Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta.
- Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc.
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bảng số liệu về mật độ dân số của một số nước Châu á (phóng to)
- Lược đồ mật độ dân số Việt Nam (phóng to).
- Các hình minh hoạ trang SGK.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
*Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ
*Cách tiến hành:
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á?
+ Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân? Tìm một ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.
- Nhận xét, đánh giá.
TUẦN 9 Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017 ĐỊA LÍ CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ Mục tiêu: giúp HS: Kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta. Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta. Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc. Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. II. Chuẩn bị Giáo viên: Bảng số liệu về mật độ dân số của một số nước Châu á (phóng to) Lược đồ mật độ dân số Việt Nam (phóng to). Các hình minh hoạ trang SGK. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học Bài cũ: *Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ *Cách tiến hành: - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á? + Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân? Tìm một ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em. Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam * Mục tiêu: HS kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta. Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc. * Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc SGK, nhớ lại kiến thức đã học ở môn Địa lí 4 và trả lời các câu hỏi: + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? + Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu? + Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ? (GV gợi HS nhớ lại kiến thức lớp 4 bài Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, một số dân tộc ở Tây Nguyên,...) - HS suy nghĩ và trả lời, mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho HS. ® Gợi ý câu trả lời : + Nước ta có 54 dân tộc. + Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên. + Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc là Dao, Mông, Thái, Mường, Tày,... + Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn: Bru-Vân Kiều, Pa-cô, Chứt,... + Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi,... + Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà. 2. Hoạt động 2: Mật độ dân số nước ta * Mục tiêu : HS biết phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta. * Tiến hành : - GV hỏi: Em hiểu thế nào là mật độ dân số? - GV nêu: Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 vuông diện tích đất tự nhiên. - GV giảng: Để biết mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó. Ví dụ: Dân số của huyện A là 52000 người, diện tích tự nhiên là 250 km2. Mật độ dân số của huyện A là bao nhiêu người trên 1 km2? (Đáp án : Mật độ dân số huyện A là 52000 : 250 = 208 (người/km2)) - GV chia bảng thống kê mật độ của một số nước châu Á và hỏi: Bảng số liệu cho ta biết điều gì? - GV yêu cầu: + So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước châu Á ? (Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Cam-pu-chia, lớn hơn 10 lần mật độ dân số Lào, lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc.) + Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam? (Mật độ dân số của Việt Nam cao.) - HS suy nghĩ và trả lời, mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho HS. ® Kết luận : Nước ta có mật độ dân số cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thế giới. Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư * Mục tiêu : HS biết dân cư nước ta phân bố không đều. * Tiến hành : - GV treo lược đồ mật độ dân số Việt Nam và hỏi: Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp chúng ta nhận xét về hiện tượng gì? - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ sau: • Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người /km2 • Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2? • Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người/km2? • Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2? • Qua phần phân tích trên hãy cho biết: Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt? Þ Kết luận: Dân cư nước ta phân bố không đều, tập trung đông ở đồng bằng và các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi và hải đảo. Khoảng ¾ dân số nước ta sống ở nông thôn. - GV mở rộng : Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động, ở vùng núi đất rộng người thưa, thiếu sức lao động nên nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế. C. Củng cố, dặn dò Hỏi HS : Đặc điểm dân số nước ta? Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: “Các dân tộc, sự phân bố dân cư”. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_5_bai_9_cac_dan_toc_su_phan_bo_dan_cu_nam.docx