Bài giảng Luyện từ câu Lớp 4 - Tuần 27, Tiết 2 - Nguyễn Văn Thế

Bài giảng Luyện từ câu Lớp 4 - Tuần 27, Tiết 2 - Nguyễn Văn Thế

Cho câu kể sau:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau:

- Thêm hãy, đừng , chớ, nên, phải,. vào trước một động từ.

- Thêm đi, thôi, nào,. vào cuối câu

- Thêm đề nghị, xin, mong,. vào đầu câu

- Thay đổi giọng điệu

 

pptx 17 trang Thu Yến 10/04/2024 270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện từ câu Lớp 4 - Tuần 27, Tiết 2 - Nguyễn Văn Thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀ VANG 
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ KHƯƠNG 
------------------------- 
LUYỆN TỪ CÂU - LỚP 4 
TIẾT 2 – TUẦN 27 
 Người soạn : Nguyễn Văn Thế 
Trả lời 
Khởi động 
Em nêu nội dung ghi nhớ tiết trước. 
I. Nhận xét 
 	 Cho câu kể sau: 
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. 
Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau: 
- Thêm hãy, đừng , chớ, nên, phải,... vào trước một động từ. 
- Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu 
- Thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu 
- Thay đổi giọng điệu 
Đọc bài 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
Chuyển câu kể thành câu khiến : 
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương. 
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi . 
- Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi 
Trả lời 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
Qua cách đặt câu khiến đó. Em hãy cho biết cách đặt câu khiến ? 
	Cách đặt câu khiến là: 
- Thêm 1 từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến. 
- T hêm 1 từ thích hợp vào cuối câu kể trên để thành câu khiến. 
- T hêm 1 từ thích hợp vào đầu câu kể trên để thành câu khiến . 
Trả lời 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
GHI NHỚ 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
II . Luyện tập 
1. Chuyển các câu kể sau thành câu khiến : 
- Nam đi học 
- Thanh đi lao động. 
- Ngân chăm chỉ. 
- Giang phấn đấu học giỏi 
M ẫu : 
- Nam đi học đi! 
- Nam phải đi học! 
- Nam hãy đi học đi ! 
Đọc bài 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
+ Thanh đi lao động 
. Thanh phải đi lao động ! 
. Thanh nên đi lao động ! 
. Thanh đi lao động thôi nào ! 
. Xin Thanh hãy đi lao động ! 
Bài làm 
+ Ngân chăm chỉ 
. Ngân phải chăm chỉ lên ! 
. Ngân hãy chăm chỉ nào ! 
. Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn ! 
+ Giang phấn đấu học giỏi 
. Giang phải phấn đấu học giỏi ! 
. Giang hãy phấn đấu học giỏi lên ! 
. Giang cần phấn đấu học giỏi ! 
. Mong Giang phấn đấu học giỏi ! 
II . Luyện tập 
2 . Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau : 
a ) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút. 
b ) Em gọi điện cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em. 
c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường . 
Đọc bài 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
* Tình huống a 
+ Ngân cho tớ mượn bút của cậu với ! 
+ Ngân ơi cho tớ mượn cái bút nào ! 
+ Tớ mượn cậu cái bút nhé ! 
+ Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé ! 
Bài làm 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
* Tình huống b 
+ Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! 
+ Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! 
+ Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! 
+ Nhờ bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! 
Bài làm 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
* Tình huống c 
+ Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Thư ạ ! 
+ Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Thư ở đâu ạ ! 
+ Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Thư ở đâu ạ ! 
Bài làm 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
3. Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau: 
a ) Câu khiến có hãy ở trước động từ 
b ) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ 
c ) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ 
4 . Nêu tình huống có thể sử dụng các câu khiến nói trên 
Bài làm 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
a) Cậu hãy giúp mình giải bài toán này nhé ! 
 tình huống : Khi em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải 
Bài làm 
+ Cậu hãy trật tự nào ! 
 tình huống : Khi bạn làm mất trật tự trong giờ học, em muốn bạn gĩư trật tự 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
+ Bạn hãy đóng hộ mình cái cửa sổ với ! 
 tình huống : Em muốn nhờ bạn đóng hộ cái cửa sổ 
b) Chúng mình cùng làm bài đó đi ! 
 tình huống : Khi em muốn rủ bạn cùng làm bài 
Bài làm 
+ Chúng mình cùng chơi nhảy dây nào ! 
 tình huống : Khi em muốn rủ bạn cùng chơi nhảy dây . 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
+ Chúng mình cùng về thôi ! 
 tình huống : Khi em muốn rủ bạn cùng về nhà. 
c) Xin mẹ hãy tha lỗi cho con ! 
 tình huống : Khi em có lỗi và muốn xin lỗi mẹ. 
Bài làm 
+ Mong bạn bỏ qua cho mình ! 
 tình huống : Khi em có lỗi và muốn xin lỗi bạn. 
Luyện từ-câu : Cách đặt câu khiến 
+ Xin thầy cho em vào lớp ạ ! 
 tình huống : Em muốn xin phép thầy vào lớp 
+ Xin mẹ cho con đi chơi ạ ! 
 tình huống : Em muốn xin phép mẹ đi chơi. 
Mong em luôn cố gắng học giỏi ! 
 tình huống : Em mong muốn một điều tốt đẹp. 
Hoạt động nối tiếp 
- Nhận xét tiết học 
- Về học bài, làm hoàn thành bài 
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập giữa học kì II. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_luyen_tu_cau_lop_4_tuan_27_tiet_2_nguyen_van_the.pptx