Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 25: Châu Mĩ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Đạt

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 25: Châu Mĩ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Đạt

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn của lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

 + Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.

 + Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông và đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.

3.Năng lực cần phát triển:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.

* GDBVMT: GD HS ý thức bảo vệ môi trường và quý trọng cũng như bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ, lược đồ, tranh, ảnh các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng và rừng lớn ở châu Mĩ

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa; vở.

 

docx 3 trang cuongth97 14251
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 25: Châu Mĩ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh thực tâp: Nguyễn Tấn Đạt
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Thứ ba, ngày 29 tháng 3 năm 2022
Địa lý
BÀI 25: CHÂU MĨ
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn của lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 + Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
 + Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông và đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
3.Năng lực cần phát triển: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
* GDBVMT: GD HS ý thức bảo vệ môi trường và quý trọng cũng như bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ, lược đồ, tranh, ảnh các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng và rừng lớn ở châu Mĩ
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa; vở.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Khởi động: Hát «Bài ca trái đất» 
KTBC: ”Châu Phi”
- Cho HS chơi trò chơi ”Lật mảnh ghép”
- GV nhận xét đánh giá
Hát
HS chơi trò chơi
HS lắng nghe
Bài mới: Giới thiệu bài + ghi bảng
*Hoạt động 1: Vị trí địa lý và giới hạn.
*Mục tiêu: Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn của lãnh thổ châu Mĩ
*Cách tiến hành:
- GV chỉ trên lược đồ đường phân chia hai bán cầu Đông - Tây
- Quan sát lược đồ và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?
+ Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào?
+ Quan sát H1 và cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
- Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu và đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới?
+ Châu Mĩ được chia làm mấy bộ phận?
- GVKL: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ giáp với 3 đại dương là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.
*Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
*Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức làm việc cặp đôi và hoàn thành phiếu bài tập trong 2 phút:
+ Quan sát H1, H2 rồi tìm các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ?
- Cho HS suy nghĩ cá nhân
- Cho HS trao đổi với bạn cùng bàn và hoàn thành phiếu bài tập
- Các nhóm trình bày trước lớp
- GV nhận xét và nêu câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ?
- GVKL: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng, mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau.
- GV tổ chức làm việc nhóm 4
+ Quan sát H1 và hoàn thành các câu hỏi phiếu bài tập trong 3 phút
+ Em có nhận xét gì về địa hình châu Mĩ?
- Cho HS suy nghĩ cá nhân
- Cho HS trao đổi với bạn cùng bàn
- Cho HS trao đổi với nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét
- GVKL: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sáng đông: dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma- dôn?
- GVKL: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới, đến hàn đới. Rừng rậm A- ma- dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới
- GV đặt câu hỏi rút ra ghi nhớ
- HS quan sát tìm nhanh, ranh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây 
+ Nằm ở bán cầu Tây
+ Phía đông giáp Đại Tây Dương, phía Bắc giáp Bắc băng Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương.
+ Có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới.
+ Gồm 3 bộ phận Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ
- HS lắng nghe
- Các nhóm quan sát, thảo luận H2 và hoàn thành phiếu bài tập trong 2 phút.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp
- HS khác bổ sung
Đáp án:
a. Núi An- đét ở phía tây của Nam Mĩ.
b. Đồng bằng trung tâm (Hoa Kì) nằm ở Bắc Mĩ.
c. Thác A- ga- ra nằm ở Bắc Mĩ.
d. Sông A- ma- dôn (Bra- xin) ở Nam Mĩ.
e. Hoang mạc A-ta-ca-ma (Chi-lê) ở Nam Mĩ.
g. Một số bãi biển ở vùng biển Ca-ri-bê ở Trung Mĩ.
+ Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú.
 - HS lắng nghe 
- Vài HS nhắc lại
- Các nhóm quan sát, thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập trong 3 phút.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp
- HS khác bổ sung
+ Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
+ Vì châu Mĩ có vị trí trải dài trên 2 bán cầu Bắc và Nam.
+ Làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước sông 
-Vài HS nhắc lại ghi nhớ
4.Củng cố - dặn dò:
- Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu châu Mĩ?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò bài tiếp theo
- HS trình bày
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_25_chau_mi_nam_hoc_2021_2022_nguyen.docx