Bài văn mẫu Tả người mà em mới gặp lần đầu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em

Bài văn mẫu Tả người mà em mới gặp lần đầu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em

I. Mở bài:

Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha mẹ.

II. Thân bài:

1) Tả ngoại hình:

- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?

- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?

- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, ) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc, )

 

doc 1 trang cuongth97 08/06/2022 5132
Bạn đang xem tài liệu "Bài văn mẫu Tả người mà em mới gặp lần đầu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tả người mà em mới gặp lần đầu đã để lại ấntượng sâu sắc trong em.
 Nắng chiều dải nhẹ trên con đường về nhà. Trên đường đi, em chợt thấy một tốp các chú thợ điện đang đo và tháo lắp chiếc công tơ ở gần khu phố em. Trong đó, người làm em chú ý nhất là một chú thợ điện đang leo lên cột điện và xem xét công tơ. Bỗng có người gọi tên chú. Thì ra, chú tên là Hiệp.
 Em đứng ngắm chú hồi lâu. Chú khoảng ba mươi tuổi. Bộ áo công nhân màu cam rất vừa vặn với vóc dáng to, cao của chú. Khuôn mặt chú vuông vắn. Tóc chú màu đen. Nước da chú ngăm ngăm màu bánh mật. Trông chú thật hiền từ.
 Thấy em cứ đứng ngây người nhìn chú, chú nở một nụ cười thật tươi. Em tiến bước đến gần chú rồi chào: "Cháu chào chú ạ!" Chú xoa đầu em: "Cháu ngoan lắm, thế sau này cháu có muốn làm công việc như chú không?" Em đáp: "Cháu chưa biết được nhưng công tơ điện để làm gì thế hả chú?" Chú cười: "À! Công tơ điện dùng để đo lượng điện đã dùng cháu ạ! Mà thôi muộn rồi đấy, cháu về đi kẻo bố mẹ lo lắng." Em giật mình, chú nhặc em mới nhớ. Thôi đành chia tay chú ở đây vậy.
 Tuy bóng dáng chú đang xa dần nhưng em sẽ mãi nhớ về chú Hiệp.
I. Mở bài: 
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha mẹ. 
II. Thân bài: 
1) Tả ngoại hình: 
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi? 
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)? 
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, ) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc, ) 
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, , (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính 
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác ) 
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v 
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v) 
2) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả: 
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào? 
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà? 
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao? 
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao? 
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?) 
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân? 
- Điều em chưa thích ? (nếu có) 
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả? 
III. Kết bài: 
Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_van_mau_ta_nguoi_ma_em_moi_gap_lan_dau_da_de_lai_an_tuon.doc