Giáo án Âm nhạc 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Âm nhạc 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

TIẾT 10: ÔN TẬP BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA

 GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa

- Biết đến một số nhạc cụ nước ngoài.

2. Năng lực.

- HS biết cảm thụ âm nhạc

- Rèn cho HS kĩ năng hát mạnh dạn, tự tin.

3. Phẩm chất:

- Góp phần giáo dục HS thêm yêu mến mái trường và kính trọng các thầy cô giáo.

* HSKT: HS hát hòa theo các bạn

II. CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên:

- Đàn, loa, bảng phụ bài hát.

-Hình ảnh một số nhạc cụ nước ngoài.

2. Học sinh:

- Sgk,Thanh phách.

 

doc 120 trang quynhdt99 4350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
TIẾT 1: ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4.
- Biết hát kết hợp vỗ tay, vận động theo bài hát. 
2. Năng lực.
 - Hình thành năng lực: Rèn cho học sinh kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin.
3. Phẩm chất:
 - Hình thành phẩm chất: Các em yêu thích môn học hơn.
* HSKT: Biết vỗ tay, hòa nhập cùng các bạn trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Đài, đĩa nhạc.
- Tranh minh hoạ các bài hát.
 2. Học sinh: 
- SGK, thanh phách.
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
2’
20’
10’
3’
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động :
- Gv yêu cầu hs hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan yêu cầu cả lớp thực hiện
- Gv giúp hs hát 1 đén 2 câu hát
- Gv nhận xét
2. Hoạt động luyện tập: Ôn tập 3 bài hát Em yêu hòa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan
a. Mục tiêu: 
- Học sinh nhớ lại các bài hát, biết hát theo giai điệu, đúng lời ca.
b. Cách tiến hành:
- Gv cho hs khởi động giọng
- Hãy kể tên một số bài hát đã học ở lớp 4
 - Gv giới thiệu các em ôn lại 3 bài hát Em yêu hòa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan
* Em yêu hòa bình:
 - Gv bật bài hát yêu cầu học sinh đoán tên bài hát, tác giả
 - Yêu cầu hs hát kết hợp vỗ tay theo phách
- Gv yêu cầu nhóm thực hiện
- Gv sửa sai (nếu có)
- Gv giúp hs nhớ lại bài hát
 - Gv sửa sai cho học sinh (Nếu có)
* Chúc mừng
 - Gv hỏi bài hát Chúc mừng nhạc nước nào? do tác giả nào biên soạn lời Việt
- Gv yêu cầu hs hát
 - Gv bật nhạc yêu cầu học sinh hát, gõ đệm theo nhịp
- Gv giúp hs gõ 1 đến 2 câu
- Gv nhận xét
- Gv lưu ý cho học sinh thể hiện sắc thái tình cảm
- Gv yêu cầu nhóm thực hiện
* Thiếu nhi thế giới liên hoan
 - Gv hỏi tác giả bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan là ai?
 - Gv bật nhạc đệm
 - Gọi tổ, cá nhân thực hiện
 - Gọi hs nhận xét, gv nx, tuyên dương
* Kết luận:
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát trên. Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.
3. Hoạt động thực hành: Kết hợp vận cơ thể. Biểu diễn:
a. Mục tiêu:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn bài hát
b. Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu học sinh hát kết hợp vận động cơ thể: 
Động tác 1: Dậm chân,
Động tác 2: Vỗ hông
Động tác 3: Vỗ vai
Động tác 4: Búng tay
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tập một trong ba bài hát vừa ôn tập
- Gọi các nhóm lên biểu diễn thi đua
- Gọi các nhóm nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá
* Kết luận:
- Học sinh biết hát kết hợp vận động cơ thể
- Kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin
- Học sinh hứng thú và yêu thích môn Âm nhạc hơn.
 4. Vận dụng, sáng tạo:
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
b. Cách tiến hành.
- Gv bật nhạc yêu cầu cả lớp thực hiện lại 1 trong 3 bài hát trên
- Giáo dục học sinh say mê ca hát, đam mê âm nhạc hơn
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem
- Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Nhận xét tiết học.
* Kết luận. Học sinh nhớ lại nội dung bài học
Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát toàn bài Thiếu nhi thế giới liên hoan
- Hát theo các bạn
- Hs làm theo hướng dẫn của gv
- Hs trả lời: 
 Bài Em yêu hòa bình
 Chúc mừng
 Thiếu nhi thế giới liên hoan
 Chú voi con ở Bản Đôn
 Chim sáo...
- Lắng nghe
- Hs nghe, đoán tên bài Em yêu hòa bình, do tác giả Nguyễn Đức Toàn sáng tác
- Hs thực hiện
- Hs hát cùng bạn
- Hs nghe, sửa sai
- Hs trả lời Nhạc Nga, do nhạc sĩ Hoàng Lân biên soạn lời Việt
- Hs thực hiện
- Hs hát và thực hiện gõ đệm theo bài hát
- Vỗ tay theo các bạn
- Hs nghe, thực hiện
- Hs trả lời: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
- Hs hát toàn bài
- Thực hiện theo yêu cầu
- Tổ thực hiện, cá nhân thực hiện
- Thực hiện 
- Thực hiện cùng bạn
- Các nhóm luyện tập
- Các nhóm lên bảng biểu diễn 
- Biểu diễn cùng bạn
- Các nhóm nhận xét chéo
- Hs nghe, lĩnh hội
- Cả lớp thực hiện bài hát Em yêu hòa bình
- Hát theo các bạn
- Hs nghe, lĩnh hội
- Hs nghe, ghi nhớ thực hiện
********************************************
TUẦN 2: Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
TIẾT 2: HỌC HÁT BÀI: REO VANG BÌNH MINH
 ( Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca. 
- Biết tác giả là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. 
- Hs biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
2. Năng lực:
- Học sinh biết cảm thụ âm nhạc
- Rèn cho học sinh kĩ năng hát mạnh dạn, tự tin. 
3. Phẩm chất:
- Góp phần giáo dục học sinh yêu thích, bảo vệ thiên nhiên, bình minh đất nước tươi đẹp.
* HSKT: Biết hát và kết hợp vỗ tay, hòa nhập cùng các bạn trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên: 
- Đàn, loa, bảng phụ bài hát...
2. Học sinh: 
- Sgk,Thanh phách...
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
18’
10’
4’
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi hs lên bảng biểu diễn 1 trong các bài hát đã học ở lớp 4
- Gv gọi hs nhận xét; giáo viên nx, đánh giá.
2. Hoạt động khám phá: Dạy hát Bài Reo vang bình minh.
a. Mục tiêu: 
- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
b. Cách tiến hành:
* Giới thiệu bài: 
 - Gv giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) là một Nhạc sỹ lớn, tác giả của những bản hùng ca, giải phóng; tác phẩm của ông luôn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ông là Giáo sư, Viện sỹ
 Lưu Hữu Phước còn có những bút danh khác: Huỳnh Minh Siêng Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc thành phố Cần Thơ)
 Lưu Hữu Phước còn sáng tác cho thiếu nhi rất nhiều bài hát có giá trị lớn, nổi tiếng một thời, đến nay vẫn là chuẩn mực cho thể loại ca khúc thiếu nhi: Thiếu nhi thế giới liên hoan,Reo vang bình minh...Lên Đàng. Ông mất ngày 8 tháng 6 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh
 * Hát mẫu:
- Gv mở băng mẫu 
- Hỏi cảm nhận của học sinh về bài hát sau khi nghe.
 * Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Gv phân câu và đọc mẫu ( 4 câu).
- Gv cho đọc lời ca theo tiết tấu.
- Thực hiện theo nối móc xích. 
- Gv chỉ định.
- Gv sửa sai ( nếu có)
* Khởi động giọng:
- Gv đàn thang âm đi lên, xuống
* Dạy hát từng câu:
- Gv đàn từng câu, lưu ý cho học sinh những câu hát luyến, ngân dài và thể hiện sắc thái tình cảm 
Câu 1: Reo vang reo...hoa lá
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
Câu 2: Cây rung cây...ngập hồn ta
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
- Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 
- Gv chỉ định hát ghép câu 1 và câu 2 
Câu 3 : Líu líu lo lo...tươi sáng
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
Câu 4 : La la la la....sáng muôn năm
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4 
* Hát cả bài:
- Gv yêu cầu cả lớp, tổ, cá nhân hát toàn bài 
* Kết luận:
- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Biết tác giả là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
3. Hoạt động thực hành: Kết hợp gõ đệm; vận động cơ thể
a. Mục tiêu: 
- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp cho bài hát
- Biết vận động cơ thể với 3 động tác dậm chân, vỗ vai, vỗ tay
b. Cách tiến hành:
- Gv hát, gõ mẫu và hướng dẫn hs
 Reo vang reo ca vang ca cất tiếng hát 
 x x x 
- Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm
- Gv chỉ định
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể
 ( với 3 động tác)
- Gv chỉ định 
- Gv nhận xét sửa sai (nếu có)
* Kết luận: Học sinh chủ động, linh hoạt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể tự nhiên
4. Hoạt động Vận dụng:
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
b. Cách tiến hành.
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát 
- Giáo viên giáo dục học sinh yêu thích, bảo vệ thiên nhiên, bình minh đất nước tươi đẹp.
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem
- Sáng tạo một số động tác phụ họa đơn giản phù hợp với bài hát
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Nhận xét tiết học.
* Kết luận học sinh lắm bắt được nội dung bài học
- 3-4 hs lên bảng biểu diễn 
- Nghe, quan sát
- Hs dưới lớp nhận xét bạn
- Hs lắng nghe 
- Hs lắng nghe 
- Hs lắng nghe bài hát
- Nêu cảm nhận
- Hs theo dõi.
- Hs đọc lời ca theo hướng dẫn.
- Đọc theo các bạn
- Hs thực hiện
- Nhóm, cá nhân đọc.
- Hs đứng dậy khởi động theo mẫu âm La
- Hs nghe, lĩnh hội
- Hs nghe 
- Hs hát theo h/d của Gv
- Hs nghe và hát theo bạn
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Tổ, cá nhân thực hiện
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn 
- Hs nghe và hát theo bạn
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn
- Hs hát ghép
- Thực hiện
- Hs hát theo các bạn
- Hs nghe, quan sát
- Hs hát và gõ đệm theo nhịp
- Hát và kết hợp Vỗ tay theo các bạn
- Nhóm, cá nhân thực hiện
- Thực hiện hát kết hợp 3 động tác 
+ Dậm chân
+ Vỗ vai
+ Vỗ tay
- Nhóm, cá nhân thực hiện
- Hs hát 
- Hs hát theo bạn.
- Tổ, cá nhân hs thực hiện
- Hs nghe và lĩnh hội.
- Nghe, ghi nhớ thực hiện
**********************************************
TUẦN 3: Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
TIẾT 3 : ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH
 TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biết đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. 	
2. Năng lực.
- Biết hát hòa giọng, kết hợp vận động phụ họa bài hát
- Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ đệm vào TĐN
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
* HSKT:
- Hs tập hát theo bài hát
- Vận động 1 số động tác đơn giản
- Tập nhận biết 1 số hình nốt nhạc trên khuông nhạc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử, Băng đĩa nhạc
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Bảng phụ bài TĐN số 1.
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
17'
12’
3'
1. Hoạt động khởi động:
- Giáo viên: Cho hs quan sát tranh
? Từ những hình ảnh trên e nhớ đến bài hát nào?
- Gv yêu cầu cả lớp hát lại bài hát
- Gv giúp đỡ hs hát theo giai điệu bài hát
- Gv nhận xét, sửa sai ( nếu có)
2. Hoạt động luyện tập. 
Hoạt động 1: Ôn bài hát Bài hát Reo vang bình minh 
a. Mục tiêu: 
- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Hát hòa giọng 
b. Cách tiến hành: 
- Gv cho hs khởi động giọng theo nguyên âm Mi
- HSHN: Hướng dẫn hs tư thế đứng khởi động giọng
- Gv cho hs nghe lại Bài hát Reo vang bình minh 
- Gv nhắc hs khi hát thể hiện được sắc thái tình cảm bài hát
- Gv yêu cầu hs hát 
- Gv cho tổ, nhóm hát 
- Gv giúp đỡ hs hát hòa giọng cùng bạn	
- Gv nhận xét, sửa sai ( nếu có)
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm vận động phụ họa.
a. Mục tiêu:
- Thực hiện tốt cách gõ đệm theo bài hát
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn bài hát
b. Cách tiến hành:
* Gv yêu cầu hs hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Gv giúp đỡ hs hát và gõ 1 đến 2 câu hát	
* Hát kết hợp vận động cơ thể
- Gv yêu cầu hs thực hiện 3 động tác 
Động tác 1: Dậm chân
Động tác 2: Vỗ tay
Động tác 3: Búng tay
- Gv cho hs quan sát bạn 
- Gv nhận xét 
* Hát và kết hợp vận động phụ họa bài hát:
- Gv hướng dẫn trực tiếp hs từng động tác 
- Gv cho hs đứng tại chỗ nhún chân nhịp nhàng
- Gv yêu cầu 5 hs lên bảng thực hiện
- Gv khen động viên hs
* Kết luận:
- Học sinh biết hát kết hợp vận động cơ thể, phụ học bài hát
- Kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin
3. Hoạt động khám phá: TĐN số 1 Cùng vui chơi:
a. Mục tiêu: 
- Hs biết đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN
- Biết đọc nhạc qua ký hiệu bàn tay
b. Cách tiến hành: 
* Gv giới thiệu: Đây là bài TĐN cùng vui chơi
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì?
? Bài TĐN có những tên nốt nhạc nào?
- Gv nhận xét củng cố.
- Gv cho hs luyện cao độ bài TĐN số 1
- Gv cho hs đọc cao độ qua ký hiệu bàn tay giáo viên điều khiển
- Gv giúp đỡ hs đọc
? Bài TĐN số 1 có những hình nốt nào 
- Gv cho hs luyện tập tiết tấu bài TĐN * TĐN:
- Gv chia Bài TĐN ra làm 2 câu
- Gv cho hs đọc tên nốt nhạc
- Gv cho hs đọc cao độ từng câu.
- Gv đàn giai điệu từng câu 
- Gv cho hs đọc nhạc toàn bài 
- Gv giúp đỡ hs tập đọc cao độ
- Gv cho hs ghép lời 
- Gv cho hs đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách 
- Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) 
- Gv cho tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 ghép lời và ngược lại.
- Gv nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
b. Cách tiến hành.
? Em học nội dung gì?
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát 
- HSHN: Gv giúp hs nhớ lại bài hát
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn bài hát
- Chuẩn bị cho giờ học sau
* Kết luận: Học sinh đã biết hát đúng lời ca, giai điệu biết kết hợp tốt phụ họa bài hát.
- Biết đọc cao độ và trường độ bài TĐN
- Hs quan sát
- Hs. Bài hát Reo vang bình minh
- Hs thực hiện
- Hs hát theo bạn
- Hs đứng tại chỗ thực hiện khởi động giọng
- Hs thực hiện cùng bạn
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs cả lớp hát 
- Tổ, nhóm hát 
- Hs hát cùng bạn
- Hs cả lớp hát và gõ đệm theo nhịp
- Tổ, cá nhân thực hiện
- Hs hát và kết hợp gõ đệm 1 đến 2 câu
- Hs cả lớp đứng tại chỗ thực hiện
- Cá nhân thực hiện
- Hs quan sát bạn 
- Hs làm theo hướng dẫn của gv
- Hs đứng tại chỗ nhún chân 
- Hs thực hiện
- Hs: Viết ở nhịp 2/4
- Nốt: Đô- Rê- Mi- Pha- Son.
- Hs luyện tập cao độ 
- Hs đọc theo hướng dẫn của gv
- Hs đọc cùng bạn
- Hs; Hình nốt đen, nốt trắng và nốt móc đơn.
- Hs luyện tập tiết tấu 
- Hs quan sát
- Hs đọc theo hướng dẫn của gv
- Hs đọc cao độ
- Hs đọc nhạc từng câu 
- Hs đọc nhạc toàn bài 
- Hs đọc cùng bạn
- Hs ghép lời 
- Hs đọc nhạc, ghép lời và gõ đệm theo phách 
- Tổ đọc nhạc và ghép lời theo tổ luân phiên.
- Hs: Ôn bài hát Reo vang bình minh, TĐN số 1
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Hs hát cùng bạn
- Hs nghe và lĩnh hội.
*******************************************
TUẦN 4: Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
TIẾT 4: HỌC HÁT: BÀI HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
 Nhạc và lời: Huy Trân
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hs hát đúng giai điệu bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Huy Trân.
2. Năng lực.
- Thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép.
- Hs trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và theo phách (đoạn 2).
3. Phẩm chất:
- Gd hs yêu cuộc sống hòa bình, lên án chiến tranh, bạo lực. 
* HSKT:
- Hs tập hát theo bài hát. Biết sử dụng nhạc cụ gõ để gõ theo các bạn
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử, Băng đĩa nhạc. Bảng phụ bài hát
- Nhạc cụ gõ đệm.
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
16'
10'
5'
1. Hoạt động khởi động
- Gv đàn 1 câu trong bài Reo vang bình minh
? Giai điệu cô vừa đàn là câu nào?
- Đàn cho cả lớp hát lại bài
- Gv nhận xét, khen ngợi
2. Hoạt động khám phá: Học hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh:
a. Mục tiêu
- Hs hát đúng giai điệu bài hát
b. Cách tiến hành
- Gv treo tranh minh hoạ bài hát 
? Bức tranh vẽ những gì ?
- Gv hát mẫu 
? Theo em bài hát chia ra làm mấy câu?
- Gv cho hs đọc lời ca theo tiết tấu.
- Gv giúp đỡ Hs đọc 1 đến 2 câu 
- Gv cho hs khởi động giọng 
- Dạy hát từng câu
Câu 1 :Hãy xua tan mầu xanh.
 + Gv đàn.
 + Gv đàn cho hs hát 
Câu 2 : Hãy bay lên chim bồ xanh. 
 + Gv đàn 
 + Gv đàn cho hs hát
- Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2
Câu 3 : La la la la la .la la.
 + Gv đàn 
 + Gv đàn cho hs hát 
Câu 4 : La la la la la .la la.
 + Gv đàn
 + Gv đàn cho hs hát 
- Gv cho hs hát ghép lời 1
- GV hướng dẫn Hs hát 1 đến 2 câu 
- Lời 2 giai điệu giống lời 1 nhưng khác lời ca câu 1 câu 2, câu 3, 4 giống lời 1
- Gv cho hs hát ghép toàn bài 
* Kết luận
- HS nắm được giai điệu, lời ca bài hát. 3. Hoạt động luyện tập: Hát kết hợp gõ đệm:
a. Mục tiêu
- Hs trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách.
b. Cách tiến hành
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp 
- Gv nhận xét.
* Kết luận
- Hs biết cách trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu
- Hs tự tin khi trình bày bài hát hơn
b. Cách tiến hành
? Em học những nội dung nào ?
? Bài hát nói về điều gì?
- Gv: Chúng ta phải biết yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát
- Giúp Hs hát cùng các bạn
- Gv nhắc hs tự tìm một số động tác phụ họa cho bài hát thêm phong phú
* Kết luận
- Hs biết cách trình bày bài hát
- Hs trả lời
- Hs thực hiện
- Hs quan sát 
- Có những chú chim bồ câu...
- Hs nghe 
- Hs : Bài hát chia ra làm 4 câu
- Hs đọc lời ca theo tiết tấu 
- Hs đọc
- Hs khởi động giọng
- Hs nghe 
- Hs hát câu 1
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Hs hát ghép câu 1, 2.
- Hs nghe 
- Hs hát câu 3
-Hs lắng nghe
-Hs hát câu 4
- Hs hát ghép lời 1
- Hs tập hát theo các bạn
- Hs hát toàn bài 
- Hs hát và gõ đệm theo phách, nhịp 
- Nhóm, tổ hát và gõ đệm theo phách, nhịp 
- Học hát bài Hãy giữ bầu trời xanh
- Hs: Những chú chim bồ câu biểu tượng cho hòa bình.
-Tập thể hát.
- Hs hát cùng các bạn
- Hs thực hiện
- Hs nghe và lĩnh hội.
***********************************
TUẦN 5 Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
 TIẾT 5: ÔN TẬP BÀI HÁT: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
- Biết đọc bài Tập đọc nhạc số 2
2. Năng lực:
- Hs tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin. Năng lực hợp tác nhóm tốt.
- Phát triển khả năng đọc nhạc đúng cao độ, đúng tiết tấu.
 3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh tình yêu, niềm mơ ước về một cuộc sống hòa bình. Học sinh yêu thích môn học hơn.
* HSKT:
- Biết vỗ tay. Hòa nhập cùng các bạn trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn, loa, thanh phách, bảng phụ bài Tập đọc nhạc số 2
2. Học sinh:
- Sgk, thanh phách, vở tập chép nhạc...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 3'
 16’ 
 12’
4’
1. Hoạt động khởi động.
 - Gv đàn một đoạn giai điệu trong bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Hỏi hs giai điệu của bài hát nào đã học?
 - Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, dẫn vào bài học
2. Hoạt động luyện tập thực hành: 
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
a. Mục tiêu: 
- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng kết hợp gõ đệm cho bài hát.
b. Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho hs nghe lại Bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, giai điệu bài hát
- Gv cho hs khởi động giọng theo âm La
- Gv lưu ý cho hs khi hát thể hiện sắc thái tình cảm bài hát
- Gv bật nhạc đệm, đánh nhịp yêu cầu học sinh hát 
- Gv giúp đỡ hs hát hòa giọng cùng bạn
- Gv cho hs tập hát đối đáp, đồng ca:
Lời 1:
 + Nhóm 1: “Hãy xua tan màu xanh”.
 + Nhóm 2: “Hãy bay lên trời xanh”.
 + Cả lớp cùng hát: Lá lá la la 
Lời 2: Tương tự
- Yêu cầu học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp cho bài hát
- Gv gọi tổ, cá nhân thực hiện
- Gọi hs nhận xét	
- Gv nx, sửa sai ( nếu có), tuyên dương
* Kết luận:
- Sau khi ôn tập hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát đồng đều, hòa giọng gõ đệm đúng, đều.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động cơ thể, biểu diễn bài hát.
a. Mục tiêu:
- Biết hát kết hợp vận động cơ thể
- Học sinh chủ động, mạnh dạn, tự tin, hợp tác nhóm tốt khi tham gia biểu diễn bài hát
b. Cách tiến hành:	
- Gv yêu cầu hs hát kết hợp thực hiện 2 động tác vận động cơ thể:
+ Động tác 1: Giậm chân
+ Động tác 2: Búng tay
- Gv giúp đỡ hs vận động cùng bạn
- Gv nhận xét 
- Gv gọi hs lên bảng biểu diễn bài hát
- Gọi hs nhận xét
- Gv tuyên dương, động viên, đánh giá hs
* Kết luận:
- Học sinh biết hát kết hợp vận động cơ thể linh hoạt.
- Kĩ năng biểu diễn chủ động, mạnh dạn, tự tin, năng lực hợp tác nhóm khi tham gia biểu diễn tốt 
3. Hoạt động khám phá: Tập đọc nhạc số 2: Mặt trời lên.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết đọc bài Tập đọc nhạc số 2
b. Cách tiến hành:
- GV treo bảng phụ giới thiệu trực tiếp: Bài TĐN Số 2 có tên Mặt trời lên, tốc độ vừa phải, nhịp nhàng, gồm hai câu 
- Hỏi hs bài TĐN được viết ở nhịp nào?
- Hỏi bài TĐN số 2 có những tên nốt nhạc nào?
- Gv cho hs luyện cao độ bài TĐN số 2:
? Bài TĐN số 2 có những hình nốt nhạc nào ?
- Gv giới thiệu thêm trong bài có nốt trắng chấm dôi ngân dài bằng 3 nốt đen
- Gv cho hs luyện tập tiết tấu
- Gv đàn cho hs đọc nhạc từng câu 
- Gv đàn cho hs đọc nhạc toàn bài 
- Gv đàn cho hs ghép lời ca
- Gv cho hs đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách.
- Nhắc hs vỗ tay theo các bạn
- Gv sửa sai cho hs ( nếu có).
- Chia tổ thực hiện, cá nhân thực hiện
- Gọi hs nhận xét, gv nhận xét, tuyên dương hs
- Yêu cầu học sinh tập chép bài TĐN Số 2 vào vở tập chép nhạc
* Kết luận:
- Học sinh biết đọc bài Tập đọc nhạc số 2
4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa phù hợp cho bài hát. Biết đọc đúng bài TĐN Số 2.
b. Cách tiến hành:
- Gv bật nhạc, yêu cầu cả lớp hát lại bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Gv cùng hs củng cố lại nội dung bài học
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn bài hát, sáng tạo các động tác phụ họa. Tập chép bài TĐN Số 2 vào vở tập chép nhạc
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh.
* Kết luận: 
- Học sinh biết vận dụng, sáng tạo, phát triển được năng lực học tập và yêu thích môn học hơn.
- Hs trả lời giai điệu của bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- Học sinh nghe
- Học sinh nghe, nhẩm lời ca, nhớ lại nội dung bài hát.
- Hs lắng nghe
- 1-2 học sinh trả lời
- Hs đứng tại chỗ thực hiện khởi động giọng theo hướng dẫn.
- Hs lắng nghe, ghi nhớ
- Hs toàn lớp hát 
- Hs hát theo các bạn
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Tổ 1,3 hát; Tổ 2 gõ đệm ( Đổi lại) 
- Tổ hs nhận xét chéo
- Hs cả lớp đứng tại chỗ thực hiện
- Hs nghe, quan sát làm cùng bạn
- 3-4 hs lên bảng biểu diễn nhóm
- Hs dưới lớp nghe, quan sát, nx
- Hs quan sát, lắng nghe
-Hs quan sát, nghe
- Hs trả lời : Nhịp 3/4
- TL: Đô- Rê- Mi- Son- La. 
- Hs luyện tập cao độ theo thang âm 5 đi lên, đi xuống.
- Hs trả lời: Nốt Đen, nốt trắng
-Hs nghe, lĩnh hội.
- Hs luyện tập tiết tấu 
- Hs đọc nhạc từng câu 
- Hs đọc nhạc toàn bài 
- Hs ghép lời ca
- Hs đọc nhạc, ghép lời và gõ đệm theo phách.
-Vỗ tay theo các bạn
- Tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 hát lời ca, tổ 3 gõ phách ( Đổi lại)
- Hs nhận xét
- Học sinh tập chép nhạc
- Cả lớp hát lại cả bài hát
- Hs hát cùng các bạn
- Hs nghe, lĩnh hội, ghi nhớ thực hiện
********************************************
TUẦN 6 Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
TIẾT 6:- HỌC HÁT BÀI: CON CHIM HAY HÓT
 Nhạc: Phan Huỳnh Điểu
 Lời: Theo đồng dao
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hs biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết kết hợp gõ đệm theo bài hát.
- Hs biết tác giả của bài hát "Con chim hay hót" là Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, lời theo đồng dao.
2. Năng lực.
- Hs tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin. Năng lực hợp tác nhóm tốt.
3. Phẩm chất.
- Giáo dục học sinh tình yêu, niềm mơ ước về một cuộc sống hòa bình.
- Học sinh yêu thích môn học hơn.
* Giáo dục hs biết bảo vệ loài vật.
* HSKT:
- Hs tập hát theo bài hát
- Biết sử dụng nhạc cụ gõ để gõ theo các bạn
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
+ Nhạc cụ quen dùng.
+ Đệm đàn bài Con chim hay hót
+ Tranh ảnh minh họa cho bài hát.
+ Một số hình ảnh về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
2. Học sinh:
+ Sách Âm nhạc 5, vở ghi bài.
+ Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, trống con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3,
18’
10’
4,
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát “Hãy giữ cho em bầu chời xanh”.
- Giúp đỡ hs hát 1 đến 2 câu hát
- Gv gọi 2 hs lên bảng đọc Bài TĐN số 2
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động khám phá: Dạy hát bài: Con chim hay hót.
a. Mục tiêu:
- Hs hát đúng giai điệu và lời ca bài hát: “Con chim hay hót”
b. Cách tiến hành:
- Giới thiệu bài:
- Gv đưa hình ảnh minh hoạ bài hát.
? Nhìn vào hình ảnh thấy được điều gì?
- GV nhận xét củng cố, vào bài.
- Gv giới thiệu Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết rất nhiều bài hát cho thiếu nhi, ông là 1 trong số các nhạc sĩ Việt Nam phổ thơ rất thành công và bài hát Con chim hay hót đã được ông phổ nhạc thành bài hát rất hay từ bài đồng dao.
- Gv hát mẫu.
- Gv cho hs đọc lời ca theo ân hình tiết tấu.
- Gv giúp đỡ hs đọc
- Gv sửa sai( nếu có)
- Gv cho hs khởi động giọng theo âm La
- Gv hướng dẫn hs khởi động
- Dạy hát từng câu theo nối móc xích.
Câu 1: Con chim hay hót ... cành đa.
 + Gv hát đàn
 + Gv đàn cho hs hát.
- Gv hướng dẫn hs 
 + Gv sửa sai cho hs (nếu có)
Câu 2: Nó ra cành trúc cành tre.
 + Gv hát đàn 
 + Gv đàn cho hs hát.
 + Gv sửa sai cho hs (nếu có)
- Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 
- Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2.
- Gv hướng dẫn hs hát câu 1, 2
Câu 3 : Nó hót le le bay vô nhà.
 + Gv hát đàn
 + Gv đàn cho hs hát.
 + Gv sửa sai cho hs (nếu có)
Câu 4 : Âý nó ra ruộng lúa chim ơi.
 + Gv hát đàn
 + Gv đàn cho hs hát.
 + Gv sửa sai cho hs (nếu có).
- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4.
- Gv cho hs hát ghép toàn bài.
- Gv cho nhóm, bàn hát toàn bài.
- Gv hướng dẫn hs hát 
- Gv nhận xét động viên.
* Kết luận: Các em đã hát đúng lời ca và giai điệu của bài hát.
3. Hoạt động luyện tập.
a. Mục tiêu:
- HS biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách, nhịp bài hát: ” Con chim hay hót”
b. Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo tiết tấu lời ca và ngược lại.
- Gv giúp đỡ hs 
- Gv sửa sai cho hs (nếu có)
- Gv cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp gõ bằng cơ thể
+ Gv hướng dẫn động tác ( 4 động tác)
 Đt 1: Giậm chân lần lượt 2 chân
 Đt 2: Vỗ tay lần lượt vào 2 bên hông
 Đt 3: Vỗ vào vai
 Đt 4: Búng tay
- Gv cho hs thực hiện tại chỗ.
- Gv giúp đỡ hs 
- Gv nhận xét.
* Kết luận: Các em được hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách, nhịp bài hát: ” Con chim hay hót”.
- Biết các vỗ đệm bằng cơ thể
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
a. Mục tiêu:
 - Hs nhớ được tên bài và tác giả của bài hát.
- Hs biết nêu cảm nhận của mình về bài hát.
b. Cách tiến hành:
? Em học bài hát nào ?
? Nhạc, Lời của tác giả nào?
? Bài hát nói về điều gì?
- Gv: Chúng ta phải biết yêu và bảo vệ loài vật.
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát
- Giúp Hs hát cùng các bạn
- Gv nhắc hs tự tìm một số động tác phụ họa cho bài hát thêm phong phú
* Kết luận: Các em đã được học lời ca và giai điệu của bài hát, biết các gõ đệm cho bài hát. Nêu cảm nhận của mình về bài hát. 
- 5 hs biểu diễn.
- Quan sát, lắng nghe
- 2 hs thực hiện
- Hs nhận xét.
- Hs quan sát.
- Hs quan sát
- Hs trả lời. Có chú chim đang hót..
- Hs nghe.
- Lắng nghe
- Hs nghe.
- Lắng nghe
- Hs cả lớp
+ Nhóm
+ Cá nhân thực hiện
- Thực hiện cùng các bạn
- Hs khởi động giọng
- Thực hiện cùng các bạn
- Hs nghe.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Hát cùng các bạn
- Hs nghe.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Hs hát ghép
- Tổ, bàn hát ghép.
- Tập hát câu 1, 2 theo cô giáo
- Hs nghe.
- Hs hát câu 3
- Lắng nghe, thực hiện
- Hs nghe.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Hs hát ghép.
- Hs hát toàn bài.
- Nhóm, bàn hát.
- Hát theo bạn
- Hs hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Tổ thực hiện
- Tập hát và gõ đệm theo các bạn
- Nhóm, bàn hát và gõ đệm theo tiết tấu.
- Quan sát GV hướng dẫn động tác và thực hiện theo
- Thực hiện
- Tập theo các bạn
- Hs nghe và lĩnh hội.
- Hs: bài Con chim hay hót
Nhạc: Phan Huỳnh Điểu Lời: Theo đồng dao
- Hs: Bết gữi và bảo vệ loài vật
- Tập thể hát.
- Hát càng các bạn
- Hs nghe và lĩnh hội.
****************************************
TUẦN 7: Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
TIẾT 7: ÔN TẬP BÀI HÁT: CON CHIM HAY HÓT
 ÔN TẬP: TĐN SỐ 1, SỐ 2.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
- Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nắm vững 2 bài TĐN số 1 và số 2.
2. Năng lực:
- Hs tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin, hào hứng tham, gia tiết học.
- Nắm vững hai bài TĐN số 1, số 2. Phát triển khả năng đọc nhạc đúng
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh tình yêu, gắn bó thiên nhiên. Học sinh yêu thích môn học hơn.
* HSKT: 
- Biết hát đúng lời ca và giai điệu của 1 vài câu hát, nhớ được tên bài hát đã học. Biết vỗ tay, hòa nhập cùng các bạn trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn, loa, thanh phách, bảng phụ bài Tập đọc nhạc số 1, số 2.
2. Học sinh:
- Sgk, thanh phách, vở tập chép nhạc...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
 13’
15’
 4'
1. Hoạt động khởi động.
 - Gv gõ tiết tấu câu 1 bài hát Con chim hay hót. 
? Đó là tiết tấu của câu nào và trong bài hát nào đã học?
* HSHN: Bài hát Con chim hay hót do ai sáng tác?
- Gv cho cả lớp hát
- Gv giúp đỡ hs hát
- Gv nhận xét.
2. Hoạt động thực hành: 
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Con chim hay hót.
a. Mục tiêu: 
- Hs biết trình bày bài hát với cách hát lĩnh, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_5_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.doc