Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 24: Sấm sét đêm giao thừa - Lâm Huệ Trí
I-MỤC TIÊU :
Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân ( 1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn :
+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã .
+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
- Chỉ kể lại vắn tắt sự kiện cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968.
- Không yêu cầu trả lời câu hỏi số 2.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), cần sưu tầm ảnh địa phương .
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 24: Sấm sét đêm giao thừa - Lâm Huệ Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Lịch sử Tiết 24: Sấm sét đêm giao thừa I-MỤC TIÊU : Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân ( 1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn : + Tết Mậu Thân 1968, quân và dân đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã . + Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công. - Chỉ kể lại vắn tắt sự kiện cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968. - Không yêu cầu trả lời câu hỏi số 2. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), cần sưu tầm ảnh địa phương . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ A-Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B-Bài mới : Giới thiệu bài : Tình hình nước ta trong những năm 1965-1968 : Mĩ ồ ạt đưa quân vào miền Nam . Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là chiến thắng to lớn của cách mạng miền Nam, tạo ra những chuyển biến mới . bài hôm nay sẽ tìm hiểu về sự kiện đó . GV nêu nhiệm vụ học tập : - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nhận xét. Nhiệm vụ học tập của học sinh -Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ? -Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968 . -Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta ? *Hoạt động 1 ( làm việc theo nhóm ) - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: -Những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ? - GV tổ chức cho các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo gợi ý của GV. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Bất ngờ : tấn công vào đêm giao thừa , đánh vào các cơ quan đầu não của địch , các thành phố lớn . +Đồng loạt : cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã , thành phố , chi khu quân sự . +Bối cảnh chung của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968 . *Hoạt động 2:( làm việc cả lớp ) -Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn . - GV nhận xét, chốt ý đúng. -Ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 . -Em có nhận xét gì về thời điểm , cách đánh , tinh thần của quân dân ta ? -HS đọc SGK /49,50, kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn ,bạn nhận xét,bổ sung cho hoàn thiện . -Mĩ phải thừa nhận thất bại một bươc , chấp nhận đàm phán tại Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam . Mĩ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề , hoang mang lo sợ . -Ta tiến công địch khắp miền Nam , làm cho địch hoang mang lo sợ . Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước : ta chủ động tiến công vào thành phố , tận sào huyệt của địch . C-Củng cố -Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ? -Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta ? - GV liên hệ giáo dục tình cảm cho HS: D-Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. -HS trả lới câu hỏi của GV. - HS hiểu được tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân Việt Nam; rất tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. - HS lắng nghe. -Chuẩn bị bài sau .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_5_tiet_24_sam_set_dem_giao_thua_lam_hue.doc