Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 - Tuần 1-5

Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 - Tuần 1-5

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.

- HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng qui định

- Khi đi đường luôn biết quan sát

đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

1. Giáo viên : SGK, giáo án, 7 phong bì, trong mỗi phong bì là 1 hình biển báo, các biển báo đã học, tranh SGK, phiếu học tập

2. Học sinh : Vở ghi, quan sát những nơi có vạch kẻ đường và tìm hiểu xem có những loại vạch kẻ đường nào.

III. PHƯƠNG PHÁP :

- Quan sát, trực quan, vấn đáp, thực hành, trò chơi.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

HOẠT DỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Ổn định tổ chức : 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 2’

- GV cho HS chơi trò chơi : Hộp thư chạy

- GV hướng dẫn cách chơi

- Yêu cầu quản ca cho lớp hát một bài hát vui. HS vừa hát vừa truyền tay tập phong bì. Khi có lệnh “ Dừng” tất cả phải dừng hát và dừng truyền tay. HS đang có tập phong bì trong tay, rút chọn 1 bì và đọc tên của biển báo và nói điều phải làm theo nội dung hiệu lệnh của biển báo. Cuộc chơi tiếp tục đến hết tập phong bì.

- GV nhận xét

 

doc 27 trang loandominic179 7530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 - Tuần 1-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: .................................	 Ngày giảng: Thứ ..................
BÀI 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến.
 - Học sinh hiểu ý nghĩa tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
 - Học sinh nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.
 - Khi đi ra đường HS có ý thức chú ý đến biển báo.
 - Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên: Chuẩn bị 23 biển báo( 12 biển báo mới và 11 biển báo đã học ).28 tấm bìa có viết tên các biển báo và 5 tên biển báo khác.
2. Học sinh: Vở ghi, quan sát và vẽ lại biển báo em thường gặp.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, quan sát, trực quan, thực hành trò chơi.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
- GV kiểm tra sách vở của HS
- GV nhận xét chung
3. Bài mới: 30’
a, Giới thiệu bài: 
- Tiết hôm nay các em sẽ học thêm mọt số biển báo hiệu giao thông dường bộ thường gặp
GV ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Ôn các biển báo đã học.
Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung các biển báo hiệu thông dụng, quen thuộc mà các em nhìn thấy ở gần khu vực trường hoặc trên đường về nhà.
- HS nhắc lại ý nghĩa của 11 biển báo hiệu đã học.
- HS có ý thức thực hiện theo qui địnhcủa biển báo hiệu khi đi đường.
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu HS dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo đó mà em đã nhìn thấy ở đâu.
? Các em đã nhìn thấy biển báo này chưa và em có biết ý nghĩa của biển báo đó không?
- Để nhớ lại các biển báo đã học, các em hãy chơi trò chơi
+ GV chọn 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Chia cho mỗi em 1 biển báo đã học. Lần lượt 3 em của 3 nhóm lên chọn tên biển báo đúng với biển em đang cầm ( ở bàn GV ). Em thứ 2 tiếp tục chọn tên biển báo mình đang cầm và gắn lên trên bảng.
- Cả lớp nhận xét kiểm tra lại xem nhóm nào đúng hết, tuyên dương. Em nào chọn sai phải nhảy lò cò về chỗ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
Mục tiêu: 
- HS biết thêm nội dung của 12 biển báo hiệu mới trong các nhóm biển báo đã học.
- Củng cố nhận thức về đặc điểm hình dáng các loại biển báo hiệu.
Cách tiến hành :
- GV đưa biển: 110a, 122
?Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ?
?Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
- GV giới thiệu ý nghĩa của biển.
? Căn cứ vào hình vẽ bên trong em có thể biết nội dung cấm của biển là gì?
- GV đưa ra 3 biển: 208, 209, 233 hỏi tương tự.
?Căn cứ vào đặc điểm nói trên, em cho biết nhóm biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
- Yêu cầu HS nêu nội dung báo hiệu sự nguy hiểm của biển:
- GV đưa ra biển: 301 (a, b, c ), 303, 304, 305.
? Các biển báo đó thuộc nhóm biển báo nào, có nội dung hiệu lệnh gì ?
- GV nhận xét
* Hoạt động 3: Trò chơi biển báo
Mục tiêu: 
- HS nhớ được nội dung của 23 biển báo đã học.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo lên bảng yêu cầu cả lớp quan sát trong 1 phút
- Mỗi nhóm cử 1 em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em khác lên gắn tiếp cho đến hết.
- GV chỉ bất kì biển báo gọi HS đọc tên biển đó, nói ý nghĩa tác dụng
4. Củng cố - dặn dò: 2’
?Các em vừa học bài gì 
- Về nhà học bài, ghi nhớ và đi đường thực hiện theo biển
- Chuẩn bị bài sau: Bài 2
- GV nhận xét giờ học
- Lớp hát
- HS để sách vở lên bàn
- HS ghi vào vở
- 2 HS lên bảng dán bản vẽ và nói tên biển báo đó em đã nhìn thấy ở đâu
- HS trả lời
VD: Biển: Cấm đi ngược chiều thường đặt ở đầu đoạn đường một chiều.
- HS chơi trò chơi.
- HS nhận xét
- HS quan sát
- Hình tròn
Màu: nền trắng, viền màu đỏ
Hình vẽ: màu đen.
- Biển báo cấm
- HS chỉ biển 110a và nêu:
- Biển 110a hình tròn, màu: nền trắng viền màu đỏ, hình vẽ xe đạp, chỉ điều cấm xe đạp
- Biển 112 có 8 cạnh điều nhau nền màu đỏ có chữ STốp-ý nghĩa là dừng lại
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển báo 208: Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên
+ Biển báo 209: Báo hiệu nơi giao nhau có tín hiệu đèn.
+ Biển 233: Báo hiệu có những chỗ nguy hiểm khác
- Thuộc nhóm biển (chỉ dẫn) hiệu lệnh
+ Biển 301 ( a, b, d, e ): Hướng đi phải theo
+ Biển 303: Giao nhau chạy theo vòng xuyến
+ Biển 304: Đường dành cho xe thô sơ
+ Biển 305: Đường dành cho người đi bộ.
- HS đọc tên biển báo-Biển báo hiệu giao thông đường bộ
- Lắng nghe
TUẦN 2
Ngày soạn: .............................	 Ngày giảng: ............................
BÀI 2 : VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
- HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng qui định
- Khi đi đường luôn biết quan sát
đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
1. Giáo viên : SGK, giáo án, 7 phong bì, trong mỗi phong bì là 1 hình biển báo, các biển báo đã học, tranh SGK, phiếu học tập
2. Học sinh : Vở ghi, quan sát những nơi có vạch kẻ đường và tìm hiểu xem có những loại vạch kẻ đường nào.
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, thực hành, trò chơi.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT DỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức : 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 2’
- GV cho HS chơi trò chơi : Hộp thư chạy
- GV hướng dẫn cách chơi
- Yêu cầu quản ca cho lớp hát một bài hát vui. HS vừa hát vừa truyền tay tập phong bì. Khi có lệnh “ Dừng” tất cả phải dừng hát và dừng truyền tay. HS đang có tập phong bì trong tay, rút chọn 1 bì và đọc tên của biển báo và nói điều phải làm theo nội dung hiệu lệnh của biển báo. Cuộc chơi tiếp tục đến hết tập phong bì.
- GV nhận xét
3. Bài mới : 30’
a. Giới thiệu bài: 
Tiết hôm nay giúp các em hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ, cọc tiêu và rào chắn.
GV ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
Mục tiêu:
 - HS hiểu ý nghĩa, sự cần thiết của vạch kẻ đường.
- HS biết vị trí của các loại vạch kẻ khác nhau.
Cách tiến hành :
? Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ đường?
? Em có thể mô tả các loại vạch kẻ đường em đã thấy ?
? Người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
- GV giải thích các dạng vạch kẻ, ý nghĩa 1 số dạng vạch kẻ đường.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn:
Mục tiêu: 
- HS nhận biết thế nào là cọc tiêu, rào chắn trên đường và tác dụng bảo đảm ATGT của cọc tiêu, rào chắn
Cách tiến hành:
- GV đưa tranh (ảnh) cọc tiêu trên đường
- GV: Cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường
- GV giới thiệu các loại cọc tiêu
? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?
? Rào chắn có tác dụng gì ?
? Có mấy loại rào chắn?
- GV nhận xét
4. Củng cố - dặn dò: 2’
? Các em vừa học bài gì?
? Cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường có tác dụng gì ?
- Về học bài
- Chuẩn bị bài sau : Đi xe đạp an toàn
- GV nhận xét giờ học
- Lớp hát
- HS nghe
- HS chơi trò chơi
- HS ghi vào vở
- HS giơ tay
- Vạch kẻ trên mặt đường : vạch đi bộ qua đường, vạch dừng xe, vạch giới hạn cho xe thô sơ, vạch phân chia làn đường cho các loại xe...thường kẻ màu trắng, hình chữ nhật.
- Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại.
- HS quan sát
- HS nghe
- Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi lại biết giới hạn của đường, hướng đi của đường ( đường cong dốc, có vực sâu )
- Rào chắn để ngăn không cho người và xe qua lại
- Có 2 loại rào chắn : Rào chắn cố định và rào chắn di động.
- Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn.
- Là chỉ dẫn trên đường nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
- Lắng nghe
TUẦN 3
 Ngày soạn: ..............................	 Ngày giảng: ..............................
BÀI 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. MỤC TIÊU :
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô xơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
- HS hiểu vì sao đối với trẻ emphải có đủ điều kiện của bản thânvà có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể được đi xe đạp ra đường phố
- Biết những qui định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường
- Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết
- Có ý thức thực hiện các qui định bảo đảm ATGT
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
 1. GV : SGK, giáo án, hai xe đạp nhỏ, (1 xe an toàn, 1 xe không an toàn ) Sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các tuyến đường chính. Một số hình ảnh đi xe đạp đúng, sai
 2. HS ; Vở ghi
III, PHƯƠNG PHÁP :
- Trực quan, quan sát, vấn đáp, thực hành
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức : 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 2’
- GV kiểm tra sách vở của HS 
- Nhận xét chung
3. Bài mới : 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Ghi bảng
b. Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn
Mục tiêu: 
- Giúp HS xác định được thế nào là một chiếc xe đạp đảm bảo an toàn
- HS biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp ra đường
Cách tiến hành:
? Ở lớp ta ai đã biết đi xe đạp?
? Các em có thích được đi học bằng xe đạp không?
? Ở lớp ta những ai đã tự đến trường bằng xe đạp ?
? Chúng ta sắp lớn để có thể đi xe đạp. Nếu các em có một chiếc xe đạp,xe đạp của các em cần phải NTN?
- Cho HS quan sát hình ảnh chiếc xe đạp và thảo luận theo chủ đề chiếc xe đạp
? Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe đạp NTN?
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi đường
Mục tiêu: 
HS biết nhũng qui định đối với người đi xe đạp trên đường
- Có ý thức thực giện nghiêm chỉnh những qui định của luật GTĐB
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh
? Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng và hướng sai
? Chỉ trong tranh những hành vi sai
? Em hãy kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn?
? Theo em để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải làm NTN?
- GV nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại các qui điịnh trên
* Hoạt dộng 3: Trò chơi GT
Mục tiêu: 
- Củng cố những kiến thức của HS về cách đi đường an toàn
- Thực hành trên sa bàn cách sử lí các tình huống khi đi xe đạp
Cách tiến hành:
- Dùng sơ đồ treo trên bảng hoặc sa bàn giao thông
- GV gọi từng HS lên bảng nêu lần lượt các tình huống :
+ Khi phải vượt xe đỗ bên đường
+ Khi phải đi qua vòng xuyến
+ Khi đi từ trong ngõ đi ra 
+ Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng
- GV nhận xét
4. Củng cố - dặn dò : 2’
?Các em vừa học bài gì ?
- Về học bài và thực hiện đi xe đạp an toàn
- Chuẩn bị bài sau : Lựa chọn đường đi an toàn.
- GV nhận xét giờ học
- Lớp hát
- HS để sách vở lên bàn
- HS ghi vào vở
- HS giơ tay
- HS nêu
- HS giơ tay
- HS thảo luận cặp đôi
- Xe phải tốt (các ốc vít phải chặt, lắc xe không lung lay) 
- Có đủ các bộ phận: phanh, đèn chiếu sáng, đèn phản quang và còn phải tốt
- Là xe của trẻ em: có vành nhỏ (dưới 650 m m)
- HS quan sát tranh và nêu
- HS nối tiếp nêu những điều qui định cấm người đi xe đạp :
+ Không được lạng lách đánh võng
+ Không đèo nhau, đi dàn hàng ngang
+ Không được đi vào đường cấm,đường ngược chiều
+ Không buông thả hai tay hoặc cầm ô kéo theo súc vật
- HS nối tiếp trả lời :
+ Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy )
+ Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ
+ Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường
+ Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn phản quang
+Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
- HS quan sát
- HS lên chỉ sơ đồ hoặc sa bàn và nêu cách đi an toàn
- Đi xe đạp an toàn
- Lắng nghe
TUẦN 4
Ngày soạn: .................... Ngày giảng: ...................................
BÀI 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. MỤC TIÊU : 
- HS biét giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay đến câu lạc bộ
- Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường
- Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
1. GV : Giáo án, SGK, phiếu thảo luận, băng dính, giấy, kéo thước, 2 sơ đồ giấy khổ lớn
2. HS : Vở ghi, quan sát con đường đến trường để nhận biết những đặc điểm
III. PHƯƠNG PHÁP :
Vấn đáp, quan sát, trực quan giảng giải, thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức : 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 2’
? Em muốn đi ra đường bằng xe đạp, để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì?
 ?Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những qui định gì để đảm bảo an toàn?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới : 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Ghi bảng
b. Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường đi an toàn.
Mục tiêu: HS hiểu được con đường như thế nào là đảm bảo an toàn
- Có ý thức và chọn con đường an toàn đi học hoặc đi chơi
Cách tiến hành:
- GV chia lớp theo 4 nhóm, phát giấy cho HS để ghi ý kiến thảo luận của nhóm
? Theo em con đường hay đoạn đường có điều kiện NTN là an toàn, NTN là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp?
- Gọi HS trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ xung
- GV nhận xét
* Hoạt động 2: Chọn con đường an toàn đi đến trường.
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn để lựa chọn con đường đi học hay đi chơi được an toàn
- HS xác định được những điểm, đoạn đường kém an toàn để tránh (không đi)
Cách tiến hành:
- Dùng sa bàn hoặc sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có 2 hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau
- GV chọn 2 điểm trên so đồ (VD: 2 điểm A, B)
- Goi 1-2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn
- Yêu cầu HS có thể phân tích được có những đường khác nhưng không được an toàn vì lí do gì?
- GV nhận xét
* Hoạt động 3: Hoạt động bổ trợ
Mục tiêu: HS biết vận dụng vào thực tế con đường đi học của các em, chỉ ra những điểm không an toàn
- Luyện cho HS biết tự vạch cho mình con đường đi học an toàn, hợp lí nhất
Cách tiến hành:
- GV cho HS tự vẽ con đường tìư nhà đến trường xác định được phải đi qua mấy điểm hoạc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn
- Gọi 2 HS trình bày, giới thiệu
? Em có thể đi đường nào khác đến trường?
? Vì sao em không chọn con đường đó?
- GVKL : Người đi bộ hay đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đi tới trườnghợp lí và đảm bảo an toàn ; ta chỉ nên đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn
4. Củng cố - dặn dò: 2’
? Các em vừa học bài gì?
? Con đường ntn là đảm bảo an toan?
- Về học bài và xem lại bài
- Chuẩn bị bài sau : Giao thông đường thuỷ và phương tiện giao thông đường thuỷ.
- GV nhận xét giờ học
- Lớp hát
- Xe phải tốt, có đủ các bộ phận phanh, đèn chiếu sáng, đèn phản quang và phải còn tốt, có đủ chắn bùn, chắn xích, là xe của trẻ em
- HS nêu
- HS ghi vào vở
- HS nhận phiếu
- HS thảo luận
- HS ghi thành 2 cột
Điều kiện con đường an toàn
Điều kiện con đường không an toàn
1.
2.
- 2 HS lên bảng chỉ sơ đồ
- HS phân tích các con đường khác đi không an toàn và giải thích lí do
- HS theo dõi bổ xung
- HS thực hành vẽ đoạn đường từ nhà đến trường, xác định những điểm an toàn và không an toàn
- 2 HS lên giới thiệu
- HS ở gần hoặc cùng đường nhận xét bổ sung
- HS nêu lí do không chọn đường đó
- HS nghe
- Lựa chọn con đường đi an toàn
- HS nêu
TUẦN 5
Ngày soạn: ...................... Ngày giảng : .................................
BÀI 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ VÀ PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I. MỤC TIÊU :
- HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò rất quan trọng
- HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT
- HS biết các biển báo hiệu giao thông trên đường thuỷ ( 6 biển báo hiệu GTĐT ) dể đảm bảo an toàn khi đi trên đường thuỷ
- HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng. Nhận biết 6 biển báo hiệu GTĐT
- Thêm yêu quí tổ quốc và có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
1. Giáo viên : - Mẫu 6 biển báo hiệu GTĐT. Bản đồ địa lí Việt Nam. 
 - Sưu tầm nhiều tranh ảnh đẹp về các phương tiện GTĐT
2. Học sinh : SGK vở ghi, sưu tầm nhiều tranh ảnh đẹp về các phương tiện GTĐT, sông và biển Việt Nam
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, giảng giải, phân tích, đàm thoại, thực hành
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức : 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 2’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét chung 
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 
- Ghi bảng
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về GTĐT
Mục tiêu: 
- HS hiêu được những nơi có thể có đường GT trên mặt nước. Có mấy loại GTĐT
- GTĐT có ở khắp nơi, thuận lợi như GTĐB
Cách tiến hành: 
? Các con đã nhìn thấy tàu thuyền đi lại ở đâu?
? Những nơi nào có thể đi trên mặt nước?
- GV giảng : Tàu, thuyền có thể đi lại từ tỉnh này đến tỉnh khác, từ vùng này sang vùng khác. Tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành một mạng lưới GT trên mặt nước. Mạng lưới GT đó gọi là GTĐT. GTĐT là một mạng lưới GT quan trọng ở nước ta
* Hoạt động 2: Phương tiện GTĐT
Mục tiêu:
- HS biết mặt nước ở đâu có thể thành đường GTĐT
- HS biết tên gọi và các loại phương tiện GT ĐT nội địa
Cách tiến hành:
? Có phải bất cứ ở đâu có mặt nước đều có thể đi được, trở thành đường GT?
? Để đi lại trên đường bộ có các loại xe máy, xe tô ta có thể dùng các loại phương tiện này để đi trên mặt nước được không?
? Để đi lại trên mặt nước chúng ta cần có các phương tiện GT riêng. Em nào biết đó là những phương tiện nào?
- GV chốt
- Cho HS xem tranh ảnh về các phương tiện GTĐT. Yêu cầu HS nói tên từng loại phương tiện.
* Hoạt động 3: Biển báo hiệu GTĐT nội địa (GV giới thiệu 2 biển báo)
+ Biển báo cấm Đậu: Hình vuông. Viền đỏ có đường chéo đỏ. Giữa có chữ P màu đen. Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đậu ở khu vực cắm biển
+ Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua : Hình vuông, viền màu đỏ, có gạch chéo màu đỏ trên hình người chèo thuyền. Biển báo này có ý nghĩa cấm thuyền không được đi qua.
- GV giảng: Đường thuỷ cũng là một loại đường GT, có rất nhiều phương tiện đi lại, do đó cần phải có chỉ huy GT để tránh tai nạn. Biển báo hiệu GTĐT cũng cần thiết và có TD biển báo hiệu GTĐB.
4. Củng cố - dặn dò: 2’
? Các em vừa học bài gì?
- Bắt nhịp cho cả lớp hát bài: con kênh xanh xanh
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát
- HS ghi vở
- Con nhìn thấy tàu thuyền đi lại trên sông, hồ
- Người ta có thể đi ở trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rạch, ở miền Nam có rất nhiều kênh tự nhiên và kênh do người đào và có thể đi cả trên mặt biển
- Chỉ những nơi mặt nước có đủ bề rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn của tàu, thuyền và có chiều dài mới có thể chở thành đường GTĐT được
- Ta không thể dùng các phương tiện ô tô, xe máy đi trên mặt nước được mà phải dùng phương tiện GT riêng
- HS nối tiếp trả lời :
+ Thuyền có gỗ, thuyền nam, thuyền thúng
+ Bè, mảng, phà, thuyền gắn máy
+ Ca nô, tàu thuỷ, tàu cao tốc, sà lan, phà máy
- HS quan sát và nhận biết các biển báo hiệu GTĐT
- HS nêu đặc điểm, màu sắc, ý nghĩa của các biển báo
- Nhắc lại nội dung bài
- Hát tập thể
TUẦN 6
Ngày soạn: .......................... Ngày giảng : ....................................
BÀI 6 : AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện GT công cộng đỗ, đậu để lên xuống tàu, xe, thuyền, đò. Biết cách lên, xuống tàu, xe, thuyền, ca nô một cách an toàn. Biết các qui định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu, thuyền, ca nô.
- Có kĩ nang và các hành vi đúng khi đi trên các phương tiện GT công cộng : Xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn, tư thế ngồi trên tàu, xe, thuyền.
- Có ý thứ thực hiện đúng các qui định khi đi trên các phương tiện GT công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Hình ảnh các nhà ga, bến tàu, bến xe. Các hình ảnh người lên xuống tàu, thuyền. Hình ảnh trên tàu thuyền
2. Học sinh: Vở ghi, nhớ kể lại các chuyến đi chơi, tham quan trên các phương tiện GT công cộng
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, đàm thoại, thực hành, giảng giải, trò chơi
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức : 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 2’
3. Bài mới : 30’
a. Giới thiệu bài : 
- Ghi bảng
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động ôn về GTĐT
Mục tiêu: 
Củng cố hiểu biết của HS về GTĐT
Cách tiến hành: 
- Cho HS chơi trò chơi làm phóng viên
+ GV nêu tình huống: Chúng ta vừa có cuộc đi chơi trên đường thuỷ. Phóng viên báo Nhi đồng muốn phỏng vấn xem các bạn nhỏ biết gì về GTĐT
PV: Chào các bạn, tôi là xin được hỏi các bạn : đường thuỷ là đường ntn?
? Đường thuỷ có ở đâu?
ư
? Trên đường thuỷ có những PTGT nào hoạt động?
? Bạn biết trên đường thuỷ có những biển báo hiệu nào?
* Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.
Mục tiêu:
- HS có hiểu biết về bến tàu, bến xe, nhà ga, điểm đỗ xe của các phương tiện GT CC. Đó là nơi hành khách lên, xuống tàu xe
- Có ý thức tôn trọng trật tự công cộng khi đến nhà ga, bến xe.
Cách tiến hành:
? Trong lớp ta những ai được bố mẹ cho đi chơi xa, được đi ô tô khách, tàu thuỷ hay tàu hoả ?
? Bố mẹ em đã đưa em đến đâu để mua vé lên ô tô ?
? Ở những nơi đó thường có chỗ dành cho những người chờ tàu xe, người ta gọi đó là gì ?
? Vào chỗ bán vé cho người đi tàu xe gọi là gì ?
- Khi ở phòng chờ mọi người ngồi ở ghế không nên đi lộn xộn không làm ồn nói to ảnh hưởng đến người khác
* Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe 
Mục tiêu:
- HS biết được những qui định khi lên xuống và ngồi trên các phương tiện GT để đảm bảo an toàn
- Có kĩ năng thực hiện các động tác cài dây an toàn, bám vào tay vịn khi lên, xuống và ngồi trên xe
- Có thói quen tôn trọng chật tự nơi công cộng
Cách tiến hành:
- Gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để các em kể lại các chi tiết về lên, xuống xe, ngồi trên xe
VD : Đi ô tô buýt, xe khách
+ Xếp hàng thứ tự ở phía hè đường hoặc trong sân bến xe
+ Bám chắc tay vịn mới bước lên xe
+ Lên xe tìm ghế ngồi, nếu đứng phải bám chắc vào tay vịn trên xe
- GV hướng dẫn lên xuống đối với từng loại xe 
? Khi lên xuống xe ta phải làm NTN?
- GV kết luận 
* Hoạt động 4: Ngồi ở trên tàu, xe
Mục tiêu:
- HS biết những qui định khi đi trên các phương tiện GTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người
- HS biết cách ngồi một cách an toàn trên tàu xe. Tránh những hành vi nguy hiểm
- Có ý thức tôn trọng người khác, giữ gìn chật tự nơi công cộng
Cách tiến hành:
- Gọi HS kể việc ngồi trên tàu xe
- GV nêu các tình huống, yêu cầu HS đánh dấu đúng sai
- GV cần gợi ý hỏi thêm hành vi đó là sai
- GV phân tích đó là những hành vi nguy hiểm, không an toàn gây tai nạn chết người
? Nêu những qui định khi ngồi trên các PTGTCC
- GV kết luận
4. Củng cố - dặn dò: 2’
- Nhắc HS về thái độ và xây dựng thói quen đúng khi đi trên các phương tiện GTCC
- Nhận xét giờ học.
- Lớp hát
- Ghi vở
- Là dùng tàu, thuyền đi lại trên mặt nước từ nơi này đến nơi khác
- Đường thuỷ có ở khắp nọi nơi, ở đâu có biển, sông, hồ, kênh
- Có nhiều loại : Tàu thuyền, ca nô
- HS trả lời về biển báo đã học
- HS trả lời
- Đến bến xe để mua vé
- Phòng chờ hoặc nhà chờ
- Phòng bán vé
- HS nhớ lại chi tiết lên xuống xe và kể
- Chỉ lên xuống tàu, xe khi đã dừng hẳn
+ Khi lên, xuống phải tuần tự không chen lấn xô đẩy
+ Phải bán, vịn chắc vào thành xe, tay vịn, nhìn xuống chân
+ Xuống xe ô tô buýt không được chạy sang đường ngay. Phải chờ cho xe đi, quan sát xe trên đường mới được sang
- Vài HS nhắc lại
- HS đánh dấu
+ Đi tàu chạy nhảy trên các toa, ra ngồi ở bậc lên xuống.
+ Đi tàu, ca nô đứng tựa ở lan can tàu cúi nhìn xuống nước
+ Đi thuyền thò chân xuống nước hoặc cúi xuống vớt nước lên nghịch
+ Đi ô tô thò đầu, thò tay qua cửa sổ
+ Đi ô tô buýt không cần bám vịn vào tay vịn
- Không thò đầu, tay ra ngoài cửa
+ Không ném các đò vật ra ngoài qua cửa sổ
+ Hành lí xếp ở nơi qui định không để chắn lối đi, cửa lên xuống
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_4_tuan_1_5.doc