Bài kiểm tra Giữa học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Kim Nhung (Có đáp án)
Câu 1 : An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? (0.5 điểm) (M1)
a/ Đi chơi cùng các bạn.
b/ Đá cầu cùng các bạn.
c/ Đá bóng cùng các bạn.
d/ Bắn bi cùng các bạn.
Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ? (0.5 điểm) (M1)
a/ Mẹ đang khóc nấc lên vì ông đã qua đời.
c/ Ông đã đỡ, không cần uống thuốc nữa.
b/ Mẹ và ông đã vào viện, không có ai ở nhà nữa.
d/ Ông sắp qua đời.
Câu 3: An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ? (0.5 điểm) (M2)
a/ Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
b/ Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa.
c/ Cậu nghĩ mình không có lỗi vì chẳng có thuốc nào cứu nổi ông.
d/ Cả 2 ý a, b đều đúng.
Câu 4: Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)(M2)
a/ Trung thực.
b/ Có ý thức trách nhiệm với người thân.
c/ Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
d/ Tất cả các ý trên.
GV : Đỗ Thị Kim Nhung ĐỀ KIỂM TRA LỚP 4 GIỮA HK I MÔN TOÁN ( Năm học : 2019 - 2020) I. MỤC TIÊU : Kiểm tra kiến thức của học sinh về: Đọc, viết so sánh số tự nhiên. Đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ các số có đến 6 chữ số; nhân, chia với số có một chữ số. Chuyển đổi khối lượng đã học. Nhận biết góc vuông, góc không vuông; hai đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song. Giải bài toán có lời văn dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. ĐỀ KIỂM TRA LỚP 4 GIỮA HK I MÔN TOÁN I. MỤC TIÊU : Kiểm tra kiến thức của học sinh về: Đọc, viết so sánh số tự nhiên. Đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ các số có đến 6 chữ số; nhân, chia với số có một chữ số. Chuyển đổi khối lượng đã học. Nhận biết góc vuông, góc không vuông; hai đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song. Giải bài toán có lời văn dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: ( 0,5 đ) Một trăm nghìn hai trăm viết là : MỨC 1 A. 10 200 B. 100 200 C. 1 200 D. 100 002 Câu 2:( 0,5đ) 6kg 9g = ... g :MỨC 1 A. 69 B. 609 C. 6009 D. 690 Câu 3: (0,5 đ) Gía trị của chữ số 3 trong số 7 312 846: MỨC 1 A. 3 B. 30 000 C. 300 000 D. 3 000 Câu 4 : ( 0,5 đ) Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm: MỨC 1 a). 6 tạ . 42 yến b). 3000kg 3 tấn Câu 5 : Nêu quy tắc tìm số trung bình cộng. ( 0,5đ ) MỨC 1 Câu 6 : ( 0,5 đ) Số thích hợp viết vào chỗ trống của phép tính: ( 342 + 164) + 257 = + ( 164 + 257) là: MỨC 1 A. 164 B. 505 C. 257 D. 342 Câu 7: ( 1đ) Một cửa hàng ngày đầu bán được 54 tấn gạo. Ngày thứ hai bán gấp đôi ngày đầu. Hỏi ngày thứ hai bán được bao nhiêu tấn gạo? MỨC 2 Câu 8 : Đặt tính rồi tính: ( 1đ) MỨC 2 a. 298157 + 460928 b. 625092 – 62857 Câu 9 : ( 1đ) Một huyện trồng 325 164 cây lấy gỗ và 60 830 cây ăn quả. Hỏi huyện đó trồng tất cả bao nhiêu cây? MỨC 2 Câu 10 : . ( 1đ) Viết Đ ( đúng), CĐ ( chưa đúng) vào chỗ chấm thích hợp : MỨC 3 Cho hình tứ giác ABCD như hình bên: a/ Cạnh AB song song với cạnh BC ... . b/ Cạnh AB song song với DC ..... c/ Cạnh AB vuông góc với cạnh AD .... d/ Cạnh AB vuông góc với cạnh DC .... Câu 11 : ( 1đ) Tuổi cha và tuổi con cộng lại được 48 tuổi. Cha hơn con 28 tuổi. Tính tuổi con bao nhiêu tuổi, tuổi cha bao nhiêu tuổi ? MỨC 3 Câu 12 : ( 1đ) MỨC 3 Tính các tổng sau bằng cách thuận tiện nhất : a). 464 + 129 + 36 + 271 b). 64 + 599 + 1 + 6 Câu 13: ( 1đ) Số trung bình cộng của các số tròn chục từ 10 đến 90 là số nào? MỨC 4 CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu 0,5 điểm Câu 1: ( 0,5đ) B Câu 2: ( 0,5đ) C Câu 3: ( 0,5đ) C Câu 4 : (0,25đ) a) > (0,25đ) b) = Câu 5 : ( 0,5đ) Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng. Câu 6 : ( 0,5đ) D. 342 Câu 7 : ( 1đ) Bài giải Số tấn gạo ngày thứ hai bán là 0,25 đ 54 x 2 = 108 (tấn) 0,5 đ Đáp số :108 (tấn) 0,25 đ Câu 8 : ( 1đ) 298157 b. 625092 + – 460928 62857 759085 562235 Câu 9 : ( 1đ) Bài giải Số cây huyện đó trồng tất cả là 0,25 đ 325 164 + 60 830 = 385994 ( cây) 0,5 đ Đáp số : 85994 (cây ) 0,25 đ Câu 10: ( 1đ) a) CĐ b). Đ c). Đ d). CĐ Câu 11 : ( 1đ ) Bài giải Tuổi của con là: 0,25 đ (48 – 28) : 2 = 10 (tuổi ) 0,25 đ Tuổi của cha là : 0,25 đ 48 - 10 = 38 (tuổi) 0,25đ Đáp số : Con: 10 tuổi Cha : 38 tuổi Câu 12 : ( 1đ) a. 464 + 129 + 36 + 271= (464 +36) +(129+ 271) = 500 + 400 = 900 b. 64 + 599 + 1 + 6 = (64 + 6)+ (599 + 1) = 70 + 600 = 670 Câu 13: ( 1đ) (10+ 20+30+ 40+50+ 60+ 70+ 80+ 90) : 9 = 50 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 PHẦN ĐỌC I/ MỤC TIÊU: Kiểm tra các nội dung sau: 1/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: - Yêu cầu HS đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ khoảng 75 tiếng/ phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 2/ ĐỌC THẦM: - Yêu cầu HS biết đọc thầm, đọc lướt để tìm thông tin nhanh. - Xác định được cấu tạo của tiếng, từ láy, danh từ, động từ trong bài đọc. 3/ CHÍNH TẢ: - Yêu cầu HS viết 1 đoạn trong bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” viết đầu bài và đoạn: “Bước vào phòng ông nằm .do tay ông vun trồng”. - Yêu cầu nghe –viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn có lời đối thoại. - Viết đúng quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài. 4/ TẬP LÀM VĂN -Yêu cầu viết được bức thư ngắn (khoảng 12 dòng) đủ 3 phần: Phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư đúng theo yêu cầu đã học. II/ ĐỀ BÀI: A/ PHẦN ĐỌC 1/ Đọc thành tiếng: (3 điểm) - GV Cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn khoảng 75 chữ / phút và trả lời câu hỏi trong các bài tập đọc sau: Người ăn xin Một người chính trực Những hạt thóc giống Trung thu độc lập Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca 2/ Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Đọc thầm bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” ( Sách Tiếng Việt 4, tập 1- Trang 55) rồi khoanh tròn vào một chữ cái đặt trước ý đúng. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: “ Bố khó thở lắm !...” Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cụộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà. Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “ Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết” - An-đrây-ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em: - Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con ra khỏi nhà. - Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “ Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa !” Theo XU – KHÔM – LIN – XKI ( Trần Mạnh Hưởng dịch) Câu 1 : An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? (0.5 điểm) (M1) a/ Đi chơi cùng các bạn. b/ Đá cầu cùng các bạn. c/ Đá bóng cùng các bạn. d/ Bắn bi cùng các bạn. Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ? (0.5 điểm) (M1) a/ Mẹ đang khóc nấc lên vì ông đã qua đời. c/ Ông đã đỡ, không cần uống thuốc nữa. b/ Mẹ và ông đã vào viện, không có ai ở nhà nữa. d/ Ông sắp qua đời. Câu 3: An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ? (0.5 điểm) (M2) a/ Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết. b/ Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. c/ Cậu nghĩ mình không có lỗi vì chẳng có thuốc nào cứu nổi ông. d/ Cả 2 ý a, b đều đúng. Câu 4: Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)(M2) a/ Trung thực. b/ Có ý thức trách nhiệm với người thân. c/ Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. d/ Tất cả các ý trên. Câu 5: Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, hành động của cậu bé như thế nào? (0.5 điểm) (M3) a/ Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay. b/ Cậu bé lưỡng lự không đi. c/ Cậu bécãi lời mẹ không đi. d/ Cậu bé không muốn đi. Câu 6: An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông về nhà đã thấy cảnh gì? (0.5 điểm) (M3) a/ Ông đang hấp hối. b/ Ông đang khỏe mạnh. c/ Ông đã qua đời. d/ Ông đang nói chuyện với mẹ. Câu 7: (1 điểm) Sau bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì? (M4) Câu 8: (1 điểm) Từ nào là danh từ chung, danh từ riêng : An – đrây – ca, thuốc, Nguyễn Bá Ngọc, cửa hàng (M1) Câu 9: (0,5đ) điểm) Tìm động từ trong câu: Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà. (M2) Câu 10: (0.5 điểm) Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “ Bố khó thở lắm!..” (M3) Câu 11: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. M3 1đ B/ PHẦN VIẾT 1/ Chính tả(Nghe-viết): (15 -20 phút) Bài “Mười năm cõng bạn đi học” ( Sách Tiếng Việt 4, tập I, trang 16). Mười năm cõng bạn đi học Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki – lô – mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện. Theo báo Đại đoàn kết 2/ Tập làm văn: (30-35 phút) Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 12 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. ĐÁP ÁN: PHẦN ĐỌC 1/ Đọc thành tiếng: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm. ( Đọc sai 2 – 4 tiếng : 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng : 0điểm.) - Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. ( Ngắt, nghỉ hơi không đúng 2 – 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt, nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm. (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm :0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu 75 chữ/ 1 phút: 0,5 điểm. ( Đọc trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút : 0 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi của GV nêu :0,5 điểm. ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ) 2/ Đọc thầm và làm bài tập: CÂU 1: c/ Đá bóng cùng các bạn (0,5 điểm) CÂU 2: a/ Mẹ đang khóc nấc lên vì ông đã qua đời (0,5 điểm) CÂU 3: d/ Cả 2 ý a, b đều đúng (0,5 điểm) CÂU 4: d/ Tất cả các ý trên (0,5 điểm) Câu 5: a/ Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay. (0.5 điểm) Câu 6: c/ Ông đã qua đời. (0.5 điểm) Câu 7: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung tực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. Câu 8: Tìm đúng mỗi từ được 0,25 đ Thuốc, cửa hàng (Danh từ chung) An – đrây – ca , Nguyễn Bá Ngọc (Danh từ riêng) Câu 9: 0,5 đ (Tìm đúng mỗi từ được 0,25 đ) Có hai động từ là mất, ra Câu 10: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “ Bố khó thở lắm!..” ( Dẫn lời nói trực tiếp) Câu 11: 1 đ Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. ( 0,5 đ) Ví dụ: Cách 1: Ông nói: “Cháu ngoan lắm !” ( 0,25 đ) Cách 2: Ông nói: ( 0,25 đ) - Cháu ngoan lắm ! PHẦN VIẾT I/ Chính tả: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm) - Năm lỗi chính tả trong bài viết (Sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài. II/ Tập làm văn: 1. Đầu thư : .. : 1 điểm 2. Phần chính : a. Nội dung : . : 1,5 điểm b. Kĩ năng : . : 1,5 điểm c. Cảm xúc : . : 1 điểm 3. Phần cuối thư : ..: 1 điểm 4. Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng chính tả : 0,5 điểm 5. Biết dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, mạch lạc, rõ ý : 0,5 đ 6. Có sáng tạo trong cách viết : 1 điểm
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_toan_va_tieng_viet_lop_4_nam.doc