Bài tập rèn kĩ năng viết văn tả cảnh Lớp 5

Bài tập rèn kĩ năng viết văn tả cảnh Lớp 5

Bài tập rèn kĩ năng viết văn tả cảnh

Học sinh lớp 4, 5 đã được làm quen với các bài văn tả cảnh, tuy nhiên để viết được một bài văn hay và không mắc lỗi về cách dùng từ thì rất ít học sinh làm được. Do đó việc hướng dẫn, giúp học sinh khắc phục được những lỗi cơ bản trong sử dụng từ để viết văn tả cảnh và viết được những đoạn văn hay hấp dẫn được người đọc, người nghe là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên tiểu học. Song để giúp học sinh làm được điều đó thì không hề đơn giản chút nào, bài viết này xin được đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh thông qua hệ thống bài tập rèn cách sử dụng từ ngữ.

 Có nhiều dạng bài tập giúp học sinh rèn luyện cách sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh, trong đó các dạng bài tập về sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm là một trong số các bài tập có tác dụng nhiều nhất đối với học sinh. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung bài làm thực tế của học sinh để đưa ra những dạng bài phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp ở các phân môn khác nhau trong cả quá trình học tập. Sau đây là một số dạng bài tập cơ bản mong các bạn tham khảo và trao đổi.

Dạng 1: Các bài tập làm giàu vốn từ

Do vốn từ của học sinh tiểu học còn quá nghèo nàn vì vậy các em thường viết những đoạn văn khô khan thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn được người đọc, người nghe. Để rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ hayủtong viết văn tả cảnh cần đưa ra cho các em một số bài tập khắc phục thực trạng đó. Đây cũng chính là việc làm giàu vốn từ cho các em. Có thể thông qua các phân môn khác nhau của môn tiếng Việt giúp học sinh làm giàu được vốn từ. Chẳng hạn ở phân môn tập đọc, các em có thể hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng của một số từ, hiểu được ý nghĩa, nội dung của các bài văn, bài thơ được học, đối với phân môn chính tả các em cũng có thể cảm nhận được những nét hay, nét đẹp qua các đoạn văn mà các em được viết, ở phân môn luyện từ và câu là một phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất thông qua các giờ học mở rộng vốn từ Đặc biêt trong phân môn tập làm văn ta có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Tìm những từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông: (Bì bọp, lăn tăn, lao xao, ì ọp, ì ầm, ào ào, xôn xao.).

Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với con sông: (Dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ trườn lên bãi mía bờ khoai, dòng sông như người mẹ ôm ấp đồng lúa .).

 Qua các ví dụ trên học sinh sẽ tự mình làm giàu được vốn từ và sử dụng một cách có hiệu quả khi viết các đoạn văn tả cảnh khác nhau.

 

doc 10 trang cuongth97 07/06/2022 5132
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập rèn kĩ năng viết văn tả cảnh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài tập rèn kĩ năng viết văn tả cảnh
Học sinh lớp 4, 5 đã được làm quen với các bài văn tả cảnh, tuy nhiên để viết được một bài văn hay và không mắc lỗi về cách dùng từ thì rất ít học sinh làm được. Do đó việc hướng dẫn, giúp học sinh khắc phục được những lỗi cơ bản trong sử dụng từ để viết văn tả cảnh và viết được những đoạn văn hay hấp dẫn được người đọc, người nghe là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên tiểu học. Song để giúp học sinh làm được điều đó thì không hề đơn giản chút nào, bài viết này xin được đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh thông qua hệ thống bài tập rèn cách sử dụng từ ngữ.
 Có nhiều dạng bài tập giúp học sinh rèn luyện cách sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh, trong đó các dạng bài tập về sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm là một trong số các bài tập có tác dụng nhiều nhất đối với học sinh. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung bài làm thực tế của học sinh để đưa ra những dạng bài phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp ở các phân môn khác nhau trong cả quá trình học tập. Sau đây là một số dạng bài tập cơ bản mong các bạn tham khảo và trao đổi.
Dạng 1: Các bài tập làm giàu vốn từ
Do vốn từ của học sinh tiểu học còn quá nghèo nàn vì vậy các em thường viết những đoạn văn khô khan thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn được người đọc, người nghe. Để rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ hayủtong viết văn tả cảnh cần đưa ra cho các em một số bài tập khắc phục thực trạng đó. Đây cũng chính là việc làm giàu vốn từ cho các em. Có thể thông qua các phân môn khác nhau của môn tiếng Việt giúp học sinh làm giàu được vốn từ. Chẳng hạn ở phân môn tập đọc, các em có thể hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng của một số từ, hiểu được ý nghĩa, nội dung của các bài văn, bài thơ được học, đối với phân môn chính tả các em cũng có thể cảm nhận được những nét hay, nét đẹp qua các đoạn văn mà các em được viết, ở phân môn luyện từ và câu là một phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất thông qua các giờ học mở rộng vốn từ Đặc biêt trong phân môn tập làm văn ta có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Tìm những từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông: (Bì bọp, lăn tăn, lao xao, ì ọp, ì ầm, ào ào, xôn xao...).
Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với con sông: (Dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ trườn lên bãi mía bờ khoai, dòng sông như người mẹ ôm ấp đồng lúa ...).
 Qua các ví dụ trên học sinh sẽ tự mình làm giàu được vốn từ và sử dụng một cách có hiệu quả khi viết các đoạn văn tả cảnh khác nhau.
Dạng 2: Các bài tập sử dụng từ láy tính từ, so sánh, nhân hoá để điền vào chỗ trống.
 Đó là việc yêu cầu học sinh tìm những từ láy, tính từ tuyệt đối, các biện pháp so sánh, nhân hoá để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn. Thông qua cách sử dụng các từ ngữ này học sinh biết diễn đạt các sự vật hiện tượng được miêu tả bằng nhiều cách khác nhau. Các từ cần điền có thể cho sẵn hoặc yêu cầu học sinh phải tự tìm ra.
Ví dụ 1: Hãy chọn các từ thích hợp trong các từ sau: ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ, tíu tít, hối hả, để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim ... , ... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời .... nhô lên từ luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai ....bay trong gió. Đàn gà con ....gọi nhau, ... theo chân mẹ. Đường làng đã... , .... người qua lại.”
Ví dụ 2: Hãy chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất. ( tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên. )
Hoa xoan nở từng chùm trông giống như..............
Nắng cứ như ............ xối xuống mặt đất.
Giọng bà trầm ấm ngân nga như............
Ví dụ 3: Em hãy lựa chọn các từ trong ngoặc dưới đây điền vào chỗ trống để được đoạn văn có hình ảnh nhân hoá: “Những ô cửa sổ màu xanh ở các phòng học đã khép lại để chuẩn bị .... một đêm yên ả. Cánh cổng trường ......như ........khi chỉ còn lại một mình. Nhưng trong vẻ im lặng ấy dường như toát lên sự...làm nhiệm vụ...ngôi trường. Tạm biệt nhé, mái trường thân yêu. Mai chúng mìng sẽ gặp lại nhau.”
(Dũng cảm, chào đón, bảo vệ, lặng im, buồn bã)
- 3 ví dụ trên sẽ giúp học sinh biết cách sử dụng các từ láy, tính từ, các biên pháp so sánh, nhân hoá trong viết câu.
Ví dụ 4: Tìm những tính từ gợi tả màu sắc của đồng lúa chín điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: “Trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa chín ... những bông lúa ... đang chờ tay người đến gặt, hạt lúa căng tròn béo múp ... hứa hẹn một mùa ... no ấm bội thu”.
Ví dụ 5: Tìm những từ láy, tính từ gợi tả thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
 a. Tiếng sóng vỗ ... vào mạn thuyền như lời ru ... cho làng chài yên giấc ngủ.
 b. Những con sóng ... nô giỡn cùng bãi cát vàng.
 c. Những con sóng hiền từ gối lưng lên nhau, ... mạn tàu.
Ví dụ 6: Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm trong những câu sau:
 a. Mặt trời đỏ ửng như ... từ từ nhô lên ở phía đằng đông.
 b. Đường làng đẹp như ... những cây phượng đã nở hoa đỏ ối như ... đang tung bay.
 c. Những buổi sáng mùa thu, mặt sông trong xanh như ... in sắc mây trời.
Ví dụ 7: Điền những vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng dưới đây trở thành những câu văn sinh động.
 a. Mùa xuân lá bàng mới nhú như..............
 b. Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như........
 d. Tán bàng xoè ra giống như.............
Ví dụ 8: Tìm các từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái...của con người điền vào chỗ trống để câu văn được diễn tả bằng cách nhân hoá.
a. Đôi chim non xinh xắn hót líu lo, líu lo... một ngày mới.
b. Mỗi lần về ngoại, em đều ra đầu làng thăm cây đa ...
c. Những chiếc lá phe phẩy như đang ... khi thấy chị gió tới.
Ví dụ 9: Cho các hình ảnh sau:
Ngôi trường...........................................................
Bác trống trường................................................................
Ô cửa lớp học ..............
Em hãy tìm các vế câu thích hợp điền vào chỗ trống để được những câu văn có hình ảnh nhân hoá.
- So với 3 ví dụ trên, yêu cầu của 6 ví dụ sau cao hơn đòi hỏi học sinh phải biết tự tìm ra các từ ngữ, các biện pháp so sánh và nhân hoá thích hợp để điền vào chỗ trống. Ngoài việc giúp học sinh biết cách sử dụng từ, ở đây còn giúp các em phát huy được vốn từ của bản thân để viết văn.
Dạng 3: Các bài tập sử dụng từ láy tính từ, so sánh, nhân hoá để thay thế các từ ngữ khác.
 Khác với dạng 2, ở đây học sinh cần phải nắm được nghĩa của các từ đã cho từ đó mới có thể tìm được từ thay thế để được các câu văn có hình ảnh và sinh động hơn. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Cho các từ ngữ sau: nhấp nhô, xanh biêng biếc, tấp nập, tung tăng. Em hãy lựa chọn các từ đó thay thế cho các từ in nghiêng trong các câu sau để được các câu văn cụ thể sinh động hơn.
Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh.
Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín.
Xa xa, những ngọn núi cao thấp, vài ngôi nhà thấp thoáng.
Ví dụ 2: Tìm những từ láy, tính từ gợi tả miêu tả các âm thanh, hình ảnh khác nhau có thể thay thế cho những từ in nghiêng trong các câu sau:
a. Khắp vườn cỏ mọc rất nhiều
b. Tôi thích nghe tiếng gió thổi trong khóm tre già.
c. Đêm nay trăng sáng quá.
Ví dụ 3: Trong bài văn tả dòng sông một bạn HS đã viết: “Vào những buổi trưa hè rất nắng, gió lặng, nước sông trong lắm như nhìn được tới tận đáy. Thỉnh thoảng một là gió đi qua, rặng tre bên bờ động đậy và cho một làn gió mát.” Em hãy tìm các từ láy, tính từ thích hợp có thể thay thế cho các từ in nghiêng ở trên để đoạn văn được cụ thể và sinh động hơn.
Ví dụ 4: Trong đoạn văn tả cánh đồng lúa có bạn viết: “ Đêm qua những con sẻ đã nấp trong đồng lúa. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng lan rộng trên cánh đồng, nghe có tiếng người chúng vội vàng bay vù. Chiều về, đàn sẻ hót tạo nên những bản nhạc đồng quê êm ả.” Em hãy lựa chọn những từ ngữ dưới đây rồi thay thế cho các từ in nghiêng để đoạn văn miêu tả sinh động.
( Chú, họ hàng, ngủ say sưa, các chú, nhảy nhót hót ca, ca hát. )
- Trong 4 ví dụ trên yêu cầu học sinh phải hiểu được nghĩa cuả các từ in nghiêng, từ đó mới chọn được các từ cùng nghĩa để thay thế làm cho câu văn hay hơn.
Ví dụ 5: Cho các từ ngữ sau: tổ chim, ngôi sao , ngọn lửa, chin non về tổ. Em hãy thêm từ như và lựa chọn những từ ngữ thích hợp thay thế vào các từ in nghiêng dưới đây để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh.
 a. Ngôi nhà của tôi ríu ran tiếng nói cười thật đáng yêu.
 b. Ánh mắt dịu hiền của mẹ nâng nhấc dẫn bước con đi.
 c. Bé chập chững đi mấy bước rồi sà vào lòng mẹ trông dễ thương quá.
Ví dụ 6: Trong đoạn văn tả ngôi nhà có bạn đã viết: “Từ xa nhìn lại, ngôi nhà mái ngói đỏ trông thật đẹp. Đầu ngõ, ông trồng một hàng xoan. Mùa xuân hoa xoan nở từng chùm tím biếc rất tuyệt. Cũng ngay đâu cổng đó, bà trồng một giàn thiên lý, những bông hoa lý nhỏ màu vàng rất xinh. Đêm hè, hương hoa lý lan xa trong xóm”. Em hãy sử dụng biện pháp so sánh thay thế một số từ ngữ để các hình ảnh trong câu văn cụ thể sinh động hơn.
Ví dụ 7: Em hãy tìm những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người thay thế cho các từ in nghiêng trong các câu sau:
 a. Tôi nghe thấy tiếng những chú dế lao xao trên bãi cỏ
 b. Con chim trống vỗ cánh bay đi tìm mồi cho con giúp chim mái
 c. Ánh nắng chiếu lên mái nhà và mảnh sân xinh xắn.
- Đối với 2 ví dụ 6 và 7, ngoài việc hiểu nghĩa của các từ in nghiêng học sinh còn phải nắm được cách sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá để viết câu.
Dạng 4: Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, các biện pháp so sánh, nhân hoá để viết câu
a. Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ để viết câu
Ví dụ 1: Em hãy đặt câu có các từ sau: trắng muốt, trắng phau, trắng nhởn. trắng trẻo, trắng hồng.
Ví dụ 2: Cho các tính từ sau: Xanh non, xanh mượt, xanh đậm, xanh pha vàng. Em hãy đặt các câu có sử dụng các từ trên để nói về sự phát triển của cánh đồng lúa qua các thời kì.
Ví dụ 3: Tìm những từ gợi tả các loại âm thanh trên sân trường. Hãy đặt câu với các từ tìm được.
- 3 ví dụ trên yêu cầu học sinh chỉ cần đặt các câu đơn lẻ đảm bảo đúng ngữ pháp và trong đó phải chứa các từ đã cho
Ví dụ 4: Em hãy sử dụng từ láy, tính từ để diễn đạt các câu văn trong đoạn văn sau sao cho gợi hình gợi cảm. “Mưa một lúc, mưa ngớt hạt dần dần rồi tạnh hẳn. Trời sáng dần, ông mặt trời bỗng lại từ đâu ló ra. Cây cối trong vườn được tắm gội sạch sẽ, lá rấy đẹp. Những hạt mưa còn đọng lại trên cành lá được ông mặt trời chiếu vào thật đẹp. Trên cành cây, chim chóc hót vang. Dưới mặt đất , nước mưa vẫn chảy.”
Ví dụ 5: Em hãy sử dụng tính từ, từ láy gợi tả màu sắc âm thanh, cảm xúc ... để diễn đạt ý sau thành nhiều câu khác nhau.
a. Trời hôm nay đẹp.
 b. Sân trường rực rỡ.
Ví dụ 6: Em hãy đặt hai câu văn , một câu thể hiện niềm vui, một câu thể hiện nỗi buồn khi mùa hè về. Trong câu có sử dụng từ láy, tính từ.
- Khác với 3 ví dụ trên, ở 3 ví dụ sau yêu cầu học sinh nắm được cách sử dụng các từ ngữ để đặt câu , đồng thời biết cách liên kết các câu để thành một đoạn văn hoàn chỉnh và hay.
b. Các bài tập sử dụng biện pháp so sánh để viết câu
Ví dụ 1: Em hãy đặt câu có các hình ảnh được so sánh sau:
 a. Bầy chim sổ lồng tung cánh.
c. Bầy chim non đang vẫy gió gọi nắng.
Ví dụ 2: Hãy đặt câu có hình ảnh được đem ra so sánh sau:
 a. Sân trường
 b. Hàng phượng xen lẫn bằng lăng nở hoa
- 2 ví dụ trên yêu cầu học sinh nắm được cách sử dụng các biện pháp so sánh để viết câu với những hình ảnh so sánh cho trước, ở đây học sinh chỉ cần tìm đúng hình ảnh so sánh và biết dùng các từ so sánh trong câu.
Ví dụ 3: Viết 2 câu văn tả cảnh buổi trưa, trong mỗi câu đều có sử dụng biện pháp so sánh.
Ví dụ 4: Em hãy đặt 3 câu có hình ảnh so sánh: em bé, mẹ, bà với những hình ảnh so sánh cũng là con người để câu văn miêu tả sinh động.
Ví dụ 5: Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh cánh đồng, dòng sông, mái trường với các hình ảnh so sánh là sự vật để câu văn sinh động.
Ví dụ 6: Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh sự vật: dòng sông, cây đa, giếng nước với những hình ảnh so sánh là con người để câu văn sinh động.
Ví dụ 7: Trong đoạn văn viết về quê hương có bạn đã viết “Yêu sao nhành cây trứng cá có tán lá xoè rộng rậm rịt toả ra bốn phía che kín cả góc vườn. Lá cây thon nhỏ, mỗi khi sờ vào em thấy mịn . Dưới những tấm lá là những chùm hoa màu trắng nhỏ xíu. Đến mùa hoa kết trái lủng lẳng những chùm quả chín đỏ thật đẹp.” Em hãy sử dụng biện pháp so sánh diễn đạt lại các câu văn để đoạn văn sinh động cụ thể hơn.
Ví dụ 8: Cho các ý sau: Cánh đồng vàng, con đê dài hun hút.
Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt các ý trên thành những câu khác nhau.
Ví dụ 9: Em hãy viết 2 câu văn thể hiện tình yêu của em về ngôi nhà. Trong câu văn có sử dụng biện pháp so sánh.
- Với 6 ví dụ trên, ngoài việc biết sử dụng các từ so sánh, các hình ảnh so sánh, học sinh còn phải biết cách liên kết câu trong đoạn văn để các câu viết được có sự thống nhất với nhau trong cách miêu tả các sự vật trong những hoàn cảnh nhất định.
c. Các bài tập sử dụng biện pháp nhân hoá để viết câu
Ví dụ 1: Cho các từ ngữ sau: Lặng im, buồn bã, thẫn thờ. Em hãy đặt các câu văn nói về ngôi trường sau buổi tan học.
Ví dụ 2: Em hãy đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá với các sự vật sau: Đồng lúa đêm trăng, luỹ tre đêm trăng.
Ví dụ 3: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá theo cách trò chuyện xưng hô để đặt câu với các sự vật sau: Bảng đen, lớp học, cầu thang.
Ví dụ 4: Em hãy viết hai câu văn: một câu về mùa thu, một câu về mùa đông trong câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- 4 ví dụ trên yêu cầu học sinh nắms được cách đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá, ở đây học sinh phải nắm được sự vật nhân hoá , từ đó tìm những từ ngữ nhân hoá đó là những từ ngữ nói về hoạt động, tính chất đặc điểm của con người sao cho phù hợp với sự vật được nhân hoá
Ví dụ 5: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt các ý sau bằng nhiều câu khác nhau:
a. Vầng trăng quê em
b. Luỹ tre xanh đầu xóm
c. Con đê dài
Ví dụ 6: Trong đoạn văn tả cảnh vật sau cơn mưa có bạn đã viết “Ánh nắng trải dài trên những đồng lúa xanh rờn, ánh nắng chiếu trên những hàng cây, ánh nắng chan hoà trên sông. Trong vườn, từng luống rau xanh non đón nắng vàng, chị gà mái mơ dẫn đàn con đi kiếm mồi, đàn con của chị chạy lung tung hết chỗ nọ sang chỗ kia.” Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá diễn đạt lại các câu văn để đoạn văn sinh động.
- Đối với 2 ví dụ trên, yêu cầu học sinh ngoài việc nắm được cách sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết câu còn phải biết cách liên kết các câu lại để thành một đoạn văn hoàn chỉnh hay và hấp dẫn, có thể gây được sự chú ý cho người đọc, người nghe.
Trên đây là một số kimh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình dạy học tập làm văn ở lớp 4, 5 cũng như việc nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy kiểu bài tả cảnh trong chương trình lớp 5 mới. Việc rèn kĩ năng dùng từ ngữ để luyện viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 là hết sức quan trọng và cần thiết, hoạt động này nếu được rèn luyện một cách công phu về khả năng dùng từ, chính xác độc đáo sẽ giúp các em không chỉ viết đúng mà còn hướng tới việc rèn luyện cho các em cách viết hay, độc đáo, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn nói chung và việc rèn kĩ năng viết văn tả cảnh nói riêng, đáp ứng những nhu cầu thực tiễn đặt ra cho giáo dục, ngoài ra đây còn là một trong những việc làm góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Hi vọng sẽ nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp để thực sự mỗi giáo viên chúng ta sẽ ngày càng nâng cao hơn nưa về chất lượng dạy học phân môn tập làm văn và đặc biệt là văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 hiện nay./. 
PHẠM HUY CÔNG
Đọc thầm bài sau và thực hiện yêu cầu bên dưới bài đọc:
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió 
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
(Theo Băng Sơn)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc điền tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu trả lời.
Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu?
Do mùi thơm của hương liệu tạo mùi khác nhau.
Do mùi thơm của cây lá trong làng.
Do mùi thơm của nước hoa.
Do mùi thơm của cây lá và nước hoa
Trong câu “Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.”, từ đó chỉ cái gì? Đất quê.
Làn hương quen thuộc của đất quê.
Làng.
Thành phố
Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới?
Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.
Hương lúa, hương bưởi, hương cau.
Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm “mộc mạc chân chất” ? M2 – 0.5 đ
Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
Vì những mùi thơm đó tự làm ra.
Tác giả tả mùi hương của những loại cây nào vào mùa xuân?
Viết câu trả lời của em:
 ..
Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài văn trên là Hương làng?
 ..
Dòng nào dưới đây chỉ toàn những từ láy?
không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
không khí, nồng nàn, rậm rạp, hăng hắc
Từ mùi thơm thuộc từ loại nào?
Tính từ
Danh từ
Động từ
Đại từ
Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?
Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.
Chỉ nơi chốn
Chỉ thời gian
Chỉ nguyên nhân
Chỉ mục đích
Chủ ngữ trong câu sau là gì?
Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng.
Chủ ngữ là: .
II - KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) (50 phút)
1/ Chính tả (2 điểm) (15 phút)
2. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả người thân đang làm việc (đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài, .) (35 phút)
BÀI CHÍNH TẢ + HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỌC
KTĐK CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn Tiếng Việt lớp 5
Chính tả - Lớp 5
Vịnh Hạ Long
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thăm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Theo Thi Sảnh
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỌC CUỐI HỌC KÌ I
Năm học 2016-2017
Môn Tiếng Việt lớp 5
* Hướng dẫn kiểm tra đọc thành tiếng : 3 điểm
- GV kiểm tra đọc đối với từng học sinh qua các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17
- Mỗi HS đọc 1 đoạn văn khoảng 100 tiếng, sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Cách cho điểm như sau :
* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm
* Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ( không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
* Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm
Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn Tiếng Việt lớp 5
I / Kiểm tra đọc : 10 điểm
1/ Đọc thành tiếng : 3 điểm
2/ Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đáp án :
Câu 1 : ý b cho 0,5 điểm
Câu 2 : ý b cho 0,5 điểm
Câu 3 : ý a cho 0,5 điểm
Câu 4: ý c cho 0,5 điểm
Câu 5: lá chanh, lá bưởi, lá xương sông, lá lốt, hương nhu, bạc hà. (1 điểm)
Câu 6: Vì bài văn miêu tả các loại mùi hương quen thuộc, đặc trưng của làng quê Việt Nam. (1 điểm)
Câu 7: ý c cho 1 điểm
Câu 8 : ý b cho 0,5 điểm
Câu 9: ý b cho 0,5 điểm
Câu 10 : Chủ ngữ là : Hương từ đây
: II/ Kiểm tra viết .
1/ Chính tả: 2 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, sạch đẹp
(1 điểm)
-Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
2/ Tập làm văn: 8 điểm
Yêu cầu chung:
Học sinh viết được bài văn tả người đang hoạt động có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
* Biểu điểm:
1. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được người thân đang làm việc gì.
2. Thân bài: 4 điểm
- Nội dung:( 1,5 điểm) Tả được ngoại hình và hoạt động của người đó.
- Kĩ năng( 1,5 điểm). Viết câu văn đúng ngữ pháp,có hình ảnh, diễn đạt rõ nghĩa.
- Cảm xúc: (1 điểm) Bộc lộ được tình cảm của mình đối với người thân.
3. Kết bài. (1 điểm). Nêu được cảm nghĩ về người thân và việc làm của người đó.
4. Chữ viết, chính tả . (0.5 điểm)
5. Dùng từ, đặt câu. (0.5 điểm)
6. Sáng tạo. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_ren_ki_nang_viet_van_ta_canh_lop_5.doc