Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

I. Mục tiêu: giúp HS:

- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.

- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bản đồ Thế giới.

- Lược đồ tự nhiên châu Đại Dương.

- Lược đồ châu Nam Cực.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi bài học.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ:

* Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước

* Cách tiến hành:

- GV gọi 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu đặc điểm của dân cư châu Mĩ?

+ Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác so với Trung Mĩ và Nam Mĩ?

+ Em biết gì về đất nước Hoa Kì?

- HS và GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

* GV giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học

1. Hoạt động 1: Làm việc nhóm

* Mục tiêu: HS nêu được vị trí giới hạn của Châu Đại Dương

* Tiến hành:

- GV treo bản đồ thế giới.

- HS làm việc theo cặp (2 phút) :

+ Chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô-xtrây- li-a ? (Lục địa Ô-x-trây-li-a nằm ở Nam bán cầu, có đường chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ)

+ Chỉ và nêu tên các quần đảo, các đảo của châu Đại Dương? (Các đảo và quần đảo: Niu Ghi-nê, giáp châu Á, quần đảo Bi-xmac, quần đảo Xô-lô-môn , quần đảo Va-nu-a-tu, quần đảo Niu-di-len )

- Gọi 1 HS lên chỉ trên bản đồ thế giới lục địa Ô-xtrây-li-a.

- GV nhận xét, kết luận: Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo xung quanh.

 

docx 3 trang cuongth97 6770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 Thứ năm, ngày 05 tháng 4 năm 2018
ĐỊA LÍ
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
Mục tiêu: giúp HS:
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
Bản đồ Thế giới.
- Lược đồ tự nhiên châu Đại Dương.
- Lược đồ châu Nam Cực.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi bài học.
III. Các hoạt động dạy học
 Bài cũ:
* Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước
* Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu đặc điểm của dân cư châu Mĩ?
+ Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác so với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Em biết gì về đất nước Hoa Kì?
HS và GV nhận xét, đánh giá.
 Bài mới: 
* GV giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
1.	 Hoạt động 1: Làm việc nhóm
* Mục tiêu: HS nêu được vị trí giới hạn của Châu Đại Dương
* Tiến hành:
- GV treo bản đồ thế giới.
- HS làm việc theo cặp (2 phút) :
+ Chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô-xtrây- li-a ? (Lục địa Ô-x-trây-li-a nằm ở Nam bán cầu, có đường chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ)
+ Chỉ và nêu tên các quần đảo, các đảo của châu Đại Dương? (Các đảo và quần đảo: Niu Ghi-nê, giáp châu Á, quần đảo Bi-xmac, quần đảo Xô-lô-môn , quần đảo Va-nu-a-tu, quần đảo Niu-di-len )
- Gọi 1 HS lên chỉ trên bản đồ thế giới lục địa Ô-xtrây-li-a.
- GV nhận xét, kết luận: Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo xung quanh.
2.	 Hoạt động 2: Làm việc nhóm
* Mục tiêu : HS nắm được đặc điểm tự nhiên của Châu Đại Dương.
* Tiến hành :
- HS thảo luận nhóm 4 (3 phút) đọc SGK, quan sát lược đồ tự nhiên châu Đại Dương, so sánh khí hậu, thực vật và động vật của lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo của châu Đại Dương
Tiêu chí
Châu Đại Dương
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Địa hình
Phía tây là các cao nguyên có độ cao dưới 1000m phần trung tâm và phía nam là đồng bằng do sông Đac-linh bồi đắp, phía đông có dãy trường sơn Ô-xtrây li-a độ cao trên dưới 1000m.
Hầu hết các đảo có địa hình thấp, bằng phẳng , đảo Ta- xma -ni-a quần đảo Niu di-len, đảo Niu ghi-nê có một số dãy núi lớn cao nguyên đồ sộ cao trên dưới 1000m. 
Khí hậu
Khô hạn phần lớn diện tích là hoang mạc.
Khí hâụ nóng ẩm. 
Thực vật và động vật
Chủ yếu là Xa-van phía đông lục địa ở sườn đông dãy trường sơn Ô-xtrây li-a có một số cánh rừng rậm nhiệt đới.
Thực vật : bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi
Động vật: có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la. 
 Rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS và GV nhận xét, chốt ý.
3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế của châu Đại Dương
* Tiến hành:
- Dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số các châu lục trang 103 hãy: 
+ Nêu số dân của châu Đại Dương? (dân số châu Đại Dương là 34,3 triệu người năm 2004)
+ So sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác? (Châu Đại Dương là châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục của thế giới)
+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương? Họ sống ở những đâu?
(Thành phần dân cư của châu Đại Dương có thể kể đến hai thành phần chính: 
+ dân bản địa có nước da sẫm màu tóc xoăn, mắt đen sống chủ yếu ở các đảo
+ người gốc Anh di cư sang có da trắng sống chủ yếu ở lục địa Ô-xtrây-li-a)
+ Nêu những nét chung về nền kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
(Là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim chế tạo máy móc, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.)
- HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận: Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, thực vật và động vật độc đáo, Ô-xtrây-li-a là một nước có nền kinh tế phát triển nhất ở châu lục này.
4. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: HS biết một số đặc điểm về tự nhiên và dân cư ở châu Nam Cực
* Tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 và cho biết vị trí của châu Nam Cực? (Nằm ở vùng địa cực nam; khí hậu lạnh nhất thế giới quanh năm dưới 0 độ C, động vật tiêu biểu là chim cánh cụt, dân cư không có dân sinh sống.)
+ Vì sao châu Nam Cực lại lạnh nhất thế giới ? (Vì châu Nam Cực nằm ở vùng cực địa nhận được rất ít năng lượng của mặt trời nên khí hậu rất lạnh)
+ Vì sao con người không sinh sống ở châu Nam Cực ? (Vì khí hậu ở đây quá khắc nghiệt)
HS trả lời. 
- GV kết luận: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới và là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học họ sống ở đây để nghiên cứu.
Củng cố, dặn dò
-	Dặn HS về nhà học ghi nhớ.
-	Chuẩn bị bài: “Các đại dương trên thế giới”.
-	Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_27_chau_dai_duong_va_chau_nam_cuc_n.docx