Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I, MỤC TIÊU:

 - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

 - Biết cách thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và về nút chỉ (gút chỉ ).

II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 1. GV: - Một số mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu các màu, kim, khung thêu, 1 số sản phẩm may, khâu, thêu.

 2. HS:Vải, kim, chỉ, kéo.

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 2’

3. Bài mới: 30’

 a. Giới thiệu bài:

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng

 b. Nội dung:

*Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.

? Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu?

- Gọi HS đọc mục b

? Nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ?

? Vê nút chỉ có tác dụng gì?

? Nêu cách bảo quản kim?

=> Kết luận, chốt ý đúng

* Hoạt động 2: Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

=> Kết luận, chốt hoạt động

 

doc 73 trang loandominic179 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 10 / 09 / 2019	 Ngày giảng:Thứ 06/13/ 09 / 2019
BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( TIẾT 1 )
I, MỤC TIÊU:
 - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
 - Biết cách thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và về nút chỉ (gút chỉ ).
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 1. GV: Một số mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu các màu, kim, khung thêu, 1 số sản phẩm may, khâu, thêu.
 2. HS: Vải, kim, chỉ, kéo.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
 a . Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
 b . Nội dung:
*Hoạt động 1: Vật liệu khâu thêu.
? Em có nhận xét gì về vải?
? Người ta dùng vải để làm gì?
? Em hãy kể tên một số sản phẩm làm từ vải? 
? Khi học khâu thêu ta phải chọn loại vải như thế nào?
+ Chỉ
? Hãy nêu tên loại chỉ trong hình 1a, 1b
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: Dụng cụ cắt, khâu, thêu.
? Hãy so sánh cấu tạo, hình dạng của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ? 
- HD HS sử dụng kéo (SGK)
* Chú ý: Đảm bảo an toàn khi sử dụng kéo và không dùng kéo cắt vải để cắt các vật cứng hoặc kim loại 
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 3:
- QS hình 6 hãy nêu tên và tác dụng của một số dụng cụ và vật liệu khác được dùng trong khâu thêu.
+ Thước may
+ Thước dây
+ Khung thêu tay cầm 
+ Khuy cài, khuy bấm.
+ Phấn may
=> Kết luận, chốt ý đúng 
4. Củng cố dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu ( Tiết 2 )
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- HS quan sát nhận xét về vật liệu khâu, thêu
- HS đọc nội dung phần a SGK và quan sát một số loại vải
- Vải gồm nhiều loại như vải sợi bông, sợi tổng hợp, tơ tằm.
- Vải là vật liệu chính để may, khâu, thêu thành quần áo và nhiều sản phẩm cần thiết cho con người.
- Quần áo, giầy, khăn tay, chăn, màn mũ..
- Chọn vải trắng hoặc vải có màu có sợi thô dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
- HS đọc nội dung phần b quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi
- hình 1a là chỉ khâu.
 - hình 1b là chỉ thêu.
- HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo - QS hình 2 SGK
- Đều gồm 2 phần chủ yếu là tay cầm và lưỡi kéo, ở giữa có chốt hoặc vít để bắt kéo. Tay cầm thường có hình uốn cong khép kín để lồng ngón tay vào khi cắt lưỡi kéo sắc nhọn dần về phía mũi.
- Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải.
- Cho nhiều HS tập cầm kéo.
- HS quan sát nhận xét một số vật liệu và một số dụng cụ khác. QS hình 6 SGK và 1 số mầu, một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
- Được làm bằng vải tráng nhựa dài 150 cm dùng để đo các số đo trên cơ thể.
- Gồm 2 khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu nhỏ có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.
- Dùng để đính vào nẹp áo, quần nhiều sản phẩm may mặc khác.
- Dùng để vạch dấu trên vải 
- Nhắc lại các tác dụng trên. 
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 2
Ngày soạn: 17 / 09 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 6/ 20 / 09 / 2019
BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( TIẾT 2 )
I, MỤC TIÊU:
 - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
 - Biết cách thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và về nút chỉ (gút chỉ ).
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 1. GV: - Một số mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu các màu, kim, khung thêu, 1 số sản phẩm may, khâu, thêu.
 2. HS:Vải, kim, chỉ, kéo.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
 a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
 b. Nội dung:
*Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
? Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu?
- Gọi HS đọc mục b
? Nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ? 
? Vê nút chỉ có tác dụng gì?
? Nêu cách bảo quản kim?
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
=> Kết luận, chốt hoạt động 
4. Củng cố dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK - trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau: Vải, phấn, thước 
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- HS nghe
- Ghi bài vào vở
- QS hình 4 SGK và mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to nhỏ khác nhau
- Kim khâu được làm bằng kim loại cứng có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn sắc thân kim khâu nhỉ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim hơi dẹt có lỗ để xâu chỉ.
- Kim thêu có cấu tạo tương tự.
- HS quan sát hình 5a, b, c SGK
- 1 HS đọc mục b 
- HS nêu 
- 1, 2 HS lên bảng thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giữ chỉ ở trên vải để khâu hoặc thêu.
- Để vào lọ có nắp đậy hoặc cài vào vỉ kim để giữ cho kim không bị gỉ, mũi kim nhọn sắc
- Để kim, chỉ lên bàn.
- Làm việc theo nhóm: thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ ( trao đổi giúp đỡ nhau)
- Một số HS lên bảng thực hành thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 3
Ngày soạn: 24 / 09 / 2019 Ngày giảng:Thứ 6/27 / 09 / 2019
BÀI 2: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I, MỤC TIÊU:
- Biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu 
- Vạch được đường vạch dấu trên vải (Vạch đường thẳng, cong)và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô.
* HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể ít mấp mô. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1, GV: 1 mảnh vải kích thước 20cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn thước
2, HS: Vải, phấn, thước
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, thực hành, trực quan
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Nội dung
*Hoạt động 1: Giới thiệu mẫu 
? Nêu tác dụng của vạch mẫu trên vải?
? Nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu?
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
+ Vạch dấu trên vải 
- Theo quy trình và giới thiệu 
- Đính miếng vải lên bảng 
? Nêu cách vạch dấu đường thẳng đường cong trên vải?
+ Cắt vải theo đường vạch dấu
- Nêu một số lưu ý trong SGK
 => Rút ghi nhớ
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét chung
=> Kết luận, chốt ý đúng 
4. Củng cố dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Khâu thường 
- Nhận xét giờ học.
 - Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- Quan sát nhận xét mẫu.
- Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may một sản phẩm nào đó. Tuỳ yêu cầu của người cắt, may có thể vạch dấu đường thẳng hoặc đường cong. Vạch dấu để cắt vải được chính xác , không bị xiên lệch. 
- Cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo 2 bước.Vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- QS hình 1a, b, c SGK
- 2HS đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm.
- HS nêu
- 1 HS nối hai điểm đó để được một đường thẳng.
- Cắt theo đường vạch dấu, từng nhát cắt dứt khoát
- Cắt vải theo đường cong ... cắt từng nhát cắt ngắn xoay nhẹ vải kết hợp với lượn kéo theo đường cong khi cắt.
- 2 - 3 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- HS trưng bày sản phẩm
- Đánh giá sản phẩm theo 2 mức 
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành 
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 4
Ngày soạn: 1 / 10 / 2019 Ngày giảng: Thứ 6/ 04/ 10/ 2019
BÀI 3 : KHÂU THƯỜNG (TIẾT 1)
I, MỤC TIÊU:
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. đường khâu có thể bị dúm.
* HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau. đường khâu ít bị dúm.
- Rèn luyện tính kiên trì, khéo léo của đôi tay.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh quy trình khâu thường, mẫu khâu, 1 số sản phẩm khâu thường
HS: 1 mảnh vải len ( sợi khác màu vải) kim khâu len.
III, PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, thực hành, trực quan
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV nêu: Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn.
? Thế nào là khâu thường?
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: HD kĩ thuật
- HD thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản 
? Nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu?
? Hãy nêu cách lên kim và xuống kim?
+ HD thao tác kĩ thuật khâu thường 
- Treo tranh quy trình 
? Khâu thường được thực hiện theo mấy bước?
- HD 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường 
+ Lần đầu HD thao tác có kết hợp giải thích.
+ Lần 2 HD nhanh hơn toàn bộ các thao tác để HS hiểu và biết cách thực hiện.
? Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì?
- GV chốt =>ghi nhớ 
- Tổ chức cho HS tập khâu mũi thường trên giấy ô li.
 4. Củng cố dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Khâu thường(Tiết 2) 
 - Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- Quan sát mặt phải mặt trái và kết hợp quan sát hình 3a, 3b, SGK và nhận xét.
- Đường mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
- Mũi khâu ở hai mặt giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
- HS đọc mục 1 phần ghi nhớ.
- Cách thực hiện một số thao tác cơ bản khi khâu.
+ Cách cầm vải và cầm kim khi khâu
- Quan sát hình 1 và đọc ND phần 1a
- Nêu nội dung phần 1a.
+ Cách lên kim và xuống kim.
- QS hình 2 a, b SGK
- Lên kim: đâm mũi kim từ phía dưới xiên lên trên mặt vải.
- Xuống kim: tương tự.
- Quy trình khâu mũi thường.
- Quan sát và nêu các bước khâu thường.
- Thực hiện theo hai bước
- Vạch đường dấu
+ Vuốt thẳng vải 
+ Vạch đường dấu thẳng mép vải 2cm.
+ Chấm các điểm cách đều nhau 5 mm.
- Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
- Đọc mục b và quan sát hình 5a, 5b, 5c SGK
- Quan sát hình 6a, b, c SGK Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu để giữ cho đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng 
- Cuối cùng dùng kéo để cắt chỉ.
- HS đọc ghi nhớ.
-Thực hành: Tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau. 
TUẦN 5
Ngày soạn :08 /10 / 2019 Ngày giảng : Thứ 6/11 / 10/ 2019
BÀI 3: KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2)
I, MỤC TIÊU:
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
- Rèn luyện tính kiên trì, khéo léo của đôi tay.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh quy trình khâu thường, mẫu khâu, 1 số sản phẩm khâu thường
 - 1 mảnh vải len ( sợi khác màu vải) kim khâu len
III, PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, thực hành, trực quan
IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thực hành khâu thường 
- Treo tranh quy trình 
- Nhắc lại kĩ thuật khâu thường theo các bước 
? Nêu cách kết thúc đường khâu?
- Yêu cầu HS thực hành khâu thường 
? Vì sao ta phải khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu?
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Nêu tiêu chí đánh giá
- Y/C HS tự đánh giá 
- Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS 
4. Củng cố dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- HS về nhà tự khâu lại mũi khâu thường 
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau: Vải, kim, chỉ
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- HS lắng nghe
- Ghi bài vào vở
- 2 HS thực hiện khâu trên giấy?
- Quan sát quy trình
 - Nhắc lại quy trình.
- Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu nút chỉ ở mặt trái đường khâu.
- Thực hành khâu mũi thường trên vải khâu từ đầu đến cuối vạch dấu.
- Khâu xong đường thứ nhất có thể khâu tiếp đường thứ hai.
- Làm như vậy để giữ đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng 
- HS trưng bày sản phẩm
- Tiêu chuẩn: 
+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều 
+ Các mũi khâu thường tương đối đều, bằng nhau, không bị dúm, thẳng theo đường vạch dấu.
+ Hoàn thành đúng thời gian.
+ Các mũi khâu tương đối cách đều nhau, đường khâu ít bị dúm.
- HS đánh giá SP của các bạn
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 6
Ngày soạn: 15 / 10 / 2019	 Ngày giảng : Thứ 6/18 / 10 / 2019
BÀI 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 1)
I, MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
* HS khéo tay: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau, đường khâu ít bị dúm.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Bài mẫu, một số sản phẩm có đường khâu ghép, vật liệu dụng cụ 
HS : Vải, kim chỉ, phấn may.
III, PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, thực hành, trực quan
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: 
- GV giới thiệu mẫu khâu
- Nêu nhận xét.
- Giới thiệu sản phẩm 
=> Kết luận, chốt ý đúng:
- Khâu ghép hai mảnh vải được ứng dụng nhiều trong khâu may các sản phẩm. Đường ghép mép vải có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ aó.
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật.
- GV treo quy trình thực hiện
? Hãy nêu cách vạch đường khâu?
? Khâu lược ghép 2 mép vải có tác dụng gì ? nêu cách làm?
- HD HS một số điểm cần lưu ý (SGK)
- Nhận xét đánh giá 
- GV chốt => Ghi nhớ
4. Củng cố dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( Tiết 2 )
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- HS nghe
- Ghi bài vào vở
- HS quan sát và nhận xét vật mẫu.
- Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải.
* Vạch đường khâu, quan sát hình 1
- Vạch đường khâu trên mặt trái của mảnh vải thứ nhất có thể chấm các điểm cách đều nhau 5mm trên vạch dấu để khâu cho đều.
* Khâu lược mép 2 mép vải, quan sát hình 2.
- Khâu lược để cố định 2 mép vải 
- Cách thực hiện 
+ Đặt mảnh vải thứ hai lên bàn, mặt phải ở trên.
+ Đặt mảnh vải thứ nhất lên mảnh vải thứ hai sao cho hai mặt phải của 2 mảnh vải úp vào nhau. Đường vạch dấu ở trên và 2 mép vải chuẩn bị khâu bằng nhau.
- Khâu lược các mũi khâu thường dài khoảng 1cm để cố định 2 mép vải. Đường khâu lược cách đường khâu khoảng 2mm
- 1-2 HS thực hiện thao tác.
- Nhận xét bài bạn làm.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 7
Ngày soạn: 22 / 10 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 6/ 25 / 10 / 2019
BÀI 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI
 BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2)
I, MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. đường khâu có thể bị dúm.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
* HS khéo tay: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau, đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: 1 mảnh vải kích thước 20cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn thước
2. HS: Vải, phấn, thước
III. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Quan sát, thực hành, trực quan
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: 
? Nêu lại quy trình khâu ghép hai mép vải? 
- GV quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng 
- Trước khi thực hành GV hỏi.
? Sử dụng mũi khâu nào để khâu?
? Khâu ghép hai mảnh vải được thực hiện ở mặt trái hay mặt phải?
? Hãy nêu cách khâu lại?
 Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm 
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá 
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS 
4, Củng cố - dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- CB đồ dùng cho bài sau.
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- HS lắng nghe
- Ghi bài vào vở
- Bước 1: vạch dấu đường khâu.
- Bước 2: Khâu lược ghép 2 miếng vải 
- HS nhận xét.
- Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS nêu ghi nhớ theo 3 bước.
+ Bước 1: vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: khâu lược
+ Bước 3: khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu các mũi khâu thường cách đều theo đường dấu.
- Khâu ở mặt trái ...sau đó khâu lại mũi và nút chỉ 
- HS nêu.
- Cuối cùng cắt chỉ rút bỏ chỉ lược 
- HS thực hành khâu.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Tự đáng giá theo các tiêu chuẩn trên.
* Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau. đường khâu ít bị dúm.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 8
Ngày soạn: 28/ 10 / 2019 Ngày giảng: Thứ 6/01/ 11 / 2019
BÀI 5: KHÂU ĐỘT THƯA (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. đường khâu có thể bị dúm.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. 
* HS kheo tay: Khâu được mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau. đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.GV : Tranh quy định khâu mũi đột thưa, vật mẫu.
2.HS : Đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Trực quan, quan sát, giảng giải, phân tích, thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu mẫu 
? Nhận xét về đặc điểm của mũi khâu đột thưa ở mặt phải và mặt trái, so sánh với mũi khâu thường?
? Thế nào là khâu đột thưa?
+ Kết luận hoạt động 1.
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- GV treo quy trình khâu đột thưa 
? Nêu cách vạch dấu đường khâu?
? Khi khâu, khâu từ đâu đến đâu? cách lên kim?
? Nêu cách khâu?
+ GV chốt: Khâu từ phải sang trái thực hiện theo quy tắc “lùi một tiến ba” 
- Không rút chỉ lỏng quá hoặc chặt quá. 
- Cuối đường khâu xuống chỉ, kết thúc.
- GV rút ghi nhớ 
- Cho HS tập khâu trên giấy 
4, Củng cố - dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- CB bài sau.
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- QS và nhận xét mẫu và hình 1 sgk
- Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường 
- Ở mặt trái đường khâu mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- Đọc phần ghi nhớ .
- Vạch dấu đường khâu
- Quan sát hình 2 (giống vạch dấu khâu thường )
* Khâu đột thưa theo đường dấu
- Khâu từ phải sang trái lên kim tại điểm 2. Rút chỉ lên cho nút chỉ sát vào mặt sau của vải.
- Khâu mũi thứ nhất (H 3b)
+ Lùi lại, xuống kim tại điểm 1 lên kim tại điểm 4.
+ Rút chỉ lên được mũi khâu thứ nhất
+ Khâu mũi thứ hai(H3c)
+ Lùi lại xuống kim tại điểm 3 lên kim tại điểm 6. Rút chỉ lên được mũi
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Tập khâu.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 9
Ngày soạn: 5 / 11 / 2019 Ngày giảng: Thứ 6/ 8/ 11 / 2019
BÀI 5: KHÂU ĐỘT THƯA (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. đường khâu có thể bị dúm.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. 
* HS kheo tay: Khâu được mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau. đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: 1 mảnh vải kích thước 20cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn thước
2. HS: Vải, phấn, thước
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, thực hành, trực quan
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thực hành khâu đột thưa.
- Y/C HS nêu lại các bước khâu? 
? Khi khâu đột thưa ta cần chú ý những điều gì?
- Cho HS thực hành khâu
=> Kết luận, chốt hoạt động
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm 
- Nêu các tiêu chí đánh gia sản phẩm.
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. Tuyên dương những HS làm việc tích cực có sản phẩm đẹp 
4. Củng cố - dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- CB bài sau.
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- HS nêu
- Cách khâu đột thưa gồm 2 bước 
+ Bước 1: vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Khâu từ phải sang trái, khâu theo quy tắc “lùi 1 tiến 3” không rút chỉ quá chặt hay quá lỏng, xuống kim kết thúc đường khâu.
- HS thực hành khâu.
- Trưng bày sản phẩm 
- Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm.
- Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian 
+ Tự đáng giá sản phẩm theo các tiêu chí trên.
* Các mũi khâu tương đối cách đều nhau. đường khâu ít bị dúm.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 10
Ngày soạn: 12 / 11 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 3/ 15 / 11/ 2019
BÀI 6: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. đường khâu có thể bị dúm.
* HS khéo tay: Khâu viền được mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau. đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột.
2. HS: - Vải sợi len, chỉ, kim. 
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, trực quan, giảng giải, thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3. Bài mới: 28’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: QS và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu
? Đường gấp mép vải được gấp NTN?
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- GV treo quy trình 
? Nêu cách gấp mép vải lần 1 
? Nêu cách gấp mép vải lần 2
? Khi gấp cần lưu ý điều gì?
- Cho HS thực hành gấp
=> Kết luận, chốt ý đúng 
4. Củng cố - dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học - CB bài sau. 
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- QS đường gấp mép, đường khâu.
- Mép vải được gấp 2 lần. Đường gấp mép vải ở mặt trái của mình và được khâu bằng mũi khâu đột thưa ( hoặc đột mau) Đường khâu thực hiện ở mặt phải của mảnh vải 
* Gấp mép vải.
- Quan sát hình 1 và đọc thầm.
- HS nêu theo SGK
- Quan sát hình 2a, b 
- Gấp theo đường dấu thư hai miết kĩ đường gấp 
- Khi gấp mép vải mặt phải mảnh vải nằm dưới, gấp theo đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ 2.
- Thực hành gấp mép vải.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 11
Ngày soạn: 19 / 11 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 6/ 22 / 11 / 2019 
BÀI 6: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. đường khâu có thể bị dúm.
* HS khéo tay: Khâu viền được mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau, đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: 1 mảnh vải kích thước 20cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn thước
2. HS: Vải, phấn, thước
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, thực hành, trực quan
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3. Bài mới: 28’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: HD thao tác kĩ thuật
? Nêu cách khâu lược đường gấp mép vải? 
? Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải?
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải 
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ .
? Khi khâu cần chú ý điều gì?
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả
- Nếu HS làm xong thì tổ chức đánh giá sản phẩm
- GV đưa tiêu chí đánh giá
- GV nhận xét đánh giá
=> Kết luận, chốt ý đúng 
4. Củng cố - dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- CB bài sau.
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- Khâu lược đường gấp mép vải.
- Quan sát hình 3.
- Được thực hiện ở mặt trái của mảnh vải, khâu mũi khâu thường dài để giữ mép vải 
- Quan sát hình 4.
- Được thực hiện ở mặt phải của mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa 
- Được thực hiện theo 3 bước 
+ Gấp mép vải theo đường dấu
+ Khâu lược đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
- Gấp mép vải mặt phải ở dưới gấp theo đúng đường vạch dấu ... miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường thứ nhất vào trong đường thứ hai.
- HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Trưng bày sản phẩm 
- HS tự đánh giá.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 12
Ngày soạn: 26/ 11 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 6/29 / 11 / 2019
BÀI 6: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
* HS khéo tay: Khâu viền được mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối cách đều nhau. đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV : 1 mảnh vải kích thước 20cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn thước
2. HS : Vải, phấn, thước
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, thực hành, trực quan
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3. Bài mới : 28’
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HD thao tác kĩ thuật
? Nêu cách khâu lược đường gấp mép vải 
? Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ:
? Khâu viền đừng gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa được thực hiện qua mấy bước?
? Khi khâu cần chú ý điều gì?
*.Hoạt động 2: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải 
- Cho HS thực hành khâu
=> Kết luận, chốt hoạt động
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả
- GV đưa tiêu chí đánh giá
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét
=> Kết luận, chốt hoạt động
4. Củng cố - dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- Khâu lược đường gấp mép vải.
- Được thực hiện ở mặt trái của mảnh vải, khâu mũi khâu thường dài để giữ mép vải 
- Được thực hiện ở mặt phải của mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa 
 - Được thực hiện theo 3 bước 
+ Gấp mép vải theo đường dấu
+ Khâu lược đường gấp mép vải bằng mũi khâu thường
+Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa 
- Gấp mép vải mặt phải ở dưới gấp theo đúng đường vạch dấu ... miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường thứ nhất vào trong đường thứ hai.
- HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
- Trưng bày sản phẩm 
- HS tự đánh giá.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí GV đưa
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
TUẦN 13
Ngày soạn: 3 / 12 / 2019	 Ngày giảng: Thứ 6/6 / 12 / 2019
BÀI 7: THÊU MÓC XÍCH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách thêu móc xích 
- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
- HS hứng thú học thêu.
* HS khéo tay: Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 8 vòng móc xích. Đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo sản phẩm đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: 1 mảnh vải kích thước 20cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn thước
2. HS: Vải, phấn, thước
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Quan sát, thực hành, trực quan
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3. Bài mới: 28’
a . Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: HDHS quan sát mẫu và nhận xét
- Giới thiệu mẫu
? Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích
? Thêu móc xích là gì?
- Giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích
? Thêu móc xích được ứng dụng để thêu những gì?
=> Kết luận, chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- Treo quy trình thêu lên bảng
? Cách vạch đường dấu thêu lên bảng có giống với cách vạch đường dấu thêu lướt vặn không? vì sao?
? Muốn thêu được mũi thêu móc xích cần phải làm NTN?
- Vừa giới thiệu cách thêu vừa thực hành
=> Kết luận, chốt hoạt động
4.Củng cố - dặn dò: 2’
- Giúp HS củng cố nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau: Thêu móc xích(Tiếp)
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát 
- KT đồ dùng của HS.
- Ghi bài vào vở
- Quan sát mẫu: quan sát mặt phải mặt trái của mẫu.
- Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích.
- Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống mũi khâu đột mau.
- Thêu móc xích (hay còn gọi là thêu dây chuyền) là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích
- Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ki_thuat_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc