Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp
xâm lược và đô hộ (1885 – 1945)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
2. Kỹ năng:
- Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc.
II. Hình thành và phát triển năng lực: hợp tác làm việc, ghi nhớ sự kiện chính
III. Đồ dùng dạy học:
- Bảng kẻ sẵn bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020 Tiết 1: Lịch sử Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1885 – 1945) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó. 2. Kỹ năng: - Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc. II. Hình thành và phát triển năng lực: hợp tác làm việc, ghi nhớ sự kiện chính III. Đồ dùng dạy học: - Bảng kẻ sẵn bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945. IV. Hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ. + Em hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập 2-9-1945? + Cuối bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? GV nhận xét Kl. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1.Hoạt động khởi động - GV giới thiệu bài: Để thực hiện nhiệm vụ chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, nhân dân ta đã trải qua những cuộc đấu tranh nào, chúng ta cùng ôn lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này. HĐ1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến 1945. - GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh (che kín nội dung). GV nêu câu hỏi gợi ý + Ngày 1 – 9 – 1958 xảy ra sự kiện lịch sử gì? + Sự kiện lịch sử này có nội dung cơ bản ( ý nghĩa) là gì? + Sự kiên tiêu biểu tiếp theo sự kiện Pháp nổ súng xâm lược nước ta là gì? Thời gian xảy ra và nội dung cơ bản của sự kiện đó?.. GV kết luận. - HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung. + Hà Nội tưng bừng cờ hoa. Đồng bào Hà Nội không kể gia, trẻ, gái, trai mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ. Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng. + đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta - HS lắng nghe. - HS trả lời. HS nhận xét bổ sung HS nhắc lại để hoàn thành bảng thống kê sau. + Mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược + Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi Pháp vào đánh chiếm Gia Định + HS nêu cụ thể *HS thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến 1945. Thời gian Sự kiện tiêu biểu Nội dung cơ bản( hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện Các nhân vật lịch sử tiêubiểu 1-9-1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta Mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược 1859-1864 Phong trào chống Pháp của Trương Định Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi Pháp vào đánh chiếm gia Định; Phong trào đang lên cao thì triều đình ra lệnh cho trương Định giải tán lực lượng nghĩa quân nhưng Ông kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống giặc Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định 5-7-1885 Cuộc phản cơng kinh thnh Huế Để giành thế chủ động, Tôn Thất Thuyết đ quyết định nổ súng trước nhưng do địch cịn mạnh nên kinh thành nhanh chóng thất thủ. Sau cuộc phản công, Tôn Thất thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng Quảng Trị, ra chiếu Cần vương từ đó bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần vương Tôn Thất Thuyết Vua Hàm Nghi 1905-1908 Phong trào Đông du Do Phan Bội Châu cổ động và tổ chức đ đưa nhiều thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập để đào tạo nhân tài cứu nước. Phong trào cho thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Năm 1911, với lịng yu nước, thương dân Nguyễn Tất Thành đ từ cảng Nh Rồng ra đi tìm đừơng cứu nước, khác với con đường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX Nguyễn Tất Thnh 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Từ đây, Cách mạng Việt nam có Đảng lnh đạo sẽ tiến lên giành nhiều thắng lợi vẻ vang. 1930-1931 Phong trào Xơ viết- Nghệ - Tĩnh Nhân dân Nghệ- tĩnh đ đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12-9 là ngày kỉ niệm Xô viết- Nghệ - Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công. 8-1945 Cách mạng thng Tm thnh cơng Mùa thu 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám của nước ta. 2-9-1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và toàn thế giới biết: nước Việt Nam đ thật sự độc lập, tự do: nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự lập, tự do HĐ2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu GV giới thiệu trò chơi: Ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc. - GV nêu cách chơi: Trò chơi tiến hành cho 3 đội chơi - Lần lượt các đội chơi được chọn từ hàng ngang. GV đọc gợi ý các đội cùng suy nghĩ, đôi nào nhanh tay giành quyền trả lời. Trò chơi kết thúc khi tìm được từ hàng dọc Bình Tây Đại nguyên soái (10 chữ cái). Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX do Phan Bội Châu tổ chức (6 chữ cái). Một trong các tê n gọi của Bc Hồ (12 chữ cái). Một trong hai tỉnh nổ ra phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh (6 chữ cái) Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công ở kinh thành huế (8 chữ cái) Cuộc cch mạng ma thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian này( 8 chữ cái) Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đây nhận chức lĩnh binh (7 chữ cái). Nơi là Cách mạng thành công ngày 19-8-1945 (5 chữ cái) Nhân dân huyện này đều tham gia biểu tình ngày 12-9- 1930 (6 chữ cái) 10) Tên Quảng trường là nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập (6 chữ cái) 11) Giai cấp xuất hiện ở nước ta khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ (8 chữ cái) 12) Nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (8 chữ cái) 13) Cách mạng tháng Tám giải phóng cho nhân dân ta thóat khỏi kiếp người này (4 chữ cái) 14) Người chủ chiến trong triều đình nh Nguyễn (13 chữ cái) 15) Người lập ra Hội Duy Tân (11 chữ cái) T R Ư Ơ N G Đ I N H Đ Ô N G D U N G U Y E N A I Q U Ô C N G H E A N C N V Ư Ơ N G T H A N G T A M A N G I A N G H A N Ô I N A M Đ A N B A Đ I N H C Ô N G N H Â N H Ô N G C Ô N G N Ô L E T Ô N T H Â T T H U Y E T P H A N B Ô I C H Â U 2.3. Hoạt động vận dụng mở rộng GV nêu câu hỏi: HS chú ý trả lời. + Trong giai đoạn lịch sử này em nhớ nhất sự kiện lịch sử nào? Tại sao? + Trong các nhân vật lịch sử yêu nước tiêu biểu giai đoạn này em thích nhất là ai? Vì sao? Tiết 2: Tiếng Anh Tiết 3: Thể dục Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2020 Tiết 1: Địa lí Lâm nghiệp và thủy sản I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Dựa và sơ đồ, biểu đồ trình bày những nét chính về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta. - Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp thuỷ sản. - Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản. - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoai rừng và nguồn thuỷ sản. II .Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. - Bản đồ kinh tế Việt Nam. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới - Kể tên một số loại cây trồng ở nước ta ? - Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới? -Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc ? * Giới thiệu bài : Bài học Lâm nghiệp và thuỷ sản hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vai trò của rừng và biển trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta. 1. Lâm nghiệp Hoạt động 1 : ( Làm việc cả lớp ) - Cho HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK. Hoạt động 2: ( Làm việc theo cặp ) a. So sánh các số liệu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản. b. Dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết để giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng. - Kết luận : Từ năm 1980 đến 1995, diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. + Từ năm 1995 đến 2004, diện tích rừng tăng do nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng. - Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu ? 2. Ngành thuỷ sản Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm- Yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy để hoàn thành nội dung) Nhóm 1, 2, 3:- Kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết ? Nhóm 4, 5: - Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản ? - Cho HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 - GV kết luận : + Ngành thuỷ sản gồm : đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. + Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng. + Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt. + Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều : các loại cá nước ngọt (cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè,..), cá nước lợ và nước mặn (cá song, cá tai tượng, cá trình,...), các loại tôm (tôm sú, tôm hùm), trai, ốc,... + Ngành thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ. Củng cố và dặn dò - GV rút ra bài học - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS về nhà * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: - Sưu tầm thêm nhiều tài liệu để giới thiệu cho học sinh - HS lần lượt lên bảng trả lời. HS lớp nhận xét. - Lắng nghe - HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK. - HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi SGK. - HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - Chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ở ven biển. - Cá, tôm, cua, mực,... - HS lần lượt nêu - HS khác nhận xét. - HS trả lời. - HS lắng nghe. 2 HS đọc. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Luyện toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Rèn kĩ năng phép trừ hai số thập phân. - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân. - Biết thực hiện trừ một số cho một tổng. - Giáo dục HS yêu thích học toán. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hướng dẫn luyện tập - HS làm bài tập trong VBT(66-67) Bài 1: Đặt tính rồi tính - GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu y/c - HS lên bảng làm. - Gv gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét Kết luận. Bài 2: Tìm x - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài - y/c HS nhắc lại tỡm số hạng, số bị trừ, số HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 70,64 26,8 43,84 273,05 90,27 13,78 81 8,89 72,11 - HS nhận xét, chữa bài. trừ chua biết? a, x + 2,74 = 9,25 x = 9,25 – 2,74 x =6 ,51 c, 3,72 +x = 6,54 x = 6,54 – 3,72 x = 2,82 - Gv gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Gv nhận xét Bài 3 - GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung phần a và yêu cầu HS làm bài - HS lần lượt nêu - Lần lượt 2 HS lên bảng làm. b,x – 6,54 = 7,91 x= 7,91 + 6,54 x= 14,45 d, 9,6 - x = 3,2 x = 9,6 -3, 2 x = 6,4 a b c a - b - c a - (b + c) 16,8 2,4 3,6 16,8 - 2,4 - 3,6 = 10,8 16,8 – (2,4 + 3,6) = 10,8 9,7 3,5 1,2 9,7 - 3,5 - 1,2 = 5 9,7 –( 3,5 - 1,2) = 5 Nhận xét : a - b - c = a - (b.....c) Hay a- (b+c) = a -....-..... - GV hướng dẫn HS nhận xét rút ra qui tắc về trừ một số cho một tổng. - Yêu cầu HS áp dụng công thức vừa học để làm các phần còn lại. - GV chữa bài của HS làm trên bảng, nhận xét từng HS. Bài 4 ( HS HTT) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gv nhận xét B. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học - Hướng dẫn bài tập về nhà - HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV 2 HS lên bảng làm. lớp làm vở bài tập nhận xét 4 HS nhận xét bài làm của 4 bạn trên bảng, chữa bài. 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Con vịt cân nặng là : 1,5 + 0,9 = 2,4 (kg) Gà và vịt cân nặng là : 1,5 + 2,4 = 3,9 (kg) Ngỗng cân nặng là : 10,5 – 3,9 = 6,6 (kg) Đáp số : 6,6 kg - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tin học Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2020 Tiết 1: Chính tả Luật bảo vệ môi trường I. Mục tiêu: Giúp HS - Nghe – viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức văn bản luật . - Làm được BT 2a hoặc BT 3a *GDMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài kiểm tra giữa kỳ 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe viết Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường và làm bài tập chính tả. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Trao đổi về nội dung bài viết - Gọi HS đọc đoạn luật. - Hỏi: + Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là gì? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả + Nhắc HS chỉ xuống dòng, ở tên điều khoản và khái niệm "Hoạt động môi trường" đặt trong ngoặc kép. d) Soát lỗi, chấm bài 2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả a) Gọi HS đọc yêu cầu - Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi. Hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 4 HS tham gia thi. 1 HS đại diện lên bắt thăm. Nếu bắt thăm vào cặp từ nào. HS trong nhóm phải tìm từ ngữ có cặp từ đó. - Tổ chức cho 4 nhóm HS thi. Mỗi cặp từ 2 nhóm thi. - Tổng kết cuộc thi: Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. Gọi HS bổ sung. - Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng. - Yêu cầu HS viết vào vở. - Nhận xét và chốt lời giải đúng - HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. + Điều 3 , khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt đỗng bảo vệ môi trường.... - HS nêu các từ khó. Ví dụ: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên.... + HS viết theo GV đọc a) 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe - Theo dõi GV hướng dẫn. - Thi tìm từ theo nhóm. - HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng - HS đọc - Viết vào vở. Bài 3 a) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS thi tìm láy theo nhóm. Chia lớp thành 2 nhóm. Các HS trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng, mỗi HS viết 1 từ láy, sau đó về chỗ HS khác lên viết. - Tổng kết cuộc thi. - Nhận xét các từ đúng. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Tiếp nối nhau tìm từ Một số từ láy âm đầu n: na ná, nai nịt, nài nỉ, năn nỉ, nao nao, nao nức, náo nức, não ruột, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, no nê, năng nổ, náo núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nắng nôi, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nể nang, nền nã.... - Viết vào vở một số từ láy. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tiếng Anh Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Giao lưu tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết và hiểu về lịch sử nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày Nhà giáo Việt Nam. - Giáo dục HS thêm kính yêu và biết ơn công lao của thầy cô giáo. - Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong học sinh. - Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS. II. Quy mô hoạt động Tổ chức theo lớp. III.Tài liệu và phương tiện Các sách, báo, tài liệu, tranh ảnh về ngày Nhà giáo Việt Nam. IV. Các bước tiến hành Bước 1: Giáo viên giới thiệu nội dung, kế hoạch được đưa ra từ tuần trước. Nội dung giao lưu: Các thông tin có liên quan đến ngày Nhà giáo Việt Nam. - Các hoạt động về Nhà giáo Việt Nam. Chon bạn dẫn chương trình. Bước 2: - Tổ chức cho HS giao lưu. - Tuyên bố lí do, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của buổi giao lưu. - Giới thiệu về bản thân và thành tích học tập, rèn luyện các mặt. - Biểu diễn một bài hát, bài thơ hoặc thông tin về thầy côcho cả lớp nghe. - Trả lời các câu hỏi của bạn dẫn chương trình. - Gv và HS nhận xét tuyên dương những bạn thể hiện tốt. V. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tinh thần tham gia buổi giao lưu. - Dăn HS về hát thuộc một bài hát về thầy cô để chuẩn bị cho tiết học sau. Tiết 2: Tiếng Anh Tiết 3: Luyện tập làm văn Luyện tập văn tả cảnh I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả cảnh. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động: - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Thực hành ôn luyện: Bài 1. Vịnh Hạ Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá thế giới (UNESCO) công nhận là kì quan thiên nhiên thế giới mới. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về vẻ đẹp của vịnh Hạ Long. - Hát - Lắng nghe. - HS đọc yêu cầu rồi làm vào vở. “Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – Hòn Đầu người ; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng ; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – Hòn Lã Vọng ; và kia hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi – Hòn Cánh Buồm ; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – Hòn Trống Mái ; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – Hòn Lư Hương,... Những đảo đá diệu kì ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Với sự thoắt ẩn thoắt hiện của những đảo đá, du khách như đi lạc vào các hang động kì vĩ, ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử”. Bài 2. Đọc bài văn sau và cho biết cảnh vật trong bài văn được miêu tả theo trình tự nào? Nhìn hoa gạo đỏ rực như lửa, như đang xua tan cái rét nàng Bân, Ly thốt lên : “Ước gì mùa nào cũng được thấy màu hoa đỏ ấm áp này nhỉ ?”. Vì thương và quý Ly nên khi nghe Ly nói thế, các loài cây bèn rủ nhau cùng tiếp đuốc. Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng hoa vông rực đỏ. Và khi tu hú gọi mùa vải chín đỏ thắm vòm cây, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ đầy sắc thắm của hoa gạo, hoa vông bồng bềnh cháy rực suốt hè. Những chùm lộc vừng đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng vắt từ cuối hạ cho tới gần cuối thu. Rồi thu sang cùng gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè nhưng những vạt dong riềng với màu hoa thắm tươi vẫn giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại làm Ly rưng rưng cảm động. Và đông tới, gió bấc hun hút, kéo theo cái lạnh buốt đến tận xương, chú mèo mướp cuộn tròn bên bếp lửa, gà mẹ “cục ... cục ...” ủ ấm đàn con cạnh cái cối xay. Ngồi bên bàn học, nhìn qua cửa sổ, Ly thấy bầu trời xám xịt như bừng sáng, Ly đứng hẳn lên, tay vẫn cầm cuốn sách. Kìa, hoa đỏ. Ly rối rít gọi ông bà, bố mẹ ra xem. Mọi người ồ lên : “Lá bàng đỏ đẹp quá !”. Một chiếc lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ, rơi xuống cạnh cái lọ mực và cây thước. Ngoài kia, cây bàng xoè những cành cây mang đầy lá đỏ như muốn nói : “Tặng bạn dấy Ly à !”. - HS thảo luận mhóm đôi trả lời: Bài văn được miêu tả theo trình tự thời gian. Bài 3. a) Tác giả dùng nghệ thuật gì trong bài văn ở bài tập 2? b) Nghệ thuật đó nhằm: (chọn ý đúng) a. Miêu tả màu sắc của các loài hoa chính xác hơn. b. Miêu tả cảnh vật sống động, gần gũi, thân thiết hơn. c. Giúp bài văn mạch lạc, hấp dẫn hơn. 3. Hoạt động nối tiếp: - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. Đáp án a) Nhân hóa b) Chọn b. - Học sinh phát biểu.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc