Bài giảng Tiếng Việt Lớp 5 VNEN - Bài 28A: Ôn tập 1 (Tiết 3) - Năm học 2021-2022
Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2022 Tiếng Việt Bài 28A. Ôn tập 1 (T3) Hoạt động thực hành 5. Đọc bài văn, phần giải nghĩa và thực hiện các nhiệm vụ được nêu ở dưới: Tình quê hương Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. Theo NGUYỄN KHẢI - Da con: loài cua nhỏ, chân có lông. - Chợ phiên: chợ họp vào những ngày nhất định trong tháng. - Bánh rợm: bánh bột nếp, nhân đậu xanh, thịt. - Lẩy kiều: lấy nguyên văn hoặc phỏng theo một vài câu, đoạn trong Truyện Kiều để thể hiện ý của mình. a . Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. b. Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? c. Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn. d. Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. Bài làm a . Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt. b. Điều đã gắn bó tác giả với quê hương chính là những kỉ niệm tuổi thơ ấu: tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm... c . Có 5 câu ghép trong đoạn văn là: 1. Làng quê tôi / đã khuất hẳn / nhưng tô i / vẫn đăm đắm nhìn theo. 2 . Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, / nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 3. Làng mạc / bị tàn phá / nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. 4. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng , tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên,/ tôi / đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. 5. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi / lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú,/ chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, / / nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc/ / lại được ngồi nói chuyện với Cún Con,/ nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. d . - Các từ tôi, ở mảnh đất ấy được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu. Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là: Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1) -
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_lop_5_vnen_bai_28a_on_tap_1_tiet_3_nam.pptx