Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Bài 5 đến 12 - Năm học 2020-2021

Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Bài 5 đến 12 - Năm học 2020-2021

Bài 5: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ!

I. MỤC TIÊU

- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh to in các tình huống bài học.

- GV chuẩn bị 1 mũ bảo hiểm người lớn, 3 mũ bảo hiểm dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn chất lượng (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3-4’)

- Gọi 1-2 em chia sẻ một tình huống nguy hiểm mà các em hoặc người nhà các em đã gặp phải trên đường và cách phòng tránh tình huống đó?

Bài 7: NGỒI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS nhận biết được những việc nên làm và không nên làm khi ngồi trong ô tô và khi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh to in các tình huống bài học.

- Sưu tầm một số tranh, ảnh chụp các em HS ngồi trên ô tô và trên thuyền không an toàn và an toàn (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3-4’)

- Gọi 1-2 em : Em hãy nhắc lại tư thế ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn?

 

doc 27 trang cuongth97 08/06/2022 9912
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Bài 5 đến 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020
Bài 5: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ!
I. MỤC TIÊU
- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh to in các tình huống bài học.
- GV chuẩn bị 1 mũ bảo hiểm người lớn, 3 mũ bảo hiểm dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn chất lượng (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3-4’)
- Gọi 1-2 em chia sẻ một tình huống nguy hiểm mà các em hoặc người nhà các em đã gặp phải trên đường và cách phòng tránh tình huống đó?
3. Bài mới (30’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Giới thiệu bài:
- Hỏi HS: Các em có biết bộ phận nào trên cơ thể con người là quan trọng nhất không?
- GV bổ sung và nhấn mạnh: Đầu là quan trọng nhất. Đầu chứa bộ não - nơi lưu giữ toàn bộ kí ức của các em về gia đình, bạn bè, thầy cô... Hơn nữa não còn là bộ phận điều khiển mọi hoạt động của con người. Vì vậy các em phải luôn nhớ bảo vệ đầu của mình. 
- GV ghi đề lên bảng, gọi HS nhắc lại
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra xem ai chưa đội mũ để đảm bảo an toàn (10-12’)
Bước 1: GV cho HS xem tranh ở trang trước bài học
Bước 2: Thảo luận nhóm:
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi: 
+ Các em hãy nhìn vào tranh minh hoạ và chỉ ra ai phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh:
- Có 3 anh thanh niên đi xe máy và 1 bạn nhỏ ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn (12-15’)
Bước 1: Hỏi HS:
- Các em có biết tác dụng của mũ bảo hiểm là gì không? 
- Các em có biết đội mũ bảo hiểm đúng cách không?
Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh:
1. Tác dụng của mũ bảo hiểm: 
 Mũ bảo hiểm là vật nhằm bảo vệ phần đầu của người trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Như vậy, nếu không có mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn, các em có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong.
2. Đội mũ bảo hiểm đúng cách:	
- Chọn mũ BH đủ tiêu chuẩn chất lượng, vừa với cỡ đầu của các em.
- Đội mũ BH ngay ngắn, và cài quai mũ chắc chắn.
- Kiểm tra quai mũ bằng cách cho 2 ngón tay vào dưới cằm nếu vừa là được.
Bước 3: Thực hành đội mũ: 
- Gọi 3 HS lên thực hành đội mũ.
- Gọi HS nhận xét về cách đội của từng em. 
Hoạt động 3: Góc vui học (5-7’)
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: Các bức tranh các bạn nhỏ đội mũ BH với các kiểu khác nhau. 
- Yêu cầu: Các em xem tranh và tìm ra cách đội mũ BH nào sai, cách nào là đúng
Bước 2: HS xem tranh để tìm hiểu
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của HS.
Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Cách đội mũ BH ở tranh 1, 2, 3, 5, 6 là sai.
- Cách đội mũ BH ở tranh 4 là đúng.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò (2’)
- Các em hãy luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng cách khi ngồi sau xe máy hoặc xe đạp.
- Hãy nhắc nhở người thân trong gia đình và bạn bè cùng đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi tham gai giao thông.
Hoạt động 5: Bài tập về nhà (1’)
- Các em hãy chia sẻ với bố mẹ, anh chị trong gia đình cách đội mũ bảo hiểm an toàn nhé!
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- 1 HS nhắc lại
- HS quan sát tranh
- HS chia nhóm thảo luận
- HS quan sát và trả lời
- Đại diện các nhóm trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS ghi nhớ
- 3 HS lên thực hành
- HS nhận xét
- HS mô tả tranh
- HS quan sát và trả lời
- HS giải thích
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020
Bài 7: NGỒI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nhận biết được những việc nên làm và không nên làm khi ngồi trong ô tô và khi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh to in các tình huống bài học.
- Sưu tầm một số tranh, ảnh chụp các em HS ngồi trên ô tô và trên thuyền không an toàn và an toàn (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3-4’)
- Gọi 1-2 em : Em hãy nhắc lại tư thế ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn?
3. Bài mới (30’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài (2’)
- Hỏi:
+ Khi chúng ta đi về quê, đi du lịch, chúng ta thường đi bằng ô tô, có nhiều bạn bố mẹ có ô tô riêng và chúng ta thường xuyên được bố mẹ chở đi bằng ô tô. Vậy các em có biết khi ngồi trong xe ô tô chúng ta nên làm gì và không nên làm gì không?
+ Có bạn nào đã được đi thuyền chưa? Ở một số địa phương, các bạn học sinh phải đi thuyền qua sông để đến lớp đấy. Có em nào biết khi ngồi trên thuyền thì chúng ta phải ngồi như thế nào không?
- GV bổ sung và nhấn mạnh: Nếu chúng ta ngồi không an toàn trong ô tô hay trên thuyền, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng học những việc các em nên và không nên làm khi ngồi trong xe ô tô hay ngồi trên thuyền nhé!
- GV ghi đề lên bảng, gọi HS nhắc lại
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra bạn nào ngồi an toàn trong xe ô tô đang chạy (7-8’)
Bước 1: Xem tranh
- Cho HS xem các tranh từ 1 đến 4.
Bước 2: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi: Các bạn/em bé trong tranh làm gì trong xe ô tô? Theo em, bạn nào ngồi an toàn?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Tranh 1: Em bé đứng trên ghế sau, quay mặt về phía sau ô tô, đùa nghịch, rất dễ bị ngã.
- Tranh 2: Em bé đứng lên ghế, đập tay vào vai bố đang lái xe, khiến bố giật mình, ảnh hưởng đến việc lái xe.
- Tranh 3: Bnạ nhỏ thò tay ra ngoài cửa sổ ô tô, dễ bị ô tô bên ngoài va vào.
- Tranh 4: Bạn Bi ngồi ngay ngắn, nghiêm túc trên ghế xe và thắt dây an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các em nên và không nên làm khi ngồi trong xe ô tô (10-12’)
Bước 1: Hỏi học sinh
- Qua các bức tranh chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trong xe ô tô không?
- Thế còn những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trong xe ô tô?
-GV ghi tóm tắt các ý lên bảng.
* GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Những việc các em nên làm khi ngồi trong xe ô tô: Ngồi yên trong xe, thắt dây an toàn, lên xuống xe theo thăng bằng và chỉ dẫn của người lớn.
2. Những việc các em không nên làm khi ngồi trong xe ô tô: 
- Chơi đùa trong xe.
- Thò đầu hoặc tay ra ngoài cửa sổ.
- Đùa nghịch làm ảnh hưởng đến người lái xe.
- Làm người lái xe mất tập trung.
- Tự ý lên xuống xe khi không có sự hướng dẫn của người lớn.
- Ngồi lên hộp đựng đồ giữa người lái và người ngồi bên.
Hoạt động 3: Xem tranh và tìm ra bạn nào ngồi an toàn trên thuyền (7-8’)
Bước 1: Xem tranh
- Cho HS xem tranh số 5.
Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi:
+ Trong bức tranh này, bạn nào ngồi an toàn trên thuyền, bạn nào không? Vì sao?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Bnạ gái mặc áo phao ngồi ngay ngắn và ngồi an toàn trên thuyền.
- 2 bạn trai ngồi không an toàn, 1 bạn đứng lên chèo thuyền, còn bạn kia nhoài tay và người ra ngoài để nghịch nước.
Hoạt động 4: Tìm hiểu những việc các em nên làm và không nên làm khi ngồi trên thuyền (5-7’)
Bước 1: Hỏi HS
- Qua tranh số 5, các em biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trên thuyền không?
- Thế còn những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trên thuyền?
- Gv ghi tóm tắt các ý HS trả lời lên bảng.
* GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Những việc các em nên làm khi ngồi trên thuyền là: mặc áo phao; ngồi ổn định, ngay ngắn; lên, xuống thuyền và được chèo thuyền bởi người lớn.
2. Những việc các em không nên làm khi ngồi trên thuyền là: đứng lên hoặc nhoài tay/người ra ngoài thuyền; đùa nghịch trên thuyền; tự chèo thuyền.
Hoạt động 5: Góc vui học (2-3’)
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: Một gia đình đang đi xe ô tô. Bạn nhỏ ngồi hàng ghế sau nhưng không thắt dây an toàn và đang nhoài người lên vỗ vào vai bố.
- Yêu cầu: Cho biết bạn nhỏ trong tranh đã ngồi an toàn trong xe ô tô chưa? Vì sao? Bạn phải ngồi như thế nào mới an toàn?
Bước 2: HS xem tranh và thảo luận
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của HS.
Bạn nhỏ chưa ngồi an toàn trong xe ô tô. Bnạ nhỏ đứng lên trên ghế nên sẽ dễ bị lao về phía trước khi xe phanh gấp, đồng thời lại đùa nghịch làm bố đang lái xe mất tập trung. Bnạ nên ngồi yên trên xe và thắt dây an toàn.
Hoạt động 6: Ghi nhớ và dặn dò (1-2’)
- Để đảm bảo an toàn khi đi ô tô, các em luôn nhớ thắt dây an toàn, ngồi đúng tư thế và lên, xuống xe theo sự hướng dẫn của người lớn. Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao hoặc dụng cụ nổi và ngồi ổn định, tuyệt đối không đùa nghịch hay tự ý chèo thuyền.
Hoạt động 7: Bài tập về nhà (1’)
- Mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe ô tô và trên thuyền.
- Vẽ 1 bức tranh mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe và ô tô trên thuyền.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- 1 HS nhắc lại
- HS xem tranh
- HS thảo luận và trả lời
- Đại diện các nhóm trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS xem tranh
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận, trả lời
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ
- HS thực hiện theo yêu cầu
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020
 Bài 8: BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU
- Giúp các em nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ đèn báo hiệu đường bộ và ý nghĩa một số đèn báo hiệu đường bộ thường gặp.
- Nhận biết được một số đèn bào hiệu đường bộ thường gặp. 
- Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:Tranh to in các biển báo bài học. Bộ bìa cứng các đèn báo hiệu đường bộ trong bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3-4’)
- Gọi 1 – 2 em liệt kê những nơi an toàn để chơi đùa tại nơi em ở.
- GV nhận xét
3. Bài mới (30’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài (1-2’)
GV hỏi: Các em đã bao giờ thấy các biển báo hiệu đường bộ chưa? Các em có biết biển báo hiệu đường bộ là gì không?
- GV bổ sung: Biển báo hiệu đường bộ để báo hiệu, hướng dẫn người tham gia giao thông tuân theo trật tự nhằm phòng tránh va chạm và chống ùn tắc. Chúng ta cần phải hiểu ý 
nghĩa và tuân thủ tín hiệu của các biển báo hiệu đường bộ.
- GV ghi đề bài: Biển báo hiệu đường bộ.
 Hoạt động 1: Ý nghĩa của các biển báo thường gặp (18-20’)
 Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của các biển báo thường gặp. 
 Cách tiến hành: 	
- GV cho HS quan sát tranh ở trang 15
- GV cho các em thảo luận theo nhóm về ý nghĩa của từng biển báo và đại diện nhóm trả lời.
- GV chốt: 
1. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”:
- Cấm các phương tiện (trừ các xe ưu tiên theo luật định) không được đi ngược chiều với chiều lưu thông của đoạn đường phía sau nơi đặt biển báo này.
- Khi cố tình đi ngược chiều, chúng ta có thể đâm phải những chiếc xe đi đúng chiều, gây nguy hiểm cho chính mình và mọi người.
2. Biển báo “Cấm rẽ trái”: Khi gặp biển báo này, các phương tiên không được rẽ trái. Biển báo “Cấm rẽ phải”: Khi gặp 
biển này. Các phương tiện không được rẽ phải.
3. Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”: Người và các phương tiện chỉ qua đường khi chắc chắn không có tàu hỏa đang đến. Nếu có tàu hỏa đang đi đến thì phải dừng lại cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
4. Biển báo “Đường dành cho xe thô sơ”
- Chỉ dẫn phần đường dành riêng cho xe đạp, xe súc vật kéo, xe xích lô và các loại xe tương tự (kể cả xe của người tàn tật và cả người đi bộ ở những nơi không có hè phố.)
- Các phương tiện khác không được phép đi vào đường này.
5. Biển báo “Nơi đỗ xe”:
Các phương tiện được phép dừng đỗ tại nơi có biển báo này. Các em lưu ý tránh xa những khu vực đỗ xe, đề phòng những chiếc xe có thể chuyển độngbất ngờ.
6. Biển báo “Đường người đi bộ sang ngang”:
- Chỉ dẫn cho người đi bộ biết đay là nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Khi gặp biển báo này, các phương tiện cần giảm tốc độ và chú ý nhường đường cho người đi bộ. Tuy nhiên, người đi bộ khi qua đường cũng luôn cần chú ý quan sát và tránh các phương tiện khác.
- Giáo viên cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
Chia lớp làm 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ gồm 7 biển báo cỡ nhỏ. Yêu cầu 1 nhóm giơ 1 biển báo bất kì và 2 nhóm kia đưa ra câu trả lời về ý nghĩa của biển báo. Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng.
- GV mở rộng: Biển báo hiệu đường bộ được chia làm 5 nhóm: 4 nhóm biển báo chính và 1 nhóm biển phụ. 4 nhóm bỉn báo chính có hình dạng và ý nghĩa như sau:
1. Nhóm biển báo cấm: 
- Hình dạng: Có dạng hình tròn (trừ biển báo “Dừng lại” có hình 8 cạnh đều). Hầu hết các biển báo có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
- Ý nghĩa: Nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sừ dụng đường phải tuyệt đối tin theo.
2. Nhóm biển báo nguy hiểm: 
- Hình dạng: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên hình có vẽ màu đen mô tả thăng bằng việc báo hiệu.
- Ý nghĩa:Nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, 
xử trí.
3. Nhóm biển hiệu lệnh:
- Hình dạng: Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trung cho hiệu lệnh.
- Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.
4. Nhóm biển chỉ dẫn:
- Hình dạng:Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền 
màu xanh lam.
- Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích trong hành trình.
Hoạt động 2: Góc vui học (7’)
Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của các biển báo thường gặp. 
 Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu xem biển báo và giải thích ý nghĩa của các biển báo.
Bước 2: GV giải thích
A: Biển “Dừng lại”
Nhằm báo cho người tham gia giao thông dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu cho phép đi. Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người tham gia giao thông chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông 
B: Biển “Biểu thị thời gian”
Là biển báo phụ đặt được dưới biển báo cấm hoặc biển hiệu lệnh nhằm quy định phạm vi thời gian hiệu lực của các biển báo cấm, biểu hiện lệnh cho phù hợp yêu cầu.
C: Biển “Trẻ em”
Nhằm báo gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập, trên đường. Khi gặp biển này, phải đi chậm và thận trọng để phòng khả năng xuất hiện và di chuyển bất ngờ của trẻ em trên mặt đường.
D: Biển “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”
Nhằm chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường.
E: Biển “Cầm đi ngược chiều” 
Nhằm báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.
F: Biển “Đường người đi bộ sang ngang”
Nhằm chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang.
Hoạt động 3: Ghi nhớ và dặn dò (2-3’)
Bước 1: Yêu cầu 1- 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
Bước 2: GV nhấn mạnh
Để đảm bảo an toàn giao thông, tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều phải chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. Vì vậy, các em nhỏ luôn chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
Hoạt động 4: Bài tập về nhà (1’)
HS quan sát các biển báo giao thông thường gặp từ nhà đến trường. Nêu ý nghĩa của những biển báo đó. Nếu em chưa biết hãy hỏi cha mẹ, thầy cô và ghi nhớ.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại đề bài
- HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc
- Thảo luận nhóm 4, trả lời.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS lắng nghe
 Thực hiện theo yêu cầu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2020
BÀI 9: EM THÍCH ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được những điều nên và không nên làm khi tự đi xe đạp để đảm bảo an toàn.
- Phát triển năng lực quan sát, vận dụng kiến thức vào cuộc sống..
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh to in các tình huống bài học
- Chuẩn bị xe đạp của chính các học sinh. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: (3-4’)
- Gọi 1-2 HS nêu ý nghĩa các biển báo ở bài 8.
3. Bài mới (30’)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài (1-2’)
- GV nêu câu hỏi: Em nào biết đi xe đạp? Các em có thích đi xe đạp không ?
- GV nhấn mạnh: Đi xe đạp là một môn thể thao rất thú vị và có ích cho sức khỏe, đồng thời cũng là một hình thức di chuyển thuận lợi và dễ dàng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bị ngã xe đạp cũng rất đau và gây nguy hiểm cho các em. Vì vậy, chúng ta cần học cách đi xe đạp an toàn.
- GV ghi đề bài: Em thích đi xe đạp an toàn
 Hoạt động 1: Xem tranh và tìm xem bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn (7’)
* Mục tiêu: HS nhận biết được những điều nên và không nên làm khi tự đi xe đạp để đảm bảo an toàn.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Xem tranh
- Cho HS xem từng tranh ở trang trước bài học.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
+ Câu hỏi : Trong số các bức tranh nhỏ, bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn? Bạn nào đi xe đạp không an toàn? Vì sao?
- Các nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Bạn Bi trong bức tranh số 3 đi xe đạp đúng cách và an toàn. Bạn Bi ngồi ngay ngắn trên xe đạp, có đội mũ bảo hiểm và đi đúng làn đường dành cho xe đạp, sát mép đường bên phải.
- Các bạn còn lại đi xe đạp không an toàn:
+Tranh 1: Các bạn nhỏ đi dàn hàng ngang, vừa đi vừa nói chuyện, gây cản trở cho những xe khác.
+ Tranh 2: Các bạn nhỏ đi lạng lách, suýt đâm vào xe máy đi từ bên trái tới.
+ Tranh 3: Bạn nhỏ dang 2 tay khi đi xe đạp, có thể bị ngã.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm và không nên làm khi đi xe đạp để đảm bảo an toàn (13’)
*Mục tiêu: HS nhận biết được những điều nên và không nên làm khi tự đi xe đạp để đảm bảo an toàn.
* Cách tiến hành: 
*Bước 1: Hỏi học sinh
+ Câu hỏi: Các em có biết đi xe đạp như thế nào là an toàn không ?
- Ghi lên bảng ý kiến của HS
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Những việc nên làm trước khi đi xe đạp
- Chọn xe đạp có kích cỡ vừa với tầm vóc của các em : Các em có thể chống chân xuống đất thoải mái khi ngồi trên yên xe. Các em sẽ dễ dàng điều khiển và xử lý khi bất ngờ gặp tình huống nguy hiểm.
- Kiểm tra xe thật kĩ để đảm bảo mọi bộ phận đều an toàn và hoạt động tốt, đặc biệt là phanh, chuông và lốp xe.
+Phanh là bộ phận quan trọng nhất, phanh sẽ giúp các em giảm tốc độ và dừng lại để tránh va chạm. Trong lúc đi trên đường, các em nên dùng cả phanh trước và phanh sau khi muốn giảm tốc độ để rút ngắn quãng đường phanh và giữ được thăng bằng.
+ Giống như còi xe máy, chuông xe đạp là cách để báo hiệu cho những người cùng tham gia giao thông khác biết được là các em đang đến gần.
Hiện nay, có nhiều bạn có nhiều bạn đi xe đạp mà không có chuông, như vậy là không đảm bảo an toàn.
+ Lốp xe bằng cao su giúp xe chúng ta chuyển động dễ dàng trên đường. Nếu lốp quá mòn sẽ mất đi khả năng tạo ra ma sát tốt với mặt đường khiến xe dễ bị trượt đi trên mặt đường.
- Khi ngồi trên xe đạp các em nên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu của các em tránh bị chấn thương khi xảy ra tai nạn. Khi đội luôn nhớ cài quai mũ và kiểm tra để đảm bảo dây quai không quá lỏng hay quá chật.
2. Những việc nên làm khi đi xe đạp
- Điều khiển xe đạp bằng hai tay để giữ thăng bằng cho xe.
- Giao thông ở Việt Nam là giao thông hỗn hợp có nhiều phương tiện tham gia bao gồm: xe tải, xe buýt, ô tô, xe máy, xe đạp, thậm chí cả xe súc vật kéo,v.v Do vậy, khi tự đi xe đạp, để tránh va chạm với các loại xe khác, các em hãy luôn đi bên phải theo chiều đi của mình và đi vào phần đường dành cho xe thô sơ. Nếu không có đường dành riêng cho xe đạp, xe thô sơ thì đi sát lề đường, mép đường, nhường đường cho người đi bộ. Xe thô sơ bao gồm xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo, v.v... 
- Đi với tốc độ vừa phải để có thể dừng lại an toàn khi cần thiết và luôn quan sát tránh các chướng ngại vật trên đường.
3. Những việc không nên làm khi đi xe đạp 
- Buông cả hai tay (tranh số 4), đi xe bằng một tay hoặc đi xe bằng một bánh: Không giữ được thăng bằng cho xe. Các em có thể bị ngã khi xe phanh gấp hoặc chuyển hướng.
- Đi xe dàn hàng ngang (tranh số 1): Các em có thể gây cản trở cho các phương tiện giao thông khác đang lưu thông trên đường và các phương tiện có thể đâm vào các em.
- Lạng lách, đánh võng hay đuổi nhau (tranh số 2): Các em sẽ không để ý quan sát được phương tiện khác để phòng tránh các tình huống nguy hiểm. Ngoài ra, do đang đi xe với tốc độ cao, các em khó có thể dừng xe lại ngay.
- Sử dụng ô: Ô làm che khuất tầm nhìn của các em và có thể làm các em mất thăng bằng khi có gió mạnh.
- Bám, kéo hoặc bay các phương tiện khác: Gây cản trở giao thông và dễ bị ngã, nhất là khi các em bám vào ô tô hay xe máy và những chiếc xe đó có thể tăng tốc bất ngờ hoặc chuyển hướng.
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái: Những chỗ đó không phải là chỗ ngồi an toàn, các em có thể bị ngã.
Hoạt động 3: Góc vui học (5’)
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: Trong bức tranh là 2 chiếc xe đạp, 1 chiếc xe đạp của người lớn và 1 chiếc xe đạp của trẻ em cùng với các bộ phận liên quan đến an toàn của xe và lời giải thích về chức năng của các bộ phận đó.
- Yêu cầu: Xem tranh, chọn chiếc xe các em được đi và tìm chức năng của các bộ phận an toàn của xe.
* Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu
* Bước 3: Kiểm tra, đưa ra đáp án và giải thích
* Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Xe đạp cho trẻ em là chiếc xe nhỏ hơn.
- Bộ phận và chức năng tương ứng:
+ Mũ bảo hiểm :b. Bảo vệ đầu.
+ Tay lái :e. Điều khiển xe đạp, rẽ trái hoặc rẽ phải.
+ Má phanh :a. Kiểm soát tốc độ.
+ Chuông xe đạp :c .Đưa ra tín hiệu xin đường
+ Đèn xe đạp :d. Chiếu sáng khi đi buổi tối
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò (2’)
*Bước 1: Yêu cầu 1- 2 HS nhắc lại những ghi nhớ trên.
* Bước 2: GV nhấn mạnh
- Để đảm bảo bảo an toàn khi đi xe đạp, các em hãy nhớ chọn cho mình một chiếc xe có kích cỡ vừa với tầm vóc người các em. Tuyệt đối không đi xe đạp của người lớn vì nếu xe to quá các em sẽ rất khó điều khiển và có thể xảy ra tai nạn giao thông.
- Trước khi đi nhớ kiểm tra xe để đảm bảo các bộ phận đều hoạt động tốt. Đi đúng làn đường dành cho mình, sát lề đường hoặc mép đường bên phải.
- Các em còn nhỏ không nên tự đi xe mà hãy đi cùng bố, mẹ, anh chị và người thân trong gia đình để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 5: Bài tập về nhà (1’)
- Khi đi trên đường về, các em xem các bạn mình có đi xe đạp an toàn không? Hãy kể lại những hành vi không an toàn của các bạn đó.
-HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
-HS quan sát tranh.
-Hs các nhóm tiến hành thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
-Các nhóm trình bày câu trả lời
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời các câu hỏi của GV.
-HS lắng nghe và nhắc lại.
- 
 - HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS nghe và nhắc lại.
-HS xem tranh và trả lời.
-HS trả lời
- Lắng nghe và trả lời.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
-HS về nhà thực hiện theo yêu cầu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 ..
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2020
BÀI 10: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG
AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
- HS ý thức được những nguy hiểm khi đi xe đạp chuyển hướng và nắm được các bước đi xe đạp chuyển hướng an toàn.
- Phát triển năng lực quan sát, vận dụng kiến thức vào cuộc sống..
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh to in các tình huống bài học
- Chuẩn bị xe đạp của chính các học sinh. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: (3-4’)
- Gọi 1-2 HS kể lại những hành vi đi xe đạp không an toàn của các bạn trong lớp.
3. Bài mới (30’)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài (1-2’)
- GV nêu câu hỏi: Em nào đi xe đạp đến trường? Em có biết những cách đi xe đạp chuyển hướng như thế nào cho an toàn không?
- GV nêu: Để đảm bảo an toàn, khi đi chuyển hướng bằng xe đạp, chúng ta cần phải tuân thủ các bước qua đường an toàn. Có nhiều em không đi xe đạp, nhưng được người lớn chở đến trường bằng xe đạp, thì các em cũng nhớ nhắc nhở người lớn tuân thủ các bước chuyển hướng an toàn.
- GV ghi đề bài: Điểu khiển xe đạp chuyển hướng an toàn
 Hoạt động 1: Xem tranh và nhận xét đi xe đạp chuyển hướng có khó không (10’)
* Mục tiêu: HS ý thức được những nguy hiểm khi đi xe đạp chuyển hướng 
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Xem tranh
- Cho HS xem tranh ở trang trước bài học.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
+ Câu hỏi 1: Những bạn nào trong tranh đang đi xe đạp chuyển hướng không an toàn?
+ Câu hỏi 2: Các em thấy đi xe đạp chuyển hướng an toàn có khó không? Tại sao?
- Các nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Có 4 bạn đang đi xe đạp chuyển hướng qua đường và 1 bạn đang dắt xe qua đường (Trong đó có một chuyển hướng không an toàn).
- Đi qua dường rất khó vì giao thông Việt Nam là giao thông hỗn hợp với nhiều phương tiện như: xe tải, xe máy, ô tô, xe đạp Vì vậy, đi chuyển hướng qua đường bằng xe đạp rất nguy hiểm nếu không chú ý đến các quy tắc an toàn, đặc biệt là ở những tuyến đường quốc lộ.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đi xe đạp chuyển hướng an toàn (11-12’)
*Mục tiêu: HS ý thức được những nguy hiểm khi đi xe đạp chuyển hướng và nắm được các bước đi xe đạp chuyển hướng an toàn.
* Cách tiến hành:
*Bước 1: Hỏi học sinh.
+ Câu hỏi 1: Các em có biết cần phải thực hiện các bước chuyển hướng an toàn như thế nào không?
+ Câu hỏi 2: Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu và ý nghĩa của mỗi màu là gì?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
* Các bước khi chuyển hướng (Khi không có đường giao nhau):
+ Giảm tốc độ.
+ Quan sát mọi phía trái phải, trước sau để chắc chắn là không có xe nào đang đến và có tín hiệu báo qua đường.
+ Khi thấy đảm bảo an toàn thì đưa ra tín hiệu báo chuyển hướng.
+ Điều khiển xe theo hướng chuyển và luôn quan sát phòng tránh va chạm.
+ Nếu đường đi có nhiều xe qua lại, các em hãy dắt xe qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ khi tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ bật sáng màu xanh.
* Chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao:
+ Tín hiệu màu xanh: Được đi
+ Tín hiệu đỏ: Không được đi
+ Tín hiệu vàng: Phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
+ Tín hiệu vàng nhấp nháy: Được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
* Các bước đi qua nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông:
+ Giảm tốc độ
+ Quan sát, chấp hành tín hiệu đường giao thông
+ Quan sát an toàn xung quanh và có tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng.
+ Qua đường, vẫn tập trung quan sát an toàn.
* Nếu đường có nhiều xe qua lại, các em hãy dắt xe qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ khi tín hiệu đèn dành cho người đi bộ bật sáng màu xanh
* Một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng
+ Đột ngột chuyển hướng.
+ Không đưa ra tín hiệu chuyển hướng cho người khác nhận biết.
* Bước 3: Thực hành chuyển hướng an toàn
- GV có thể cho HS thực hành đi xe đạp chuyển hướng tại sân trường bằng chính xe của chính xe đạp của mình.
- Vẽ đường đi và đường giao nhau trên sân trường (ngã ba hoặc ngã tư).
- Bố trí HS đi xe đạp từ các hướng khác nhau, đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải và một số học sinh đi bộ.
- Chú ý: Trước khi HS thực hành, giáo viên cần cùng HS kiểm tra xe đạp để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 3: Góc vui học (5’)
*Mục tiêu: HS nắm được các bước đi xe đạp chuyển hướng an toàn và các loại đèn giao thông.
*Cách tiến hành : 
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: 4 bức tranh nhỏ mô tả các bước đi xe đạp qua đường của một bạn nhỏ nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông.
- Yêu cầu: Xem tranh, sắp xếp 4 bức tranh theo đúng thứ tự các bước đi xe đạp qua đường an toàn.
* Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu
* Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của học sinh
* Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh
-Tranh 2: Giảm tốc độ khi đến gần nơi giao nhau.
-Tranh 1: Đèn đỏ- Dừng lại trước vạch
-Tranh 3: Đèn xanh-Quan sát an tàn xung quanh.
-Tranh 4: Lên xe đi tiếp, vẫn chú ý quan sát an toàn. 
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò (2-3’)
*Bước 1: Tóm lược những điều HS cần nhớ
- Để đảm bảo bảo an toàn kh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_5_bai_5_den_12_nam_hoc_2020_2.doc