Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 15 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 15 - Năm học 2021-2022

Tập đọc

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

 - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân hậu. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

 

doc 45 trang cuongth97 04/06/2022 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 15 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 2021
Tập đọc
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
	- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân hậu. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (3 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rock
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: buôn, nghi thức, gùi...
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......khách quý ?
+ Đoạn 2: Tiếp...chém nhát dao.
+ Đoạn 3: Tiếp..... xem cái chữ nào.
+ Đoạn 4: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc bài, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
+ Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, chia sẻ trước lớp
+ Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình, họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy:
- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết
- Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ.
3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cả lớp
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài
- Tổ chức HS đọc diễn cảm
+ Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- GV nhận xét 
- HS nghe, tìm cách đọc hay
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
- Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên ?
- Đức tính ham học, yêu quý con người,...
- Nếu được đến Tây Nguyên, em sẽ đi thăm nơi nào ?
- HS nêu
Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Biết được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
*GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ.
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Tôn trọng người phụ nữ và các bạn gái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ....	
 	- HS: SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại, thuyết trình tranh luận,...
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao người phụ nữ là những người đáng tông trọng?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27phút)
* Mục tiêu: 
 - HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
 - Biết được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
* Cách tiến hành:
HĐ1: Xử lí tình huống (bài tập 3)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận.
- GV theo dõi HD. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận:
a, Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là con trai.
b, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4 (sgk)
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV kết luận: 
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là các tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (bài tập 5) 
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng.
- GV theo dõi, tuyên dương.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- HS chuẩn bị theo nhóm 6.
- Các nhóm lên trình bày.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Em làm gì để thể hiện sự tôn trọng đối với những người phụ nữ trong gia đình mình ?
- HS nêu
- Cùng các bạn trong lớp lập kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ.
- HS nghe và thực hiện.
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
	- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn .
	- Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân.
	- Bài tập cần làm: Bài1(a,b,c) bài 2(a), bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Gọi 1 hs nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân.
- Gọi 1 HS thực hiện tính phép chia: 75,15: 1,5 =...?
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài. 
- HS nêu quy tắc.
-1HS lên bảng thưc hiện, cả lớp tính bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS ghi vở
2.Hoạt động thực hành:(25 phút)
*Mục tiêu: HS biết :
	- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
	- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn .
*Cách tiến hành:
 Bài 1(a,b,c): Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét HS.
Bài 2a: Cá nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét 
Bài 3: Cặp đôi
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài sau đó chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét 
Bài 4(M3,4): Cá nhân
- Yêu cầu Hs đọc đề. Hướng dẫn dành cho HS (M3,4)
- GV hỏi: Để tìm số dư của 218: 3,7 chúng ta phải làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào?
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
- GV hỏi: Vậy nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư của phép chia 218: 3,7 là bao nhiêu?
- GV nhận xét
- Cả lớp đọc thầm
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ 
- Kết quả tính đúng là :
a) 17,55 : 3,9 = 4,5
b) 0,603 : 0,09 = 6,7
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm .
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
a) 1,8 = 72
 = 72 : 18 
 = 40
- HS nghe
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài giải
1l dầu hoả nặng là:
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hoả có là:
5,32 : 0,76 = 7 (l)
 Đáp số: 7l
 - HS làm bài cá nhân.
- Chúng ta phải thực hiện phép chia 
218: 3,7
- Thực hiện phép chia đến khi lấy được 2 chữ số ở phần thập phân
- HS đặt tính và thực hiện phép tính
- HS: Nếu lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 218: 3,7 = 58,91 (dư 0,033)
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các phép tính sau:
9,27 : 45 0,3068 : 0,26
- HS làm bài
9,27 : 45 = 0,206 
0,3068 : 0,26 = 1,18
- Về nhà vận dụng kiến thức đã học vào tính toán trong thực tế.
- HS nghe và thực hiện
Lịch sử
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
 + Ta mở chiến dich Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
 + Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
 + Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
 + Sau nhiều ngày đêm giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy.
 + Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. 
	-Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
	- Tự hào về truyền thống lịch sử của cha ông. 
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
+ Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947
- GV nhận xét HS
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu:Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ.
* Cách tiến hành: 
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950.( Cả lớp)
- Dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu:
+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc
+ Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc: Chúng khoát chặt biên giới Việt - Trung
+ Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
+ Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- 3 nhóm học sinh thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. 
- Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
- Yêu cầu: Xem hình 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
- HS theo dõi
+ Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt - Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế.
+ Cần phá tan âm mưu kkhoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ quốc tế.
- Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
- Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
- Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- 3 nhóm cử đại diện trình bày.
- Học sinh trao đổi.
- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng.
- Quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành.
+ Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi. Trông chúng thật thảm hại.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh nêu.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Em học tập được điều gì từ tấm gương dũng cảm của anh La Văn Cầu ?
- HS nêu
- Về nhà tìm hiểu, sưu tầm thêm các tư liệu về chiến dịch Biên giới 1950.
- HS nghe và thực hiện
Thứ ba ngày tháng năm 2021
Chính tả
 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Nghe - viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
-Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr.
-Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. Yêu thích môn học.
- Làm đúng bài tập 2a, 3a .
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập
- Học sinh: Vở viết.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5phút)
- Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
-Tìm hiểu nội dung đoạn viết
+ HS đọc đoạn viết
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Hướng dẫn viết từ khó
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả.
+ HS viết các từ khó vừa tìm được
- HS đọc bài viết
- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực .
- HS viết từ khó
2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân
- GV đọc bài viết lần 2
- GV đọc cho HS viết bài
- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi: 
- Cách cầm bút: 
- Tốc độ: 
- HS nghe
- HS viết bài
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cặp đôi
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a, 3a . 
*Cách tiến hành:
Bài 2a: HĐ Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Cho các nhóm lên bảng làm 
- GV nhận xét bổ sung 
Bài 3a: Cá nhân 
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn 
- GV nhận xét từ đúng.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận và làm bài tập
- Đại diện các nhóm lên làm bài
Đáp án:
+ tra (tra lúa) - cha (mẹ)
+ trà (uống trà) - chà (chà sát)
+ tròng (tròng dây) - chòng (chòng ghẹo)
+ trồi (trồi lên) - chồi (chồi cây)
+ trõ (trõ xôi) - chõ (nói chõ vào)...
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- Lớp nhận xét bài của bạn
- 1 HS đọc thành tiếng bài đúng
Đáp án:
a. Thứ tự các từ cần điền vào ô trống là: truyện, chẳng, chê, trả, trở.
b. tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.
- Lắng nghe
- Quan sát, học tập.
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện.
- Về nhà chọn một đoạn văn khác trong bài viết lại cho đẹp hơn.
- HS nghe và thực hiện
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Thực hiện các phép tính với số thập phân 
	- So sánh các số thập phân .
	- Vận dụng để tìm x .
	- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số.
	- HS làm bài 1(a,b), bài 2(cột1), bài 4(a,c).
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Gọi học sinh nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân.
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài. 
 - HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: Biết :
	 - Thực hiện các phép tính với số thập phân 
 - So sánh các số thập phân .
 - Vận dụng để tìm x .
 - HS làm bài 1(a,b), bài 2(cột1), bài 4(a,c).
* Cách tiến hành:
Bài 1(a,b): Cá nhân 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2(cột 1): Cá nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng một phép so sánh, chẳng hạn 4...4,35 và hỏi: Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì ?
- GV yêu cầu HS thực hiện chuyển hỗn số 4 thành số thập phân rồi so sánh.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
- GVnhận xét chữa bài
Bài 4(a,c): Cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GVnhận xét chữa bài 
Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân
- Yêu cầu Hs đọc đề. Hướng dẫn dành cho HS (M3,4)
- GV hỏi: Để tìm số dư của 6,251 : 7 chúng ta phải làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào?
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
- GV hỏi: Vậy nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư của phép chia 6,251 : 7 là bao nhiêu ?
- Tương tự với các câu còn lại
- GV nhận xét
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả 
a) 400 + 50 + 0,07 = 450,07
b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54
- HS nghe
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số.
- Trước hết chúng ta phải chuyển hỗn số 4 thành số thập phân.
- HS thực hiện chuyển và nêu:
4 = = 23 : 5 = 4,6
 4,6 > 4,35
 Vậy 4 > 4,35
- HS làm các phần còn lại 
- Tìm x
- HS lên bảng chia sẻ kết quả trước lớp 
a. 0,8 = 1,2 10
 0,8 = 12
 = 12: 0,8
 = 15
c. 25 : = 16 : 10
 25 : = 1,6
 = 25 : 1,6
 = 15,625
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK
- Chúng ta phải thực hiện phép chia 
6,251 : 7 
- Thực hiện phép chia đến khi lấy được 2 chữ số ở phần thập phân
- HS đặt tính và thực hiện phép tính
- HS: Nếu lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 6,251 : 7 = 0,89(dư 0,021 )
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Gv hệ thống lại nội dung đã luyện tập.
- Gv lưu ý học sinh khi tìm số dư cần chú ý tới cách dóng dấu phẩy và tìm giá trị của số dư.
- HS nghe
- Về nhà tìm số dư của các phép tính sau, biết rằng phần thập phân của thương lấy đến 2 chữ số:
3,076 : 0,85 và 12 : 3,45
- HS nghe và thực hiện
Khoa học
THUỶ TINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Nhận biết 1 số tính của thủy tinh.
	- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
	- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Thuỷ tinh được làm từ cát trắng lấy từ môi trường nên khai thác cần phải đi đôi với cải tạo và bảo vệ môi trường.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, hình và thông tin trang 60; 61 SGK, một số hình ảnh về các ứng dụng của thủy tinh...
 - Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho Hs thi trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu tính chất và cách bảo quản của xi măng ?
+ Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
*Mục tiêu: - Nhận biết 1 số tính của thủy tinh.
 - Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
	 - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh
- Cho HS thảo luận nhóm TLCH:
+ Trong số đồ dùng trong gia đình có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng mà bạn biết ?
+ Dựa vào thực tế bạn thấy thuỷ tinh có tính chất gì ?
+ Nếu thả chiếc cốc thuỷ tinh xuống sản nhà thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
- GV kết luận
Hoạt động 2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, sau đó xác định
- Kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh thông thường?
- Kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh chất lượng cao?
- GV kết luận
- Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không?
- Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, chúng ta phải bảo quản như thế nào ?
- GV kết luận: Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a- xít ăn mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
- Mắt kinh, bóng điện, chai, lọ, li, cốc, chén, cửa sổ, lọ đựng thuốc thí nghiệm, lọ hoa, màn hình ti vi, vật lưu niệm...
- Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu rất dễ vỡ, không bị gỉ
- Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ
- HS lắng nghe
- Các nhóm nhận đồ dùng và trao đổi, làm bài
Thuỷ tinh
thường
Thuỷ tinh cao cấp
- Bóng đèn
- Trong suốt, không gỉ cứng dễ vỡ
- Không cháy, không hút ẩm, không bị axít 
n mòn
- lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm
- Rất cứng
- Chịu được nóng, lạnh
- Bền khó vỡ
- Cốc chén, mắt kính, chai, lọ, kính máy ảnh, ống nhòm, bát đĩa hấp thức ăn trong lò vi sóng...
- HS nghe
- Chế tạo bằng cách đun nóng chảy cát trắng và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn
- Để nơi chắc chắn
- Không va đạp vào các vật cứng
- Dùng xong phải rửa sạch để nơi chắc chắn tránh rơi vỡ
- Cẩn thận khi sử dụng
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3phút)
- Em đã bảo quản và sử dụng đồ bằng thủy tinh trong gia đình mình như thế nào ?
- HS nghe và thực hiện
- Tìm hiểu ích lợi của thủy tinh trong cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu được nghĩa của từ hạnh phúc (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2 ) .
- Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4) .
- Sử dụng vốn từ hợp lí khi nói và viết.
	- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn là hạnh phúc của gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp
	- Học sinh: Vở 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho Hs thi đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa của bài tập 3 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài. 
- Tiết học hôm nay thầy sẽ giúp các em hiểu thế nào là hạnh phúc. Các em được mở rộng về vốn từ hạnh phúc và biết đặt câu liên quan đến chủ đề hạnh phúc.
- Gv ghi tên bài lên bảng.
 - HS đọc đoạn văn của mình.
- HS lắng nghe.
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(27 phút)
* Mục tiêu: 
 - Hiểu được nghĩa của từ hạnh phúc (BT1).
 - Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2 ) .
 - Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4) .
* Cách tiến hành:
 Bài tập 1:Cặp đôi
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Trình bày kết quả
- GV cùng lớp nhận xét bài của bạn
- Yêu cầu HS đặt câu với từ hạnh phúc.
- Nhận xét câu HS đặt
Bài tập 2: Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài trong nhóm.
- Kết luận các từ đúng.
- Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được
- Nhận xét câu HS đặt.
Bài tập 4: Nhóm
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Gọi HS phát biểu và giải thích vì sao em lại chọn yếu tố đó.
- GV KL: Tất cả các yếu tố trên đều có thể tạo nên một gia đình hạnh phúc, nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất.
Bài 3(M3,4):
- Cho HS đọc đề rồi tự làm bài vào vở.
- GV giúp đỡ nếu cần thiết.
- HS nêu
- HS làm bài theo cặp
- HS trình bày
Đáp án:
Ý đúng là ý b: Trạng thái sung sướng vì cảm thấyhoàn toàn đạt được ý nguyện.
- HS đặt câu:
+ Em rất hạnh phúc vì đạt HS giỏi.
+ Gia đình em sống rất hạnh phúc.
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả
Đáp án:
+ Những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc: sung sướng, may mắn...
+ Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực...
- HS đặt câu:
+ Cô ấy rất may mắn trong cuộc sống.
+Tôi sung sướng reo lên khi được điểm 10.
+ Chị Dậu thật khốn khổ.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
- Tất cả các yếu tố trên đều có thể tạo nên hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất. Nếu:
+ Một gia đình nếu con cái học giỏi nhưng bố mẹ mâu thuẫn, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất căng thẳng cũng không thể có hạnh phúc được.
+ Một gia đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_cv_2345_tuan_15_nam_hoc_2021_2022.doc