Giáo án Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021
Lịch sử
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu cúa cuộc Tổng tiến công.
- Nắm được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với cách mạng miền Nam
2. Năng lực:
Năng lực chung Năng lực đặc thù
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
3. Phẩm chất: Giáo dục HS tình yêu quê hương, ham tìm hiểu lịch sử nước nhà.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Ảnh tư liệu
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
TUẦN 25 ND:T3/16/3/2021 Lịch sử SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn: + Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. + Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu cúa cuộc Tổng tiến công. - Nắm được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với cách mạng miền Nam 2. Năng lực: Năng lực chung Năng lực đặc thù - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn 3. Phẩm chất: Giáo dục HS tình yêu quê hương, ham tìm hiểu lịch sử nước nhà. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Ảnh tư liệu - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân. - Kĩ thuật đặt câu hỏi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời câu hỏi: + Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì? + Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta? - Cho HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS trả lời - HS nhận xét - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá:(28phút) * Mục tiêu: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo trước lớp. + Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở miền Nam? + Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968? Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này? + Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào? + Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn? - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - Cho HS thảo luận nhóm rồi chia sẻ trước lớp + Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn? + Nêu ý nghĩa Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? - GV nhận xét, kết luận - Làm việc theo nhóm. - Quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp thành phố, thị xã - Đêm 30 Tết, vào lúc lời Bác Hồ chúc Tết được truyền truyền đi thì tiếng súng của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác ở miền Nam. Sài Gòn là trọng điểm của cuộc tiến công và nổi dậy. - Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở hầu hết khắp các thành phố, thị xã ở miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng - Bất ngờ : Tấn công vào đêm giao thừa, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch tại các thành phố lớn - Đồng loạt: đồng thời ở nhiều thành phố, thị xã trong cùng một thời điểm. - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan Trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyến Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang, lo sợ - Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam Sự kiện này tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến. - HS nghe 3. Luyện tập: * Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập. - Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài. - Cách tiến hành: - GV phát phiếu bài tập. - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài. - GV nhận xét và chốt lại kết quả. HS nhận phiếu bài tập Thảo luận cặp đôi Báo cáo kết quả 4.Vận dụng:(3 phút) - Qua bài này em có suy nghĩ gì về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? - HS nêu - Sưu tầm các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Địa lí CHÂU PHI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi: + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu: + Địa hình chủ yếu là cao nguyên. +Khí hậu nóng và khô. + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van. - Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi. - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ( lược đồ). - HS năng khiếu: + Giả thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền. +Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi. 2. Năng lực: Năng lực chung Năng lực đặc thù - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn 3. Phẩm chất: GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Lược đồ, bản đồ; quả địa cầu - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi"Hộp quà bí mật" nội dung câu hỏi về các nét chính của châu Á và châu Âu. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Khám phá:(25phút) * Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu châu Phi. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi. - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới - Yêu cầu HS làm việc cá nhân , trả lòi câu hỏi, rồi chia sẻ trước lớp: + Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất? + Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào? + Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi? - Yêu cầu xem SGK trang 103 + Tìm số đo diện tích của châu Phi. + So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác? - GVKL: Hoạt động 2: Địa hình châu Phi - HS thảo luận theo cặp - Yêu cầu quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, thảo luận theo câu hỏi: + Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ? + Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi? + Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi ? + Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi ? + Kể tên các hồ lớn ở châu Phi? - GV tổng kết Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - GV cùng HS theo dõi, nhận xét. + Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật rất nghèo nàn? + Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ? + Vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới? - GV tiểu kết - HS quan sát - HS đọc SGK - Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam - Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải ; Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Ấn Độ Dương. Phía tây và tây nam giáp Đại Tây Dương - Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi - HS đọc SGK - Diện tích châu Phi là 30 triệu km2 - Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ, diện tích nước này gấp 3 lần diện tích châu Âu. - HS thảo luận - HS quan sát , chia sẻ kết quả - Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi là cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn. - Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, Nin Thượng, Côn Gô, Ca-la-ha-ri. - Các cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi.. - Các con sông lớn : Sông Nin, Ni-giê, Côn- gô, Dăm- be-di - Hồ Sát, hồ Vic-to-ri-a - HS đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Hoang mạc có khí hậu nóng nhất thế giới; sông ngòi không có nước; cây cối, động thực vật không phát triển được. - Xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển , làm thức ăn cho động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ phát triển. HSNK: Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền. 3. Luyện tập:5 phút * Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập. - Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài. - Cách tiến hành: - GV phát phiếu bài tập. - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài. - GV nhận xét và chốt lại kết quả. HS nhận phiếu bài tập Thảo luận cặp đôi Báo cáo kết quả 4.Vận dụng:(2 phút) - Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm. - HS nghe và thực hiện - Vẽ một bức tranh treo trí tưởng tượng của em về thiên nhiên châu Phi. - HS nghe và thực hiện
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_dia_li_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.docx