Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Học tốt môn Tập làm văn - Nguyễn Thị Hương
1. Lý do chọn biện pháp
Trong năm học 2019-2020, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A1. Với sĩ số học sinh là 26 em, qua tình hình thực tế của lớp tôi chủ nhiệm. Khi viết văn, một số học sinh khó nhận thức được việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Chính vì lí do trên tôi đã dành thêm thời gian tìm hiểu, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi đã có: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn“ nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập làm văn
lớp 2.
2. Nội dung biện pháp
2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
Vốn sống của các em còn hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều lần Cụ thể: có những bài văn học sinh viết, khi kể về một người thân trong gia đình như sau:
NĂM HỌC 2020 - 2021MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2HỌC TỐT PHÂN MÔN TẠP LÀM VĂNNĂM HỌC 2020 - 2021TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒI XUÂNGiáo viên: Nguyễn Thị Hương 1. Lý do chọn biện phápTrong năm học 2019-2020, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A1. Với sĩ số học sinh là 26 em, qua tình hình thực tế của lớp tôi chủ nhiệm. Khi viết văn, một số học sinh khó nhận thức được việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Chính vì lí do trên tôi đã dành thêm thời gian tìm hiểu, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi đã có: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn“ nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 2. 2. Nội dung biện pháp2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.Vốn sống của các em còn hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều lần Cụ thể: có những bài văn học sinh viết, khi kể về một người thân trong gia đình như sau: 2.2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Giúp hs nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn và rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh ở các tiết Tiếng Việt buổi hai/ngày.Tôi đã giúp học sinh khái quát về trình tự các bước viết một đoạn văn. Cụ thể như sau:- Viết câu mở đầu: giới thiệu về đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng một câu).- Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng. Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt từ 2 đến 3 câu tùy theo năng lực học sinh. - Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đối với mọi người. Ví dụ: Viết về một con vật: - Con vật em định tả là con vật gì? - Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào? - Hoạt động của nó có gì nổi bật? - Vì sao em thích con vật đóVí dụ về tả con chó các em có thể tả như sau:Câu mở đầu:Giới thiệu về con chó Nhà em có nuôi rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là chú chó con.Các câu phát triển:Kể về con chóChú chó này em đặt tên là Cún. Chú nhỉnh hơn cái phích một chút. Hai cái tai xinh xinh lúc nào cũng dựng đứng lên nghe ngóng. Bộ lông của chú màu vàng nhạt, mượt mà rất đáng yêu. Cái đuôi xòe như bông lau cứ thấy em là ve vẩy Câu kết thúc:Tình cảm của em đối với con chóHằng ngày, em thường cho nó ăn. Em rất thích chú chó Cún vì chú rất đáng yêu và lại còn biết trông nhà nữa.* Giúp học sinh có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng và tương đối đầy đủ. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc kĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý. Đối với những bài có câu hỏi gợi ý sơ sài hoặc không có câu hỏi, giáo viên có thể soạn câu hỏi cho các em, giúp các em có một điểm tựa để làm bài.Ví dụ: 1, Bài viết về gia đình:- Gia đình em gồm những ai?- Những người đó làm công việc gì?- Tình cảm của những người trong gia đình đối với nhau như thế nào?- Mọi người trong gia đình quan tâm đến em ra sao?Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của mọi người dành cho em?* Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho hs ở các tiết Tiếng Việt (tăng) buổi hai/ngày.Đối với mỗi dạng bài tập, tôi thường mở rộng cho hs ở các tiết TV buổi 2, giúp hs được rèn luyện nhiều hơn.Ví dụ: Khi học xong bài “Kể về người thân” (TV2-Tập 1-Trang 85), tôi tiếp tục cho học sinh làm bài tập này ở các tiết Tiếng Việt buổi hai với yêu cầu kể về những người thân khác trong gia đình. Hay khi học sinh làm xong bài tập: Viết một đoạn văn ngắn nói về mùa hè (TV2-Tập 2-Trang 21), tôi cho học sinh dựa trên bài viết đó để viết đoạn văn ngắn nói về các mùa còn lại trong năm. Với biện pháp này, học sinh vừa được rèn các kĩ năng đã có, rút kinh nghiệm từ bài làm trước để có bài làm tốt hơn, vừa mở rộng được kiến thức vừa giúp các em ghi nhớ lâu. 2.2.2. Biện pháp thứ hai. Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức về bài tập viết đoạn văn ngắn trong chương trình Tập làm văn lớp 2: a.Giáo viên phải nắm chắc các dạng đề Tập làm văn ở lớp hai. Có thể tập hợp các bài tập thành các dạng như sau: + Kể về người. Dạng này bao gồm các bài tập: Viết đoạn văn ngắn về cô giáo (hoặc thầy giáo); về một người thân, về anh, chị, em; về Bác Hồ; kể về gia đình. + Kể về vật. Dạng này gồm các bài tập: Kể về một vật nuôi trong gia đình. + Kể về một việc làm tốt. + Kể về một mùa trong năm. + Tả ngắn về biển.- Tập hợp từ chương trình một số đề bài cụ thể: viết một đoạn văn ngắn về: + Gia đình + Một người thân + Cô giáo cũ (hoặc thầy giáo cũ) của em + Về trường của em + Các mùa trong năm + Một loài chim + Một con vật + Tả ngắn về biển + Tả ngắn về một loài cây + Tả về một loài hoa + Viết về Bác Hồ + Kể về một em bé + Kể một việc làm tốtKhi hs được ôn tập tốt, kiến thức được hệ thống hóa một cách chắc chắn, phân biệt rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của các em.Ở mỗi dạng bài tập, gv hệ thống cho các em các ý cần có để hs hình dung ra cấu trúc của đoạn văn và không bị thiếu ý. Ví dụ: Kể về người thì đoạn văn phải đảm bảo giới thiệu được người đó là ai, hình dáng (nước da, đôi mắt, hàm răng, quần áo ) như thế nào? Có những cử chỉ như thế nào với em? Em đối với người đó ra sao? Tình cảm của người đó dành cho em và của em dành cho người đó? Đối với dạng bài kể ngắn về bốn mùa thì phải đảm bảo giới thiệu mùa đó bắt đầu từ bao giờ? Mùa đó có điểm gì nổi bật về thời tiết, về bầu trời, về cây cối xung quanh ? Em và các bạn có những việc làm gì hay niềm vui gì khi mùa đó về? Em có thích mùa đó không? Khi giáo viên hệ thống hóa kiến thức một cách kĩ lưỡng thì học sinh sẽ phân biệt rõ được đặc điểm của từng đối tượng và các em sẽ tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc. b. Thực hiện dạy tích hợp các môn học.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tích hợp kiến thức của phân môn Tập làm văn với các phân môn Tập đọc, LTVC, liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh.Ví dụ: Khi học về chủ điểm: “Ông bà”, “Cha mẹ”, “Anh em” (từ tuần 10 đến tuần 15), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình, cùng với những tiết học phân môn luyện từ và câu cung cấp , mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho học sinh thông qua các nhân vật trong bài tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp, của nội dung bài, hướng cho học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù hợp với đề bài (ông bà, cha mẹ, anh chi em) để chuẩn bị cho bài làm văn sắp tới (viết về người thân) tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các emc. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh:Ngoài ra, tôi đã luôn cố gắng giúp học sinh tự khai thác vốn từ trong cuộc sống bằng cách trong quá trình giảng dạy tôi hết sức quan tâm đến vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học. Ví dụ: Chẳng hạn khi dạy bài “Tôm Càng và Cá Con” tôi đã tự sưu tầm và yêu cầu học sinh cùng sưu tầm những hình ảnh, chụp hình con Tôm Càng và con Cá Con Các em đã rất hăng hái với công việc này và đã sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp. Học sinh rút ra được đoạn văn tả về chú Cá Con trong bài “Con vật thân dẹt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe, toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh”. Vốn từ còn có trong phân môn luyện từ và câu. Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi, thi đua tìm từ ngữ tả về chú cá. Các em sẽ rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ. Để hỗ trợ cho học sinh, giáo viên cần cung cấp cho học sinh : Nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình 2.2.3.Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát sự vật và viết câu văn đủ ý, có hình ảnh, cảm xúc, đúng ngữ pháp. a.Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát sự vật. Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp HS tránh được kiểu liệt kê. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn HS cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật. Ví dụ: Khi tả về người thân (cụ thể là tả về ông, bà) tôi hướng dẫn các em ngoài việc quan sát thấy khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, tôi còn giúp các em cảm nhận được ánh mắt nhìn ấm áp, trìu mến, bàn tay êm ái khi xoa đầu .Song song với việc quan sát, tôi hướng dẫn học sinh chọn lọc và ghi nhớ từ ngữ. Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ ngữ phù hợp với bài văn.b. Hướng dẫn học sinh viết câu văn đủ ý, đúng ngữ pháp.Như đã nói ở trên, học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết ngữ pháp, các khái niệm từ và câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ là rất cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử dụng phương pháp này GV giúp HS nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận. Ví dụ: Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: “ Ai – là gì?”, “ Ai – làm gì?”, “ Ai – thế nào?”, tôi hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sau:- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?( hoặc cái gì?/ con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc làm gì?/ như thế nào?) (Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo).- Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt ý nghĩa).c. Hướng dẫn học sinh sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi viết văn.Học sinh lớp 2 chưa được học cách sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa để viết văn. Vì vậy, giáo viên có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh để bài viết sinh động hơn nhưng không đưa ra tên gọi những thuật ngữ này. Ví dụ: Giáo viên đưa ra hai câu văn:“ Chú mèo nhà em rất tinh nghịch” và “Con mèo nhà em rất hay chạy nhảy” và cho học sinh so sánh xem câu nào hay hơn? Sau đó cho học sinh thấy câu văn thứ nhất do gọi con mèo bằng chú, thay từ tinh nghịch cho từ rất hay chạy nhảy nên câu văn sinh động hơn, hay hơn. Từ đó khuyến khích học sinh viết câu văn với cách tương tự như vậy.d. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có hình ảnh, cảm xúc.Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau. Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, gợi ý cho các em thay thế các từ dùng chưa phù hợp .Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng. Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn.Sau khi các em đã lựa chọn cho mình được một hệ thống các từ ngữ cần dùng, tôi hướng dẫn các em viết câu văn có sử dụng các từ ngữ đó.Ví dụ: Ông đã già nhưng nước da vẫn đỏ au... Mái tóc ông đã bạc trắng... Đôi mắt mẹ nhìn em âu yếm... Mặc dù bận việc nhưng bố vẫn dành thời gian dạy em học bài... Em luôn cố gắng nghe lời để mẹ em vui lòng. Bà chăm chút cho em từ bữa ăn đến giấc ngủ.v.v.Bước cuối cùng, sau khi các em đã viết được nhiều câu văn, tôi hướng dẫn các em kết hợp các câu văn này với nhau hoặc với các câu văn khác để viết thành một đoạn văn.2.2.4. Biện pháp thứ tư: Chú trọng khâu chấm, chữa bài cho học sinh và hình thành thói quen quan sát và ghi chép thông qua hình thức viết nhật kí Thực hiện nghiêm túc việc chấm và chữa bài:Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Trong quá trình chấm bài, GV phát hiện, giúp HS khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp.Khi sửa bài, tôi giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những bài hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó học sinh nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề bài để các em hiểu rằng những bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và nêu gương.* Chữa bài trong khi kiểm tra bài cũChúng ta đều biết rằng thời gian dành cho hoạt động kiểm tra bài cũ trong mỗi tiết học là không nhiều do đó việc tổ chức chữa bài cho học sinh ở phần nàycũng hết sức ngắn gọn.Thông thường tôi cho một học sinh đọc lại chính bài viết của mình, đây là bài viết tôi đã chọn lọc kĩ (đó có thể là bài viết tốt, cũng có thể là bài viết có nhiều nhược điểm và mắc nhiều lỗi phổ biến). Sau khi học sinh đọc bài, tôi thường cho học sinh trong lớp nêu nhận xét về các bài viết đó sau đó tôi đưa ra nhận xét của bản thân mình và gợi ý giúp học sinh chữa lại lỗi trong bài của mình.* Chữa bài trong quá trình dạy học bài mớiThời gian dạy học bài mới là thời gian chính tôi dùng để chữa bài cho học sinh. Việc chữa bài thể hiện ở chính một phần của nội dung dạy bài mới, đó là phần hướng dẫn học sinh nói, kể. Khi tiến hành hướng dẫn học sinh nói tôi thường đặt ra một số yêu cầu cho học sinh (thường được viết lên bảng) để học sinh lấy đó làm tiêu chuẩn của bài nói đồng thời để học sinh trong lớp dễ nhận xét bài viết của bạn. Trong quá trình học sinh trình bày, tôi luôn chú ý lắng nghe và phát hiện ưu khuyết điểm bài nói của học sinh đồng thời tôi cũng yêu cầu học sinh lấy giấy nháp ghi lại những điều đặc biệt trong bài nói của bạn (từ, hình ảnh, câu văn, chi tiết). Trên cơ sở đó tôi yêu cầu và luôn động viên để học sinh tham gia vào quá trình chữa bài cho bạn. Khi các em trực tiếp tham gia vào quá trình đó tôi nghĩ rằng không những bài của học sinh nói trước lớp được chữa nhiều mà nhiều học sinh khác cũng rút được kinh nghiệm, đặc biệt tôi luôn chú ý để nhiều học sinh được nói trước lớp.2.3. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác giảng daỵ, phù hợp với đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường.Hiệu quả: Sau khi tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những những biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn, kết hợp với Ban giám hiệu và giáo viên khối 2, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 2A1 bằng đề bài sau: Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn tả về trường, lớp của em.Số học sinh viết văn có hình ảnh, diễn đạt tốt.Số học sinh viết văn theo y/c nhưng nặng về kể lể, ít hình ảnh gợi tả.Số học sinh viết văn còn sơ sài, chưa đủ ý theo y/c.12/26em = 53,9%9/26em = 34,6%5/26em = 11,5%Từ thực tế về kết quả trên đây, tôi thấy chất lượng viết đoạn văn của các em đã có sự chuyển biến, kết quả kiểm tra đã được nâng lên rõ rệt, năng khiếu học văn của một số học sinh được phát huy và bộc lộ rõ ràng.Tuy nhiên, trong quá trình viết đoạn văn, một số em vẫn còn lúng túng, nghèo nàn câu từ, diễn đạt ý sơ sài... Song tôi tin rằng các em sẽ tiến bộ hơn nữa nếu được quan tâm kèm cặp của gia đình và thầy cô. 2.4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp. Kết quả môn Tiếng Việt cuối năm học 2019 – 2020:- Điểm 9,10: 16 em - 61,6% - Điểm 5, 6: 3em - 11,5%- Điểm 7,8: 7 em - 26,9% - Điểm dưới 5: 0Cụ thể bài viết của các em như sau:Đề bài 1: Kể về một loài chim mà em thích. Đề bài 3: Kể về con vật nuôi trong gia đình. 3. Kết luận Việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng để khắc phục những vướng mắc khi lĩnh hội tri thức mới là một điều không thể thiếu trong quá trình dạy học. Với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn lớp 2 ở trường tiểu học hiện nay và đưa ra được các biện pháp khắc phục đã đem lại một kết quả của học sinh rất khả quan.Với giáo viên cần có trong tay những giải pháp hợp lí khi dạy phân môn Tập làm văn. Cũng thông qua đề tài này, tôi đã áp dụng có hiệu quả ngay trong lớp học của mình. Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn. Kính chào quý giám khảo
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tap_lam_van_lop_5_hoc_tot_mon_tap_lam_van_nguyen_t.pptx