Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

1. Hoa hỏi gió và sương điều gì?

a. Bạn có thích bài hát của tôi không? b. Bạn có thích hát cùng tôi không?

c. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ? d. Cả a, b, c đều sai.

2. Những câu văn miêu tả về bông hoa lạ ở bên bìa rừng là:

.

 .

3. Gió và sương trả lời hoa thế nào?

a. Ơ, đó là bạn hát à? b. Bài hát đó không hay bằng bài hát của tôi.

c. Tôi không biết. d. Đó là tôi hát đấy chứ.

4. Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?

a. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.

b. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.

c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.

d. Cả a, b, c đúng.

5. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?

a. Hãy biết cách khen bạn cho bạn vui. b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu nhau

c. Loài nào cũng biết ca hát d. Cả a, b, c đúng.

6. Câu "Mặt trời mỉm cười với hoa." có mấy từ phức?

a. Một từ b. Hai từ

c. Ba từ d. Bốn từ

 

doc 10 trang loandominic179 6440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu Học ..	Kiểm tra giữa học kì I (đề 1)
Họ & tên: 	 Môn: Tiếng việt
Lớp: 	Thời gian: 50 phút
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6đ)
	Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
	Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh, mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên:
	- Ơ chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
	Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
	- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
	- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
Theo TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
Khoanh tròn vào chữ a, b, c hoặc d trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc làm theo yêu cầu:
1. Hoa hỏi gió và sương điều gì?
a. Bạn có thích bài hát của tôi không? b. Bạn có thích hát cùng tôi không?
c. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ? d. Cả a, b, c đều sai.
2. Những câu văn miêu tả về bông hoa lạ ở bên bìa rừng là:
..........................................................................................................................................................
 .
3. Gió và sương trả lời hoa thế nào?
a. Ơ, đó là bạn hát à? b. Bài hát đó không hay bằng bài hát của tôi.
c. Tôi không biết. d. Đó là tôi hát đấy chứ.
4. Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?
a. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.
b. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.
c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
d. Cả a, b, c đúng.
5. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
a. Hãy biết cách khen bạn cho bạn vui. b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu nhau
c. Loài nào cũng biết ca hát d. Cả a, b, c đúng.
6. Câu "Mặt trời mỉm cười với hoa." có mấy từ phức?
a. Một từ b. Hai từ
c. Ba từ d. Bốn từ
7. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
	Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
	- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
a. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật
b. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó
c. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là dấu gạch đầu dòng
d. Cả a, b , c
8. Em hãy tìm và viết hai từ láy có trong bài "Tiếng hát buổi sớm mai"
..........................................................................................................................................................
9. Đặt câu với một danh từ:
..........................................................................................................................................................
ĐỀ 2
	Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
	Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. 
	Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
	Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. 
	Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
	Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
	Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
	- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
	Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
	- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
	Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
	Theo TUỐC-GHÊ- NHÉP
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1/ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
a. Một người ăn xin già lọm khọm.
b. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...
c. Cả hai ý trên đều đúng.
2/ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
a. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin.
b. Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
3/ Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
a. Cậu bé không cho ông lão cái gì cả.
b. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.
c. Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền.
4/ Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
a. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.
b. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.
c. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.
5/ Trong câu: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố." Từ nào là danh từ?
a. tôi b. Đi c. trên
6/ Từ nào là từ láy?
a. tả tơi b. tái nhợt c. thảm hại
7/ Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết?
a. Trâu buộc ghét trân ăn. b. Môi hở răng lạnh. c. Ở hiền gặp lành.
8/ Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
c. Cả hai ý trên.
ĐỀ 3
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện bó đũa
	Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.
	Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẽ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. 
Khoanh tròn vào ý đúng nhất hoặc ghi câu trả lời trong các câu sau: 
Câu 1. Câu chuyện bó đũa có những nhân vật nào?
a.Ông cụ và ba người con
b.Ông cụ và năm người con
c.Ông cụ và bốn người con
Câu 2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha cảm thấy như thế nào?
a.Người cha cảm thấy buồn phiền
b.Người cha cảm thấy vui vẻ
c.Người cha cảm thấy lo lắng
Câu 3. Bốn người con không thể bẻ được bó đũa, vì họ cầm cả bó đũa để bẻ, cho nên bó đũa không thể gãy được. Đúng hay sai?
a.Đúng
b.Sai
Câu 4.Người cha bẻ hãy bó đũa bằng cách nào?
a.Cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ từng chiếc một cách dễ dàng
b.Cầm cả bó đũa mà bẻ
c.Chia bó đũa làm hai rồi bẻ
Câu 5.Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
a. Anh chị em trong nhà không nên đoàn kết với nhau. 
b. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
c. Anh chị em trong nhà không nên thương yêu nhau.
Câu 6: Cho các từ sau “bó đũa, các con, túi tiền”. Các từ “bó, túi, các” là danh từ chỉ gì?
Danh từ chỉ vật
Danh từ chỉ khái niệm
Danh từ chỉ đơn vị
ĐỀ 3
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
Ba lưỡi rìu
	Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng rồi qua đời sớm, anh phải sống mồ côi từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày, anh phải xách rìu vào rừng đốn củi, bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
	Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi. Trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết, nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể nào xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng, anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.
	Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng. Ông cụ nhìn chàng tiều phu và hỏi:
Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
	Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:
Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ. Gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó, cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày. Giờ đây, nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy, cháu buồn lắm cụ ạ.
	Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:
Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
	Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước, tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không?
	Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc, thấy không phải của mình nên lức đầu và nói với ông cụ:
Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ. Lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.
	Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng nước chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước, tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:
Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
	Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ.
	Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên, ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không?
	Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
Vâng thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con. Con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.
	Ông cụ đưa cho chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bằng bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ mà nhận.
	Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó, anh chàng tiều phu mới biết được là mình vừa được bụt giúp đỡ.
	Theo truyện cổ tích Việt Nam
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Vì sao chàng tiều phu khóc và buồn bã?
a. Vì bố mẹ của chàng qua đời.
b. Vì chàng làm rơi lưỡi rìu bằng sắt xuống dưới dòng sông.
c. Vì chàng không có đủ tiền.
Câu 2. Ông Bụt đã đưa cho chàng tiều phu ba lưỡi rìu lần lượt là:
a. Bạc, vàng, sắt
b. Vàng, bạc, sắt
c. Sắt, bạc, vàng
Câu 3. Vì sao ông bụt không đưa chiếc rìu sắt cho chàng tiều phu ngay từ lúc đầu?
a. Vì ông bụt không tìm thấy chiếc lưỡi rìu bằng sắt.
b. Vì ông bụt tưởng nhầm chiếc lưỡi rìu bằng bạc là của anh chàng tiều phu.
c. Vì ông bụt muốn thử lòng anh chàng tiều phu.
Câu 4. Chàng tiều phu là người như thế nào?
a. Là người ham tiền bạc và lợi lộc.
b. Là người trung thực và thật thà.
c. Là người dũng cảm, biết tự nhận lỗi
Câu 5. Những từ sau “vui vẻ, than thở, lợi lộc, sung sướng, buồn bã” thuộc từ loại gì?
a. Từ láy b. Từ ghép c. Danh từ
Câu 6. Câu thành ngữ nào nói đúng nội dung của bài?
a. Ở hiền gặp lành.
b. Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
ĐỀ 5
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca
	An – đrây – ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.
	Một buổi chiều, ông nói với mẹ An – đrây – ca: “Bố khó thở lắm ! ” Mẹ liền bảo An – đrây – ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
	Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. – An – đrây – ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
	Nhưng An – đrây – ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa !”.
	Theo XU – KHÔM – LIN – XKI
	(Trần Mạnh Hưởng dịch)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. An-đrây-ca sống với ai ?
A. Sống với cha mẹ. B. Sống với ông bà
C.Sống với mẹ và ông D. Cả 3 ý trên đều sai
Câu 2. Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì ?
A. Nấu thuốc. B. Đi mua thuốc. C. Uống thuốc. D. Đi thăm ông
Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ
B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời
C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh
Câu 4. An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
A. An-đrây-ca òa khóc khi biết ông đã qua đời.
B. An-đrây-ca cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “nhân hậu” ?
 A. Bất hòa B. Hiền hậu C. Lừa dối D. Che chở
Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy ?
 A. Lặng im. B. Truyện cổ.
 C. Ông cha. D. Cheo leo
Câu 7. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với “nhân hậu” ?
................................................................................................................................ 
Câu 8. Gạch chân các danh từ trong các từ dưới đây:
 nhảy dây thật thà Cửu Long con mèo thông minh
 dòng sông chăm chỉ thảo luận xinh đẹp bàn ghế
ĐỀ 6
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
Thưa chuyện với mẹ
	Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:
	- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
	Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:
	- Con vừa bảo gì ?
	- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
	- Ai xui con thế ?
 Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
 - Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con Con muốn học một nghề để kiếm sống 
 Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
 - Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn. 
 Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
 - Mẹ ơi ! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 
 	Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Cương xin mẹ đi học nghề gì?
 a. Nghề thợ xây b. Nghề thợ mộc c. Nghề thợ rèn
2. Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
 a. Để giúp đỡ mẹ.
 b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.
 c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.
3. Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
 a. Để Cương đi học ngay.
 b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.
 c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.
4. Nội dung chính của bài này là gì?
 a. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống.
 b.Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
 c. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn.
5. Tiếng “thoảng” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần, thanh và âm đầu b.Chỉ có vần c.Chỉ có thanh và âm đầu 
6. Câu “ Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng.” gồm có mấy từ đơn và từ phức?
a. 5 từ đơn 3 từ phức b. 6 từ đơn 4 từ phức c. 4 từ đơn 5 từ phức
7. Câu “Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân. ” gồm có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng?
 a. 3 danh từ chung 2 danh từ riêng
 b. 2 danh từ chung 3 danh từ riêng
 c. 1 danh từ chung 2 danh từ riêng
8. Câu: “Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.” Có mấy danh từ?
 a. 2 danh từ b. 3 danh từ c. 4 danh từ 
ĐỀ 7
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
Chim rừng Tây Nguyên
	Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I – rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội Những con chim kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng, giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn 
	Thiên Lương
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài văn miêu tả mấy loại chim?
5 loại chim b. 6 loại chim c.7 loại chim
Câu 2: Hoạt động của chim piêu là:
Hót lanh lảnh b. Nhào lộn trên cành cây c.Cất tiếng hót gọi đàn
Câu 3: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?
Mênh mông, ríu rít, mỏ đỏ b.Thanh mảnh, lanh lảnh, thể thao
Mênh mông, lanh lảnh, ríu rít
Câu 4: Câu văn nào tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh?
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít
Chúng từ các nơi trên rừng Trường Sơn bay về
Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng, giống hệt như những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây
Câu 5: Tiếng “đang” được cấu tạo từ những bộ phận nào?
Chỉ có âm đầu và vần b.Có âm đầu, vần và thanh c.Chỉ có vần và thanh
Câu 6: Bài văn có mấy danh từ riêng?
Một từ. Đó là 
Hai từ. Đó là .
Ba từ. Đó là ...
ĐỀ 8
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
	Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
	Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:
Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương của bọn nhện. Sau đấy không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
	Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
	Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
	Theo TÔ HOÀI
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Các nhân vật trong "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" là:
a. Dế Mèn, Tô Hoài, Nhà Trò.
b. Bọn nhện, Dế Mèn, Tô Hoài.
c. Dế Mèn, bọn nhện, Nhà Trò.
Câu 2: Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
Khi chị Nhà Trò đang chiến đấu với bọn nhện
Khi chị Nhà Trò đang làm việc
Khi chị Nhà Trò đang ngồi gục đầu bên tảng đá cuội
Câu 3: Câu “Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn” là câu nói lên:
Tính cách của chị Nhà Trò
Ngoại hình của chị Nhà Trò
Ý nghĩ của chị Nhà Trò
Câu 4: Những từ “bé nhỏ, gầy yếu” là:
Từ ghép b.Từ láy c.Từ đơn
Câu 5: Sau khi nghe chị Nhà Trò kể về hoàn cảnh của mình, Dế Mèn đã làm gì?
An ủi và giúp đỡ chị Nhà Trò
Chế giễu chị Nhà Trò
Mặc kệ, không quan tâm đến chị Nhà Trò
Câu 6: Câu nào gồm những từ chỉ hoạt động?
Ăn, đuổi, trăng b.Bắt, vặt, ăn c.Vặt, bắt, xanh
Câu 7: Câu “Lúa nếp là lúa nếp làng – Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng”. Những từ nào là từ láy?
Lâng lâng, lúa lên
Lớp lớp, lớp lòng
Lớp lớp, lâng lâng

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.doc