Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5

Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5

Bài 1: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định

Câu 1: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn làm với với thực dân Pháp?

 Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp.

Câu 2: Triều đình ra lệnh cho Trương Định làm gì?

 Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.

Câu 3: Trương Định quyết định thế nào?

 Trương Định không nghe theo và quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.

Câu 4: Ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”?

 Trương Định

Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước

Câu 5: Năm 1860, Nguyễn Trường Tộ đi đâu? Để làm gì?

 Sang Pháp, để tìm hiểu sự giàu có, văn minh của nước Pháp.

Câu 6: Về nước, Nguyễn Trường Tộ trình bày nhiều bản điều trần, bày tỏ mong muốn làm giàu đất nước lên vua nào?

 Vua Tự Đức

Câu 7: Nguyễn Trường Tộ đề nghị vua Tự Đức làm gì?

 Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

Câu 8: Triều đình nhà Nguyễn có đồng ý với Nguyễn Trường Tộ không?

 Không.

 

doc 9 trang loandominic179 26212
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI 
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5
Phần Lịch sử
Thời gian
Sự kiện 
1 - 9 - 1858
- Pháp nổ súng xâm lược nước ta
1858 - 1862
- Phong trào chống Pháp của Trương Định
5 - 7 - 1885
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
1905 - 1909
- Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu
5 - 6 - 1911
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
3 - 2 - 1930
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1930 - 1931
- Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
 8 - 1945
- Cách mạng tháng Tám thành công.
2 - 9 - 1945
- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
19 - 12 - 1946
- Toàn quốc kháng chiến chống Pháp
Thu - đông 1947
- Chiến dịch Việt Bắc
Thu - đông 1950
- Chiến dịch Biên giới (Ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê)
7 - 5 - 1954
 Kì II 
- Chiến thắng Điện Biên Phủ
Chiến dịch ĐBP chia làm 3 đợt: 56 ngày đêm:
Đợt 1: Từ ngày 13/3/1954
Đợt 2: Từ ngày 30/3/1954
Đợt 3: Ngày 1/5/1954 - 7/5/1954
21 - 7 - 1954
- Hiệp định Giơ-ne-vơ
17-1-1960
- Mở đầu phong trào Đổng Khởi ở Bến Tre.
12/1955 đến 4/1958
- Xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội
19 - 5 - 1959
- Mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh)
1968
- Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam.
18/12/1972 đến
30/12/1972
- Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
27 - 1 - 1973
- Hiệp định Pa-ri
30 - 4 - 1975
- Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
25 - 4 - 1976
- Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung.
7 - 1976
- Quốc hội họp, quyết định:
+Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+Quốc huy, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến Quân ca, Thủ đô Hà Nội, Thành phố Sài Gòn đổi tên là TP HCM..
6/11/1979 đến 4/4/1994
- Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Bài 1: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
Câu 1: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn làm với với thực dân Pháp?
à Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp.
Câu 2: Triều đình ra lệnh cho Trương Định làm gì?
à Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
Câu 3: Trương Định quyết định thế nào?
à Trương Định không nghe theo và quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
Câu 4: Ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”?
à Trương Định
Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
Câu 5: Năm 1860, Nguyễn Trường Tộ đi đâu? Để làm gì?
à Sang Pháp, để tìm hiểu sự giàu có, văn minh của nước Pháp.
Câu 6: Về nước, Nguyễn Trường Tộ trình bày nhiều bản điều trần, bày tỏ mong muốn làm giàu đất nước lên vua nào?
à Vua Tự Đức
Câu 7: Nguyễn Trường Tộ đề nghị vua Tự Đức làm gì?
à Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
Câu 8: Triều đình nhà Nguyễn có đồng ý với Nguyễn Trường Tộ không?
à Không.
Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
Câu 9: Cuộc phản công ở kinh thành Huế do ai tổ chức?
à Tôn Thất Thuyết
Câu 10: Sau khi cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa ai để ra chiếu Cần vương?
à Vua Hàm Nghi
Câu 11: Phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX là phong trào gì?
à Phong trào Cần vương
Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Câu 12: Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp làm gì trên đất nước ta?
à Khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta.
Câu 13: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nước ta xuất hiện các ngành kinh tế mới nào?
à Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời như: công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức, 
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Câu 14: Phong trào Đông Du do ai cổ động, tổ chức?
à Phan Bội Châu
Câu 15: Mục đích của phong trào Đông Du là gì?
à Đào tạo nhân tài và cứu nước
Câu 16: Phan Bội Châu lập hội Duy Tân năm nào?
à 1904
Câu 17: Phong trào Đông Du tan rã năm nào? 
à 1909
Câu 18: Vì sao phong trào Đông Du thất bại?
à Vì năm 1908, Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du.
Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
Câu 19: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Tại đâu?
à Ngày 5/6/1911. Tại Bến Nhà Rồng
Câu 20: Vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tìm con đường cứu nước mới?
à Vì ông sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nổi thống khổ của nhân dân nên đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp. Ông khâm phục các cụ đi trước nhưng không tán thành cách làm của các cụ.
Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Câu 21: Nêu tên 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929?
à - Đông Dương Cộng sản Đảng
 - An Nam Cộng sản Đảng
 - Đông Dương Cộng sản liên đoàn
Câu 22: Vì sao phải hợp nhất 3 tổ chức cộng sản?
à Tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam
 Đoàn kết toàn dân chống lại kẻ thù, giải phóng dân tộc.
Câu 23: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?
à Diễn ra ở Hồng Công (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
Câu 24: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
à Ngày 3/2/1930
Câu 25: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng?
à Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đó, cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.
Bài 8: Xô Viết Nghệ - Tĩnh
Câu 26: Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh diễn ra vào thời gian nào?
à Năm 1930 – 1931
Câu 27: Ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh?
à Ngày 12 tháng 9
Câu 28: Vì sao phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh thất bại?
à Vì bọn đế quốc dùng mọi thủ đoạn để đàn áp.
Bài 9: Cách mạng mùa thu
Câu 29: Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám?
à Ngày 19 tháng 8 năm 1945
Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
Câu 30: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu?
à Ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tại quảng trường Ba Đình
Câu 31: Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?
à “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Câu 32: Ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập ?
à - Khẳng định quyền độc lập của dân tộc
 - Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Câu 33: Sau cách mạng tháng Tám, nước ta gặp những khó khăn gì?
à - Các nước đế quốc và thế lực phản động chống phá cách mạng
 - “Giặc đói”, “giặc dốt” trong nước.
Câu 34: Để chống lại “Giặc đói”, “giặc dốt” nhân dân ta đã làm gì?
à - Cả nước lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” dành gạo cho người nghèo và đẩy mạnh sản xuất.
 - Phong trào xóa nạn mù chữ được phát động, trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được đi học.
Bài 13: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
Câu 35: Thực dân Pháp quay lại cướp nước ta vào thời gian nào?
à 18/2/1946, Pháp gửi tối hậu thư đe dọa, đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.
Câu 36: Nhân dân ta đứng lên kháng chiến với tinh thần gì?
à “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Bài 14: Thu – Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
Câu 37: Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc vào năm nào?
à Thu – Đông 1947
Câu 38: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
à Chúng muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 39: Nêu một số địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947?
à Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đèo Bông Lau, Bình Ca, Đoan Hùng
Câu 40: Cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc có kết cục ra sao?
à - Quân địch bị tiêu diệt và Việt Bắc là “mồ chôn giặc Pháp”
 - Bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
Câu 41: Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947?
à - Giáng một đòn quyết định đập tan chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
 - Đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới.
 - Chiến thắng Việt Bắc của ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
Câu 42: Sau thất bại từ năm 1948 đến 1950, thực dân Pháp có âm mưu gì mới?
à Tăng cường lực lượng khóa chặt biên giới Việt – Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc
Câu 43: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 nhằm mục đích gì?
à - Giải phóng một phần biên giới Việt – Trung
 - Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
Câu 44: Quân ta đã chọn cứ điểm nào làm mục tiêu trọng điểm mở màn chiến dịch?
à Trên đường số 4, ta chọn cứ điểm Đông Khê
Câu 45: Nêu kết quả và ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch biên giới thu – đông 1950?
à Ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số xã và thị trấn, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt – Trung.
 Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
Câu 46: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vị gì?
à Phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 47: Hãy nêu tên 1 trong 7 anh hùng được tuyên dương anh hùng lao động đại hội chiến sĩ và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
à Ngô Gia Khảm
Phần Địa lí
	ĐỀ CƯƠNG 1
Bài 1: Việt Nam – đất nước chúng ta
Câu 1: Bán đảo Đông Dương gồm những nước nào?
à Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
Câu 2: Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
à 330 000 km2
Câu 3: Hình dạng nước ta như thế nào?
à Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S.
Câu 4: Vùng biển nước ta có diện tích rộng hơn phần đất liền đúng hay sai?
à Đúng
Câu 5: Phần đất liền của nước ta giáp với nước nào?
à Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia
Bài 2: Địa hình và khoáng sản
Câu 6: Địa hình nước ta có đặc điểm gì?
à diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi 
Câu 7: Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta?
à than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xít, sắt, a-pa-tit, thiếc,...
Câu 8: Ở nước ta những dãy núi nào có hình cánh cung?
à Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Câu 9: Than có nhiều ở nước ta, tập trung ở tỉnh nào?
à Quảng Ninh
Bài 3: Khí hậu
Câu 10*: Nước ta có khí hậu gì?
à Nhiệt đới gió mùa
Câu 11*: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta có đặc điểm gì?
à Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
Câu 12*: Khí hậu miền Bắc và miền Nam thay đổi như thế nào?à Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và khô rõ rệt.
Câu 13: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất?
à Khí hậu nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. Nhưng hằng năm thường có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm lại hạn hán làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất.
Câu 14: Ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam là dãy núi nào?
à Dãy núi Bạch Mã
Bài 4: Sông ngòi
Câu 15: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn đúng hay sai?
à Đúng
Câu 16: Nêu tên một số con sông ở nước ta?
à sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Mã,..
Câu 17: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
à Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Câu 18: Sông ngòi có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
à - Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
 - Là đường giao thông quan trọng.
 - Là nguồn thủy điện lớn
 - Cho ta nhiều thủy sản
Câu 19: Vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc?
à Vì địa hình ở miền Trung đa phần là núi và ảnh hưởng của dảy Trường Sơn
Câu 20: Tên nhà máy thủy điện lớn ở nước ta?
à Nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai
 Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà
 Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Lô
Bài 5: Vùng biển nước ta
Câu 21: Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở phía nào?
à Đông, nam và tây nam
Câu 22: Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta?
à Nước không đóng băng, hay có bão, có hiện tượng thủy triều.
Câu 23: Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
à - Biển giúp điều hòa khí hậu
 - Biển là nguồn tài nguyên lớn (cho ta dầu mỏ, muối, cá, tôm,...)
 - Biển là đường giao thông quan trọng
 - Biển là nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn
Câu 24: Kể tên các khu du lịch ở bãi biển?
à Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa
 Non nước thuộc tỉnh Đà Nẵng
 Đồ Sơn thuộc tỉnh Hải Phòng
Bài 6: Đất và rừng
Câu 25: Nêu các loại đất chính ở nước ta? Chúng phân bố ở đâu?
à Đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc vàng, nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi
 Đất phù sa phân bố ở đồng bằng.
Câu 26: Nêu tên các loại rừng chiếm phần lớn ở nước ta? Chúng phân bố ở đâu?
à Rừng rậm nhiệt đới phân bố trên vùng đồi núi.
 Rừng ngập mặn phân bố ở những nơi đất thấp, ven biển.
Câu 27: Đất có vai trò như thế nào đối với chúng ta?
à Đất là nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và cải tạo
Câu 28: Rừng có vai trò như thế nào đối với chúng ta?
à - Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ
 - Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.
Câu 29: Để bảo vệ rừng chúng ta phải làm gì?
à Không được chặt phá rừng bừa bãi
 Khuyến khích trồng rừng
Bài 8: Dân số nước ta
Câu 30: Năm 2004, nước ta có số dân đứng thứ mấy Đông Nam Á?
à Thứ 3 (82 triệu người, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin)
Câu 31: Dân số nước ta tăng như thế nào?
à Tăng nhanh
Câu 32: Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì cho cuộc sống?
à Nhu cầu cuộc sống không đảm bảo
Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư
Câu 33: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất?
à 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất.
Câu 34: Dân tộc kinh phân bố ở đâu? Dân tộc ít người phân bố ở đâu?
à Dân tộc kinh phân bố ở các đồng bằng, ven biển
 Dân tộc ít người phân bố ở vùng núi và cao nguyên.
Câu 35: Kể tên một số dân tộc ít người mà em biết?
à Hmông, Ba na, Tày, Tà-ôi, Gia-rai, Mường, 
Câu 36: Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
à ¾ dân cư sống ở nông thôn, ¼ dân cư sống ở thành thị.
Bài 10: Nông nghiệp
Câu 37: Kể tên một số loại cây trồng ở nước ta? Cây nào được trồng nhiều nhất?
à Nước ta có nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn quả, cao su, chè, Trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
Câu 37*: Vì sao ở nước ta, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất?
à - Do khí hậu thích hợp
 - Đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ, 
 - Có nhiều sông ngòi, nguồn nước dồi dào, 
 - Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
Câu 38: Trong nông nghiệp, ngành nào là ngành sản xuất chính?
à Ngành trồng trọt
Câu 39: Động vật nào được nuôi nhiều ở vùng núi?
à Trâu, bò
Câu 40: Động vật nào được nuôi nhiều ở đồng bằng?
à Lợn và gia cầm
Bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản
Câu 41: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
à Trồng rừng và bảo vệ rừng
 Khai thác gỗ và lâm sản khác
Câu 42: Ngành lâm nghiệp được phân bố ở vùng nào?
à Vùng núi và trung du
Câu 43: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản?
à Vùng biển rộng, có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc. Người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.
Câu 44: Ngành thủy sản phân bố ở đâu?
à Vùng ven biển, những nơi có nhiều sông, hồ.
Bài 12: Công nghiệp
Câu 45: Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta?
à Khai thác khoáng sản; điện; luyện kim; cơ khí; dệt, may mặc; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 46: Đặc điểm của nghế thủ công ở nước ta?
à Dựa vào truyền thống, sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
Câu 47: Kể tên một số nghề nổi tiếng?
à Lụa, tơ tằm ở Hà Đông, Quảng Nam
 Gốm Bát Tràng ở Hà Nội, Biên Hòa, Đồng Nai
 Gốm Chăm ở Ninh Thuận
Bài 13: Công nghiệp (tt)
Câu 48: Các ngành công nghiệp ở nước ta phân bố tập trung ở đâu?
à Đồng bằng và ven biển
Câu 49: Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta thuộc thành phố nào?
à TP. Hồ Chí Minh
Câu 50*: Điền vào chổ ....các từ: thưa thớt, đông đúc, công nghiệp, thương mại
- Dân cư nước ta tập trung .........................tại các đồng bằng và ven biển. Vùng núi có dân cư .........................
- Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm ...........................lớn, vừa là một trong những nơi có hoạt động ..........................phát triển nhất cả nước.
Câu 51: Em hãy nêu những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
à - Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.
 - Giao thông thuận lợi
 - Dân cư đông đúc
 - Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài
 - Tập trung các trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật.
Bài 14: Giao thông vận tải
Câu 52: Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
à Đường sắt, đường ô tô, đường biển, đường sông, đường hàng không.
Câu 53: Loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa?
à Đường ô tô
Câu 54: Hai tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất nước ta là hai tuyến đường nào?
à Đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A
Câu 55: Hai thành phố nào là đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta?
à Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Câu 56: Kể tên một số sân bay và bến cảng lớn ở nước ta?
à sân bay Nội Bài (ở Hà Nội); sân bay Tân Sơn Nhất (ở TP. Hồ Chí Minh); bến cảng Hải Phòng; Đà Nẵng; TP. Hồ Chí Minh
Bài 15: Thương mại và du lịch
Câu 57: Thương mại gồm các hoạt động nào?
à Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hóa ở trong nước và với nước ngoài.
 Thương mại gồm cả nội thương và ngoại thương.
Câu 58: Thương mại có vai trò gì?
à Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được với người tiêu dùng.
Câu 59: Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng gì là chủ yếu?
à Xuât khẩu khoáng sản, hàng tiêu dùng, nông sản và thủy sản.
 Nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu
Câu 60: Hai thành phố nào có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta?
à Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Câu 61: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta?
à Có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, 
Câu 62: Kể tên một số địa điểm du lịch?
à Vịnh Hạ Long (ở Quảng Ninh)
 Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (ở Quảng Bình)
 Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn (ở Quảng Nam);.....
Câu 63: Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_5.doc