- Sưu tầm tranh ảnh về phong trào Đông du.

 

docx 11 trang cuongth97 3780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Lịch sử
Phan Bội Châu và phong trào Đông du
I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được
1. Kiến thức: Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
	- Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An . Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
- Từ năm 1905- 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt sự kiện và rút ra ý nghĩa lịch sử.
 3.Thái độ: Giáo dục HS yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu. 
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá nhân vật lịch sử, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào đối với nhân vật lịch sử (Phan Bội Châu )
- Năng lực tìm hiểu về mục đích ý nghĩa của phong trào Đông du.
 	II. Đồ dùng dạy học:
- Chân dung Phan Bội Châu.
- Sưu tầm tranh ảnh về phong trào Đông du.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét kết luận.
 + Từ cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế mới nào? 
+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1.Hoạt động khởi động 
- GV cho HS quan sát chân dung Phan Bội Châu và hỏi: Em có biết nhân vật lịch sử này là ai?,có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà không?
- GV giới thiệu bài: Đầu thế kỷ XX, ở nước ta có 2 phong trào chống Pháp tiêu biểu do 2 chí sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lãnh đạo.
2.2.Hoạt động khám phá hình thành kiến thức.
HĐ 1: Tiểu sử Phan Bội Châu
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu:
 + Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu tìm hiểu được về Phan Bội Châu.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nêu nhận xét phần tìm hiểu của HS, sua đó nêu những nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu: ông sinh năm 1867 trong 1 gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi còn rất trẻ, ông đã có nhiệt cứu nước . Ông là người khởi xướng, tổ chức và giữ vai trò trọng yếu trong phong trào Đông du. Từ năm 1905 đến 1908, phong trào này đã đưa được nhiều thanh niên ra nước ngoài học để trở về cứu nước. 
Sau khi phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động tại Trung quốc, Thái lan. Năm 1925 ông bị Pháp bắt ở Trung quốc đưa về Việt Nam 
Ông mất ngày 29-10-1940 tại Huế.
HĐ2: Sơ lược về phong trào Đông du
HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu những nét chính về phong trào Đông du dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào? 
 + Kết quả của phong trào Đông du và ý nghiã của phong trào này là gì?
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
 + Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học? 
 GVKL: Sự thất bại của phong trào Đông du cho thấy rằng đã là đế quốc thì không phân biệt màu da, chúng sẵn sàng cấu kết với nhau để áp bức dân tộc ta. 
2.3. Hoạt động củng cố luyện tập
- Y/c HS cả lớp thảo luận và trình bày nội dung bài học.
- Cho HS đọc bài học SGK
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng
+ Các em có biết vì sao phong trào Đông du lại bị thất bại?
 + Em hãy nêu vài nhận xét của mình về Phan Bội Châu ? 
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học dặn dò HS Chuẩn bị tranh bài tiết sau.
HS chú ý trả lời.
+ sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã khai thác khoáng sản của đất nước ta như khai thác than(Quảng Ninh), thiếc ở Tĩnh Túc(Cao Bằng), bạc ở Ngân Sơn(Bắc Cạn) chúng xây dựng các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt để bóc lột người lao động . 
+ sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới kéo theo sự thay đổi của xã hội. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành; thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp mới như: viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ và đặc biệt là giai cấp công nhân. 
- HS quan sát tranh và nêu.
Đó là Phan Bội Châu, ông là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX. 
- HS làm việc theo nhóm đôi.
+ Lần lượt từng HS trình bày thông tin của mình trước nhóm.
- Đại diện nhóm HS trả lời, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi 
- HS chú ý nhận xét, bổ sung và nhắc lại.
+ Phong trào Đông du được khởi xướng năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích của phong trào là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kỹ thuật được học ở Nhật, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước. 
+ Phong trào vận động được nhiều thanh niên sang Nhật học. Để có tiền họ làm nhiều việc để kiếm tiền. Cuộc sống kham khổ, chật chội, thiếu thốn đủ thứ. Mặc dù vậy họ vẫn hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng đóng góp tiền của cho phong trào Đông du.
+ Phong trào Đông du phất triển lầm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trầo Đông du. Sau đó chính phủ Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật. Phong trào Đông du tan rã.
Tuy tan rã nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. 
+ Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học tập để về cứu nước.
+ Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du.
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu nội dung bài học.
 - HS nhắc lại ND bài học. 
- HS tự nêu, lớp chú ý nhận xét bổ sung.
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Thể dục
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Địa lí
Vùng biển nước ta
( Lồng ghép giáo dục Quốc phòng an ninh)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông.
+ Ở vùng biểnViệt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn. 
+ Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh HTT: Biết những điểm thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai 
- QPAN: HS hiểu được tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ khu vực biển Đông.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 
+ Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
- Nhận xét HS.
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Vùng biển nước ta 
- GV treo lược đồ khu vực biển Đông và yêu cầu HS nêu tên, nêu công dụng của lược đồ. - GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và hỏi HS: Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của Việt Nam trên bản đồ
Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam.
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- GV gọi Hs nêu các đặc điểm của vùng biển Việt Nam.
- GV yêu cầu HS trình bày tác động của mỗi đặc điểm trên đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Kết luận: Do đặc điểm biển nước ta đó nêu trên có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong đời sống 
Hoạt động 3: Vai trò của biển
- GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm với yêu cầu: Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đối với đời sống và sản xuất của nhân dân, sau đó ghi các vai trò mà nhóm tìm được vào phiếu thảo luận.
- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét và nêu tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh
Kết luận: Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài, thực hành chỉ vị trí của các khu du lịch biển nổi tiếng của nước ta trên lược đồ và chuẩn bị bài sau.
HS trả lời:
+ Mạng lưới sông ngũi dày đặc.
+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo màu (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.
- Nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe.
- HS nêu: Lược đồ khu vực Biển Đông giúp ta nhận xét các đặc điểm của vùng biển này như: giới hạn của Biển Đông, các nước có chung Biển Đông 
- HS quan sát.
- Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta.
- HS chỉ trên bản đồ.
- HS làm việc theo cặp, đọc SGK, trao đổi, sau đó ghi ra giấy các đặc điểm của vùng biển Việt Nam.
+ Nước không bao giờ đóng băng.
+ Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
+ Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
+ Vì biển không bao giờ đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đường biển và đánh bắt thủy sản trên biển.
+ Bão biển đã gây ra những thiệt hại lớn cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
+ Nhân dân vùng biển lợi dụng thủy triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh cá.
- Hs chia thành nhóm 5.
+ Biển giúp cho khí hậu nước ta trở nên điều hòa hơn.
+ Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp; cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.
+ Biển là đường giao thông quan trọng.
+ Các bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
2 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2 : Luyện toán
Ôn tập về giải toán có liên quan đến tỉ lệ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về giải hai dạng toán có quan hệ tỉ lệ.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. Đồ dùng học tập:
1. Giáo viên: Bảng lớp ghi bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Thực hành ôn luyện 
- GV ghi đầu bài trên bảng.
Bài 1. Mua 20 cái bút chì hết 16000 đồng. Hỏi mua 21 cái bút chì như vậy hết bao nhiêu tiền?
Bài 2. Có một nhóm thợ làm đường, nếu muốn làm xong trong 6 ngày thì cần 27 công nhân. Nếu muốn xong trong 3 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? 
Bài 3. Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 37 m đường. Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu mét đường?
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Hát
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập rồi lần lượt làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Mốt số em chữa bài.
Giải:
Số tiền mua 1 các bút chì là:
16000 : 20 = 800 (đồng)
Số tiền mua 21 các bút chì là:
800 × 21 = 16800 (đồng)
Đáp số: 16800 đồng
	Giải:
Một người làm trong số ngày là:
6 × 27 = 162 (ngày)
Nếu làm trong 3 ngày thì cần số người là: 162 : 3 = 54 (người)
(Hoặc: 6 ngày gấp 3 ngày số lần là:
6 : 3 = 2 (lần)
Số người cần làm trong 3 ngày là:
27 × 2 = 54 (người)
Đáp số: 54 người
	Giải:
Một công nhân sửa 37m đường trong số ngày là: 37 ×10 = 370 (m)
20 công nhân sửa được số mét đường trong một ngày là: 
 370 : 20 = 37/2 (m)
(Hoặc: 20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là:
20 : 10 = 2 (lần)
20 công nhân sửa được số mét đường trong một ngày là:
37 : 2= 37/2 (m)
Đáp số: 37/2 mét đường.
- HS nêu.
Tiết 3 : Tin học
Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Chính tả
Nghe - viết: Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu:
 	- Nghe, viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. 
 	- Tìm được các tiếng có chứa uô/ ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có chứa uô/ ua (BT2); tìm được tiếng có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần.
 III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động day
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 GV đọc cho 3 HS lên bảng viết: tiến, biển, bìa, mía, theo mô hình cấu tạo vần.
+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng trên?
- Nhận xét.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi bảng
2.2. Hướng dẫn nghe viết
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài chính tả.
+ Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
b) Hướng dẫn HS viết từ khó: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị, 
c) Viết chính tả
- GV đọc bài viết.
d) Soát lỗi, nhận xét bài.
2.3. Luyện tập
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
+ Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được? 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp: Tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét câu trả lời của HS. 
3. Củng cố - Dặn dò 
+ Qua bài học hôm nay em được biết thêm điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
3 HS lên bảng thực hành.
+ Những tiếng có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
- HS lắng nghe.
1 HS đọc bài trước lớp.
+ Anh cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Anh mặc bộ quần áo màu xanh công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác,...tất cả gợi lên những nét giản dị, thân mật.
 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài.
1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét.
+ Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
1 HS phát biểu, các HS khác thống nhất, bổ sung.
+ Trong các tiếng có chứa ua: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua là chữ u.
+ Trong các tiếng có chứa uô: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô là chữ ô.
 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài.
- Tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ hoàn thành một câu tục ngữ:
+ Muôn người như một: mọi người đoàn kết một lòng.
+ Chậm như rùa: quá chậm chạp.
+ Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
+ Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.
- HS trả lời trước lớp.
- HS thực hiện
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Âm nhạc
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2020
Kĩ năng sống
Chủ đề 2: Kĩ năng ứng phó căng thẳng 
 	I. Mục tiêu:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập và ghi nhớ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức ứng phó căng thẳng tích cực.
 	II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
 	III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
2.1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
 Bài tập 1: Những tình huống gây căng thẳng.
- Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Giáo viên chốt kiến thức: Trong cuộc sống hàng ngày luôn tồn tại tình huống gây căng thẳng, tác động đến con người.
Bài tập 2: Tâm trạng khi căng thẳng.
 - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
 *Giáo viên chốt kiến thức:Khi bị căng thẳng gây cho con người phần lớn cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ.
2.2 Hoạt động 2:Giải quyết tình huống.
Bài tập 3: ứng phó trong tình huống bị căng thẳng
- Gọi một học sinh đọc 3 tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
*Giáo viên chốt kiến thức: Trong tình huống bị căng thẳng, chúng ta cần biết ứng phó tích cực.
Bài tập 4: Những cách ứng phó tích cực và tiêu cực khi căng thẳng.
 - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
*Giáo viên chốt kiến thức:Khi gặp tình huống gây căng thẳng chúng ta cần biết ứng phó một cách tích cực, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân.
* Ghi nhớ: (Trang 11)
IV.Củng cố- dặn dò:
- Chúng ta vừa học kĩ năng gì?
- Về chuẩn bị bài tập tiếp theo.
- Một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS đọc.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Học sinh thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS đọc.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Học sinh nhắc lại.
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng ghi bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Thực hành ôn luyện:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng và yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 1. Gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau:
a) Gạn đục, khơi trong
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh.
d) Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Bài 2. Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
 a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc 
 b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời 
Bài 3. Đặt câu với mỗi từ sau: 
a)Vui vẻ. 	
b) Phấn khởi. 
c) Bao la. 
d) Bát ngát. 	
g) Mênh mông.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu rồi làm vào vở. Một số học sinh nêu kết quả.
Đáp án
a) Gạn đục, khơi trong
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh.
d) Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Đáp án
a) Đất nước, non sông, quê hương, xứ sở, Tổ quốc.
 b) Dũng cảm, gan dạ, anh dũng.
	Đáp án
a) Cuối mỗi năm học, chúng em lại liên hoan rất vui vẻ.
b) Em rất phấn khởi được nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ.
c) Biển rộng bao la.
d) Cánh rừng bát ngát.
g) Cánh đồng rộng mênh mông.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.docx