Báo cáo Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp - Nguyễn Thị Lan
- Khó khăn:
+ Cha mẹ học sinh điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ nhận thức về giáo dục còn hạn chế. Một số cha mẹ học sinh còn khoán trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường, chưa chủ động phối hợp với nhà trường cũng như giáo viên trong công tác giáo dục các em.
+ Còn nhiều cha mẹ học sinh chưa chú ý xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và chưa quan tâm vào việc học hành của con em.
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp - Nguyễn Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI HUYỆN CHÂU THÀNH A NĂM HỌC 2022 - 2023 NGƯỜI DỰ THI: NGUYỄN THỊ LAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHÂU THÀNH A BÁO CÁO TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CÁI TẮC MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHỐI HỢP TỐT VỚI PHỤ HUYNH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ THẠNH 2 1 Cơ sở lý luận 2 Cơ sở thực tiễn 3 Giải pháp thực hiện 4 Kết quả đạt được 5 Kiến nghị, đề xuất NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Cơ sở lý luận Công tác xã hội hóa giáo dục là một chủ trương đúng đắn nhằm huy động trítuệ và nguồn lực của toàn xã hội cho việc phát triển toàn diện của giáo dục. Mộtnguyên tắc cơ bản thực hiện chủ trương toàn xã hội lo cho việc học tập của thế hệ trẻ là tăng cường quản lý giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với gia đình để nâng cao hiệuquả giáo dục học sinh. Trong các nội dung phối hợp nhà trường cần có biện phápnâng cao nhận thức về giáo dục cho cha mẹ học sinh như phổ biến những chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật cuả Nhà nước về giáo dục, thốngnhất các mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm xây dựng mục tiêu giáo dục thống nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh là một yêu cầu tất yếu trong xã hội và nó không thể thiếu trong điều kiện giáo dục hiện nay. Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức huy động các thành viên tham gia tích cực vào công tác giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ của gia đình mà luật pháp đã quy định. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để: thông báo kết quả học tập của từng học sinh; thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu, giáo dục học sinh cá biệt; biểu dương kịp thời học sinh nỗ lực học tập và rèn luyện tốt. Như vậy, để thực hiện được mục tiêu giáo dục, nhà trường không chỉ quản lý việc học tập và giáo dục học sinh trong nhà trường là đủ mà cần phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. - Thuận lợi + Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu cũng như các đoàn thể của nhà trường. + Nhà trường nằm ở vị trí thuận lợi. Trong những năm qua nhà trường đạt được nhiều thành tích trong các phong trào thi đua. + Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. + Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học hành của con em, có tinh thần trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục các em. + Đa số học sinh ngoan, biết nghe lời cha mẹ và thầy cô nên khi gợi ý của giáo viên về khuyết điểm của các em thì các em có cải thiện tốt. 2 . Cơ sở thực tiễn - Khó khăn: + Cha mẹ học sinh điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ nhận thức về giáo dục còn hạn chế. Một số cha mẹ học sinh còn khoán trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường, chưa chủ động phối hợp với nhà trường cũng như giáo viên trong công tác giáo dục các em. . + Còn nhiều cha mẹ học sinh chưa chú ý xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và chưa quan tâm vào việc học hành của con em. Nhắc đến việc giáo dục và đào tạo con người, chúng ta thường nghĩ đến vai trò của các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Trên thực tế, để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ có vai trò của nhà trường, mà còn rất cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của gia đình và toàn xã hội. Đó là ba môi trường giáo dục quan trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc để cùng giáo dục, hình thành nhân cách và vun đắp sự trưởng thành của một con người. 3. Giải pháp thực hiện Nguyên lý giáo dục ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Để chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn, thì giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội cần chặt chẽ hơn nữa. Đó cũng là lý do để tôi mạnh dạn đề ra “Một số giải pháp để phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chủ nhiệm lớp 5A1 – Trường Tiểu học Tân Phú Thạnh 2”. + Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình học sinh thông qua việc phát phiếu Lý lịch học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ hoc sinh, nơi làm việc, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, địa chỉ sổ hộ khẩu, số điện thoại, 3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu về học sinh và hoàn cảnh gia đình học sinh. + Tìm hiểu qua học bạ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước về tình hình học sinh trong lớp cũng như sự phối hợp của phụ huynh trong năm học trước đây. + Trao đổi với cha mẹ học sinh qua buổi họp đầu năm để có thêm những thông tin của các em, đồng thời đó cũng là dịp bàn bạc với họ về biện pháp giáo dục cho học sinh. + Sau khi có thông tin trong phiếu Lý lịch trích ngang của học sinh , tôi phân loại nắm được hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của phụ huynh, số học sinh có sổ Hộ nghèo, hộ Cận nghèo, học sinh mồ côi cha/mẹ, Kết quả phân loại thông tin của cha mẹ học sinh tôi ghi vào sổ tay chủ nhiệm và có kế hoạch duy trì mối liên hệ với phụ huynh trong từng trường hợp cụ thể. + Tiếp theo, tôi tìm hiểu về phương pháp giáo dục con của cha mẹ học sinh thông qua những lần trò chuyện của cha mẹ học sinh. + Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy hầu hết cha mẹ học sinh hoặc người thân vì nôn nóng giải quyết cho xong bài tập nên họ lớn tiếng thậm chí còn dùng tới đòn roi trong việc dạy học con em mình hoặc do không có thời gian nên họ thường đưa ra đáp án sẵn cho con em mình. + Sau khi trao đổi với giáo viên, cha mẹ học sinh hiểu được việc học tập con cái phải chú trọng đến sự hứng thú trong học tập của học sinh. Học sinh có hứng thú với việc học thì các em giải quyết vấn đề rất nhanh chóng, tinh thần hưng phấn thì sẽ tự giác trong việc học. Vì thế, ngoài thời gian ở trường với giáo viên, khi về nhà phụ huynh phải tạo ra sự hứng thú cho các em, khi học cùng các em cần nêu câu hỏi gợi mở các vấn đề để con em mình suy nghĩ giải quyết, các em có giải quyết được vấn đề thì càng thích thú trong việc khám phá kiến thức, từ đó dễ dàng hình thành kiến thức mới trong đầu các em hơn. 3.2. Giải pháp 2: Tìm hiểu về phương pháp giáo dục của gia đình. Qua tìm hiểu, tôi thấy phụ huynh nguồn thu nhập tuy không cao nhưng ổn định nên mỗi gia đình đều có sử dụng phương tiện liên lạc như số điện thoại di động, mạng xã hội là Zalo; từ đó thuận tiện cho việc liên hệ với giáo viên để trao đổi cũng như nắm tình hình học tập của con em mình. 3.3. Giải pháp 3 : Chọn phương thức liên hệ với từng phụ huynh Nên khi muốn trao đổi với bất kì phụ huynh nào, tôi đưa ra lựa chọn cách liên lạc phù hợp nhất. Ví dụ như: Phụ huynh không dùng mạng xã hội thì tôi gọi điện, + Trước đây, giáo viên chủ nhiệm vào các cuộc họp thường áp dụng phướng thức giáo viên nói là chính, phụ huynh ngồi dưới lắng nghe rất thụ động nên dễ dẫn đến việc chán nản khi đi họp, đi họp cho có, họ rất thụ động trong việc cho ý kiến. 3.4. Giải pháp 4: Đổi mới phương pháp trao đổi trong cuộc họp cha mẹ học sinh + Tôi đổi mới phương pháp trao đổi với phụ huynh bằng cách sau khi nêu các nội dung chính trong cuộc họp thì tôi nhường không gian lớp học cho phụ huynh, tôi để họ phát huy tính dân chủ, lắng nghe họ nói nhiều hơn, nêu lên ý kiến của mình trong cuộc họp, được người khác lắng nghe mình nói. Áp dụng biện pháp này tôi thấy cha mẹ học sinh cởi mở hơn, quan hệ của cha mẹ học sinh này với cha mẹ học sinh khác, giữa học sinh với học sinh được cải thiện rõ rệt. Họ lắng nghe nhau nói, cởi bỏ những khúc mắc trong lòng, trao đổi phương pháp dạy con em mình. Phụ huynh từ bỏ việc la mắng, đòn roi thay vào đó là việc dành thời gian cùng học cùng chơi với các em nhiều hơn, hướng dẫn các em học có hiệu quả hơn. Những năm học trước đây, giáo viên chủ nhiệm liên hệ với cha mẹ học sinh bằng hình thức gặp mặt trực tiếp vào khoảng thời gian trước khi vô học hoặc đến giờ đón học sinh ra về. Việc đó làm mất thời gian của phụ huynh rất nhiều vì đôi lúc phụ huynh phải đi thật sớm hoặc ra về rất trễ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của phụ huynh cũng như là thời gian dành cho gia đình của họ rất nhiều. 3.5. Giải pháp 5: Đa dạng hóa hình thức liên hệ với phụ huynh trong lớp. + Tôi đa dạng hóa hình thức liên hệ với phụ huynh, ngoài gặp mặt trực tiếp còn gọi điện thông qua số di động, gọi Video qua Zalo để trao đổi với cha mẹ học sinh. Nhất là khi xin thông tin của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần lưu ít nhất là 2 số điện thoại của phụ huynh (cha, mẹ). + Lập nhóm chung cho tất cả phụ huynh trong lớp để tiện việc trao đổi những thông tin cần thiết, những kiến thức có ích cho các em trong quá trình học. + Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với phụ huynh để cùng trao đổi, nắm vững tình hình học tập và rèn luyện của các em ở lớp và khi ở nhà. Cách thức thực hiện đó là qua điện thoại di động, qua Zalo. Việc đa dạng hóa hình thức liên hệ này với cha mẹ học sinh giúp tôi lẫn phụ huynh vừa tiết kiệm được thời gian vừa được nghỉ ngơi nhiều hơn sau một ngày tích cực làm việc, thời gian bên con em mình nhiều hơn, giúp tình cảm của cha mẹ dành cho con cái ngày càng gắn kết và sâu đậm hơn. Qua các năm công tác, tôi nhận thấy Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong lớp là một tổ chức tự nguyện có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa phụ huynh học sinh với giáo viên và nhà trường. Các thành viên trong Ban là những người có uy tín, và được các phụ huynh khác kính trong. Vì vậy, nếu phối hợp tốt với Ban Đại diện cha mẹ học sinh sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học. 3.6. Giải pháp 6: Kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong lớp học. + Tôi phối hợp với Ban đại diện để nhờ liên hệ với cha mẹ học sinh trong lớp về thực hiện các kế hoạch giáo dục học sinh, vận động các phong trào của trường cho học sinh tham gia đầy đủ, các khoản đóng góp của quỹ ban đại diện, các khoản hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, + Giữ mối liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh ngày càng mật thiết hơn vì đó là cầu nối giữa gia đình và nhà trường mà cụ thể là giáo viên chủ nhiệm nhằm theo dõi tình hình của học sinh được chặt chẽ hơn giáo dục học sinh hiệu quả hơn. 4. Kết quả đạt được Khi áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy việc duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm ngày càng quan trọng hơn, việc phối hợp với phụ huynh trong việc dạy dỗ các em cũng như là thực hiện các kế hoạch giáo dục được đề ra một cách rất thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ tình hình liên hệ với phụ huynh và qua kết quả học tập học sinh đạt được trong lớp, tôi nhận thấy đây là kết quả đúng thực tế của lớp. Từ đó cho thấy kết quả liên hệ chặt chẽ và mật thiết với phụ huynh trong công tác chủ nhiệm đã góp nâng cao chất lượng học tập cũng như kết quả học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. 5. Kiến nghị, đề xuất Để việc tổ chức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh đạt kết quả cao tôi có đề xuất sau: Mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử khi giao tiếp với phụ huynh cũng như kỹ năng xử lý các tình huống trong giao tiếp với phụ huynh có thể gặp phải cho giáo viên chủ nhiệm lớp . Chúc hội thi thành công tốt đẹp!
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_trinh_bay_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu.pptx