Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 23: Châu Phi (Bản đẹp)

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 23: Châu Phi (Bản đẹp)

I. Mục tiêu

 - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:

 + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.

 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

 + Địa hình chủ yếu là cao nguyên.

 + Khí hậu nóng và khô.

 + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.

- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.

 - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ (lược đồ).

 - HS năng khiếu:

 + Giả thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.

 +Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về địa lí: Xác định được vị trí địa lí và mô tả những nét tiêu biểu về tự nhiên của châu Phi; Phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên trên thế giới.

- Năng lực tìm tòi và khám phá địa lí: Đọc được lược đồ, bảng số liệu ở mưc độ đơn giản; phân tích được mối quan hệ trong thiên nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh có khả năng diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình, trao đổi, thảo luận; biết làm việc theo nhóm, chia sẻ suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của người khác, tự tin đưa ra ý kiến; cùng nhau xây dựng ý tưởng trong quá trình học tập.

- GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí, tình yêu thiên nhiên.

 

docx 7 trang cuongth97 06/06/2022 8482
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 23: Châu Phi (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÊ HOẠCH BÀI DẠY
 	Bài 23: Châu Phi
	Môn: Địa lí
	I. Mục tiêu 
 - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
 + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 + Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
 + Khí hậu nóng và khô.
 + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
 - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
 - HS năng khiếu:
 + Giả thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
 +Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về địa lí: Xác định được vị trí địa lí và mô tả những nét tiêu biểu về tự nhiên của châu Phi; Phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên trên thế giới. 
- Năng lực tìm tòi và khám phá địa lí: Đọc được lược đồ, bảng số liệu ở mưc độ đơn giản; phân tích được mối quan hệ trong thiên nhiên. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh có khả năng diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình, trao đổi, thảo luận; biết làm việc theo nhóm, chia sẻ suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của người khác, tự tin đưa ra ý kiến; cùng nhau xây dựng ý tưởng trong quá trình học tập.
- GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí, tình yêu thiên nhiên.
	II. Đồ dùng dạy học; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
	1. Đồ dùng dạy - học
 	- Giáo viên: Giáo án điện tử, quả địa cầu, bảng phụ.
	- Học sinh: quả địa cầu, giấy A4, bút dạ, giấy ghi nhớ.
	2. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học
	- 
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Chiếu video một số hình ảnh đặc trưng về châu Phi.
- GV đặt câu hỏi:
 Các em đoán xem đoạn phim vừa rồi giới thiệu về châu lục nào?
 Các em có muốn giới thiệu cho mọi người biết về châu Phi không?
- GV giới thiệu bài: Bây giờ, cô sẽ hướng dẫn cho các em tìm hiểu về châu lục này để giới thiệu cho mọi người cùng biết qua bài học ngày hôm nay -Bài 23: Châu Phi.
- GV viết mục bài.
- Xem video
- Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe
-HS nhắc mục bài.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn châu Phi
* Tìm và xác định vị trí địa lí châu Phi trên quả địa cầu
- Yêu cầu các nhóm đặt quả địa cầu đã chuẩn bị lên bàn.
- GV yêu cầu các nhóm tìm và xác định vị trí địa lí của châu Phi trên quả địa cầu và dán giấy màu vào vị trí mà các em vừa tìm được. 
- Quan sát các nhóm làm việc.
- Nhận xét kết quả của các nhóm. 
 - Dùng phần mềm Google Earth Pro
chiếu mô hình quả địa cầu và chỉ vị trí châu Phi lên màn hình để HS đối chiếu kết quả.
* Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 2 trong thời gian 2 phút: Dựa vào kênh chữ ở mục 1, lược đồ tự nhiên châu Phi và bảng số liệu về diện tích các châu lục trả lời các câu hỏi .
-Cho HS đọc câu hỏi thảo luận.
- Quan sát HS thảo luận. 
- Cho đại diện các nhóm HS lên bảng kết hợp lược đồ và trình bày.
- Cho HS nhận xét kết quả thảo luận.
- GV kết hợp chỉ lược đồ và kết luận: 
+ Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu, và tây nam châu Á, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía Đông và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương. 
+Đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục, đại bộ phận trải dài từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
+ Châu Phi có diện tích đứng thứ 3 thế giới sau châu Á và châu Âu.
- Cho học sinh nhắc lại kiến thức.
- Các nhóm đặt quả địa cầu lên bàn.
- HS thực hành tìm và đánh dấu vị trí của châu Phi bằng giấy màu lên quả địa cầu.
- HS quan sát và đối chiếu 
*HS hoạt động nhóm 2 trả lời các câu hỏi : 
Câu 1: Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
Câu 2: Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của Châu Phi?
Câu 3: Châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?
-HS đọc câu hỏi thảo luận.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận.
-HS nhận xét và bổ sung kết quả.
- Học sinh nhắc lại kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Phi.
- Các em đã biết vị trí, giới hạn của châu Phi. Với vị trí đó đặc điểm của Châu Phi như thế nào, các em cùng bước vào hoạt động tiếp theo. 
- GV ghi mục bài: Đặc điểm tự nhiên
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm lớn trong thời gian 3 phút và vẽ bản đồ tư duy để
 tực Yêu cầu HS dựa vào kênh chữ mục 2, lược đồ tự nhiên châu Phi thảo luận và thực hiện các yêu cầu.
- Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng vẽ bản đồ tư duy. 
và nhận xét.
- GV hỏi: Dựa vào đâu mà em biết địa hình châu Phi tương đối cáo: 
- GV chốt: Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn. (GV chỉ chú giải và giải thích).
+ Một số cao nguyên: CN Ê-ti-ô-pi, CN Đông Phi
+ Một số bồn địa: BĐ Sát, BĐ Công -gô, BĐ Nin Thương, BĐ Ca - la - ha -ri
+ Các con sông lớn: Sông Nin, siing Ni -giê, sông Công-gô, sông Dăm-be-di
+ Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới
- Bạn nào có thể giải thích được vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?
+ Nhận xét câu trả lời của bạn
- GV chốt: Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, không có biển ăn sâu vào đất liền nên châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
Với đặc điểm như vậy nên cảnh quan thiên nhiên châu Phi có nhiều điểm đặc biệt so với các châu lục khác. 
+ Nơi mưa nhiều, có rừng rậm nhiệt đới phát triển
+ Có nhiều xa - van. Đây là nơi đồng cỏ cao, có nhiều cây bụi.Có nhiều động vật ăn cỏ và nhiều loài thực vật. 
+Có hoang mạc Xa - ha - ra lớn nhất thế giới. Các em hãy tìm và chỉ hoang mạc Xa-ha-ra trên lược đồ. 
- Bây giờ chúng ta cùng xem một đoạn phim giới thiệu về cảnh quan tự nhiên châu Phi
- Hoang mạc Xa-ha-ra có những điểm gì đặc biệt, các em cùng xem đoạn phim.
-HS lắng nghe.
- HS đọc, quan sát, thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu:
+ Nêu đặc điểm địa hình châu Phi.
+ Tìm và đọc tên các cao nguyên, bồn địa và các sông lớn của châu Phi.
+ Nêu đặc điểm khí hậu châu Phi.
-Trình bày kết quả thảo luận và nhận xét.
 vẽ bản đồ tư duy vào giấy mà nhóm đã chuẩn bị.
- Các nhóm gắn kết quả lên bảng phụ
- Một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
+ Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn.
+ Một số cao nguyên: CN Ê-ti-ô-pi, CN Đông Phi
+ Một số bồn địa: BĐ Sát, BĐ Công-gô, BĐ Nin Thương, BĐ Ca- la - ha -ri
+ Các con sông lớn: Sông Nin, siing Ni -giê, sông Công-gô, sông Dăm-be-di
+ Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới
- 1 HS trả lời
- HS trả lời: 
+ Nằm trong vành đai nhiệt đới
+ Diện tích rộng lớn
+ Không có biển ăn sâu vào đất liền
- HS quan sát, lắng nghe
- HS chỉ vị trí hoang mạc Xa-ha-ra trên lược đồ
3. Luyện tập – Vận dụng
Các em thấy hoang mạc Xa -ha-ra có hấp dẫn không? Đã bao giờ các em mong ước 1 lần được đến châu Phi . 
Các em ạ, châu Phi cũng là một điểm đên hấp dẫn với nhiều du khách. Các em hãy đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch để giới một số nét về châu Phi với du khách.
-Bạn nào xung phong lên giới thiệu nào?
- Cô muốn có nhiều bạn trong lớp ta cũng làm được giống như bạn....Về nhà các em hãy giới thiệu cho bố mẹ, gia đình mình nghe nhé.
Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc. 
- HS lắng nghe và trả lời
- HS thực hiện
- 1 HS trình bày

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_23_chau_phi_ban_dep.docx