Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh

Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh

Câu 1: Tác giả gọi mùi thơm quen thuộc của làng mình là gi?

A, Mùi thơm nồng nàn B, Mùi thơm hăng hắc

C, Mùi thơm mộc mạc chân chất D, Mùi thơm lạ lùng.

Câu 2: Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi gạo mới?

A, Hương cốm, hương lúa, hương hoa sen B, Hương cốm, hương rơm rạ, hương lúa

C, Hương cốm, hương rơm rạ, hương hoa bưởi. D, Hương lúa, hương cau, hương hoa ngâu

Câu 3: Từ “mùi thơm” thuộc từ loại nào?

A, Danh từ B, Động từ C, Tính từ D, Đại từ

Câu 4: Từ nào trái nghĩa với từ mộc mạc?

A, giản dị B, bình dị C, sặc sỡ D, cầu kì

 

docx 2 trang loandominic179 9690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Yên Mỹ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Trường TH Nguyễn Văn Linh Năm học 2020 - 2021
Họ và tên HS: ................................................ Môn Tiếng Việt - Lớp 5
Lớp: 5E (Thời gian làm bài 85 phút)
Điểm
Đọc: .
Viết: 
TV: .
Nhận xét của giáo viên
Hương làng
 Đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
 Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chin hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những là hương ấy.
 Ngày mùa mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
 Nước hoa ư? Nươc hoa chỉ là một thứ hang hắc giả tạo làm sao bằng mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió 
 Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
Câu 1: Tác giả gọi mùi thơm quen thuộc của làng mình là gi?
A, Mùi thơm nồng nàn B, Mùi thơm hăng hắc
C, Mùi thơm mộc mạc chân chất D, Mùi thơm lạ lùng.
Câu 2: Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi gạo mới?
A, Hương cốm, hương lúa, hương hoa sen B, Hương cốm, hương rơm rạ, hương lúa
C, Hương cốm, hương rơm rạ, hương hoa bưởi. D, Hương lúa, hương cau, hương hoa ngâu
Câu 3: Từ “mùi thơm” thuộc từ loại nào?
A, Danh từ B, Động từ C, Tính từ D, Đại từ
Câu 4: Từ nào trái nghĩa với từ mộc mạc? 
A, giản dị B, bình dị C, sặc sỡ D, cầu kì
Câu 5: Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
- Em bé bò trên sàn nhà.
- Con bò đang ăn cỏ non.
- Sương mai bò trên những ngọn đồi.
 ...
Câu 6: Nêu nội dung bài Hương làng.
...................................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) (Thời gian 15 phút)
	Viết bài: Đất Cà Mau (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 89)
Viết đầu bài và đoạn từ: Cà Mau đất xốp... đến bằng thân cây đước.
II. Tập làm văn (8 điểm) (Thời gian 35 phút)
Em hãy tả một cơn mưa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020.docx