Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 13: Công nghiệp (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 13: Công nghiệp (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

I. Mục tiêu: giúp HS:

- Chỉ trên lược đồ và nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp nước ta.

- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.

- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, BàRịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.

- Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.

- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ:

*Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ

*Cách tiến hành:

- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi (mỗi HS 1 ý):

+ Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của ngành đó?

+ Nêu đặc điểm nghề thủ công nước ta?

- GV nhận xét, đánh giá.

 - GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã cùng tìm hiểu về một số ngành công nghiệp, nghề thủ công, các sản phẩm của chúng. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vè sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta.

 

docx 4 trang cuongth97 5430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 13: Công nghiệp (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ năm, ngày 16 tháng 11 năm 2017
ĐỊA LÍ
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
Mục tiêu: giúp HS:
Chỉ trên lược đồ và nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp nước ta.
Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, BàRịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học
Bài cũ:
*Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ
*Cách tiến hành:
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi (mỗi HS 1 ý):
+ Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của ngành đó?
+ Nêu đặc điểm nghề thủ công nước ta?
GV nhận xét, đánh giá.
 - GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã cùng tìm hiểu về một số ngành công nghiệp, nghề thủ công, các sản phẩm của chúng. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vè sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta.
B. Bài mới: 
1.	 Hoạt động 1: Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
* Mục tiêu: HS biết chỉ trên lược đồ và nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp nước ta
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ? (Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của ngành công nghiệp đó)
- GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 SGK/94 và tìm trên Bản đồ Kinh tế Việt Nam những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện?
- 5 HS nối tiếp nhau chỉ trên bản đồ và nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
•	Công nghiệp khai thác than Quảng Ninh.
•	Công nghiệp khai thác dầu mỏ Biển Đông (thềm lục địa).
•	Công nghiệp khai thác A-pa-tít Cam Đường (Lào Cai).
•	Nhà máy thuỷ điện: vùng núi phía Bắc (Thác Bà, Hoà Bình); vùng tây nguyên, Đông Nam Bộ (Y-a-ly, sông Hinh, Trị An)
•	Khu công nghiệp nhiệt điện Phú Mỹ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận:
+ Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
+ Phân bố các ngành:
 Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta.
 Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa Vũng Tàu ; thủy điện ở Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An 
2.	 Hoạt động 2: Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp
* Mục tiêu : HS biết sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp ở nước ta
* Cách tiến hành :
- GV nêu yêu cầu HS làm việc các nhân để hoàn thành bài tập sau:
Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp.
A
B
Ngành công nghiệp
Phân bố
1. Nhiệt điện
a) Nơi có khoáng sản
2. Thuỷ điện
b) Ở gần nơi có than, dầu khí
3. Khai thác khoáng sản
c) Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
d) Nơi có nhiều thác ghềnh
- GV cho HS trình bày kết quả làm bài trước lớp.
- 1 HS nêu đáp án của mình, các HS khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm bài để trình bày sự phân bố của các ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, nhiệt điện, thuỷ điện, ngành cơ khí, dệt may, thực phẩm.
- 2 HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
1 nối với b
2 nối với d
3 nối với a
4 nối với c
Hoạt động 3: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
* Mục tiêu : HS xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
* Cách tiến hành : 
- HS làm các bài tập mục 4 trong SGK
- HS trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghệp lớn ở nước ta. 
- GV kết luận :
+ Các trung tâm công nghiệp lớn : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
+ Điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (hình 4 SGK).
- GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, khoa học, kĩ thuật lớn nhất của đất nước. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin,...
+ Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí giao thông rất thuận lợi. Là đầu mối giao thông đi các vùng Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Nam Bộ. Có hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không phát triển, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu từ các vùng xung quanh đến và chở sản phẩm đi tiêu thụ ở các vùng khác.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất nước nên có nguồn lao động dồi dào, lại là thị trường tiêu thụ lớn để kích thích sản xuất phát triển.
+ Thành phố Hồ Chí Minh ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm; cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực thực phẩm.
C. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài.
Dặn HS về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị bài: Giao thông vận tải.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_13_cong_nghiep_tiep_theo_nam_hoc_20.docx